Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
126,5 KB
Nội dung
BảohiểmytếViệt Nam
Lời mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển, đi cùng sự phát triển đó là nhu cầu ngày càng
cao của con người nhất là nhu cầu về sức khỏe; thực tế cho thấy tuổi thọ của con
người ngày càng gia tăng, các phương pháp chữa bệnh mới ra đời, các phương pháp
khoa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi, đi kèm với đó là chi phí chăm sóc sức
khỏe ngày càng gia tăng.
Bảo hiểmytế ra đời nhanh chóng trở thành một chính sách xã hội quan
trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. BảohiểmYtế
là một mảng lớn trong hệ thống Bảohiểm Xã hội cũng như trong hệ thống An sinh
Xã hội của mỗi quốc gia. Từ lâu nó đã được coi là 1 phần không thể thiếu trong đời
sống của mỗi người, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mức sống của người
dân ViệtNam ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe là một
nhân tố không thể thiếu.
1
I- Tổng quan về Bảohiểmytế
1. Sự cần thiết khách quan phải có BHYT
Trong lao động sản xuất và cũng như trong cuộc sống hàng ngày, con người
luôn có nguy cơ gặp phải những rủi ro vì những nguyên nhân khác nhau. Một trong
những nguyên nhân đó là ốm đau,tai nạn. bệnh tật vẫn luôn tồn tại và tác động đến
nhiều mặt của cuộc sống con người và là điều không thể tránh khỏi .Lúc nào con
người cũng tìm cách bảo vệ bản thân mình trong những rủi ro trong sản xuất cũng
như trong cuộc sống. Phương pháp bảo vệ lúc đầu là rất đơn giản và đôi khi là mù
quáng bằng cách cầu xin chúa trời và thần linh phù hộ để được yên ổn và an toàn
( khi bị ốm thì mời các thầy cúng về để giải cúng). Chẳng bao lâu thì con người đã
tìm ra được cách thức bảo vệ có tổ chức : phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm. Song bảo
hiểm luôn được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Theo thống
kê thì chi phí của ngưòi dân và gia đình họ là chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng thu
nhập của gia đình. Đặc biệt đa số người bị các rủi ro về bệnh tật và đặ biệt là các
căn bệnh hiểm nghèo đều nằm trong diện người nghèo và có thu nhập thấp. Khi bị
bệnh họ không có đủ tiền chi trả viện phí, do đó không có động cơ chữa bệnh. Hơn
nữa những người bị bệnh tật hay rủi ro tai nạn là một gánh nặng cho những người
thân và tiêu tốn rất nhiều tài sản của gia đình, làm cho gia đình họ ngày càng khốn
khó hơn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xa hơn nữa là giảm mức phúc lợi xã
hội. Do đó để hạn chế, và đối phó với những vấn đề trên bảohiểm xã hội đẫ ra đời
nhằm cái thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta
2. Khái niệm và lịch sử ra đời của bảohiêmytế ở ViệtNam
- BHYT là một trong 9 nội dung của BHXH quy định tại Công ước 102 ngày 28
tháng 6 năm 1952 của tổ chức Lao động quốc tế ILO vầ các tiêu chuẩn đóng
hưởng.Tuỳ theo phạm vi đối tượng, mức đóng góp và chế độ hưởng mà bảohiểmy
tế là sự kết hợp của các chế độ : chế độ chăm sóc y tế, chế độ trợ cấp ốm đau,
truờng hợp trợ cấp trong trưòng hợp tai nạn, chế độ thai sản,lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp.hoặ tách ra riêng theo từng chế độ riêng biệt.
2
- BHYT là loại bảohiểm do Nhà nước tổ chức quản lý nhàm huy động sự đóng góp
của các cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh
cho nhân dân.
-Năm 1993 ViệtNam mới chỉ ban hành các chính sách về BHYT.Mãi đến
11/4/2008 mới có Luật BHYT ra đời và có những hướng dẫn những quy định vầ
thực hiện chi tiết BHYT 07/2009.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢOHIỂMY TẾ
1. Nội dung đặc thù của bảohiểmytếBảohiểmytế là một mảng khá rộng và bao gồm rất nhiều vấn đề, để bao quát
lại chúng ta có thể tóm gọn trong 8 nội dung đặc thù của Bảohiểmytế như sau:
1.1. Bảohiểmytế là một chính sách an sinh xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện
không nhằm mục đích lợi nhuận.
