1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên trường đại học ngoại thương

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ====000==== TIỂU LUẬN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VIỆC PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

====000====

TIỂU LUẬN

KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

VIỆC PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Nhóm thực hiện: Nhóm số 9 Lớp: KDO441.3

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Minh Trâm

Hà Nội - 5/2021

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 5

Chương 1 Cơ sở lý luận chung về trí tuệ cảm xúc 8

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu trí tuệ cảm xúc 8

1.2 Các khái niệm về trí tuệ cảm xúc 10

1.3 Các nhân tố của trí tuệ cảm xúc 11

1.4 Vai trò và tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc 12

1.5 Vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương 15

Chương 2 Thực trạng phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay 18

2.1 Thực trạng nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay 18

2.2 Thực trạng năng lực trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay 22

2.3 Những vấn đề về phát triển trí tuệ cảm xúc mà sinh viên Trường Đại học Ngoại thương gặp phải 24

2.4 Nguyên nhân 26

Chương 3 Những giải pháp nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương 28

3.1 Từ phía Trường Đại học Ngoại thương 28

3.2 Từ phía cá nhân sinh viên Ngoại thương 28

Kết luận 33

Tài liệu tham khảo 34

4

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhắc đến trí tuệ hay trí thông minh, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến IQ (chỉ

số thông minh) như một thước đo duy nhất và chuẩn mực cho khả năng xử lý não bộ của con người Không khó hiểu khi cũng rất nhiều người lấy IQ làm kim chỉ nam phát triển chính cho bản thân trong cuộc sống và trên con đường học vấn, sự nghiệp của mình IQ quan trọng là vậy, tuy nhiên khi nhắc đến trí thông minh, người Do Thái - dân tộc thông minh nhất thế giới, lại không cho rằng IQ là chỉ số “độc tôn” trong việc hình thành tư duy hay quyết định đến thành công, thất bại của mỗi con người Theo họ,

có tới 3 chỉ số quan trọng về trí thông minh và IQ chỉ đóng góp 20%, 2 chỉ số còn lại

là AQ và EQ chiếm tới 80% Vậy, bên cạnh Chỉ số vượt khó (Adversity Quotient - AQ), EQ là gì mà lại có trọng số lớn như vậy trong câu chuyện cuộc đời của mỗi người? EQ là viết tắt của Emotional Quotient - chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó

Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói vềchỉ số cảm xúc - EQ của mỗi cá nhân Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc Chỉ số cảm xúc - EQ có thể là một thuật ngữ rất quen thuộc với mỗi người chúng ta Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lý trí mà quên mất xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng, làm cho con người mang đầy đủ phẩm chất cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống Những thập kỷ cuối của thế kỉ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt cho lớp trẻ Ngày nay, các nhà tâm lý học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn” Trong môi trường học tập hay làm việc, không phải ngẫu nhiên mà có những người lại có những thành tựu vượt trội, và những người khác thì không Đó là do sự đóng góp chủ yếu của EQ Rất cần thiết để chúng ta thấy được những lợi ích mà một

5

Trang 4

chỉ số cảm xúc giàu có sẽ đem lại trong mọi hoạt động của cuộc sống thường ngày về sức khỏe, những mối quan hệ, sự kiểm soát, nhận thức và động lực,

Nhưng thực tế cho thấy, không phải ai cũng có một chỉ số EQ tốt nói chung và trong trường Đại học nói riêng Hơn thế nữa, sinh viên chính là lớp người trẻ đã, đang

và sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp đất nước Sự cống hiến ấy thể hiện ở việc khôngngừng nâng cao khả năng của bản thân, trang bị những kiến thức vững chắc, các kỹ năng cần thiết với một thái độ phù hợp Đặc biệt, sinh viên Ngoại thương hầu như được biết đến là những sinh viên ưu tú về mặt học tập, về trí thông minh và sự năng động Vậy còn về trí thông minh cảm xúc của họ thì sao?

