1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế

27 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020, theo Quyết định448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1514/QĐ

Trang 1

-HÀ NỘI - 2017

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Tổng cục Hải quan

- Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổchức thương mại thế giới (WTO), là thành viên của cộng đồng kinh tếcác nước Đông Nam Á (AEC) Trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng vớinền kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải nhanh chóng thúc đẩy cải cách,phát triển, hiện đại hoá cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung vàchính sách quản lý kinh tế đối ngoại, chính sách thương mại, chính sáchquản lý nhà nước về hải quan nói riêng để thích ứng với tình hình mớinhằm vừa tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế vừađảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật, đảmbảo an ninh, chủ quyền và lợi ích kinh tế quốc gia

Với nhiệm vụ gác cửa biên giới về kinh tế của đất nước, thu hút các

“làn gió lành” và ngăn chặn những “làn gió độc” thổi vào nước ta,ngành Hải quan đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đốingoại, xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, hội nhập với khu vực và thế giới,góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020, theo Quyết định448/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1514/QĐ-BTC của

Bộ trưởng Bộ Tài chính, công tác nhân lực mặc dù đã được nâng caohơn về chất lượng đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhưng vẫn chưa đạt tiêuchuẩn theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới, chưa ngangbằng với nhóm ASEAN-4 và nhiều nước phát triển Bên cạnh đó, vềmặt số lượng, nhân lực Hải quan chưa có sự rà soát đánh giá xây dựngtheo vị trí việc làm, cơ cấu tổ chức chưa thay đổi để đáp ứng theo môhình hải quan điện tử, một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và theo Nghịquyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biênchế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Với lý do trên, vấn đề “Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về nhân lực để hiện đạihóa hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích và đánh giá thựctrạng nhân lực hải quan theo yêu cầu hiện đại hóa Hải quan Việt Nam; đềxuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nhân lực để đẩy nhanh quá

Trang 4

trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc

tế của đất nước thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ

Một là, hệ thống hóa có bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận

về nhân lực hải quan trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóahải quan trong hội nhập quốc tế

Hai là, khảo cứu kinh nghiệm phát triển nhân lực để hiện đại hóa

hải quan tại một số nước trên thế giới có hoàn cảnh tương đồng điềukiện kinh tế - xã hội với Việt Nam từ đó rút ra bài học cho nhân lực Hảiquan Việt Nam

Ba là, phân tích và đánh giá về thực trạng nhân lực Hải quan Việt

Nam để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan hiện nay; chỉ rõ nguyênnhân và những vấn đề đưa ra cần giải quyết trước yêu cầu hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng

Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nhân

lực để đẩy mạnh hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân lực ngành Hải quan với tưcách là lực lượng, chủ thể của quá trình hiện đại hóa hải quan

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả sẽ tậptrung nghiên cứu nhân lực với tính cách là nhân tố nội tại, cốt lõi có mặt đếnthời điểm nghiên cứu trong lực lượng hải quan mà không đề cập đến nhữngcán bộ lão thành đã nghỉ hưu hay cơ quan chỉ đạo trực tiếp là Bộ Tài chính vàlãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Phạm trù nhân lực được tiếp cận trongluận án là những thực thể nhân lực tồn tại ở trạng thái hiện hữu và được đặttrong mối quan hệ với phạm trù nguồn nhân lực - bộ phận nhân lực đang trongquá trình vận động, hình thành, phát triển để có được trạng thái hiện hữu đó

Về không gian: trên phạm vi toàn quốc - nơi có các tổ chức Hảiquan, tại cả ba cấp là khối cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục Hải quantỉnh, liên tỉnh thành phố; Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương;

Về thời gian: với đánh giá thực trạng, số liệu phân tích theo kếhoạch hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2015; với đề xuất phươnghướng và giải pháp, từ nay đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

Trang 5

4 Những đóng góp mới của luận án

Một là, đưa ra khái niệm về nhân lực Hải quan Việt Nam;

Hai là, làm rõ vai trò của nhân lực với tư cách là yếu tố quan trọng

để hiện đại hóa hải quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, đưa ra hệ thốngtiêu chí đánh giá nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan, xácđịnh các yếu tố chủ yếu tác động tới nhân lực hiện đại hóa hải quantrong hội nhập quốc tế

