1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

97 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 280,84 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã quyết tâm đẩy mạnh đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ công việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước thông qua việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (cổng TTĐT) của cơ quan Nhà nước. Việc triển khai cổng TTĐT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước gắn với công tác cải cách hành chính, công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng tới cán bộ, đảng viên, người dân nhằm cung cấp thông tin một cách minh bạch, chính xác và nhanh nhất. Cổng thông tin điện tử là một loại hình báo chí điện tử hay báo mạng, có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình thông tin, báo chí truyền thống với dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, địa lý. Đặc điểm nổi bật của cổng TTĐT là thông tin luôn được cập nhật và độc giả có thể đọc mọi lúc, mọi nơi, có thể tìm kiếm nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật, thông tin hoạt động của cơ quan Nhà nước, có tính tương tác cao. Ngày 13 tháng 6 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (cổng TTĐT) của cơ quan Nhà nước; Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TTTT) và UBND cấp huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và quy chế hoạt động của cổng TTĐT. Tuy nhiên, việc kiểm soát thực hiện nội dung đăng tải thông tin vẫn còn lúng túng, buông lỏng do khối lượng công việc rất lớn, từ thu thập, xử lý thông tin cho đến lập kế hoạch, kiểm tra đánh giá, soạn thảo văn bản, lưu trữ tài liệu, trả lời ý kiến độc giả… Bên cạnh đó, thành phần ban biên tập (BBT) và tổ giúp việc gồm nhiều thành viên công tác ở nhiều vị trí việc làm và ở các cương vị khác nhau dẫn tới sự phối hợp thiếu chặt chẽ, chưa thực sự hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc triển khai hoạt động của cổng TTĐT. Là một cán bộ hiện đang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, trực tiếp tham gia công tác đăng tải nội dung trên cổng TTĐT huyện Yên Phong cùng với sự tích lũy kiến thức từ công tác hàng ngày và quá trình nghiên cứu của bản thân, nhận thấy việc nghiên cứu về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin không những góp phần khắc phục những hạn chế tồn tại mà còn là điều kiện cho bản thân trau dồi khả năng nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn. Xuất phát từ các lý do nêu trên và tiếp thu kiến thức từ khóa học, học viên chọn đề tài: “Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn thạc sĩ của mình để tìm hiểu, nghiên cứu về cách thức kiểm soát nội dung, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT huyện. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Kiểm soát là nội dung nghiên cứu đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở nội dung về tài chính, hoạt động của tổ chức được nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô (gắn với doanh nghiệp) như: - Nguyễn Quang Hưng (2015) - “Đổi mới, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc Nhà nước”, tại Học viện Tài chính. Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về: Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước; các mối quan hệ kinh tế giữa Kho bạc Nhà nước với các cơ quan, các tổ chức trong nền kinh tế quốc dân và sự hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới. Luận án đã phân tích và làm rõ sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam qua: quá trình hình thành; thực trạng về hoạt động quản lý ngân sách nhà nước; tín dụng Nhà nước; quản lý tiền mặt, thanh toán, kế toán; sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện hoạt động của Hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Đồng thời đề xuất các biện pháp để kiểm soát khoản chi này. - Bùi Thị Minh Hải (2012) - “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã hệ thống các quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các điểm chung của ngành may toàn cầu, trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm của các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ. Luận án đã khảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc, trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát. - Chu Kiều Ninh (2018) - “Kiểm soát của Sở Tài chính tỉnh Nam Định đối với các doanh nghiệp nhà nước”, tại Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn đã chỉ ra tồn tại, hạn chế trong kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát đối với các doanh nghiệp nhà nước. Đối với nội dung về cổng thông tin điện tử hay báo điện tử, báo mạng nói chung không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn đề cốt lõi về nội dung đăng tải, các hình thức về quản lý nhà nước nói chung mà chưa khai thác sâu về phương thức kiểm soát các nội dung đó. Một số đề tài điển hình như: - Nguyễn Minh Thắng (2019) -Luận án “Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay”, tại Học viện khoa học xã hội. Luận án đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của báo chí điện tử; khái niệm nội dung của quản lý nhà nước đối với báo chí điện tử, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với báo chí điện tử; qua đó góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về báo điện tử. Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo điện tử đã làm rõ những tồn tại, hạn chế của quản lý nhà nước về báo điện tử; từ đó để xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về công tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử trong thời gian tới. - Nguyễn Ngọc Huy (2014)- “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay”, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã nêu ra thực trạng hoạt động của báo chí điện tử hiện nay và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với báo chí nói chung và bảo chí điện tử nói riêng là vấn đề tất yếu của Đảng và Nhà nước ta, hoạt động của báo điện tử phải đúng tôn chỉ, mục đích, thuần phong mỹ tục và truyền thống của đất nước ta; đồng thời cũng dưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác lãnh đạo của Đảng về hình thức báo điện tử trong thời gian tới. - Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) -“Quản lý nhà nước về báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã đưa ra một số khái niệm báo mạng điện tử và đặc điểm, vai trò của báo mạng điện tử; vai trò quản lý nhà nước về báo mạng điện tử, quan điểm của Đảng và cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về báo mạng điện tử. Từ những nội dung đã nêu, cho thấy mức độ nghiên cứu của luận văn chưa sâu, chưa đánh giá được phương thức quản lý, kiểm soát đến báo chí mạng điện tử. - Phạm Thị Hằng (2008) -“Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử” tại Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã nêu lên vai trò, vị trí và tầm quan trọng của báo điện tử trong cuộc sống; làm rõ khái niệm về báo điện tử, chất lượng thông tin, làm rõ về thông tin báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng. Luận văn đưa ra đánh giá về thực trạng của việc cung cấp thông tin trên báo điện tử hiện nay, nêu lên những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra các điểm hạn chế cần khắc phục trong thời đại thông tin toàn cầu. Tác giả đã nêu ra phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập được những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp và quản lý nhà nước về lĩnh vực báo điện tử. Tuy nhiên, hiện nay chưa thấy có công trình nào nghiên cứu sâu về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu cho luận văn của mình.   Với đề tài này tác giả mong muốn sẽ xây dựng được khung lý thuyết về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT cấp huyện, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng TTĐT huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh,đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng TTĐT của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện. Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu *Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. *Về phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh bao gồm các nội dung: bộ máy kiểm soát nội dung, nội dung kiểm soát, hình thức và công cụ kiểm soát, quy trình kiểm soát. - Về không gian: Nghiên cứu tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2017-2019, dữ liệu sơ cấp thu thập trong tháng 4-2020 và đề xuất giải pháp cho đến năm 2025.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN TRỊNH DŨNG

KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN TRỊNH DŨNG

KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340401

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS LƯƠNG VĂN HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Học viên

Nguyễn Trịnh Dũng

Trang 4

“Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều

cơ quan, tổ chức, cá nhân Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình học tập và nghiên cứu đề tài

Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lương Văn Hải,

người đã tận tình hướng dẫn tôi về mặt khoa học để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tếQuốc dân, Viện sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trường, các phòng chứcnăng đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Lãnh đạo và cán bộ, công chức,viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyệnYên Phong, Bắc Ninh

đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đãthường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những lúc khó khăn để tôi vượtqua và hoàn thành bài luận văn này

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi thiếu sót,hạn chế Kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến

đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tàiđược hoàn thiện hơn.”[2]

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦAUỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN 8 1.1 Cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện và nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện 8

1.1.1 Tổng quan về cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện 81.1.2 Nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện 12

1.2 Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện 14

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tinđiện tử của ủy ban nhân dân huyện 141.2.2 Nội dung kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tửcủa ủyban nhân dân huyện 151.2.3 Bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủyban nhân dân huyện 161.2.4 Hình thức, công cụ kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện

tử của ủy ban nhân dân huyện 171.2.5 Quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủyban nhân dân huyện 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện 22

1.3.1 Các nhân tố thuộc ủy ban nhân dân huyện 221.3.2 Các nhân tố bên ngoài Ủy ban nhân dân huyện 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017-2019 25

Trang 6

2.1.1 Giới thiệu về ủy ban nhân dân huyện Yên Phong 252.1.2 Tình hình đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử huyện Yên Phong 29

2.2 Thực trạng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong 32

2.2.1 Bộ máy thực hiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tửhuyện Yên Phong 322.2.2 Tình hình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử huyệnYên Phong 382.2.3 Hình thức và công cụ kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tinđiện tử của UBND huyện Yên Phong 432.2.4 Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử huyện Yên Phong 47

2.3 Đánh giá kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của uỷ ban nhân dânhuyện Yên Phong 52

2.3.1 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử của huyện Yên Phong 522.3.2 Những kết quả đạt được trong kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử của huyện Yên Phong 542.3.3 Những hạn chế trong kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện

tử của huyện Yên Phong 562.3.4 Nguyên nhân của hạn chế 58

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH 61 3.1 Định hướng hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện Yên Phong 61

3.1.1 Mục tiêu phát triển cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyệnYên Phong 613.1.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tinđiện tử của uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong 62

3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện Yên Phong 63

Trang 7

3.2.3 Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội dung đăng tải 66

3.2.4 Giải pháp khác 67

3.3 Một số kiến nghị 68

3.3.1 Kiến nghị đối với ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh 68

3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và Truyền thông 70

KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ

Trang 9

Bảng:

Bảng 1.1: Quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện .21Bảng 2.1: Kết quả đăng tải thông tin trên cổng TTĐT huyện Yên Phonggiai đoạn

2017-2019 30Bảng 2.2: Tình hình nhân sự BBT và tổ giúp việc cổng TTĐThuyện Yên Phong

(giai đoạn 2017-2019) 36Bảng 2.3: Kết quả phỏng vấn sâu về thực trạng bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải

trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong 37Bảng 2.4: Kết quả kiểm soát các nội dung thông tin không đảm bảo tính hợp pháp, hợp

lệ, chính xác tại cổng TTĐT huyện Yên Phong giai đoạn 2017-2019 39Bảng 2.5: Kết quả kiểm soát tính đầy đủ của các mục thông tintrên cổng TTĐT

huyện Yên Phonggiai đoạn 2017-2019 41Bảng 2.6: Mục tiêu kiểm soát thời gian cập nhập, đăng tải nội dung thông tin trên

cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong giai đoạn 2017-2019 42Bảng 2.7: Kết quả phỏng vấn sâu về nội dung kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng

TTĐT của UBND huyện Yên Phong 43Bảng 2.8: Tình hình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện Yên

Phong giai đoạn 2017 – 2019 43Bảng 2.9: Kết quả phỏng vấn sâu về hình thức, công cụ kiểm soát nội dung đăng tải

trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong 47Bảng 2.10: Quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT củaUBND huyện

Yên Phong 50Bảng 2.11: Kết quả tiếp nhận và xử lý các thông tin đăng tải trên cổng TTĐT huyện

Yên Phong theo quy trìnhkiểm soát giai đoạn 2017-2019 51Bảng 2.12: Kết quả phỏng vấn sâu về thực hiện quy trình kiểm soát nội dung đăng

tải trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong 51

Trang 10

nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong giaiđoạn 2017-2019 53Bảng 2.14: Đánh giá việc thực hiện đầy đủ các mục thông tin đăng tải trên cổng

TTĐT của UBND huyện Yên Phong giai đoạn 2017-2019 53Bảng 2.15: Đánh giá về mục tiêu kịp thời đăng tải thông tin lên cổng TTĐT của

UBND huyện Yên Phong giai đoạn 2017-2019 54

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện 20

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của UBND huyện Yên Phong 28

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện Yên Phong 33

Trang 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN TRỊNH DŨNG

KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ SỐ: 8340401

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội- 2020

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã quyết tâm đẩy mạnh đưa ứng dụngcông nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ công việc trong cơ quanĐảng, Nhà nước thông qua việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trêntrang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (cổng TTĐT) của cơ quan Nhànước Việc triển khai cổng TTĐT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nướcgắn với công tác cải cách hành chính, công tác tuyên truyền các chủ trương, đườnglối, chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước góp phần nâng cao nhận thức, tưtưởng tới cán bộ, đảng viên, người dân nhằm cung cấp thông tin một cách minhbạch, chính xác và nhanh nhất

Cổng thông tin điện tử là một loại hình báo chí điện tử hay báo mạng, có tácdụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình thông tin, báo chí truyền thống với dunglượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại vềkhông gian, thời gian, địa lý Đặc điểm nổi bật của cổng TTĐT là thông tin luônđược cập nhật và độc giả có thể đọc mọi lúc, mọi nơi, có thể tìm kiếm nhiều loạivăn bản quy phạm pháp luật, thông tin hoạt động của cơ quan Nhà nước, có tínhtương tác cao

Ngày 13 tháng 6 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2011/NĐ-CPquy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tinđiện tử hoặc cổng thông tin điện tử (cổng TTĐT) của cơ quan Nhà nước; Ủy bannhân dân (UBND) cấp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TTTT) và UBNDcấp huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và quy chế hoạt động củacổng TTĐT Tuy nhiên, việc kiểm soát thực hiện nội dung đăng tải thông tin vẫncòn lúng túng, buông lỏng do khối lượng công việc rất lớn, từ thu thập, xử lý thôngtin cho đến lập kế hoạch, kiểm tra đánh giá, soạn thảo văn bản, lưu trữ tài liệu, trảlời ý kiến độc giả… Bên cạnh đó, thành phần ban biên tập (BBT) và tổ giúp việcgồm nhiều thành viên công tác ở nhiều vị trí việc làm và ở các cương vị khác nhaudẫn tới sự phối hợp thiếu chặt chẽ, chưa thực sự hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của

Trang 13

mình trong việc triển khai hoạt động của cổng TTĐT.