Nhiệm vụ giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới trong giáo dục, đưa đến sự đổi mới trong lực lượng lao động chất lượng cao cả về chuyên môn lẫn kĩ năng sẽ cần nhiều sự cố gắng, tâm huyết của các ban ngành Nhưng

nhóm chúng em nhận thấy, nghiên cứu về đề tài “Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương” là một nhiệm vụ cần được thực hiện để

góp phần vào sự phát triển toàn diện của một sinh viên Ngoại thương

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu về thực trạng chỉ số trí tuệ cảm xúc cũng như nhận thức của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương về EQ Để hoàn thành được mục tiêu đó, đề tài đặt ra những nhiệm vụ chính đó là: tìm hiểu cơ sở

lý luận về chỉ số trí thông minh cảm xúc EQ; tìm hiểu và phân tích về thực trạng việc phát triển Trí tuệ cảm xúc (EQ) của sinh viên Ngoại Thương; đưa ra những ý kiến, giảipháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên Ngoại thương

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương; trong phạm vi Trường Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội ở thời điểm hiện tại

6

Trang 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Đồng thời, đề tài còn sử dụng phương pháp khảo sát dưới hình thức online

5 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về trí tuệ cảm xúc

Chương 2: Thực trạng phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay

Chương 3: Những giải pháp nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương

7

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu trí tuệ cảm xúc

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở nước ngoài

Trong lĩnh vực tâm lý học, bằng chứng về lý thuyết trí tuệ cảm xúc đã có từ khi bắt đầu đo lường trí thông minh E.L.Thorndike (1970), giáo sư tâm lý giáo dục ở trường Đại học tổng hợp Columbia là một trong những người đầu tiên tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc đó ông gọi là trí tuệ xã hội

Robert Thorndike và Saul Stern (1937) đã xem xét những cố gắng đo lường của E.L Thorndike đưa ra, nhưng rồi lại kết luận rằng những cố gắng đo lường năng lực ứng xử với mọi người đã ít nhiều thất bại Nửa thế kỷ tiếp theo, David Wechsler (1952) phải thừa nhận rằng các năng lực xúc cảm như là một phần trong vô số các năng lực của con người Howard Gardner (1983) là người có công lớn trong việc xem xét lại lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong tâm lý học

Reuven Bar - On nhà tâm lý học người Israel (quốc tịch Mỹ), là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của mình năm 1985 Ông đặt trí tuệ cảm xúc trong phạm vi lý thuyết nhân cách, đưa ra mô hình Well - being (1997)

Peter- Salovey và John Mayer (1990) đã chính thức công bố lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong bài báo “Trí tuệ cảm xúc” Năm 1997, John Mayer và Salovey chính thức định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm, hoà xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều khiển kiểm soát xúc cảm của mình và của

người khác” (Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh, 2001)

Tóm lại có ba đại biểu tiêu biểu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc:

1 Reuven Bar - On: đưa ra lý thuyết phân cách và mô hình kiểu hỗn hợp bằng

cách hoà trộn vào trí tuệ cảm xúc những đặc tính phi năng lực

2 Peter- Salovey và John Mayer: Trong lý thuyết của mình đã “giới hạn trí tuệ

cảm xúc vào một khái niệm năng lực tâm lý và thách trí tuệ cảm xúc ra khỏi những néttích cực quan trọng” của nhân cách

8

Trang 7

3 Daniel Goleman: đề xuất lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc trong đó đưa

ra kiểu mô hình hỗn hợp mô tả trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu trí tuệ cảm xúc cả về mặt lý luận cũng như đưa ra các thang đo để nghiên cứu về thực tiễn năng lực trí tuệ cảm xúc của cá nhân Tuy nhiên hầu hết các tác giả này đều chưa nghiên cứu nhận thức về trí tuệ cảm xúc nói chung và nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên nói riêng

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam

Trên các tạp chí Tâm lý học và Giáo dục học 10 năm gần đây đã đăng tải nhiều bài viết về trí tuệ cảm xúc như: Đề tài KX-05-06, các tác giả Trần Kiều, Nguyễn Huy

Tú, Nguyễn Công Khanh và nhiều tác giả khác…

Tiếp đó là những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Dung (2002) đã tiến hành đo lường trí tuệ cảm xúc của giáo viên trung học cơ sở để xem IQ hay EQ đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác chủ nhiệm

Năm 2004 tác giả Dương Thị Hoàng Yến đã tìm hiểu trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm các lớp tiểu học Hà Nội trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ Tâm lý học được thực hiện tại trường ĐHSP Hà Nội Năm 2010 tác giả đã phát triển đề tài này lên thành Luận án tiến sĩ Tâm lý học thực hiện tại Viện Tâm lý học,Viện khoa học xã hội Việt Nam (Dương Thị Hoàng Yến, 2010)

Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội do tác giả Trần Trọng Thủy chủ nhiệm đã sử dụng công cụ trắc nghiệm để đo chỉ

số trí tuệ cảm xúc của sinh viên hai trường Đại học: Sư phạm Hà Nội và Sư phạm Thái