Ba là, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng nhân lực hiện đại hóa

hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011-2015 đã chỉ

ra những hạn chế chủ yếu về nhân lực Hải quan Việt Nam;

Bốn là, phân tích chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đã nêu trên Năm là, đã đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực thúc đẩy hiện đại

hóa hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế đến năm 2035

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

* Về tính lý luận

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham cho các cơ sở đào tạo đạihọc và sau đại học về nhân lực, nhân lực chất lượng cao, cho các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhân lực Hải quan Việt Nam

- Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến nhân lực hải quan trong hội nhập quốc tế

* Về tính thực tiễn

Luận án sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước(ngành Hải quan) trong triển khai nghiên cứu cơ chế, chính sách vềnhân lực hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan và tiến tới hộinhập quốc tế ngày một sâu, rộng

6 Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã tổng hợp nêu trên,

có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài là các tài liệu quý bởi cácthông tin được cập nhật và gợi mở những ý tưởng nghiên cứu Nội dungcốt lõi mà các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu luận giải gồm:

Trang 6

- Khẳng định được tầm quan trọng của công tác xây dựng chiến lượcphát triển nhân lực hải quan trên bình diện quốc gia, đồng thời khẳngđịnh yêu cầu bám sát, thỏa mãn nhu cầu nhân lực trong ngắn hạn, cũngnhư dài hạn cả về số lượng, chất lượng, trình độ.

- Công tác xây dựng và phát triển nhân lực hải quan cần phải thayđổi về cả về hình thức, thời gian, đối tượng, nội dung đào tạo phù hợpvới yêu cầu mới về hội nhập quốc tế

-Để quản lý và sử dụng cán bộ có hiệu quả thì phải tích cực cải cáchhành chính, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, phân tích về năng lựclàm việc của cán bộ; đơn giản hóa các quy định, thủ tục để phòng chốngnhũng nhiễu; tăng cường liêm chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

- Để duy trì, thu hút nhân lực chất lượng cao, ngoài đảm bảo chế độ,chính sách cho cán bộ, người lãnh đạo, quản lý phải biết cách khích lệ,tạo niềm tin, kỳ vọng cho cán bộ, công chức làm việc để tạo ra đượchiệu quả cao nhất cho họ cũng như cho tập thể Xây dựng môi trườnglàm việc văn minh, chuyên nghiệp và giá trị cốt lõi là đạo đức nghềnghiệp để gắn kết người lao động với tập thể, đơn vị

Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu sâu và tương đối kỹ một sốkhía cạnh về chiến lược, cơ chế, chính sách, chú trọng công tác đào tạo,bồi dưỡng nhân lực hải quan

Tuy nhiên, nghiên cứu một cách tổng thể, thống nhất về nhân lực đểhiện đại hóa hải quan Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế thì vẫn làkhoảng trống Bên cạnh đó, dưới góc độ tiếp cận của đề tài này cầnđược tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhân

lực hải quan như khái niệm, đặc trưng, vai trò, mối quan hệ giữa nhânlực và chất lượng công việc; những yếu tố làm cản trở công tác pháttriển nhân lực, kinh nghiệm phát triển nhân lực,…

Hai là, xem xét đặc thù nhân lực Hải quan Việt Nam trong mối quan

hệ so sánh với nhân lực đang làm việc tại các bộ, ngành khác, từ đó rút

ra những yêu cầu chủ yếu về số lượng, cơ cấu, phẩm chất đạo đức, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực hải quan theo hướng hiện đạiphù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Ba là, đánh giá thực trạng nhân lực Hải quan Việt Nam, đặc biệt

trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Bốn là, đề xuất giải pháp cơ bản để phát triển nhân lực Hải quan Việt Nam

đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035

Trang 7

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN LỰC

ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN LỰC HIỆN ĐẠI HÓA

HẢI QUAN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1.1 Khái niệm nhân lực và nhân lực hải quan