Là một cán bộ hiện đang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnhBắc Ninh, trực tiếp tham gia công tác đăng tải nội dung trên cổng TTĐT huyện YênPhong cùng với sự tích lũy kiến thức từ công tác hàng ngày và quá trình nghiên cứucủa bản thân, nhận thấy việc nghiên cứu về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin không những góp phần khắc phục những hạn chế tồn tại mà còn là điềukiện cho bản thân trau dồi khả năng nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.Xuất phát từ các lý do nêu trên và tiếp thu kiến thức từ khóa học, học viên

chọn đề tài: “Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn thạc sĩ của

mình để tìm hiểu, nghiên cứu về cách thức kiểm soát nội dung, cũng như đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng TTĐT huyện

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử của UBND huyện

Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thôngtin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ đó, chỉ ra những kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

*Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm soát nội dung đăngtải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

*Về phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu kiểmsoát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong, tỉnh BắcNinh bao gồm các nội dung: bộ máy kiểm soát nội dung, nội dung kiểm soát, hìnhthức và công cụ kiểm soát, quy trình kiểm soát

Trang 14

- Về không gian: Nghiên cứu tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong – tỉnhBắc Ninh.

- Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2017-2019 và đề xuất giảipháp cho đến năm 2025

Kết cấu nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tại liệu tham khảo, phụ lục luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tinđiện tử của Uỷ ban dân dân huyện

Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thôngtin điện tử của Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thôngtin điện tử huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG

THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦAUỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

Cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện và nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Tổng quan về cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Khái niệm cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Theo Chính phủ (2011) tại khoản 2, Điều 3 của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP

có giải thích về cổng TTĐT như sau: “Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập duynhất của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, cácdịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cánhân hóa việc hiển thị thông tin”

Trang 15

Nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện, theo Chính phủ (2011)tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011, có 6 nhóm thông tin:

-Nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

- Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển

- Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công

- Mục trả lời ý kiến góp ý, hỏi đáp của tổ chức, cá nhân

- Thông tin về chương trình, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm

- Danh mục dịch vụ công trực tuyến

Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Khái niệm, mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tửcủa ủy ban nhân dân huyện

Khái niệm kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Trong giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, năm 2012 có ghi

“ Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằmđảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch”

Từ nhận định trên có thể khái quát khái niệm về kiểm soát nội dung đăng tảitrên cổng TTĐT của UBND huyện như sau:

“Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của huyện là quátrình xem xét, đánh giá, theo dõi các nội dung được công bố trên cổng thông tinđiện tử nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác, đầy đủ, kịp thời chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản pháp lý vàthông tin về hoạt động của chính quyền cấp huyện

Mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

- Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác nhằm giảm thiểu sự sai sót của

Trang 16

nội dung thông tin.

- Đảm bảo tính đầy đủ của các mục thông tin

- Đảm bảo phục vụ kịp thời.”

Bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện

- UBND huyện: Chỉ đạo, kiểm soát nội dung thông tin trên cổng TTĐT huyện.

- Văn phòng HĐND – UBND huyện: Là cơ quan xét duyệt, thực hiện đăngtải nội dung

- Ban biên tập cổng TTĐT: thực hiện tiếp nhận, thu thập và tổng hợp xử lýthông tin

Nội dung kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện:

- Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của nội dung thông tin.

- Kiểm soát tính đầy đủ của các mục thông tin.

- Kiểm soát thời gian cập nhật, đăng tải thông tin.

Hình thức, công cụ kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện

- Kiểm soát về nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện là hoạt động của

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được tiến hành dựa trên cơ sở của pháp luật, quyđịnh và quy chế làm việc của tổ chức Hoạt động kiểm soát được thực hiện theo 2hình thức: trước và sau quá trình đăng tải nội dung

- Công cụ kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện:Các văn bản pháp lý, quy chế cung cấp thông tin dịch vụ trên cổng TTĐT và các dữliệu thống kê báo cáo

Quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện

Quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyệnđược thực hiện qua 4 bước, áp dụng đồng thời cho 02 hình thức kiểm soát nội dungtrước đăng tải và sau đăng tải

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Các nhân tố thuộc ủy ban nhân dân huyện

Các nhân tố bên ngoài Ủy ban nhân dân huyện

CHƯƠNG 2

Trang 17

Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch

Y tế

Giáo dục và đào tạo

Tài nguyên môi trường

Kinh tế hạ tầngThanh tra

NN&PTNT Lao động

TB&XHChủ tịch

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN

PHONG, TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017-2019 Giới thiệu chung về uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong và tình hình đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Giới thiệu về ủy ban nhân dân huyện Yên Phong

UBND huyện Yên Phong là cơ quan hành chính nhà nước, do Hội đồng nhândân huyện Yên Phong bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, chịu tráchnhiệm trước HĐND huyện Yên Phong và UBND tỉnh Bắc Ninh

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong thực hiện chức năng quản lý nhà nước ởhuyện, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chínhnhà nước từ trung ương tới cơ sở

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND huyện Yên Phong

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của UBND huyện Yên Phong

(Nguồn: UBND huyện Yên Phong)

Tình hình đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử huyện Yên Phong

Trang 18

Giới thiệu chung về cổng TTĐT huyện Yên Phong

Cổng TTĐT huyện Yên Phong là một website, có địa chỉ:http://www.yenphong.bacninh.gov.vn Giấy phép hoạt động số: 154/GP-TTĐT ngày22/8/2011; Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Bắc Ninh

Tình hình đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử huyện Yên Phong

Thống kê đăng tải nội dung thông tin trên cổng TTĐT của UBND huyện YênPhong gồm 6 nhóm thông tin (giai đoạn 2017-2019):

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

- Tin tức, sự kiện hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước

- Trả lời các cá nhân, tổ chức ở mục hỏi đáp

- Chương trình, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm

- Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển

- Dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công

Thực trạng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong

Bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của uỷ bannhân dân huyện Yên Phong

Nội dung kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của uỷ bannhân dân huyện Yên Phong

Hình thức, công cụ kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tửcủa uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong

Quy trình kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của uỷ bannhân dân huyện Yên Phong

Đánh giá kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của uỷ ban nhân dânhuyện Yên Phong

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của huyện Yên Phong

Đánh giá việc thực hiện đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của nộidung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong giai đoạn 2017-2019

Trang 19

Đánh giá việc thực hiện đầy đủ các mục thông tin đăng tải trên cổng TTĐTcủa UBND huyện Yên Phong giai đoạn 2017-2019.

Đánh giá mục tiêu kịp thời đăng tải thông tin lên cổng TTĐT của UBNDhuyện Yên Phong giai đoạn 2017-2019

Những kết quả đạt được

Thứ nhất, về bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải

Thứ hai, các nội dung kiểm soát nội dung đăng tải

Thứ ba, về hình thức, công cụ kiểm soát nội dung đăng tải

Thứ tư, về quy trình kiểm soát nội dung đăng tải

Hạn chế

Thứ nhất: Bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyệnphối hợp chưa nhịp nhàng, còn thiếu tinh thần trách nhiệm

Thứ hai: Kiểm soát nội dung đăng tải còn lỏng lẻo

Thứ ba: Về hình thức và công cụ kiểm soát

Thứ tư: Thực hiện quy trình kiểm soát còn mang tính hình thức

Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của lãnh đạo và các cán bộ về vai trò của kiểm soát cổngTTĐT chưa cao

Thứ hai, bộ máy tổ chức không ổn định

Thứ ba: Xây dựng và bổ sung các văn bản về quy chế hoạt động còn chậm,chưa phù hợp với thực tế phát triển

Thứ tư: Công tác khen thưởng, kỷ luật liên quan đến nội dung và hoạt độngkiểm soát nội dung đăng tải chưa được quan tâm đúng mức

Trang 20

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Định hướng hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện Yên Phong

Mục tiêu phát triển cổng thông tin điện tửcủa ủy ban nhân dân huyện Yên Phong

Phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tửcủa uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong

Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện Yên Phong

Hoàn thiện bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải.