Chúng ta đều biết rằng bảohiểmytế là một chính sách do Nhà nước thực hiện
cho dân và vì dân và không có 1 khoản lợi nhuận nào, từ đó rất nhiều các hoạt động
chăm sóc sức khỏe cộng đồng khác đã được triển khai, và bảohiểmytế là 1 hình
thức mang tính phổ cập nhất và khả năng được nhân rộng lớn.
1.2. Nguyên tắc quản lý quỹ bảohiểmytế là tập trung, thống nhất và có sự phân
cấp trong hệ thống tổ chức bảohiểmy tế.
1.3. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảohiểmytế do quỹ bảohiểmytế và người
tham gia bảohiểmytế cùng chi trả.
1.4. BHYT có tính chất bắt buộc.
1.5. Là chính sách đóng góp ba bên, do Nhà nước, người sử dụng lao động và người
lao động cùng đóng góp.
Với bất cứ đối tượng tham gia vào 1 tổ chức, cơ quan sử dụng lao động nào thì
đơn vị đó cũng phải có nghĩa vụ chi trả 1 phần bảohiểmytế của người lao động, đó
là quyền lợi đã được nhà nước quy định rõ ràng. Hiện nay 1 số công ty sản xuất vẫn
tìm cách luồn lách các cơ quan chính quyền trong việc trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo
hiểm cho người lao động. Nó được ví như một hình thức trốn thuế của doanh
nghiệp nhằm giảm thải chi phí. Tuy nhiên ở ViệtNam 1 bộ phân người lao động
3
chưa ý thức được quyền lợi của bản thân và trách nhiệm của doanh nghiệp đi kèm
theo, hoặc là tâm lý e ngại, nên vẫn để tình trạng đó tiếp diên mà không hề có sự
phản hồi.
1.6. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảohiểmy tế.
Trong nội dung này đã nêu khá rõ ràng. Việc tham gia BHYT một phần là sự san
sẻ rủi ro với tất cả mọi đối tượng tham gia mua bảo hiểm. Không ai mong muốn sự
rủi ro đến với bản thân mình nhưng khi gặp bất trắc về bệnh tật, ốm đau thì sự san
sẻ về mặt tài chính này có ý nghĩa khá lớn, một phần nào đó cũng giúp được người
bị nạn vượt qua lúc khó khăn dễ dàng hơn.
1.7. Mức đóng bảohiểmytế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền
công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính
1.8. Mức hưởng bảohiểmytế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi
quyền lợi của người tham gia bảohiểmy tế.
2. Phạm vi đối tượng.
Phạm vi tham gia bảohiểmytế được áp dụng cho tất cả các đối tượng là công dân
Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. BHYT ở ViệtNam được triển
khai dưới hai hình thức tự nguyện và bắt buộc.
2.1. Đối tượng theo hình thức bắt buộc.
Theo Điều lệ Bảohiểmytế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày
16-5-2005 của Chính phủ, bảohiểmytế (BHYT) bắt buộc được áp dụng với những
đối tượng sau:
- Người lao động ViệtNam làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn
từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang, gồm: Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
nhà nước; doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; doanh
nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh
nghiệp các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; hợp tác xã
được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; doanh nghiệp của tổ chức chính
4
trị, các tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, đơn
vị lực lượng vũ trang; trạm ytế xã, phường, thị trấn; các trường giáo dục mầm non;
cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp
Điều ước quốc tế, Hiệp định đa phương, song phương mà ViệtNam ký kết hoặc
tham gia có quy định khác; cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn
hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
các tổ chức có sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
- Người đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp bảohiểm xã hội (BHXH) hằng
tháng.
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ
sử dụng trong chiến tranh ở ViệtNam đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Đại biểu Quốc hội đương nhiệm không thuộc biên chế Nhà nước và biên chế của
các tổ chức chính trị - xã hội; đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp
không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng và
cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng phụ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách
Nhà nước.