Nguyên (Trần Trọng Thủy, 2005) Năm 2007 tác giả Nguyễn Thị Hiền nghiên cứu ảnh

hưởng của trí tuệ cảm xúc đến việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên và kết luận: “những sinh viên có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao hơn là những sinh viên thành công hơn trong việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp”

(Nguyễn Thị Hiền, 2007)

Năm 2008 tác giả Đỗ Thị Hiền đã nghiên cứu mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong đó tác giả đã đề cập đến bản chất

9

Trang 8

của trí tuệ cảm xúc Trong đề tài này tác giả cũng đã nêu ra các bước giúp cá nhân

nâng cao trí tuệ cảm xúc (Đỗ Thị Hiền, 2008)

Năm 2012 trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm đã nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ

(Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2012).

Như vậy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của nhiều nhóm kháchthể khác nhau, trong đó các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu mức độ biểu hiệntrí tuệ cảm xúc hoặc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến một số lĩnhvực khác của đời sống xã hội, trong một số hoạt động nghề nghiệp… Tuy nhiên hầu như các tác giả này chưa nghiên cứu nhận thức của sinh viên về trí tuệ cảm xúc

1.2 Các khái niệm về trí tuệ cảm xúc

1.2.1 Khái niệm trí tuệ

Trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự

hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.( “Wisdom” Dictionary.com Nó gắn liền )với các thuộc tính như phán đoán không thiên vị, lòng trắc ẩn, hiểu biết về bản thân theo kinh nghiệm, tự siêu việt, không dính mắc và đức tính như đạo đức và nhân từ

(Walsh R, 2015).

1.2.2 Khái niệm cảm xúc

Cảm xúc: Có nhiều quan niệm khác nhau về cảm xúc Theo nhận định của hai

nhà tâm lý học Fehr và Russell thì “cảm xúc là thứ mà tất cả mọi người đều biết nhưngkhông thể định nghĩa được” (Daniel Goleman, 1995) Roger Fisher và Daniel Shapiro thì cho rằng “Là con người thì không ai không có cảm xúc, hiển nhiên như việc chúng

ta không thể ngừng suy nghĩ vậy Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách khơi dậy

những cảm xúc tích cực ở cả người khác lẫn chính bản thân mình” (Roger Fisher,

Daniel Shapiro, 2009)

Theo tác giả Đinh Phương Duy, “Cảm xúc là sự rung động của bản thân con người đối với hiện thực cũng như sự rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và trong quá trình thỏa mãn

nhu cầu của mình” (Đinh Phương Duy, 2009)

10

Trang 9

1.3 Các nhân tố của trí tuệ cảm xúc

Quan niệm truyền thống của các nhà triết học duy lý là luôn đề cao trí tuệ lý trí

và đối lập nó với trí tuệ xúc cảm Họ cho rằng con người cần vươn tới khuôn mẫu lý tưởng bằng cách giải thoát mình khỏi xúc cảm và thay thế chúng bằng lý trí Tuy nhiêncách nhìn hiện đại xem xúc cảm chở những thông tin về mối liên hệ đã gợi ý rằng xúc cảm và trí thông minh có thể hoạt động nương tựa lẫn nhau

Vì trí tuệ cảm xúc là một khái niệm mới và phức tạp nên có nhiều quan điểm tiếpcận khác nhau, do đó đưa đến nhiều định nghĩa trí tuệ cảm xúc cũng khác nhau:

* Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Reuven Bar - On

Lý thuyết của Bar - On kết hợp những đặc tính được xem là năng lực tâm lý với các đặc tính khác biệt với năng lực tâm lý Điều này đã tạo ra mô hình trí tuệ cảm xúc kiểu hỗn hợp Ông đã xem xét lại những nghiên cứu tâm lý về các đặc tính của nhân cách có liên quan đáng kể đến sự thành công trong cuộc sống và ông đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp cho sự thành công trong cuộc sống

Năm khu vực này gồm: Các kỹ năng làm chủ xúc cảm của mình (Interpersonal skill), Các kỹ năng điều khiển xúc cảm liên cá nhân (Interpersonal skill), Thích ứng (Adaptability), Kiểm soát stress (Stress management), Tâm trạng chung (General mood)

* Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Daniel Goleman

Cách nhìn thứ hai về EI ñược biết khá rộng rãi do D Goleman đề xướng (1995) Ông đã đưa ra mô hình theo kiểu hỗn hợp, gồm 5 khu vực: Hiểu biết xúc cảm của mình (Knowing one's emotion), Quản lý xúc cảm (Managing emotion), Tự thúc đẩy/ Động cơ hóa mình (Motivating oneself), Nhận biết xúc cảm ở người khác