Hoàn thiện hình thức, công cụ kiểm soát nội dung đăng tải

Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội dung đăng tải

Giải pháp khác

Một số kiến nghị

Kiến nghị đối với ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Kiến nghị đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

Trang 21

KẾT LUẬN

Trước sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự ứng dụng côngnghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, cổng thông tin điện tửhuyện Yên Phong đã có bước phát triển nhanh chóng, góp phần nâng cao năng lựcthông tin, tuyên truyền, nâng cao dân trí, nhu cầu thông tin và sử dụng các dịch vụhành chính công trực tuyến của độc giả và nhân dân trên địa bàn huyện Yên Phong

Vì vậy, hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử là mộtphần trọng tâm trong việc triển khai mô hình Chính quyền điện tử, góp phần làmtăng chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh Từ thực tiễn yêu cầu, Luận văn đã hoànthành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:

Thứ nhất, khái quát các lý luận cơ bản, cơ sở pháp lý về nội dung trên cổngTTĐT và hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT Luận văn đãnghiên cứu các nội dung cơ bản trên cổng TTĐT, hoạt động kiểm soát nội dungđăng tải trên cổng TTĐT và phân tích các điểm đạt được, hạn chế của hoạt độngkiểm soát nhằm tìm ra các biện pháp hoàn thiện

Thứ hai, nghiên cứu về thực tiễn hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng TTĐT huyện Yên Phong trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019, từ đó đưa

ra những đánh giá về điểm đạt được, điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế tác động đến kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyệnYên Phong

Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm hoàn thiện hoạtđộng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT huyện Yên Phong

Với những đóng góp trên đây, luận văn muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quảhoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trên các cổng TTĐT Mặc dù tác giả đã cónhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy tácgiả mong muốn nhận được sự góp ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia và bạnđọc để luận văn được hoàn thiện

Trang 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN TRỊNH DŨNG

KIỂM SOÁT NỘI DUNG ĐĂNG TẢI TRÊN

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN YÊN PHONG – TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340401

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS LƯƠNG VĂN HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2020

Trang 23

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã quyết tâm đẩy mạnh đưa ứngdụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ công việc trong cơ quanĐảng, Nhà nước thông qua việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trêntrang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (cổng TTĐT) của cơ quan Nhànước Việc triển khai cổng TTĐT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nướcgắn với công tác cải cách hành chính, công tác tuyên truyền các chủ trương, đườnglối, chính sách, pháp luật của Đảng, của Nhà nước góp phần nâng cao nhận thức, tưtưởng tới cán bộ, đảng viên, người dân nhằm cung cấp thông tin một cách minhbạch, chính xác và nhanh nhất

Cổng thông tin điện tử là một loại hình báo chí điện tử hay báo mạng, có tácdụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình thông tin, báo chí truyền thống với dung lượngthông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian,thời gian, địa lý Đặc điểm nổi bật của cổng TTĐT là thông tin luôn được cập nhật vàđộc giả có thể đọc mọi lúc, mọi nơi, có thể tìm kiếm nhiều loại văn bản quy phạm phápluật, thông tin hoạt động của cơ quan Nhà nước, có tính tương tác cao

Ngày 13 tháng 6 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số

43/2011/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thôngtin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (cổng TTĐT) của cơ quan Nhà nước; Ủy bannhân dân (UBND) cấp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TTTT) và UBNDcấp huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và quy chế hoạt động củacổng TTĐT Tuy nhiên, việc kiểm soát thực hiện nội dung đăng tải thông tin vẫncòn lúng túng, buông lỏng do khối lượng công việc rất lớn, từ thu thập, xử lý thôngtin cho đến lập kế hoạch, kiểm tra đánh giá, soạn thảo văn bản, lưu trữ tài liệu, trảlời ý kiến độc giả… Bên cạnh đó, thành phần ban biên tập (BBT) và tổ giúp việcgồm nhiều thành viên công tác ở nhiều vị trí việc làm và ở các cương vị khác nhaudẫn tới sự phối hợp thiếu chặt chẽ, chưa thực sự hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ củamình trong việc triển khai hoạt động của cổng TTĐT

Là một cán bộ hiện đang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong,

Trang 24

tỉnh Bắc Ninh, trực tiếp tham gia công tác đăng tải nội dung trên cổng TTĐThuyện Yên Phong cùng với sự tích lũy kiến thức từ công tác hàng ngày và quá

trình nghiên cứu của bản thân, nhận thấy việc nghiên cứu về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin không những góp phần khắc phục những hạn chế

tồn tại mà còn là điều kiện cho bản thân trau dồi khả năng nghiên cứu, nâng caotrình độ chuyên môn

Xuất phát từ các lý do nêu trên và tiếp thu kiến thức từ khóa học, học viên chọn

đề tài: “Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn thạc sĩ của mình để tìm hiểu,

nghiên cứu về cách thức kiểm soát nội dung, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT huyện

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Kiểm soát là nội dung nghiên cứu đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu.Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở nội dung về tàichính, hoạt động của tổ chức được nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô (gắn với doanhnghiệp) như:

- Nguyễn Quang Hưng (2015) - “Đổi mới, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc Nhà nước”, tại Học viện

Tài chính Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về:Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước; các mối quan hệ kinh tế giữa Kho bạcNhà nước với các cơ quan, các tổ chức trong nền kinh tế quốc dân và sự hoạt động của

hệ thống Kho bạc Nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới Luận án đã phân tích vàlàm rõ sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam qua: quátrình hình thành; thực trạng về hoạt động quản lý ngân sách nhà nước; tín dụng Nhànước; quản lý tiền mặt, thanh toán, kế toán; sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiệnhoạt động của Hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện chuyển sang kinh tếthị trường Đồng thời đề xuất các biện pháp để kiểm soát khoản chi này

- Bùi Thị Minh Hải (2012) - “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, tại Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án đã

Trang 25

hệ thống các quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các điểm chungcủa ngành may toàn cầu, trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm của các doanh nghiệpmay gia công xuất khẩu có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ Luận án đãkhảo sát và phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong cácdoanh nghiệp may mặc, trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về các yếu tố cấuthành nên hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệthống kiểm soát.

