Từ phía cá nhân sinh viên Ngoại thương

Một phần của tài liệu Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên trường đại học ngoại thương (Trang 27 - 38)

3.2.1. Đối với cảm xúc của bản thân

Việc nhận thức được những cảm xúc của bản thân là điều quan trọng nhất cần làm được trước khi muốn đạt được những bước tiến xa hơn trong quá trình phát triển trí tuệ cảm xúc. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là nhận ra rằng trong một hoàn cảnh nhất định, bạn đang có những cảm xúc gì và liệu bạn có thể gọi tên những cảm xúc ấy hay không. Khi bạn vui, bạn có biết bạn đang vui? Khi bạn buồn bã, tức giận, căm phẫn liệu bạn có nhận ra mình đang buồn bã, tức giận, căm phẫn?

Bắt đầu thực hành gọi tên cảm xúc như buồn, vui, xấu hổ, ghen tị, … hoặc bất kỳ một cảm xúc nào sẽ khiến bạn hiểu bản thân mình hơn. Hãy nhìn vào bên trong tâm hồn mình, quan sát những sự biến đổi trong cảm xúc của mình một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Hãy thường xuyên hỏi bản thân câu hỏi: Mình đang cảm thấy như thế nào? có thể trong một hoàn cảnh cụ thể, cũng có thể khi thức dậy vào sáng sớm, trước khi đi ngủ, …hay bất cứ khi nào bạn muốn.

● Chấp nhận những cảm xúc của bản thân

Tất cả những cảm xúc của chúng ta có đều có giá trị, ngay cả những cảm xúc tiêu cực. Nếu bạn phán xét cảm xúc của mình, bạn sẽ ức chế khả năng cảm nhận đầy đủ, khiến việc sử dụng cảm xúc của bạn theo hướng tích cực trở nên khó khăn hơn. Khi bạn buồn khổ, hãy thừa nhận rằng bạn đang rất buồn khổ. Khi bạn ghen tỵ, hãy thừa nhận rằng bạn đang ghen tỵ. Sau đó hãy thừa nhận rằng như thế là không tốt và cần phải sửa đổi. Điều này tuy đơn giản nhưng cũng rất khó khăn với nhiều người. Mỗi khi gặp phải cảm xúc tiêu cực như trên, một số người sẽ phán xét bản thân họ thật yếu đuối, xấu xa, vô dụng,…. Đó là lý do tại sao khả năng cảm nhận cảm xúc lại là một dạng trí thông minh.

● Quyết định cách ứng xử

Bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình nhưng bạn có thể quyết định phản ứng với chúng như thế nào. Nếu bạn có vấn đề với việc chỉ trích trong cơn giận hay đóng sập bản thân với bên ngoài khi bị tổn thương, hãy nghĩ về cách phản ứng mà bạn muốn thay thế. Thay vì để cảm xúc lấn át, hãy quyết định lần sau bạn sẽ phản ứng ra sao khi

Đừng tìm tới những thói quen mang tính chạy trốn. Không dễ cho phép những cảm giác tồi tệ nổi lên trọn vẹn, và nhiều người muốn nhấn chìm chúng bằng cách

uống như hũ chìm, xem ti vi quá nhiều, hay chuyển qua các thói quen làm tê liệt nỗi đau. Khi bạn làm điều này đủ nhiều, EQ của bạn sẽ chịu trận. (wikiHow, 2021)

3.2.2. Kết nối với người khác

● Lắng nghe cảm xúc của người khác  Hãy cởi mở và hòa đồng

Chúng ta đều biết rằng những mối quan hệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, để bắt đầu một mối quan hệ mới không dễ dàng với nhiều người, có nhiều nguyên nhân đã được nêu ra ở trên. Thật khó để chúng ta thay đổi một suy nghĩ, một thói quen và bước ra ngoài vùng an toàn của mình. Nhưng một khi bạn dám làm, vô vàn cơ hội sẽ mở ra. Một trí óc rộng mở sẽ nhìn thấy những tiềm năng, đó chính là biểu hiện của EQ cao. Vì thế, hãy mở lòng, đón nhận những người mới với những điều mới mẻ.

 Hãy thông cảm và thấu hiểu

Thông cảm có nghĩa là có khả năng nhận biết những người khác đang cảm thấy thế nào, và chia sẻ cảm xúc với họ. Là một người lắng nghe chủ động và thực sự chú ý tới những gì mọi người đang nói có thể giúp bạn có cảm nhận tốt hơn về cảm giác của họ. Khi bạn có thể dùng những thông tin đó hỗ trợ việc ra quyết định và cải thiện những mối quan hệ của mình, đó là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc.