(Recognizing emotions in others), Xử lý các mối quan hệ (Handling relationships)

D Goleman đã đưa ra nghĩa về trí tuệ cảm xúc: “Trí tuệ cảm xúc bao gồm sự tự chủ, lòng nhiệt thành và kiên nhẫn, cũng như khả năng tự thôi thúc mình hành ñộng”

(Daniel Goleman, 1995) Ít năm sau, trong cuốn: “Làm việc với trí tuệ cảm xúc”

(1998), Goleman đã định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết các xúc cảm của mình và của người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lý tốt các xúc cảm

11

Trang 10

trong bản thân mình và trong các mối liên hệ với người khác” (Nguyễn Thị Thùy

Dung, 2011)

* Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Peter Salovey và John Mayer

Hai nhà tâm lý học Mỹ Peter Salovey (đại học Yele) và John Mayer (đại học Hampshire) đã phát biểu quan niệm của mình về trí tuệ cảm xúc: “Trí tuệ cảm xúc được xem là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và

hành động của mình” (Trần Thị Minh Hằng, 2001)

1.4 Vai trò và tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc

1.4.1 Vai trò của trí tuệ cảm xúc

Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày Theo Daniel Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng logic – toán Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ ở cả hai phương diện:

● Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động:

Cảm xúc tích cực có thể là động lực to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn

và ngược lại Mọi hoạt động của chúng ta không đơn thuần chỉ do bộ não điều khiển

mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc Những hoạt động đó hoặc hứng thú, vui vẻ hoặc là chán nản, miễn cưỡng Sự thúc đẩy hay kìm hãm một hành động của cảm xúc có thể làtích cực hoặc tiêu cực, chính bởi vậy, cần phải có vai trò của trí tuệ cảm xúc Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống Không chỉ thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng cảm với cảm xúc của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Một người bạn của bạn bỗng nhiên cư xử rất lạ, nhưng bạn có thể hiểu được lí do và tất nhiên là hiểu lầm giữa hai người sẽ không xảy ra

● Cảm xúc hướng đạo cho hành động:

Vai trò hướng đạo của cảm xúc thể hiện như cảm xúc là yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, cảm xúc là tâm thế theo suốt quá trình hành động và nó chi phối các quyết định hành động hơn nữa còn là trong suốt quá trình hành động ngay từ những thao tác đầu tiên cho tới thao tác cuối cùng Mỗi khi xuất hiện một động tác thì liền ngày sau đó xuất hiện một cảm xúc tương ứng và các cảm xúc này trở thành tâm thế có

12

Trang 11

tác dụng thúc đẩy, dẫn dắt chuỗi thao tác tiếp theo đi theo hướng phù hợp với tâm thế

đó Cảm xúc như là yếu tố bên trong xâm nhập vào toàn bộ quá trình nhận thức từ quá trình nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) đến quá trình nhận thức lý tính (tư duy, tưởng tượng) Không có bất cứ một hoạt động hay hành động nào mà thiếu vắng cảm xúc Bạn sẽ không bao giờ làm một việc mà không có cảm xúc chi phối cho dù việc đó

có hay không có mục đích Ví dụ: bạn muốn đi chơi thì có thể là do cảm giác hưng phấn, vui vẻ hoặc chán nản cô đơn,…

Chính vì sự chi phối của cảm xúc trong từng hành động con người, nên cần có

sự hiểu thấu, kiểm soát, điều khiển và phát huy năng lực đặc biệt này Trí tuệ cảm xúc

có vai trò giúp con người hành động một cách phù hợp trong từng hoàn cảnh, trí tuệ xúc cảm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động của mỗi cánhân Động lực này còn mạnh mẽ hơn nhiều so với thông minh IQ (Bác sĩ Cầu, 2018)

1.4.2 Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc

Tầm quan trọng được hiểu là chủ thể mang ý nghĩa và giá trị to lớn, do đó thường có ảnh hưởng sâu rộng đến sự thành công, tồn tại và hạnh phúc Trí thông minhcảm xúc, thông qua rất nhiều các nghiên cứu của các tác giả, các công trình nghiên cứucủa các nhà tâm lý học lớn trên thế giới như: G.Piagie, L.X.Vugoxki, D.Goleman…,