- Thân nhân sĩ quan quân đội nhân dân đang tại ngũ; thân nhân sĩ quan nghiệp vụ
đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
- Các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên và người cao tuổi được ưu đãi theo Pháp lệnh
Người cao tuổi.
- Người nghèo theo quy định của Chính phủ.
- Cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ.
5
- Lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại ViệtNam được Nhà nước ViệtNam cấp
học bổng.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đã nêu trên làm
việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn HĐLĐ mà người lao động
vẫn tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân đó thì phải tham gia BHYT bắt buộc.
2.2. Đối tượng theo hình thức tự nguyện
BHYT tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tự nguyện tham
gia BHYT, kể cả đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng muốn tham gia BHYT
tự nguyện để hưởng mức dịch vụ BHYT cao hơn đối với người tham gia BHYT bắt
buộc.
Liên Bộ Y tế, Tài chính vừa ban hành Thông tư số 06 hướng dẫn thực hiện bảo
hiểm ytế tự nguyện, theo đó đối tượng được tham gia loại hình bảohiểm là học
sinh-sinh viên và hộ gia đình. Với quy định này, hội viên hội đoàn thể và thân nhân
người lao động sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảohiểmytế tự nguyện.
Thực tế, chúng ta không bỏ nhóm đối tượng nào mà chỉ quy lại thành 2 nhóm cho tiện
quản lý và dễ kiểm soát, mà lại mang tính cộng đồng hơn.
3. Các trường hợp loại trừ của bảohiểmytế
- Người tham gia BHYT đã được ngân sách nhà nước chi trả.
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng; khám sức khỏe.
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai,
phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai
nhi hay của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ; điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.
Khi người cận thị không muốn đeo kính gọng hay kính tiếp xúc vì thấy bất tiện họ
nghĩ đến mổ. Việc mổ này thường do yếu tố chủ quan, tức là tự người bệnh muốn
6
để tiện lợi hay thẩm mỹ chứ không phải về vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy việc mổ
cận thị không được thanh toán bảohiểmytế ở một số nước trên thế giới.
- Sử dụng vật tư ytế thay thế gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt,
máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục
hồi chức năng.
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai
nạn lao động, thảm họa; khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây
thương tích.
- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện
khác.
- Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi
phạm pháp luật của người đó gây ra; giám định y khoa, giám định pháp y, giám
định pháp y tâm thần.
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
4. Mục đích của chế độ.
BHYT trước hết nó là 1 chế độ của BHXH mà mục đích chính của bảohiểm là
bảo vệ con người, chăm lo đời sống, sức khỏe cho nhân dân, và không mang mục
đích lợi nhuận.
- BHYT được sử dụng để chi trả cho những người tham gia đóng góp BHYT cho
những hoạt động khám chữa bệnh.
- BHYT là một trong những phương thức tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm
sóc sức khỏe thông qua huy động đóng góp của người dân, được thực hiện có tổ
chức, mang tính chia sẻ trong cộng đồng và nhằm mục đích thực hiện công bằng,
nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân đ ồng thời nâng cao
sức khỏe công đồng.
- BHYT là một trong các hoạt động nhân đạo nhất với mục đích chia sẻ rủi ro về
mặt sức khỏe, thể hiện sự hỗ trợ tương thân tương ái trong chăm sóc sức khỏe giữa
người giàu với người nghèo, giữa người thuận lợi về sức khỏe với người ốm đau và
rủi ro về sức khỏe, giữa người đang độ tuổi lao động với người già và trẻ (BHYT
7
cộng đồng) Đồng thời, BHYT mang tính dự phòng những rủi ro do chi phí cao cho
chăm sóc sức khỏe gây nên khi ốm đau, bệnh tật .
- BHYT sẽ bảo đảm cho những người tham gia BHYT và các thành viên gia đình
của họ những khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật; phát hiện sớm bệnh tật;
chữa trị và khôi phục lại sức khoẻ sau bệnh tật.