Để cải thiện khả năng thông cảm, hãy đặt mình vào vị trí của người khác. Hãy nghĩ bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn ở trong tình cảnh của họ. Hãy chủ động hình dung việc trải nghiệm mà họ đang trải qua như thế nào cũng như những sự hỗ trợ hay quan tâm nào có thể giảm nhẹ khó khăn của họ. Khi bạn thấy ai đó đang có cảm xúc mạnh, hãy tự hỏi bản thân, “Mình sẽ phản ứng thế nào trong cùng tình huống?”  Đọc ngôn ngữ cơ thể.

Cố gắng hiểu những gì ẩn giấu đằng sau và nhận ra cảm xúc thực sự của người khác bằng cách quan sát biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Thường thì mọi người nói một đằng trong khi khuôn mặt họ cho thấy vẫn còn sự thật nằm sâu hơn. Hãy thực hành quan sát và nhận ra những biểu cảm kín đáo hơn khi mọi người truyền đạt cảm xúc của họ. (wikiHow, 2021)

Nếu bạn không có kỹ năng trong việc diễn giải biểu cảm trên khuôn mặt, hãy thử một số mẹo kiểm tra nho nhỏ như: giọng nói cao hơn cho thấy ai đó đang bị căng thẳng; chớp mắt nhiều và cơ mặt co giãn liên tục cho thấy người đó đang lo lắng,…

Quan tâm đến người khác không làm giảm nhận thức về bản thân của bạn. Bằng cách đầu tư thời gian và nỗ lực để thực sự chú ý đến người khác, bạn sẽ thực sự có được cái nhìn sâu sắc về trạng thái cảm xúc của chính mình cũng như các giá trị và niềm tin của bạn. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy khó chịu khi nghe người khác bày tỏ quan điểm nhất định, bạn sẽ học được điều gì đó quan trọng về bản thân. (Jeanne Segal, Ph.D., Melinda Smith, MA, Lawrence Robinson và Jennifer Shubin, 2020) ● Tác động của bản thân đến người khác

Mỗi hành động, lời nói của bạn đều có thể tạo ra những tác động nhỏ đến rất lớn. Khi bạn tích cực, tràn đầy sức sống, bạn sẽ tỏa ra năng lượng tích cực và lan tỏa đến những người ở gần bạn. Ngược lại, khi bạn u buồn, tức giận,…một loại năng lượng tiêu cực sẽ tỏa ra và khiến mọi người cảm thấy u ám theo. Chính vì thế, hãy để ý xem bạn có xu hướng khiến mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hay giận dữ, khó chịu. Hỏi bạn bè tin cẩn hay những người thân yêu họ nghĩ gì về điểm nào trong cảm xúc của bạn cần cải thiện. ( Lắng nghe và chọn lọc điều bạn cho là đúng và sửa đổi). (wikiHow, 2021)

● Thực hành trung thực về mặt cảm xúc.

Nếu bạn nói bạn “ổn” và mặt mày cau có, bạn đang giao tiếp không trung thực. Hãy thực hành mở lòng với cảm xúc, để mọi người có thể hiểu bạn tốt hơn. Hãy cho mọi người biết khi bạn đang bực tức, và chia sẻ hạnh phúc cũng như niềm vui. Là "chính mình" giúp người khác thực sự hiểu bạn, và họ sẽ tin bạn hơn nếu họ biết lý do của bạn. Tuy nhiên, hãy hiểu rằng có giới hạn: hãy kiểm soát cảm xúc của bạn đừng để nó làm tổn thương người khác. (wikiHow, 2021)

3.2.3. Thực hành trong cuộc sống

● Xác định những điểm chưa tốt

Có bốn yếu tố cốt lõi của trí tuệ cảm xúc có thể giúp bạn có một đời sống cân bằng. Hãy đọc kỹ và quyết định bạn nên cải thiện ở điểm nào, sau đó tiến hành các bước luyện tập những kỹ năng đó:

 Tự nhận thức: Khả năng nhận biết cảm xúc thực sự của chính mình và hiểu nguồn gốc của chúng. Tự nhận thức có nghĩa là biết được sức mạnh và hạn chế của mình.

 Tự chủ: Khả năng trì hoãn sự sung sướng, cân bằng nhu cầu của bạn và của người khác, chủ động sáng tạo và lùi xa tính bốc đồng. Tự quản lý nghĩa là có thể đối mặt với thay đổi và giữ cam kết.