đã được đề cập đến cùng với sự đóng góp quan trọng đến đời sống cá nhân và đời sống

xã hội của mỗi người

● Trí tuệ cảm xúc nâng cao chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống bao gồm sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất Cảm xúc không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khiến con người dễ bị lo lắng và trầm cảm Nếu một người không thể hiểu, cảm thấy thoải mái hoặc quản lý cảm xúc của mình, tất nhiên người cũng sẽ phải vật lộn để hình thành cácmối quan hệ thân thiết Điều này có thể khiến xuất hiện cảm xúc cô đơn và bị cô lập vàlàm trầm trọng thêm bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào

Nếu ai không thể kiểm soát cảm xúc của mình, có lẽ người đó cũng đang khôngquản lý được căng thẳng của mình Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng Căng thẳng không kiểm soát làm tăng huyết áp, ức chế hệ thống miễn dịch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, góp phần gây vô sinh và đẩy nhanh quá

13

Trang 12

trình lão hóa Bước đầu tiên để cải thiện trí tuệ cảm xúc là học cách quản lý căng thẳng (Jeanne Segal, 2020)

Nghiên cứu gần đây đã kiểm tra EI và các chỉ số khách quan về sức khỏe thể chất Một mẫu đại diện trên toàn quốc gồm 1310 người trưởng thành đã được dịch vụ bảo hiểm y tế của chính phủ ở Bỉ tuyển dụng Những người tham gia điền vào các thước đo về EI, cảm xúc, hỗ trợ xã hội, các hành vi sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, thói quen ăn uống và tập thể dục Dịch vụ bảo hiểm y tế cũng cung cấp cho nhóm nghiên các thước đo sức khỏe khách quan cho từng người trả lời trong 11 năm qua năm bao gồm số lần đến gặp bác sĩ gia đình của họ, số ngày ở bệnh viện và liều lượng thuốc theo toa trung bình hàng ngày Kết quả cho thấy EI là một yếu tố dự đoán đáng kể về các chỉ số sức khỏe Thú vị hơn nữa, nó dự đoán hầu hết các chỉ số sức khỏe tốt hơn so với các yếu tố dự báo đã biết như hỗ trợ xã hội hoặc hành vi sức khỏe (Sciencedirect, 2014)

● Hiệu suất ở trường hoặc nơi làm việc

Trí tuệ cảm xúc cao có thể giúp bạn điều hướng những phức tạp xã hội ở nơi làm việc, dẫn dắt và thúc đẩy người khác, đồng thời trở nên xuất sắc trong sự nghiệp của bạn Trên thực tế, khi đánh giá các ứng viên quan trọng trong công việc, nhiều công ty hiện đánh giá trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng như khả năng kỹ thuật và sử dụng kiểm tra EQ trước khi tuyển dụng Trí tuệ cảm xúc được coi như là kĩ năng rất giá trị khi giúp đưa ra các quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn, giúp đối mặt với áp lực, giải quyết mâu thuẫn, và còn cung cấp một tư duy mở mà không thiếu đi sự thấu cảm Thông qua vận dụng trí tuệ cảm xúc, lãnh đạo hay cả nhân viên có thể linh hoạt phối hợp với nhau tạo ra hiệu quả trong công việc Bên cạnh đó, sử dụng cảm xúc một cách thông minh sẽ cung cấp những sắp xếp công việc hợp lý, tạo được kết quả tối ưu trong môi trường làm việc

Sự đồng cảm là một khía cạnh đặc biệt quan trọng của trí tuệ cảm xúc, và các nhà nghiên cứu đã biết trong nhiều năm rằng nó góp phần vào sự thành công trong nghề nghiệp Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại Harvard đã phát hiện ra hơn hai thập kỷ trước rằng những người giỏi nhất trong việc xác định cảm xúc của người khác thường thành công hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống xã hội của

họ Gần đây hơn, một cuộc khảo sát về những người mua bán lẻ cho thấy rằng những

14

Trang 13

người đại diện bán hàng may mặc được đánh giá cao chủ yếu vì sự đồng cảm của

họ Người mua báo cáo rằng họ muốn những người đại diện có thể lắng nghe tốt và thực sự hiểu họ muốn gì và mối quan tâm của họ là gì (eiconsortium, 2000)

1.5 Vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương

1.5.1 Vai trò của việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương

Với nhiệm vụ hỗ trợ các sinh viên trong những khó khăn, rất cần thiết để trang

bị những hành trang kĩ năng mềm, một trong số đó chính là phát triển trí thông minh cảm xúc Bên cạnh những khía cạnh chung nhất trong vai trò của trí tuệ cảm xúc đã được khai thác ở trên, nhóm sẽ đi sâu vào trình bày vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Ngoại Thương Trong khi trình bày có sử dụng kết quả khảo sát mà nhóm đã thực hiện