- Chu Kiều Ninh (2018) - “Kiểm soát của Sở Tài chính tỉnh Nam Định đối với các doanh nghiệp nhà nước”, tại Đại học Kinh tế quốc dân Luận văn đã chỉ ra tồn tại,

hạn chế trong kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và từ đó đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát đối với các doanh nghiệp nhà nước

Đối với nội dung về cổng thông tin điện tử hay báo điện tử, báo mạng nóichung không phải là một vấn đề mới Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứuchỉ tập trung vào vấn đề cốt lõi về nội dung đăng tải, các hình thức về quản lý nhànước nói chung mà chưa khai thác sâu về phương thức kiểm soát các nội dung đó.Một số đề tài điển hình như:

- Nguyễn Minh Thắng (2019) -Luận án “Quản lý nhà nước về báo chí điện

tử ở Việt Nam hiện nay”, tại Học viện khoa học xã hội Luận án đã làm rõ khái

niệm, đặc điểm của báo chí điện tử; khái niệm nội dung của quản lý nhà nước đốivới báo chí điện tử, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với báo chíđiện tử; qua đó góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về báođiện tử Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báođiện tử đã làm rõ những tồn tại, hạn chế của quản lý nhà nước về báo điện tử; từ

đó để xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về công tác quản lýnhà nước đối với báo điện tử trong thời gian tới

- Nguyễn Ngọc Huy (2014)- “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện

tử trong giai đoạn hiện nay”, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Luận

án đã nêu ra thực trạng hoạt động của báo chí điện tử hiện nay và khẳng định vaitrò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với báo chí nói chung và bảo chíđiện tử nói riêng là vấn đề tất yếu của Đảng và Nhà nước ta, hoạt động của báo

Trang 26

điện tử phải đúng tôn chỉ, mục đích, thuần phong mỹ tục và truyền thống của đấtnước ta; đồng thời cũng dưa ra một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công táclãnh đạo của Đảng về hình thức báo điện tử trong thời gian tới.

- Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) -“Quản lý nhà nước về báo mạng điện

tử Việt Nam hiện nay”, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn đã đưa ra

một số khái niệm báo mạng điện tử và đặc điểm, vai trò của báo mạng điện tử;vai trò quản lý nhà nước về báo mạng điện tử, quan điểm của Đảng và cơ sởpháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về báo mạng điện tử Từ những nội dung

đã nêu, cho thấy mức độ nghiên cứu của luận văn chưa sâu, chưa đánh giá đượcphương thức quản lý, kiểm soát đến báo chí mạng điện tử

- Phạm Thị Hằng (2008) -“Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử”

tại Học viên Báo chí và Tuyên truyền Luận văn đã nêu lên vai trò, vị trí và tầm quantrọng của báo điện tử trong cuộc sống; làm rõ khái niệm về báo điện tử, chất lượngthông tin, làm rõ về thông tin báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng Luận văn đưa

ra đánh giá về thực trạng của việc cung cấp thông tin trên báo điện tử hiện nay, nêu lênnhững kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra các điểm hạn chế cần khắc phục trong thời đạithông tin toàn cầu Tác giả đã nêu ra phương hướng và các giải pháp nhằm nâng caochất lượng thông tin trên báo điện tử

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập được những vấn đề lýluận cơ bản và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

và quản lý nhà nước về lĩnh vực báo điện tử Tuy nhiên, hiện nay chưa thấy có côngtrình nào nghiên cứu sâu về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT tại huyện

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu cho luận văn của mình.

Trang 27

Với đề tài này tác giả mong muốn sẽ xây dựng được khung lý thuyết về kiểmsoát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT cấp huyện, phân tích và đánh giá thực trạnghoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng TTĐT huyện Yên Phong, tỉnh BắcNinh,đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tảitrêncổng TTĐT của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử của UBND huyện

Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thôngtin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.Từ đó, chỉ ra những kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

*Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là kiểm soát nội dungđăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

*Về phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Luận văn sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu kiểmsoát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện Yên Phong, tỉnh BắcNinh bao gồm các nội dung: bộ máy kiểm soát nội dung, nội dung kiểm soát, hìnhthức và công cụ kiểm soát, quy trình kiểm soát

- Về không gian: Nghiên cứu tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong – tỉnhBắc Ninh

- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2017-2019, dữ liệu

sơ cấp thu thập trong tháng 4-2020 và đề xuất giải pháp cho đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu của luận văn được tác giả thể hiện tại sơ đồ sau:

Trang 28

Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện

Bộ máy kiểm soátNội dung kiểm soátHình thức, công cụ,kiểm soátQuy trình kiểm soát

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện

Các nhân tố thuộc môi trường bên trong UBND

huyệnCác nhân tố thuộc môi trường bên ngoài UBND

huyện

Mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện

Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xácĐảm bảo tính đầy đủ của mục thông tin Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đúng thời gian

Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu của luận văn

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

5.2 Quy trình nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiệnluận văn và tiến hành nghiên cứu theo các bước sau:

Bước 1: Đọc, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xâydựng khung lý thuyết về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử củaUBND huyện

Bước 2: Thu thập thông tin thứ cấp về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổngthông tin điện tử UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2017 -2019 Các sốliệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, tài liệu, thông tin của huyện Yên Phong

từ năm 2017 - 2019 Qua đó làm cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát nội dung đăngtải trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong giai đoạn 2017 – 2019

Bước 3: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu để tiến hành số liệu sơ cấp Thựchiện phòng vấn 04 cán bộ (06 câu hỏi) thuộc ban biên tập cổng thông tin điện tửhuyện Mục đích điều tra: Đánh giá việc thực hiện kiểm soát nội dung đăng tải trên

Trang 29

cổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong; phân tích các điểm đạt được,điểm hạn chế theo nội dung phân tích Phương pháp đánh giá: theo phương pháp sosánh, đối chiếu với các tiêu chí đã xây dựng ở Bước 1.

Bước 4: Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm bất cập,hạn chế yếu trong công tác kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tửcủa UBND huyện Yên Phong.Phương pháp phân tích: dựa trên cơ sở các yếu tố ảnhhưởng đến công tác kiểm soát tại Bước 1 để xác định được nguyên nhân cơ bản dẫnđến những bất cập, hạn chế này

Bước 5: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trêncổng thông tin điện tử của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninhdựa trên nhữngphân tích các bất cập, hạn chế (ở Bước 4)

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấuthành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tinđiện tử của Uỷ ban dân dân huyện

Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thôngtin điện tử của Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thôngtin điện tử huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh

Trang 30

1.1.1 Tổng quan về cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

1.1.1.1 Khái niệm cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,truyền thông cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâusắc đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thế giới Việc ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin, truyền thông đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất,trí tuệ và tinh thần của cả xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nângcao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân

Đảng và Nhà nước ta luôn coi công nghệ thông tin và truyền thông là mộttrong những phương tiện khoa học, kỹ thuật quan trọng, đồng thời là ngành kinh tếmũi nhọn để thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thôngtin, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong nhiều nămqua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và tập trung nguồn lực đểphát triển công nghệ thông tin, truyền thông, trong đó sự phát triển mạnh mẽ củaInternet và các trang/cổng thông tin điện tử đã góp phần quan trọng vào việcchuyển tải những nguồn tài nguyên thông tin giữa các cơ quan nhà nước và xã hội,góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất -tinh thần của người dân và duy trì tốc độ tăng trưởng, đẩy nhanh tiến trình hội nhậpcủa Việt Nam với thế giới

Trong bối cảnh đó, cổng thông tin điện tử đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tấtyếu, khách quan của cuộc sống và của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ mới

Theo Chính phủ (2011) tại khoản 2, Điều 3 của Nghị định số

43/2011/NĐ-CP có giải thích về cổng TTĐT như sau: “Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập

Trang 31

duy nhất của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin”.

