SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ (Trang 25 - 28)

II.1. Các nhân tố vĩ mô

II.1.1 Nền kinh tế

Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, kinh tế thế giới đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát diễn ra tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, sự đổ vỡ của hệ thống các ngân hàng, những cơn sốt giá lương thực, thiếu hụt năng lượng … đã tạo ra nhiều thách thức đối với các DN nói chung và DN sản xuất giống gia cầm nói riêng.

Từ cuối năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã rơi và cuộc lạm phát phi mã. Lạm phát làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Hệ quả là

trong khi mọi mặt hàng đều tăng giá thì giá lương thực, thực phẩm trong đó có sản phẩm gia cầm lại đi xuống gây ảnh hưởng đến các DN kinh doanh trong ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

Lạm phát còn làm tăng giá nguyên liệu đầu vào. Giá nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi tăng với tốc độ chóng mặt. Giá ngô, nguyên liệu chủ yếu đã tăng từ 40-47%, đậu tương tăng từ 62-75%, ngoài ra các chi phí khác cũng tăng lên như chi phí thuê nhân công, giá điện, thuốc thú y…cũng liên tục tăng giá gây khó khăn lớn cho DN. Trong năm 2008 xảy ra nghịch lý đó là 8 tháng đầu năm giá trên thị trường của giống gia cầm là 8-9nghìn/con với giá thức ăn khoảng 4 nghìn đồng/kg thì đến những tháng cuối năm giá thức ăn tăng lên gấp đôi trong khi giá giống gia cầm chỉ còn 1 nửa. Điều này đã đẩy các DN sản xuất con giống vào tình trạng hết sức khó khăn, nhiều DN nhỏ không đủ tiềm lực về vốn đã phải bỏ cuộc.

Để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã chủ trương thắt chặt tín dụng và đầu tư, lãi suất ngân hàng có lúc tăng lên đến mức 20-21%/năm. Điều này đã làm nhiều DN trong đó có các DN SXKD gia cầm điêu đứng do một phần lớn vốn đầu tư vay từ ngân hàng.

Trong những năm qua Việt Nam đã đẩy mạnh hội Nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hiệp định song phương và đa phương đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong hội nhập. Việc thực hiện các cam kết này trong thời gian qua, đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế quan, đồng ý cho DN và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người trong nước và việc sửa đổi ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế thúc đẩy môi trường kinh doanh trong nước ngày càng có tính cạnh tranh khốc liệt hơn. Trong năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu số lượng gia cầm và sản phẩm gia cầm lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến 30/11/2008 số lượng gà giống ông bà mà các DN nhập khẩu là hơn 1,2 triệu con lớn gấp 2

lần so với năm 2007, điều này là tăng lượng con giống cung cấp ra thị trường lớn hơn gấp 1,5 lần so với năm 2007 khiến cho các DN trong ngành cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.Vấn đề thịt gà nhập ngoại tràn ngập khắp thị trường với giá rẻ hơn nhiều so với trong nước khiến cho các hộ chăn nuôi không mấy mặn mà với việc chăn nuôi gia cầm khiến cho các DN sản xuất con giống sản xuất ra không tiêu thụ hết đành phải tiêu huỷ.

Để đối phó với những thách thức trên công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ phải cử nhân viên tiếp thị đi khắp các tỉnh thành trong cả nước để tìm thị trường tiêu thụ nhưng tình hình kinh doanh những tháng cuối năm 2008 của công ty cũng không mấy khả quan. Sang năm 2009 công ty đang dần dần phục hồi SXKD.

II.1.2 Dân số, văn hoá, xã hội

Việt Nam có dân số trên 86 triệu người với tỷ lệ tăng dân số trên 1%/năm. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay nhu cầu tiêu thụ thịt trong đó có thịt gia cầm sẽ tăng nhanh. Hiện nay lượng cung gia cầm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì vậy đầu tư vào sản xuất chăn nuôi gia cầm là một cơ hội lớn cho các DN.

Mặt khác khi thu nhập của người dân tăng lên, một phần thu nhập tăng lên đó được người tiêu dùng dành cho thực phẩm có chất lượng tốt hơn. Đối với người dân Việt Nam, thịt gia cầm là sản phẩm thường có trong thực đơn của mỗi gia đình. Trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ hết 15kg/người/năm. Tuy nhiên yêu cầu chất lượng sản phẩm sạch, an toàn đang là yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng trong điều kiện ngành chăn nuôi chưa kiểm soát hoàn toàn được dịch cúm gia cầm.

Vì vậy, đòi hỏi đặt ra cho các DN trong ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gia cầm, đặc biệt là khâu cung cấp con giống phải có chất lượng tốt.

Nếu DN để xảy ra tình trạng dịch bệnh bùng phát thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng quay lưng với sản phẩm gia cầm và thay thế vào đó là những loại thực phẩm khác.

Nắm bắt được thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam là ưa chuộm hàng tươi sống và những loại thực phẩm rẻ, công ty đã chú trọng sản xuất gà thương phẩm siêu thịt cho năng suất cao, giá thành sản xuất lại rẻ rất phù hợp với sở thích của người dân.

II.1.3 Chính trị, pháp luật

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nền chính trị ổn định, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong 5 năm trở lại đây (2005-2010) Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị và các cấp chính quyền giúp đỡ, ổn định ngành chăn nuôi phát triển.

Ngày 16 tháng 01 năm 2008, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Nắm bắt được định hướng phát triển chăn nuôi của nhà nước, công ty đã có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất giai đoạn 2009-2011, và tiếp tục kế hoạch mở rộng những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống gia cầm Lương Mỹ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w