2.1.1.1 Khái niệm nhân lực

Xuất phát từ luận điểm sản xuất vật chất là điều kiện tồn tại của nhânloại, con người là trung tâm của quá trình lao động sản xuất của C.Mác,theo đó, nhân lực được tiếp cận từ góc độ những con người lao động tồn tạitrong thực tế là những sức lao động, trong lực lượng sản xuất của nhânloại Sức lao động không chỉ là yếu tố cần có của sản xuất, mà còn phảiphát triển phù hợp với trình độ của sản xuất Trong quá trình phát triển củasản xuất xã hội sức lao động không ngừng được hoàn thiện, phát triển Sựhình thành và phát triển của kinh tế thị trường đã tạo ra những điều kiệnmới cho sự phát triển của sức lao động So với những hàng hóa khác là yếu

tố đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh, sức lao động ngày càngđược nhận thức đầy đủ hơn với tư cách là nguồn lực quan trọng

Khi nói tới nhân lực, trước hết đó là toàn bộ những người lao độngđang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội

và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào các quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội Do vậy, nhân lực không chỉ đơn thuần là sốlượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm một tổng thể các yếu tốthể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc Tất

cả những yếu tố này thuộc về chất lượng nhân lực Cùng với đó, nói tớinhân lực, còn phải nói đến cơ cấu hợp thành nhân lực, bao gồm cả cơcấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lứa tuổi…

2.1.1.2 Khái niệm về nhân lực hải quan

Nhân lực hải quan là bộ phận nhân lực làm việc trong ngành Hảiquan, bao gồm: nhân lực tại các cơ quan chức năng của khối cơ quanTổng cục Hải quan, tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố, các chi cục,

đội kiểm soát hải quan Nhân lực hải quan là bộ phận đặc thù của nhân lực quản lý nhà nước với số lượng, chất lượng và cơ cấu cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trong từng giai đoạn phát triển của quốc gia.

2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hóa hải quan

2.1.2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế

* Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 8

Sự phát triển của phân công lao động trên bình diện quốc tế, sựphát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của phân công laođộng của mỗi quốc gia đòi hỏi phải tiến hành hội nhập quốc tế.

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đã thúc đẩy nhanh

sự phát triển của lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia, cũng như trình

độ phát triển của phân công lao động trên bình diện quốc tế, tạo thànhđộng lực thúc đẩy quá trình hội nhập Hội nhập diễn ra dưới nhiều hìnhthức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấpđến cao

Ở Việt Nam, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được

sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gianhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vàcác thể chế kinh tế quốc tế khác Những năm gần đây, cụm từ “hội nhậpquốc tế” được xuất hiện thường xuyên và có nghĩa rộng hợn hội nhậpkinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơnthuần là giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan, mà đã được mởrộng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế - thươngmại, nhằm mục tiêu mở rộng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại

bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại quốc tế

* Các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Mức độ hội nhập được thực hiện ở các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương

- Ở cấp độ đơn phương, mỗi nước tự mình thực hiện những

biện pháp mở cửa, tự do hóa trong những lĩnh vực nhất định có mụctiêu chụ thể Trong lĩnh vực Hải quan Việt Nam, hình thức này được thểhiện đặc biệt rõ trong giai đoạn cải cách thủ tục hải quan 2011-2015,với những kết quả rất tích cực Ngành Hải quan được Chính phủ vàcông luận ghi nhận là một trong những ngành đi đầu trong cải cách thủtục hành chính

- Ở cấp độ song phương, nhiều nước cùng đàm phán để ký với

nhau các hiệp định song phương trên cơ sở các nguyên tắc của khu mậudịch tự do hoặc ở mức độ nào đó của liên kết kinh tế quốc tế Theo xuthế này, Hải quan Việt Nam đã đàm phán và ký kết nhiều văn kiện hợptác hải quan song phương nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quan hệthương mại, đầu tư, du lịch,… giữa hai nước thông qua các biện phápphối hợp nghiệp vụ hải quan, qua xác định các chuẩn mực nghiệp vụhải quan chung cần hướng tới

Trang 9

- Ở cấp độ đa phương, nhiều nước cùng nhau thành lập hoặc

tham gia vào các định chế, tổ chức kinh tế khu vực hoặc toàn cầu Nhìnchung, các định chế, tổ chức kinh tế khu vực ngày nay thường vận hànhtrên cơ sở các nguyên tắc nền tảng của WTO (ký kết và tham gia cácđịnh chế và tổ chức kinh tế quốc tế; tiến hành các công việc cần thiết ởtừng nước để bảo đảm đạt được mục tiêu của quá trình hội nhập và thựchiện các quy định về hội nhập)