Bên cạnh đó, theo trang điện tử Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER)

(voer.edu.vn) được tài trợ bởi Vietnam Foundation, có định nghĩa: “Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh thông tin các dịch

vụ , ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống phần mềm được phát triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core), thực hiện trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu”.

Từ những luận giải nêu trên, theo tác giả thì: Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện là điểm truy cập tập trung và duy nhất của Ủy ban nhân dân huyện trên môi trường mạng; liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin tại bất cứ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu.”[2]

1.1.1.2 Đặc điểm cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Cổng TTĐT của UBND huyện có một số đặc điểm sau:

Một là, Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện (sau đây gọi

chung là cổng thông tin điện tử của huyện) được quản trị thông qua đăng nhập bằngmột tài khoản duy nhất, một người vận hành (là cán bộ phụ trách CNTT)

Theo Chính phủ (2011) tại mục c, khoản 1, Điều 6 của Nghị định số43/2011/NĐ-CP có quy định: Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử sử dụng tên

miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tuân thủ theo quy tắc: “Đối với Ủy ban nhân dân

cấp huyện: là tên miền cấp 4 sử dụng tên đầy đủ của địa phương bằng tiếng Việt

không dấu theo dạng: tenquanhuyen.tentinhthanh.gov.vn”

Hai là, cổng thông tin điện tử mang tính tức thời và không định kỳ Nhờ sự

phát triển của công nghệ thông tin mà cộng tác viên, Admin có thể viết và gửi tinbài một cách nhanh chóng bằng một thiết bị chuyên dụng có kết nối Internet (máytính, laptop hay điệnt thoại di động…)

Ba là, cổng thông tin điện tử có đặc tính mở và không giới hạn về không

Trang 32

gian và thời gian Nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ trang giấy,thời lượng phát sóng và quy trình biên soạn thông tin đơn giản, dễ dàng nên có thểcập nhật, bổ sung bất kì lúc nào, với số lượng là bao nhiêu Việc cập nhật thông tin

có thể diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày, bởi vậy, giới hạn cuối cùng của mộtthông tin, tin bài chỉ là tạm thời, hay còn được gọi là “thông tin mở” Thông tin mởđược hiểu theo hai khía cạnh: (1) Thông tin, tin bài đã phát hành vẫn tiếp tục đượccập nhật nếu có cập nhật mới; (2) Trong tin bài của CTTĐT thường xuất hiện cácđường dẫn “mở” ra nội dung khác, giúp người đọc có thể tìm hiểu sâu hơn nội dungcủa tin bài

Bốn là, cổng thông tin điện tử có tính tương tác cao Nhờ có sự hỗ trợ của

Internet, cổng TTĐT có thể tương tác với độc giả liên tục hàng ngày Đây là đặctính nổi bật tạo nên sự khác biệt của kênh thông tin liên hệ giữa độc giả và cơ quanchính quyền địa phương Tương tác trên cổng TTĐT diễn ra mới nhiều hình thứcphong phú đa dạng như: Bình chọn, thăm do dư luận, phản hồi ngay dưới các tinbài, gửi email vào chuyên mục “Quản trị hỏi đáp”,… Qua đó, giúp phản ánh chânthực hơn những thông tin được đưa ra, thể hiện được quyền tự do ngôn luận, quyềnđược tiếp cận thông tin của công dân trong khuôn khổ của pháp luật

Năm là, cổng thông tin điện tử có khả năng liên kết lớn và sâu rộng Từ một

tin bài, độc giả có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin liên quan sâu hơn về vấn

đề quan tâm thông qua đường “links” đính kèm Bên cạnh đó, khả năng liên kết củacổng TTĐT có thể tạo ra nhiều lớp thông tin, nhiều đường “links” dẫn độc giả đếncác trang, web khác để tìm hiểu thông tin quan tâm thông qua các “Banner quảngcáo” trên trang chủ

Sáu là, cổng thông tin điện tử có khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin liên

quan đến văn bản, bộ máy chính trị cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, đờisống xã hội, kinh tế chính trị trong và ngoài nước Về mặt lý thuyết, toàn bộ thôngtin của cổng TTĐT được lưu trên server, độc giả có thể tìm và tải về bất cứ lúcnào Cổng TTĐT có thể được coi là một thư viện trực tuyến, nó lưu giữ quá khứ,hiện tại, tức độc giả không chỉ xem thông tin hiện tại mà có thể quay về quá khứ

để tìm đọc thông tin hay tài liệu mà họ quan tâm Chỉ cần gõ từ khóa và nhấn nút

“tìm kiếm” là có thể tìm được nhiều thông tin có liên quan đến lĩnh vực mà độc

Trang 33

giả quan tâm tìm kiếm.

Từ những tính năng vượt trội kể trên của cổng thông tin điện tử, đã đặt ranhững yêu cầu mới trong công tác quản lý nhà nước đối với cổng TTĐT, đặc biệt làkiểm soát nội dung đăng tải, không thể chỉ áp dụng tư duy lối mòn cũ, quản lý kiểmsoát truyền thống đối với cổng TTĐT trong giai đoạn hội nhập hiện nay

1.1.1.3 Vai trò của cổng thông tin điện tử của uỷ ban nhân dânhuyện

Cổng TTĐT của UBND huyện có một số vai trò sau:

- Tích hợp thông tin các lĩnh vực quản lý nhà nước trên phạm vi địa bànhuyện và được tích hợp thông tin dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan chuyênmôn trực thuộc nhằm từng bước giải quyết thủ tục hành chính bằng các dịch vụ

công trực tuyến trên mạng.

- Cung cấp thông tin chính thống trên môi trường mạng, là kênh thông tin đốingoại kịp thời và hiệu quả của cơ quan huyện Không bị giới hạn về không gian địa

lý, vì thế, cổng TTĐT là một trong những kênh thông tin quan trọng để đăng tải vàquảng bá hình ảnh về đất nước, địa phương và con người với bạn bè khắp mọinơi trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài Bên cạnh đó, cổng TTĐT là phươngtiện truyền tải những quan điểm, thông điệp đối ngoại của Đảng, Nhà nước,Chính quyền về vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị

- Công cụ, vũ khí quan trọng và hiệu quả trên mặt trận tư tưởng của Đảng vàNhà nước Với khả năng tác động mang tính lan tỏa, rộng lớn và nhanh chóng vào

xã hội, cổng TTĐT là kênh thông tin quan trọng truyền tải những thông điệp chínhtrị của Đảng, Nhà nước nhằm giáo dục ý thức, tư tưởng, định hướng dư luận vàhuy động sức mạnh của toàn dân để xây dựng và cải tạo xã hội, giúp các cơ quanchức năng kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà từ đó cónhững chỉ đạo, quyết sách phù hợp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế,

xã hội địa phương

- Góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương Trong điều kiệnkinh tế thị trường như hiện nay, những thông tin chính xác, liên tục, kịp thời trênmạng Internet của cổng TTĐT có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạtđộng hiện nay, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường các