- Nằm trong hệ thống an sinh xã hội nên BHYT cũng mang một mục đích sâu xa “
là một nhân tố ổn định kinh tế vĩ mô vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh
tế- xã hội
5. Phạm vi hưởng và mức trợ cấp BHYT
5.1. Phạm vi được hưởng BHYT:
Người có thẻ BHYT chỉ được hưởng chế độ BHYT theo quy định trên chỉ
khi:
1. Khám, chữa bệnh tại cơ ytế đã đăng ký trên thẻ để quản lý và chăm sóc sức
khỏe;
2. Khám, chữa bệnh tại cơ sở ytế khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với
tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế;
3. Khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở ytế nào của Nhà nước trong trường hợp cấp
cứu.
Những trường hợp đặc biệt vẫn được quỹ bảohiểm thanh toán:
- Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ (người bệnh
BHYT hưởng quyền lợi như ngày thường).
- Thanh toán bảohiểm cho người bị tai nạn giao thông nhưng không phạm luật
giao thông (tai nạn lao động không được thanh toán).
- Quỹ bảohiểm thanh toán 50% chi phí mua thuốc điều trị ung thư, thuốc
chống thải ghép không có trong danh mục của Bộ Ytế nhưng được phép lưu hành
tại Việt Nam.
- Người khám chữa bệnh tại cơ sở ytế không đăng ký hợp đồng khám chữa
bệnh BHYT, khám chữa bệnh ở nước ngoài cũng được quỹ bảohiểm thanh toán
8
theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá mức chi phí bình quân theo
tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Phí tham gia BHYT đối với học sinh sinh viên bằng 3% mức lương tối thiểu.
- Những đối tượng: Người nghèo, người có công, người cao tuổi được Nhà
nước đảm bảo phí BHYT.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng đối với người thuộc hộ
cận nghèo, tối thiểu 30% đối với học sinh, sinh viên và người thuộc hộ nông lâm
ngư nghiệp có mức sống trung bình, giảm mức phí BHYT theo hộ gia đình.
5.3. Điều kiện hưởng
☻Các trường hợp được hưởng BHYT:
a) Trường hợp ốm đau:
- Chi phí điều trị, phục hồi chức năng: đa khoa, chuyên khoa, nội trú và ngoại
trú
- Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, khám bệnh để chuẩn đoán sớm, sàng lọc một số
bệnh
b) Trường hợp thai nghén: với thai sản có đóng BHYT bắt buộc và không sinh con
thứ ba.
c) Chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp
cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đối
với đối tượng là người có công với cách mạng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo
trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo,
cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi.
d) Thanh toán chi phí khi sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh đúng tuyến chuyên
môn kỹ thuật:
- Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị
tại cơ sở khám chữa bệnh.
- Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
9
- Thuốc, dịch truyền theo danh mục BHYT
- Máu và các chế phẩm của máu
- Các phẩu thuật, thủ thuật
- Chăm sóc thai sản và sinh đẻ
- Sử dụng vật, thiết bị ytế và giường bệnh.
☻Các trường hợp không được hưởng BHYT
a) Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật BHYT đã được ngân
sách nhà nước chi trả.
b) Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
c) Khám sức khoẻ.
d) Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
e) Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, nạo thai, phá
thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nghén
hay của sản phụ.
f) Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
g) Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.
h) Sử dụng vật tư ytế thay thế bao gồm chân tay gỉả, mắt giả, răng giả, kính mắt,
máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục
hồi chức năng.
i) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao
động, thảm họa.
j) Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.
k) Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma tuý, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
l) Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm
pháp luật của người đó gây ra.
m) Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
10
[...]... tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất 6 So sánh bảo hiểmytế với bảohiểm xã hội Bảo hiểmytế là một trong những nội dung quan trọng của bảohiểm xã hội Việt Nam, do nhà nước thống nhất quản lý, giúp ổn định kinh tế chính trị xã hội Đi sâu vào bảo hiểmytế sẽ có nhiều điểm khác nhau cơ bản so với bảohiểm xã hội : Nội dung so sánh BHYT BHXH Diện bảo vệ Những... Chính sách BHYT ở ViệtNam bắt đầu được triển khai từ năm 1992 Theo Điều lệ BHYT được ban hành kèm theo Nghị định 299/NĐ/CP của Chính phủ, BHYT ViệtNam trực thuộc Bộ Y tế; BHYT các tỉnh và ngành trực thuộc BHYT ViệtNam Đến 1998, thực hiện Nghị định số 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ, BHYT ViệtNam được thành lập trên cơ sở thống nhất hệ thống cơ quan BHYT từ trung ương đến địa phương và BHYT ngành để... ngành để quản lý và thực hiện chính sách BHYT Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước Từ 1-1-2003, BHYT sáp nhập vào Bảohiểm xã hội ViệtNam và Bảohiểm Xã hội ViệtNam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT Đến ng y 8-8-2005 Chính phủ đã có Quyết định thành lập Vụ BHYT thuộc Bộ Ytế để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHYT Trong gần 17 năm qua, Chính phủ và các... luật về BHYT, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai chính sách BHYT, góp phần tích cực tạo nguồn tài chính cho việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 4, vào ng y 14-11-2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật BHYT và bắt đầu có hiệu lực từ ng y 1-7-2009 và ng y n y đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ng y BHYT ViệtNam theo Quyết định số 823/QĐ-TTg ng y 16-6-2009... III- Thực trạng BHYT ở ViệtNam Trải qua gần 17 năm thực hiện chính sách bảo hiểmy tế, với ba lần thay đổi Nghị định, BHYT đã đã tạo nên những thay đổi quan trọng không chỉ về cơ chế, chính sách tài chính ytế mà còn tác động đến nhiều mặt của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) cho nhân dân và đã đạt được những kết quả nhất định 1 Thuận lợi 1.1 Hệ thống tổ chức bộ m y và chính sách BHYT từng bước được... Tổng số người tham gia BHYT tự nguyện năm 2008 ước tính tăng hơn 2 lần so với năm 2003 1.3 Quyền lợi của người tham gia BHYT ng y càng đ y đủ hơn Nghị định 63/2005/NĐ-CP ra đời đã tạo ra nhiều đổi mới trong thực hiện chính sách, người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi khá đ y đủ và toàn diện, vừa đảm bảo khám chữa bệnh với kỹ thuật cao, vừa từng bước đảm bảo quyền lợi về ytế dự phòng và phục hồi chức... của người tham gia BHYT; quy trình thủ tục trong KBCB; chuyển tuyến, thanh toán chi phí KBCB BHYT… - Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và mức đóng BHYT khi mở rộng phạm vi bao phủ và quyền lợi, nhất là với các nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ và nhóm tham gia BHYT tự nguyện, ảnh hưởng đến sự an toàn của quỹ BHYT - Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách BHYT chưa mạnh, chưa đồng bộ,... KBCB BHYT ng y càng phù hợp hơn Cơ sở KBCB BHYT ng y càng được mở rộng, cả khu vực công lập và tư nhân Việc tổ chức KBCB BHYT tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận, lựa chọn cơ sở KBCB ban đầu phù hợp, góp phần 14 củng cố và phát triển mạng lưới ytế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và KBCB thông thường tại tuyến ytế cơ sở Đ y cũng... 16-6-2009 Nội dung của Luật BHYT đã cơ bản khắc phục được những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện chính sách tài chính ytế để từng bước tiến tới mục tiêu x y dựng nền y tếViệtNam theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển 13 1.2 Đối tượng tham gia BHYT ng y càng được mở rộng và tăng dần số lượng Đối tượng tham gia BHYT ng y càng được mở rộng sau 3 lần thay đổi Nghị định, đặc biệt là... BHYT trong dân số chưa cao (khoảng 46% dân số), đối tượng tham gia BHYT hiện tại chủ y u là diện bắt buộc Chưa giải quyết được một số vấn đề, nhất là trong việc bắt buộc sự tham gia đ y đủ của các nhóm đối tượng hay của các chủ sử dụng lao động - Một số quy định về quyền lợi của người tham gia BHYT chưa rõ ràng Nổi cộm hiện nay là những vấn đề liên quan đến phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; . tổ chức bảo hiểm y tế.
1.3. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người
tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
1.4. BHYT có tính. vầ
thực hiện chi tiết BHYT 07/2009.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ
1. Nội dung đặc thù của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một mảng khá rộng và