* Các mô hình hội nhập liên quan đến hải quan

Luận án giới thiệu một số mô hình hội nhập quốc tế phổ bienshiện na, như: Khu vực mậu dịch tự do (FTA-Free Trade Area); Liênminh thuế quan; Thị trường chung; Đồng minh tiền tệ; Liên minh kinhtế; Diễn đàn hợp tác kinh tế; Thỏa thuận thương mại…

2.1.2.2 Hiện đại hóa hải quan

* Khái niệm về hiện đại hóa hải quan

Để nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan các quốc gia đều phảikhông ngừng hoàn thiện và hiện đại hóa; thống nhất quan điểm hiện đạihóa hải quan là một quá trình với những nội dung hết sức cụ thể VớiViệt Nam, công tác này của ngành Hải quan đã sớm được triển khai từnăm 2004 đến nay thể hiện bằng các chiến lược, kế hoạch của Chínhphủ, Bộ Tài chính Khái niệm về hiện đại hóa hải quan không phải làmới nhưng nó được hoàn thiện theo từng giai đoạn hội nhập, phát triển

Vì vậy, nhân lực hải quan Việt Nam cũng bắt buộc phải nâng cao, pháttriển cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới

Cùng với trình bày về khai niệm hiện đại hóa hải quan, luận áncũng đưa ra va bàn luận về hai vấn đề khác, đó là “Xu hướng tất yếuhiện đại hóa hải quan”, “ Tiêu chuẩn hiện đại hóa hải quan”

Nội dung chính của tiểu tiết này là trình bày về “Nội dung hiện đại hóa hải quan

Nội dung hiện đại hóa của hải quan được pháp luật về hải quanquy định ở một số vấn đề lớn, mang tính định hướng, đó là: Xây dựng,hoàn thiện thể chế; cải cách thủ tục hành chính; phát triển nhân lực phùhợp với quá trình hiện đại hóa; đầu tư trang bị máy móc, ứng dụng côngnghệ hiện đại

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế:

Xây dựng hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng

bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩnmực, cam kết quốc tế Nhằm tăng cường tính minh bạch, khuyến khích

Trang 10

người dân, doanh nghiệp tuân thủ pháp luật nói chung và các quy định tại văn bản pháp luật hải quan.

- Cải cách thủ tục hành chính hải quan

Thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, tự động hóa vàhài hòa hóa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế Qua đó nhằmgiảm chi phí, giảm thời gian, tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh chodoanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài

- Phát triển nhân lực phù hợp với quá trình hiện đại hóa

Đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng công chức đáp ứng yêu cầucải cách hiện đại hóa và cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý Nhân lực hảiquan là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bạicủa công cuộc cải cách, phát triển, hiện đại hóa hải quan, hội nhập kinh

tế của mỗi quốc gia

- Đầu tư trang bị máy móc, ứng dụng công nghệ hiện đại

Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan hiện đại trênnền tảng tập trung hoá xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năngnghiệp vụ hải quan cơ bản Tạo thuận lợi trong quá trình khai báo hảiquan, tăng tính chính xác và xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thực hiệncam kết trong quá trình hội nhập kết nối với các nước trong khu vực

2.1.2 Đặc điểm nhân lực hải quan

Ngoài những đặc điểm chung của nhân lực quản lý nhà nước, nhân

lực hải quan có một số đặc điểm riêng Một là, là bộ phận nhân lực có

yêu cầu cao về tính chuyên biệt, đòi hỏi phải được đào tạo và bồi dưỡng

kỹ lưỡng; Hai là, trong điều kiện cơ chế thị trường, nhân lực hải quan là

bộ phận có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với tiền bạc, rất dễ bị lợi ích riêng chi phối, làm phương hại đến lợi ích chung Ba là, nhân lực hải

quan là lực lượng đại diện cho pháp luật và văn hóa quốc gia trongquan hệ với các đối tác nước ngoài, đòi hỏi phải vừa có tâm, vừa phải