Trang 34

mối liên doanh liên kết Bên cạnh đó, cổng TTĐT còn là nơi thực hiện các nghiệp

vụ của doanh nghiệp như đăng tải thông tin mở thầu,… qua đó góp phần tạo sựminh bạch, sự hiệu quả kinh tế cho xã hội

1.1.2 Nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyện, theo Chính phủ (2011)tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011, có những nhóm thông tin sau:

- Nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước gồm:

+Thông tin giới thiệu chung về huyện bao gồm: tổ chức bộ máy hành chính,tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ quan; bản đồ địa giới hànhchính, truyền thống phong tục, di tích văn hóa danh lam thắng cảnh địa phương

+Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt động, các vấn đề liên quan thuộc phạm

vi quản lý nhà nước của huyện

+Thông tin chỉ đạo, điều hành bao gồm: ý kiến chỉ đạo, điều hành của thủtrưởng cơ quan đã được thống nhất và chính thức ban hành bằng văn bản; ý kiến xử

lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ chức, cá nhân; thông tin khenthưởng, xử phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhànước của cơ quan; lịch làm việc của lãnh đạo cơ quan

+ Thông tin liên hệ của cán bộ, công chức có thẩm quyền bao gồm họ tên,chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại/fax, địa chỉ thư điện tử chính thức Thông tingiao dịch của cổng thông tin điện tử bao gồm: địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thưđiện tử chính thức để giao dịch với tổ chức, cá nhân

+Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ,chính sách: tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật và chế độ,chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lýhành chính có liên quan: rõ hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu,ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu, tệp văn bản cho phép tải về Cung cấp công

cụ tìm kiếm văn bản

- Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển:

Cung cấp thông tin về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã

Trang 35

hội bao gồm tối thiểu các lĩnh vực:

+ Chính sách ưu đãi, cơ hội đầu tư, các dự án mời gọi vốn đầu tư;

+ Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;+ Quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên;

+ Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; danh sách, thông tin về cácnguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khỏe con người và môitrường; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệtnghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường

- Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công:

Danh sách các dự án đang chuẩn bị đầu tư, các dự án đang triển khai, các dự

án đã hoàn tất; mỗi dự án cần có các thông tin gồm: tên dự án, mục tiêu chính, lĩnhvực chuyên môn, loại dự án, thời gian thực hiện, kinh phí dự án, loại hình tài trợ,nhà tài trợ, tình trạng dự án

- Mục trả lời ý kiến góp ý, hỏi đáp của tổ chức, cá nhân:

Tiếp nhận phản ánh; kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chínhtheo quy định của pháp luật; Đăng tải danh sách văn bản quy phạm pháp luật, chủtrương chính sách cần xin ý kiến; Cung cấp các thông tin và chức năng; toàn vănnội dung vấn đề cần xin ý kiến; thời hạn tiếp nhận ý kiến góp ý; xem nội dung các ýkiến góp ý; nhận ý kiến góp ý mới; địa chỉ, thư điện tử của cơ quan, đơn vị tiếpnhận ý kiến góp ý

- Thông tin về chương trình, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm gồm:

Danh mục các chương trình, đề tài, sáng kiến kinh nghiệm gồm: mã số, tên, cấpquản lý, lĩnh vực, đơn vị chủ trì, thời gian thực hiện Kết quả các chương trình, đề tài,sáng kiếm kinh nghiệm sau khi đã được Hội đồng nghiệm thu khoa học thông qua baogồm: báo cáo tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai áp dụng của công trình, đề tài Việccông bố kết quả phải tuân thủ các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ

- Danh mục dịch vụ công trực tuyến:

Dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên website riêng về dịch vụ côngthông qua đường links được gắn vào banner “Dịch vụ công trực tuyến” trên cổngTTĐT huyện

1.2 Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban

Trang 36

nhân dânhuyện

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

1.2.1.1 Khái niệm kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của

ủy ban nhân dân huyện

Thực tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước, kiểm soát là một chức năngcủa quản lý nhà nước nhằm thu thập dữ liệu thông tin về quá trình đang diễn ra,

có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của các tổ chức Chức năng kiểm soát baogồm: giám sát, đo lường và điều chỉnh việc thực hiện của các chủ thể để đảm bảocác mục tiêu của tổ chức và các kế hoạch vạch ra có thể đạt được, giảm bớt các saisót có thể nảy sinh Kiểm soát gắn liền với quá trình giám sát và đồng thời đưa racác biện pháp cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch của kế hoạch

Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị HảiHà(2012) tại giáo trình Quản lý học trường đại học Kinh tế quốc dân, định nghĩa về

kiểm soát như sau: “Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch”.

Hoạt động kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT huyện có thể hiểutheo nghĩa hẹp, đó là hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan hành pháp, ở đây là

Ủy ban nhân dân huyện Hoạt động này được thực hiện theo quan điểm chủ trương,định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghị định của Thủ tướng chính phủ

và quy chế hoạt động của cổng TTĐT

Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm về kiểm soát nội dung đăngtải trên cổng TTĐT của UBND huyện như sau:

Kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của huyện là quá trình xem xét, đánh giá, theo dõi các nội dung được công bố trên cổng thông tin điện tử nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác, đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản pháp

lý và thông tin về hoạt động của chính quyền cấp huyện.

1.2.1.2 Mục tiêu kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

Trang 37

- Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác nhằm giảm thiểu sự sai sót củanội dung thông tin:Cán bộ phụ trách cổng TTĐT tiếp nhận thông tin và kiểm tra tínhbảo mật (bí mật nhà nước), nội dung mang tính chính trị, tính chất nhạy cảm, sởhữu trí tuệ, tính xác thực của thông tin Các thông tin tiếp nhận phải có đủ các yếu

tố theo đúng quy trình cung cấp, chuyển giao thông tin

- Đảm bảo tính đầy đủ của các mục thông tin: Các nội dung mục thông tinđược đăng tải theo quy định gồm cácthông tin được quy định tại Nghị định43/2011/NĐ-CP của Chính phủ

- Đảm bảo phục vụ kịp thời trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước vànhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân

1.2.2 Nội dung kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tửcủa

ủy ban nhân dân huyện

- Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của nội dung thông tin

Bộ phận tiếp nhận thông tin thực hiện tiếp nhận và rà soát các tiêu chí củanội dung thông tin gồm:

Tính hợp pháp của nội dung thông tin là sự tuân thủ của nội dung với các quyđịnh pháp luật, nguyên tắc cung cấp thông tin trên cổng TTĐT như: rà soát sự bảomật của thông tin (bảo vệ bí mật nhà nước), quy định sở hữu trí tuệ, các nội dung bịcấm đăng tải trên môi trường mạng

Tính hợp lệ của nội dung thông tin là sự phù hợp của nội dung với vai trò củacổng TTĐT, đúng nội dung thuộc các nhóm nội dung trên cổng TTĐT, nội dungkhông mang tính chất nhạy cảm chính trị, không gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xãhội tại địa phương, nội dung thông tin có xác nhận của lãnh đạo đơn vị, ghi nguồnhoặc tác giả rõ ràng

Tính chính xác của nội dung thông tin là các thông tin có nội dung phản ánhđúng thực tế các hoạt động, sự kiện đã diễn ra (kèm hình ảnh), các thông tin có lãnhđạo phải đúng, đủ chức vụ

- Kiểm soát tính đầy đủ của các mục thông tin gồm:

+ Tên miền sử dụng của cổng TTĐT dạng tenhuyen.tentinh.gov.vn

+Cập nhập thông tin và đăng tải ý kiến chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo

Trang 38

+Thông tin giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củahuyện và cơ quan chuyên môn.