 Ý thức xã hội: Khả năng bắt nhịp với cảm xúc và quan ngại của người khác, cũng như khả năng nhận thấy và thích ứng với những tín hiệu xã hội. Ý thức xã hội có nghĩa là có thể thấy được những động lực sức mạnh đang hiện diện trong bất cứ nhóm hay bối cảnh tổ chức nào.

 Quản lý quan hệ: Khả năng hòa hợp với người khác, xử lý xung đột, truyền cảm hứng cũng như có sức ảnh hưởng tới mọi người và truyền đạt rõ ràng.

(wikiHow, 2021) ● Cải thiện những điểm chưa tốt

Từ việc xác định được những vấn đề cần cải thiện của bạn thân, bạn hãy đưa ra một danh sách những việc bạn cần làm để dần chuyển hóa những điểm chưa tốt đó.

Căng thẳng là một từ chung để chỉ việc cảm thấy quá tải bởi hàng loạt cảm xúc khác nhau. Xác định nguồn gây căng thẳng cho bạn, và những gì có thể giúp giải tỏa nó. Lập danh sách những loại hình giải tỏa căng thẳng hiệu quả, như đi chơi với bạn bè hoặc dạo bộ trong công viên, và áp dụng chúng. Bên cạnh đó, hãy tiếp nhận hỗ trợ nếu bạn cần. Nếu căng thẳng quá tải đến mức không thể giải quyết một mình, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ trị liệu viên hoặc bác sĩ tâm lý, những người có thể đưa cho bạn công cụ để giải quyết chúng (và giúp bạn tăng EQ trong quá trình này). (wikiHow, 2021) ● Trở nên tích cực

Khi bạn lạc quan, sẽ dễ dàng hơn để thấy được vẻ đẹp trong cuộc sống và trong những điều hàng ngày cũng như lan tỏa cảm giác đó ra xung quanh. Lạc quan dẫn tới sự thỏa mãn trong cảm xúc và những cơ hội lớn hơn - mọi người muốn ở cạnh một người lạc quan và điều này thu hút họ đến với bạn, với tất cả những cơ hội mà việc có nhiều kết nối hơn mang lại.

 Tính tiêu cực khiến mọi người chỉ tập trung vào những khả năng xảy ra sai sót mà không phải xây dựng sự kiên cường.

   

 Những người với EQ cao có xu hướng biết dùng sự hài hước và vui vẻ để khiến bản thân và người khác cảm thấy an toàn và hạnh phúc hơn. Hãy sử dụng tiếng cười để đi qua những giai đoạn gian khó. (wikiHow, 2021)

KẾT LUẬN

Từ các kết quả thông qua nghiên cứu lý luận, vai trò, thực trạng và giải pháp về trình độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương mà nhóm em thu được, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Trí tuệ cảm xúc được xem là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình.

2. Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lí phức tạp, có cấu trúc phức hợp gồm nhiều thành phần, có tính độc lập nhưng không tĩnh tại mà nó có thể phát triển khi cá nhân luyện tập và được giáo dục.

3. Trí tuệ cảm xúc có vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động cá nhân, đặc biệt là với sinh viên trường Đại học Ngoại Thương trong quá trình học tập, xây dựng lên ý chí, tinh thần tốt và hiệu quả trong cuộc sống và cả công việc trong tương lai.

4. Sinh viên trường Đại học Ngoại thương có trình độ trí tuệ cảm xúc ở mức ổn và nhận thức hiểu biết về trí tuệ cảm xúc hầu hết ở mức nhận biết, chưa tìm hiểu sâu hơn và chưa nhận thức được tầm quan trọng của nó. Vấn đề và nguyên nhân gặp phải của sinh viên chủ yếu là ở tâm sinh lý, bản thân con người của chính sinh viên,

5. Để nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương cần sự hỗ trợ tạo điều kiện từ phía nhà trường để nâng cao nhận thức và hiểu biết của sinh viên qua các bài học trên lớp, buổi tọa đàm hay tư vấn tâm lý. Ngoài ra chính bản thân sinh viên cũng có thể tự đánh giá, kết nối, lắng nghe thấu hiểu cảm xúc của bản thân và thực hành thường xuyên trong đời sống hàng ngày. 6. Do có giới hạn về kiến thức hiểu biết và việc tìm kiếm nghiên cứu nên nhóm

chúng em vẫn còn gặp phải hạn chế trong việc tìm ra nhiều giải pháp hơn đối với việc phát triển cảm xúc của sinh viên đặc biệt là giải pháp đến từ phía cộng đồng xã hội. Ngoài ra nhóm vẫn còn thiếu sót trong tìm hiểu những nguyên nhân, vấn đề gốc rễ và từ bên ngoài mà sinh viên đang còn gặp phải trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh (2001) Tâm lý học trí tuệ¸ NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Dung (2002) Một biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc để cải thiện kết quả chủ nhiệm lớp của giáo viên trường trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lý học số 9 tháng 9/2007.