có tầm và trí tuệ tương xứng với công việc đảm nhiệm

2.1.3 Vai trò của nhân lực để hiện đại hóa hải quan

Là yếu tố đảm bảo tính liên tục, hiệu quả trong quá trình hiện đạihóa hải quan; Là người tính và đề xuất các chính sách thuế xuất nhậpkhẩu; Là lực lượng quyết định trong ứng dụng các thành tựu khoa học,

kỹ thuật, công nghệ trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho quá trình thôngquan hàng hóa, kiểm tra, giám sát hải quan; Là lực lượng tạo thuận lợicho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, góp phần thúc đẩy hoạtđộng thương mại quốc tế,… trong quá trình hiện đại hóa hải quan

Trang 11

2.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan trong hội nhập quốc tế

Nhận diện nhân lực hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Hải quanViệt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế tuy là vấn đề có nội dungmang tính trừu tượng cao với nhiều khía cạnh rất phức tạp, nhưng hoàntoàn có thể làm được điều đó nếu xác định được các tiêu chí đúng Đểxác định tiêu chí, cần căn cứ vào nội dung các vấn đề cần nhận diện,xây dựng thành các tiêu chí hoặc các nhóm tiêu chí nhất định Mỗi tiêuchí có thể gồm một, hoặc một số chỉ số cụ thể, chúng hợp thành “bộthước” đo để xem xét, nhận diện hoặc đánh giá đối với vấn đề cầnnghiên cứu Về nguyên tắc, nội dung các tiêu chí phải phản ánh đượctất cả những vấn đề cấu thành nhân lực hải quan đáp ứng yêu cầu hiệnđại hóa Và cũng những tiêu chí đó sẽ được sử dụng trong đánh giá thựctrạng nhân lực hải quan hiện nay có đáp ứng yêu cầu hiện đại hóangành Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế hay không?

2.2.1 Hệ thống các nhóm tiêu chí đánh giá

Nhóm tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực

Về số lượng: Ngành Hải quan phải có đủ nhân lực về mặt số lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; Về chất lượng: Ngành Hải

quan phải có lực lượng nhân lực hội đủ những yêu cầu về mặt chấtlượng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao và mục tiêu hiện đại

hóa trong hội nhập quốc tế; Về cơ cấu tổ chức:Lực lượng nhân lực

ngành Hải quan phải có cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu nhân lực ở tất cảcác cấp, bộ phận chuyên môn trước đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị ngày

một đa dạng Ngoài ba tiêu chí trên, tiêu chí thứ tư là, những người làm

trong lĩnh vực tham mưu xây dựng chính sách, hoàn thiện chính sáchpháp luật hải quan phải có trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, cáccông ước, điều ước quốc tế, hiệp định đa phương và song phương.Đồng thời cán bộ, công chức hải quan thực hiện công tác hợp tác, đốingoại, đàm phán, trao đổi nghiệp vụ phải thành thạo ít nhất một trongnăm ngôn ngữ chung của thế giới

2.2.1.2 Nhóm tiêu chí đánh giá về tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, quản lý sử dụng, chế độ đãi ngộ nhân lực đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa hải quan trong hội nhập quốc tế.

Về tuyển dụng: Hình thức là thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận công

chức chuyển ngành Xác định người mới tuyển dụng đã có thời gian, kinh

Trang 12

nghiệm công tác chưa, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp họsớm đáp ứng yêu cầu công việc; Cán bộ, công chức được tuyển có đúng

với khung năng lực, vị trí việc làm không; Về đào tạo, bồi dưỡng: Tính kịp

thời để đáp ứng công việc của công tác đào tạo; Tính chuyên sâu của công

tác đào tạo, bồi dưỡng Về quản lý, sử dụng: Đánh giá chất lượng, hiệu quả

qua thực hiện công việc; Đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ, côngchức; Đánh giá việc triển khai thực hiện công tác điều động, luân chuyển,chuyển đổi vị trí công tác; Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ; Chỉ

tiêu về khen thưởng, kỷ luật; Tiêu chí đánh giá về chế độ đãi ngộ: Mức thu

nhập bình quân mỗi cán bộ, công chức được hưởng hàng năm; Các chế độđãi ngộ mà mỗi cán bộ, công chức Hải quan đang được hưởng như là thâmniên, ưu đãi nghề, chế độ đặc thù khác; Tính kịp thời, thường xuyên trangcấp chế phục, trang bị công cụ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đảm bảohiệu quả, an toàn trong quá trình thực thi công vụ