Trong vai trò kìm hãm, thúc đẩy và hướng đạo hành động, trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng rất rõ đến nhận thức và xu hướng hành động của sinh viên Suốt quá trình học tập và rèn luyện trên giảng đường đại học hay cả quãng đời làm việc và cống hiến của sinh viên sau này, xây dựng mối quan hệ xã hội là điều rất cần thiết Điều này được nhấn mạnh trong những chỉ dạy của thầy cô, những hướng dẫn của anh chị đi trước

15

Trang 14

Trong con số xấp xỉ 200 người tham gia khảo sát có 80% lựa chọn mức từ trung bình đến cao trong câu hỏi: “ Bạn cảm thấy khó khăn khi bắt đầu mối quan hệ thân thiết với người khác” Và với giải thích phía sau, câu trả lời phổ biến chiếm đa số chính là dolười biếng vì thấy xây dựng mối quan

hệ thân thiết là một hành trình lâu dài (có 40,4% tích chọn) hoặc do bản thân

là người hướng nội, dè dặt, kín đáo hoàn toàn quan tâm đến đời sống tinh thần cá nhân (54,3% tích chọn) Bên cạnh đó biểu đồ thống kê được cho thấy cảm xúc có ảnh hưởng đến sự thể hiện bản thân hay ý kiến bản thân thường được ngại bộc lộ (con số này chiếm 85% trong khoảng từ mức trung bình đến rất cao)

Điều này chỉ ra rằng trong số phần lớn sinh viên muốn mở rộng mối quan hệ, network, họ vẫn còn nhiều cảm xúc mà họ không khống chế được vẫn luôn tồn tại kìmhãm những thay đổi Chính do những khởi nguồn từ trong thế giới tinh thần hay cảm xúc đẩy lùi những bước tiến mới, những thay đổi khác đi để đạt được kết quả như mong muốn

Với trí tuệ cảm xúc được phát triển thì sinh viên sẽ biết cách kiểm soát vượt qua

và phá tan những chướng ngại vật này, sở hữu những suy nghĩ tích cực, thúc đẩy họ phát triển mối quan hệ của bản thân Đồng thời việc tích cực chủ động thể hiện trong các giờ học, trong công việc, cần có những động lực thúc đẩy từ bên trong nội tại sinh viên

1.5.2 Tầm quan trọng của việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên Trường Đại học Ngoại thương

Mục tiêu của trường cũng như của sinh viên Ngoại thương đó chính là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp; có sức khỏe, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, thành thạo ngôn ngữ; có khả năng làm việc, giải quyết những vấn đề thuộc ngành đào tạo một cách độc lập,

16

Trang 15

sáng tạo; có trách nhiệm ý thức phục vụ cộng đồng có khả năng tham gia thị trường lao động toàn cầu (FTU, 2021) Với việc phát triển trí tuệ cảm xúc trong gói kĩ năng cần thiết của sinh viên Ngoại thương, chúng ta có thể đóng góp hoàn thành mục tiêu đào tạo của trường Trí thông minh cảm xúc thúc đẩy quá trình học tập và làm việc, nâng cao hiệu quả, hiệu suất để đạt được kết quả tốt nhất

Trí thông minh cảm xúc có thể phát triển rất nhiều khả năng liên quan trong mỗisinh viên khiến họ có cách nhanh nhất, thuộc về bản thân họ, để đạt được mục đích Nhóm kĩ năng này bao gồm: Khả năng lãnh đạo, khả năng quản lý nhân lực, khả năng phối hợp với những người khác, khả năng định hướng dịch vụ, đàm phán, khả năng linh hoạt về nhận thức… Đây đều là những kĩ năng được liệt kê trong nhóm 10 kỹ năng hàng đầu của lực lượng lao động chất lượng cao (eCom Scotland, 2020) Tất nhiên cần nhiều những phương tiện quan trọng khác để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của trường Đại học Ngoại thương, nhưng ta có thể thấy, phát triển trí tuệ cảm xúc cho mỗi sinh viên là việc làm mang lại rất nhiều lợi ích và kết quả

Bởi có chuyên môn, kỹ năng được trau dồi đầy đủ, sự nhận thức về vị thế của bản thân sinh viên FTU luôn cao hơn sinh viên của các trường đại học khác Đây là sự

tự tin cần có để có thể khẳng định phẩm chất dám nghĩ, dám làm, dám thất bại Tuy nhiên đây cũng là điều khiến cho sinh viên trường có những nhược điểm Có nhiều nhàtuyển dụng nhận định, vì năng động, lăn xả, mà sinh viên có sự thiếu tập trung, thiếu định hướng, hay còn về thái độ gắn bó cống hiến với công việc