3. Dương Thị Hoàng Yến (2010) nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học chuyên ngành, Viện Tâm lý học, Viện khoa học xã hội Việt Nam

4. Trần Trọng Thủy (1992) Khoa học chẩn đoán Tâm lý, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Thị Hiền (2007) Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc với việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên trường CĐSP Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội.

6. Đỗ Thị Hiền (2008) Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, Luận án tiến sĩ, ĐHQG Hà Nội.

8. Daniel Goleman (1995) Trí tuệ xúc cảm Làm thế nào để biến những xúc cảm của bạn thành trí tuệ, NXB Lao động – Xã hội, tr.20.

9. Roger Fisher, Daniel Shapiro (2009) Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc, NXB Trẻ, tr.3 10. Đinh Phương Duy (2009) Tâm lý học, NXB Giáo dục, tr.95.

11.Nguyễn, Cầu (2018). Trí tuệ cảm xúc EQ. [online] Bác sĩ Cầu. Available at

http://bacsicau.vn/tri-tue-cam-xuc-eq.html [Accessed 23 May. 2021]

12.Jeanne Segal ( 2020). Improving Emotional Intelligence (EQ). [online] Help Guide.

Available at https://www.helpguide.org/articles/mental-health/emotional-

intelligence-eq.htm [Accessed 23 May. 2021]

13.M Mikolajczak (2014). The impact of emotional intelligence on physical health.

[online] Science Direct. Available at:

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0-191886913006909 [Accessed 23 May. 2021]

14.Cary Cherniss (2000). Emotional Intelligence: What it is and why it Matters

[online] Consortion for Reasearch on Emotional Intelligence in Organization. Available at:

http://www.eiconsortium.org/reports/what_is_emotional_intelligence.html

[Accessed 23 May. 2021]

15.Trường Đại học Ngoại thương (2021) . Mục tiêu đào tạo và triết lí giao dục của trường Đại học Ngoại thương [online] TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Available at: https://bitly.com.vn/90uc6b [Accessed 23 May. 2021]

16.Ecom Scotland (2020) . Top 10 skills your workforce will need in 2020 [online] Available at: https://www.ecomscotland.com/news/top-10-skills-your-workforce-

will-need-in-2020/ [Accessed 23 May. 2021]

17.wikiHow. 2021. Cách để Phát triển Trí tuệ Cảm xúc: 14 Bước (kèm Ảnh) – wikiHow. [ONLINE] Available at: https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A1t-tri %E1%BB%83n-Tr%C3%AD-tu%E1%BB%87-C%E1%BA%A3m-x %C3%BAc#Tham_kh.E1.BA.A3o. [Accessed 23 May 2021].

18.Melinda. 2021. Improving Emotional Intelligence (EQ) - HelpGuide.org. [ONLINE] Available at: https://www.helpguide.org/articles/mental- health/emotional-intelligence-eq.htm. [Accessed 23 May 2021].

PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi điều tra khảo sát

Câu hỏi Câu trả lời

Bạn đã bao giờ nghe đến Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EI) trước đây chưa?

 Chưa nghe bao giờ  Một vài lần  Rất nhiều lần

Nếu đã từng nghe/biết qua về EI, bạn tìm hiểu thông tin đó ở đâu?

 Sách, báo, phim, truyện...

 Các trang mạng xã hội, trang web trên Internet  Qua bạn bè, người thân

 Khác… Theo suy nghĩ của

bạn, Trí tuệ cảm xúc (EI) có nghĩa là gì nhỉ?

 Sự thông minh của não bộ con người, một trí tuệ vô cùng tuyệt vời, thể hiện sự tư duy logic, tính toán tốt, nhanh nhạy

 Khả năng tự nhận thức, thấu hiểu về cảm nhận, hành vi, phản ứng của bản thân hoặc của người khác

 Khả năng điều chỉnh cảm xúc, hành vi cá nhân sao cho phù hợp với mục đích

 Khả năng làm chủ các mối quan hệ người – người, dễ dàng tiếp xúc với người khác

 Khả năng thấu cảm, đồng cảm, đánh giá đúng, thúc đẩy và truyền cảm hứng, khuyến khích và an ủi người khác.

Một phần của tài liệu Việc phát triển trí tuệ cảm xúc đối với sinh viên trường đại học ngoại thương (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)