+ Thông tin quá trình hình thành và phát triển huyện

+ Tiểu sử và nhiệm vụ của Lãnh đạo huyện; thông tin liên hệ của cán bộ,công chức có thẩm quyền

+ Tin tức, sự kiện về hoạt động và các vấn đề liên quan thuộc phạm vi quản

lý nhà nước

+ Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách.+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lýhành chính có liên quan

+ Trả lời ý kiến, góp ý của tổ chức, cá nhân

+Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển

+ Thông tin dự án, đầu tư, đấu thầu, mua sắm công

+ Tra cứu, tìm kiếm thông tin và liên kết với cổng TTĐT các đơn vị khác

- Kiểm soát thời gian cập nhật, đăng tải thông tin

Đảm bảo đưa thông tin lên cổng TTĐT theo đúng quy định của Chính phủ(2011) tại khoản 1, Điều 17 tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP

1.2.3.Bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của

ủy ban nhân dân huyện

Bộ máy kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện gồm:

- UBND huyện: Trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát nội dung thông tin trên cổngTTĐT của huyện

- Văn phòng HĐND – UBND: Là cơ quan xét duyệt, thực hiện đăng tảicác tin bài của biên tập viên, cộng tác viên khi Trưởng ban phân công Thực hiệnviệc theo dõi, chỉ đạo và đôn đốc xây dựng vận hành cổng TTĐT theo kế hoạch,cập nhật thông tin lên Cổng TTĐT huyện, phối hợp cùng phòng Văn hóa thôngtin thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho UBND huyện

- Ban biên tập cổng TTĐT:Ban biên tập cổng TTĐT của huyện chịu tráchnhiệm trước Huyện ủy, HĐND – UBND huyện về nội dung thông tin của cổngTTĐT; thực hiện tiếp nhận, thu thập và tổng hợp xử lý thông tin, thực hiện cập

Trang 39

nhật và kiểm duyệt thông tin trước khi đưa lên cổng TTĐT của huyện Thực hiệnchế độ báo cáo UBND huyện, xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạchcông tác năm Đáp ứng yêu cầu kênh thông tin điện tử giữa chính quyền huyệnvới tổ chức, doanh nghiệp và công dân.

1.2.4 Hình thức, công cụ kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ủy ban nhân dân huyện

1.2.4.1 Hình thức kiểm soát

Kiểm soát về nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của huyện là hoạt động của

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được tiến hành dựa trên cơ sở của pháp luật, quyđịnh và quy chế làm việc của tổ chức Hoạt động kiểm soát được thực hiện theo 2hình thức: trước và sau quá trình đăng tải nội dung

- Hình thứckiểm soát nội dung trước khi đăng tải trên cổng TTĐT

Hình thức kiểm soát nội dung trước khi đăng tải được áp dụng với các nội

dung thông tin “Tin tức, sự kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước”, “Thông tin về công khai ngân sách, dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công”, “Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển”, “Trả lời các cá nhân, tổ chức ở mục hỏi đáp”.

Các nội dung được yêu cầu đăng tải được thể hiện bằng bản mềm chưa cóxác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc nội dung thông tin có tính nhạy cảm ảnhhưởng đến dư luận xã hội, khi gửi đến bộ phận xem xét sẽ được kiểm soát đánh giá

để nội dung đảm bảo theo quy định, hạn chế sai sót về nội dung thông tin

Với các nội dung thông tin chưa đảm bảm theo quy định sẽ không được phêduyệt đăng tải hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung nội dung

- Hình thức kiểm soát nội dung sau khi đăng tải trên cổng TTĐT

Hình thức kiểm soát nội dung sau khi đăng tải được thực hiện trong bất kìthời gian nào sau khi các thông tin đã xuất hiện trên cổng TTĐT của huyện bởi cácthành viên trong BBT cổng TTĐT Cách thức này tập trung vào kiểm soát các nội

dung thông tin:: “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật”, “Chương trình, đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm” Các nội dung này thường có số lượng thông tin

lớn hoặc đã có xác nhận của các đơn vị cung cấp, thực hiện đăng tải ngay khi nhận

Trang 40

được yêu cầu mà không cần phê duyệt trước đăng tải.

Các nội dung đã đăng tải nếu có phát hiện sai sót sẽ được yêu cầu chỉnh sửahoặc gỡ bỏ, với các nội dung còn thiếu theo quy định sẽ được yêu cầu bổ sung

Trong hai hình thức kiểm soát, hoạt động kiểm soát của BBT cổng TTĐThuyện tập trung vào việc kiểm soát trước hoạt động nhằm ngăn ngừa các tác độngxấu đến mục tiêu có thể biết trước nhằm không cho nó xảy ra, kịp thời cảnh báo vàđưa ra giải pháp xử lý

1.2.4.2 Công cụ kiểm soát

Công cụ kiểm soát nội dung đăng tải trên cổng TTĐT của UBND huyệnbao gồm:

- Luật và các văn bản dưới luật

Một là, luật Công nghệ thông tin.

Luật Công nghệ thông tin là một trong những công cụ chủ yếu để kiểm soáthoạt động ứng dụng và phát triển CNTT nói chung và kiểm soát nội dung đăng tảitrên cổng TTĐT nói riêng Luật CNTT quy định vài trò, trách nhiệm và hoạt độngứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng Căn cứ vào luậtCNTT và các văn bản liên quan, cơ quan nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của cácnội dung đăng tải trên mạng

Hai là, luật An toàn thông tin mạng và luật An ninh mạng.

Luật An toàn thông tin mạng và luật An ninh mạng là công cụ quan trọng gắnliền với nội dung thông tin được đăng tải trên môi trường và không gian mạng Cảhai luật là cơ sở cho việc quản lý, kiểm soát nội dung đảm bảo trật tự, an toàn xãhội, đảm bảo an toàn thông tin, tính xác thực của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đặc biệtđảm bảo không lộ lọt thông tin thuộc nhóm “Mật”

Ba là, nghị định của Chính phủ

Nội dung nghị định quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trựctuyến trên trang TTĐT hoặc cổng TTĐT của cơ quan nhà nước và các điều kiệnđảm bảo hoạt động cho cổng TTĐT của cơ quan nhà nước

-Quy chế cung cấp thông tin dịch vụ trên cổng TTĐT

Quy chế cung cấp thông tin dịch vụ trên cổng TTĐT của huyện là chuẩn mực

do UBND huyện quy định đối với hoạt động cung cấp dịch vụ trên cổng TTĐT của

Ngày đăng: 08/04/2022, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w