Để giải quyết hoặc giảm bớt đi phần nào những điểm vẫn còn hạn chế, tồn tại này, có thể cân nhắc tới phát triển trí tuệ cảm xúc Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng

sử dụng cảm xúc để gia tăng động lực vào sự tập trung, nó cũng bao gồm khả năng tách rời thành những cảm xúc mạnh mẽ nhất thời khi cần thiết để tập trung tốt hơn chonhiệm vụ trước mắt Nó còn có thể thúc đẩy định hướng của cá nhân sinh viên thông qua việc xác định được cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc Để biết mình thích gì, mình thuộc về lĩnh vực vai trò nào, mỗi sinh viên cần hiểu được bản thân và xác định rõ vị trí của mình Quan trọng hơn hết, trí tuệ cảm xúc có thể cung cấp cho sinh viên phần nào về điều mà khiến họ cảm thấy hạnh phúc nhất Nhờ đó, khi tìm ra định vị của bạn thân mình, họ sẽ thấy điều gì sẽ khiến bản thân gắn bó Quan trọng không kém, có được chỉ số trí tuệ cảm xúc cao, sinh viên sẽ phát triển được tinh thần trách nhiệm, ý thức cá nhân cực kì cao, điều mà sẽ làm nâng cao điểm trong mắt xanh của các nhà

17

Trang 16

tuyển dụng Sinh viên Ngoại thương có tinh thần sáng tạo và với sự linh hoạt, hiệu suấtcao trong công việc mà còn có tinh thần trách nhiệm cao sẽ nâng cao đáng kể hình ảnhcủa một sinh viên sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động không chỉ ở trong nước

mà còn là thị trường lao động toàn cầu

18

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HIỆN NAY

2.1 Thực trạng nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương hiện nay

Nhận thức về trí tuệ cảm xúc (EI) được hiểu là mức độ nhận biết, hứng thú, quan tâm,

áp dụng EI và các phương pháp phát triển EI vào công việc, cuộc sống cá nhân Thực trạng nhận thức về EI của sinh viên Đại học Ngoại Thương hiện nay cho biết mức độ nhận thức về EI của các bạn sinh viên Đại học Ngoại Thương tại thời điểm tiến hành khảo sát nhìn chung đang ở mức nào: chưa nghe qua chưa biết, có nghe qua nhưng không thực sự để tâm, hứng thú, ; thái độ của các bạn sinh viên về EI cũng như tầm quan trọng của EI với con người đang như thế nào: thờ ơ, hời hợt hay thực sự coi trọng

và mong muốn phát triển Trí tuệ cảm xúc của mình; và cuối cùng là tỷ lệ các bạn sinh viên có mức độ nhận thức, thái độ khác nhau đối với Trí tuệ cảm xúc

Bằng cách hiểu được Thực trạng nhận thức về Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Đại học Ngoại Thương, nhóm chúng em sẽ có cái nhìn ban đầu về tổng quan thái độ, mức độ quan tâm của các bạn sinh viên hiện nay với Trí tuệ cảm xúc đang ở đâu, như thế nào; cùng với thực trạng về năng lực Trí tuệ cảm xúc (sẽ xác định ở nội dung sau) bước đầuxác định những nguyên nhân cốt lõi (root cause) có thể có của các bạn sinh viên trong trường hợp các bạn gặp những vấn đề liên quan đến năng lực Trí tuệ cảm xúc, hoặc khó khăn trong việc phát triển Trí tuệ cảm xúc để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, thực tiễn

Khảo sát về Thực trạng nhận thức về Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Đại học Ngoại Thương được thực hiện dựa trên mẫu thử từ hơn 200 đáp viên thông qua hình thức survey Google Form, với nội dung câu hỏi dựa trên mô hình AIDA (Awareness - Interest - Desire - Action) nổi tiếng Câu hỏi "Hãy cho chúng mình biết mức độ quan tâm của bạn về việc phát triển EI" yêu cầu đáp viên lựa chọn 1 trong số các phương ánvới nội dung cụ thể như sau:

- Pre-awareness: Chưa từng nghe đến -> Đáp viên chưa từng nghe hoặc có hiểu biết vềkhái niệm Trí tuệ cảm xúc trước đó

