Tạo động lực phát triển nhân lực hải quan

Một phần của tài liệu Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 25 - 27)

Trong kinh tế thị trường, động lực quyết định mỗi con người hành động chính là các lợi ích. Lợi ích (trước hết là lợi ích vật chất) quyết định động cơ thái độ và quy định hành vi của mỗi con người trong cách hoạt động cụ thể (trong sản xuất, kinh doanh, trong lưu thông, phân phối…). Ngành hải quan phải xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với tính đặc thù nghề nghiệp (gồm: llương có bản, lương tối thiểu và hệ số đặc thù. Vận động sự tài trợ từ bên ngoài về tài chính, chuyên gia để triển khai một số công việc đột phá tại Việt Nam như: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Mỹ (USAID -GIG), Dự án của chính phủ Na Uy tài trợ thông qua Tổ chức Hải quan thế giới…

KẾT LUẬN

Trong tiến trình toàn cầu hóa, đường lối đối ngoại sẽ được cụ thế hóa rõ nét nhất bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Để hội nhập quốc tế có hiệu quả, ngành Hải quan Việt Nam có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại - trực tiếp là hoạt động XNK và thu hút đầu tư nước ngoài trong xu hướng thế giới đang đẩy mạnh hiện đại hóa hải quan. Điều đó buộc

ngành Hải quan Việt Nam cũng cần đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, trong đó có nhân lực là yếu tố giữ vai trò quyết định.

Với một quốc gia có xuất phát điểm về kinh tế thấp như Việt Nam, để có thể chuẩn bị nội lực đầy đủ cho hội nhập, hướng chính sách đối ngoại sẽ phải đảm bảo ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo thời điểm mở thị trường thích hợp để chúng ta có thể chuẩn bị hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chủ động và bền vững.

Hải quan là ngành có vị trí cực kỳ quan trọng trong nền hành chính công. Ngành Hải quan phát triển, đảm bảo cho ngân sách Nhà nước có điều kiện để ổn định nguồn thu. Chính vì thế cần phát triển chất lượng đội ngũ công chức ngành để hiện đại hóa Hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước.

Trong những năm qua, Chính phủ, của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã làm nhiều việc để nhân lực hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, bên cạnh những kết quả, ưu điểm, nhân lực Hải quan Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trước yêu cầu hiện đại hóa hải quan, yêu cầu hội nhập quốc tế.

Luận án “Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội

nhập quốc tế” góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung và

thực tiễn của Việt Nam về vai trò Nhà nước trong phát triển nhân lực ngành Hải quan, chủ yếu trên những khía cạnh xây dựng tổ chức, kế hoạch, công tác quản lý, công tác đào tạo bồi dưỡng, quản lý và đánh giá đề bạt cán bộ công chức. Từ thực tiễn những năm qua, luận án chỉ ra những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của thực trạng nhân lực ngành Hải quan hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất mục tiêu, phương hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường vai trò Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng nhân lực, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, chính sách đãi ngộ, cũng như các biện pháp về hoàn thiện tổ chức, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhằm đảm bảo phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển, hiện đại hóa ngành Hải quan.

Một phần của tài liệu Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w