2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực để hiện đại hóa hải quan

Nhóm những nhân tố bên trong cơ quan Hải quan: Tính hợp lý về

số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Hải quan;Chính sách tuyển dụng, bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ của ngành Hảiquan; Tính hợp lý trong những chế độ, chính sách đối với công chứccủa ngành Hải quan; Những chủ trương chính sách thực hiện về đàotạo, bồi dưỡng của Ngành; Ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu, nỗ lực,thái độ cầu thị, đạo đức nghề nghiệp

Nhân tố bên ngoài cơ quan hải quan: Xu hướng hội nhập kinh tế

quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam; Tính hợp lý, đồng bộ của hệthống pháp luật về hải quan và các quy trình nghiệp vụ liên quan; Trình

độ phát triển khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin của quốc gia vàmức độ ứng dụng các thành tựu đó vào hoạt động quản lý nhà nước vềHải quan

2.3 Kinh nghiệm về đảm bảo nhân lực để hiện đại hóa hải quan trong hội nhập quốc tế và bài học rút ra cho Hải quan VN

2.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về nhân lực hiện đại hóa hải quan để hội nhập quốc tế

Luận án đã khảo sát kinh nghiệm của các nước Pháp, Nhật Bản,Malaysia qua hệ thống các tài liệu hiện có Đây là những nước đã thựchiện đại hóa hải quan từ khá lâu Kinh nghiệm của họ về nhân lực đểhiện đại hóa hải quan trong hội nhập quốc tê là khá phong phú để ViệtNam có thể học tập

Trang 13

2.3.2 Bài học rút ra cho Hải quan Việt Nam

Một là, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của

nhân lực hải quan đối với phát triển cải cách, hiện đại hóa ngành Hảiquan trong hội nhập quốc tế để có những chính sách, biện pháp trướcmắt và lâu dài phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hải quan, tạo tiền đềcho ngành Hải quan phát triển và chủ động hội nhập quốc tế

Hai là, năng lực và tư chất của con người là do giáo dục đào tạo quyết

định Do vậy, phải luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng côngchức hải quan về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ

Ba là, phải thực hiện việc thi tuyển công khai, minh bạch mang tính

cạnh tranh cao giữa các ứng cử viên Đồng thời, xây dựng chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng cho công chức ngay từ khi mới vào ngành

Bốn là, cần đặc biệt lưu ý đến nhân lực trẻ, nhân lực được đào tạo bài

bản, có chuyên môn sâu Có chính sách để giữ chân, tạo sự yên tâm trongcông việc những người có tài, những chuyên gia giàu kinh nghiệm

Chương 3 THỰC TRẠNG NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN

VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.1 Tổng quan về hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội

nhập quốc tế

3.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Hải quan Việt Nam

Theo sử sách, hoạt động thuế quan của Việt Nam xuất hiện từ thời

Lý (thế kỷ XI) và trở thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương.Sau khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiết lập hệ thống thuế quankhá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương Khi đảo chính Pháp,nắm quyền cai trị Đông Dương từ 3/1945, Nhật Bản vẫn giữ nguyên môhình bộ máy và các luật lệ của thuế quan Pháp

Từ khi nước Việt Nan dân chủ cộng hòa được thành lập, nhiệm vụchính trị của Hải quan Việt Nam là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụcủa cách mạng Giai đọan 1945- 1954, tạo nguồn thu cho ngân sách quốcgia, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữavùng tự do và vùng tạm chiếm Giai đoạn 1954-1975, Hải quan Việt làcông cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoạithương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hoá phimậu dịch) tiếp nhận hàng hoá viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới Từsau Hiệp định Paris được ký kết, Hải quan Việt Nam tiến hành chuẩn bị cácđiều kiện triển khai công tác khi miền Nam được giải phóng Sau khi

Ngày đăng: 07/04/2022, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w