19

Trang 18

- Awareness - (Interest + Desire): Có nghe qua nhưng chưa hiểu và chưa tìm hiểu về EI-> Đáp viên đã từng nghe đến hoặc biết đến Trí tuệ cảm xúc nhưng chưa thực sự hứng thú, quan tâm đủ để đi vào những tìm hiểu sâu hơn về Trí tuệ cảm xúc cũng như tầm quan trọng của nó

- (Interest + Desire) - Action: Có tìm hiểu nhưng chưa thực sự áp dụng EI vào đời sống-> Đáp viên có sự tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thông thường, bề nổi nhưng vì nhiều lý do chưa thực hành áp dụng các phương pháp phát triển Trí tuệ cảm xúc vào đời sống

- Action: Biết rất rõ và đang cố gắng dùng các phương pháp cải thiện EI -> Đáp viên hiểu rõ tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc và đang cố gắng áp dụng các phương pháp

để cải thiện nó

Bằng cách phân tích câu trả lời cho câu hỏi trên của các đáp viên, nhóm chúng em sẽ hoàn thành mục đích: hiểu thực trạng nhận thức về Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đại học Ngoại Thương để lấy tư liệu tiếp tục phục vụ các phân tích tiếp theo của đề tài

Nội dung cụ thể các câu hỏi, câu trả lời và phân tích, kết luận phần thực trạng nhận thức về Trí tuệ cảm xúc của sinh viên Đại học Ngoại Thương như sau:

2.1.1 Hầu hết sinh viên Đại học

Ngoại Thương đều đã từng

nghe/thấy qua một vài lần về

Trí tuệ cảm xúc.

Khi được hỏi bản thân đã từng nghe

hoặc biết về Trí tuệ cảm xúc trước đây

chưa, hơn một nửa số sinh viên khảo

sát cho biết rằng họ đã từng nghe đến

Trí tuệ cảm xúc trước đây, tuy nhiên

mới chỉ một vài lần (50.32%) Tỷ lệ số

sinh viên trả lời chưa bao giờ nghe/biết

đến Trí tuệ cảm xúc trước đó và số sinh

viên đã nghe đến Trí tuệ cảm xúc rất

nhiều lần tương đương nhau, lần lượt là24.2% và 25.48%

20

Trang 19

2.1.2 Nguồn thông tin về Trí tuệ cảm xúc thông qua đó các bạn sinh viên Đại học Ngoại Thương thường tiếp cận nhiều nhất là từ các nền tảng số như SNS, website,

Công nghệ 4.0 và sự bùng nổ của các nền tảng

số từ lâu đã tái định hình cách tất cả mọi người

tiếp cận các nguồn thông tin hằng ngày Khi

được hỏi về nguồn/kênh thông tin chủ yếu về

Trí tuệ cảm xúc mà các bạn sinh viên đã từng

sử dụng, không quá bất ngờ khi tỷ lệ câu trả

lời về các nền tảng số như SNS, website,

chiếm trọng số áp đảo (62.77%) so với 2 câu

trả lời còn lại là thông qua các kênh thông tin

truyền thống như sách, báo, phim, truyện,

(20.74%) và thông qua các mối quan hệ

người-người như bạn bè, người-người thân (chỉ 16.49%) Điều này phần nào cho thấy sự lên ngôi của các nền tảng số trong thời đại 4.0 cũng như vấn đề Trí tuệ cảm xúc chưa được đề cập nhiều trong các câu chuyện giữa sinh viên và mối quan hệ bạn bè, người thân, chiếm trọng số áp đảo (62.77%) so với 2 câu trả lời còn lại là thông qua các kênh thông tin truyền thống như sách, báo, phim, truyện, (20.74%) và thông qua các mối quan hệ người-người như bạn bè, người thân (chỉ 16.49%) Điều này phần nào cho thấy sự lên ngôi của các nền tảng số trong thời đại 4.0 cũng như vấn đề Trí tuệ cảm xúc chưa được đề cập nhiều trong các câu chuyện giữa sinh viên và mối quan hệ bạn

bè, người thân,

2.1.3 Định nghĩa về Trí tuệ cảm xúc của các bạn sinh viên là: "Khả năng tự nhận thức, thấu hiểu về cảm nhận, hành vi, phản ứng của bản thân hoặc của người khác"

27.01% các bạn sinh viên được khảo sát cho rằng Trí tuệ cảm xúc là nói về Khả năng

tự nhận thức, thấu hiểu về hành vi, cảm nhận, phản ứng của bản thân hoặc của người khác

21

Ngày đăng: 07/04/2022, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng câu hỏi điều tra khảo sát - Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên trường đại học ngoại thương
Bảng c âu hỏi điều tra khảo sát (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w