ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG THỊ THÚY THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRI THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 Ngành: Giáo dục học Giáo dục Tiểu học Mã số: 8 14 01
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THÚY
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRI THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ THÚY
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRI THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Lâm Thùy Dương
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõràng Các kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ côngtrình nào
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thúy
Trang 4Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể Cán bộ, GV, HS Trường Tiểu họcThành Công I, Trường Tiểu học Thành Công II, Thị xã Phổ Yên, Tỉnh TháiNguyên đã giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quý giá trong quá trìnhlàm thực nghiệm tại trường.
Dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thành luận văn tuy nhiên khó tránhkhỏi thiếu sót nên tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy,
Cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn Hoàng Thị Thúy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1 Khái quát về tình hình nghiên cứu 5
1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động 9
1.2.1 Quan điểm về hoạt động 9
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động 10
1.2.3 Hoạt động dạy học 11
1.2.4 Hoạt động học tập 15
1.2.5 Một số dạng hoạt động của học sinh trong học tập môn Toán 18
1.3 Một số phương pháp dạy học kích thích hoạt động học tập của học sinh 19 1.3.1 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 19
1.3.2 Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm 22
Trang 61.3.3 Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn 24
1.4 Nội dung chương trình môn Toán lớp 2 26
1.4.1 Mục tiêu môn Toán cấp tiểu học 26
1.4.2 Mục tiêu môn Toán lớp 2 27
1.4.3 Nội dung chương trình môn Toán lớp 2 28
1.5 Đặc điểm của học sinh đầu cấp tiểu học 32
1.5.1 Đặc điểm tâm lý 32
1.5.2 Đặc điểm sinh lý 33
1.5.3 Đặc điểm nhận thức 34
1.6 Thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán 36
1.6.1 Mục đích khảo sát 37
1.6.2 Đối tượng khảo sát 37
1.6.3 Nội dung điều tra 37
1.6.4 Phương pháp điều tra 37
1.6.5 Kết quả điều tra 37
Kết luận chương 1 42
Chương 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ TRI THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 2 43
2.1 Nguyên tắc thiết kế các hoạt động dạy học 43
2.1.1 Thiết kế hoạt động dạy học phải phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán lớp 2 43
2.1.2 Thiết kế hoạt động dạy học phải phù hợp với chủ đề nội dung bài học, loại bài học 43
2.1.3 Thiết kế hoạt động dạy học phải định hướng vận dụng phương pháp dạy học kích thích hoạt động học tập của học sinh 43
2.1.4 Thiết kế hoạt động dạy học phải phù hợp với khả năng, trình độ của HS, đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 2 44
Trang 72.1.5 Thiết kế hoạt động dạy học phải phù hợp với đặc điểm của nhà
trường và địa phương 44
2.2 Quy trình thiết kế hoạt động khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2 44
2.3 Thiết kế các hoạt động khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2 46
2.3.1 Thiết kế hoạt động khám phá nội dung Số và phép tính 46
2.3.2 Thiết kế hoạt động khám phá nội dung Hình học và Đo lường .54
2.3.3 Thiết kế hoạt động khám phá một số yếu tố thống kê và xác suất 66
Kết luận chương 2 71
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 72
3.1 Mục đích thực nghiệm 72
3.2 Đối tượng thực nghiệm 72
3.3 Cách tiến hành thực nghiệm 73
3.4 Nội dung và thời gian thực nghiệm 73
3.5 Phân tích kết quả thực nghiệm 74
3.6 Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm 82
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1 Kết luận 85
2 Một số kiến nghị 86
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Ý kiến về sự nhất thiết phải thiết kế và tổ chức các hoạt động
khám phá tri thức toán học cho học sinh ở tiểu học 37Bảng 1.2 Ý kiến về sự cần thiết phải tổ chức hoạt động khám phá tri thức
trong dạy học môn Toán lớp 2 38Bảng 1.3 Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá tri thức trong dạy học
Toán lớp 2 39Bảng 1.4 Mức độ tổ chức hoạt động khám phá tri thức trong dạy học
Toán lớp 2 40Bảng 3.1 Kết quả bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 75Bảng 3.2 Mức độ hứng thú của học sinh trong hoạt động học tập nhằm
khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2 77Bảng 3.3 Mức độ chú ý của học sinh trong hoạt động học tập nhằm khám
phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2 78Bảng 3.4 Đánh giá khả năng giải quyết nhiệm vụ học tập của HS nhằm
khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2 79
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Kết quả tổng hợp bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 76Biểu đồ 3.2 Kết quả phần trăm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 77
Trang 11và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã banhành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mớichương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Căn cứ về Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủtrương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đàotạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạonước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, cấp học nền tảng Tiểu học có ý nghĩa
vô cùng quan trọng vì “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”
Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vịtrí hết sức quan trọng bởi vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có
Trang 12nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cầnthiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt mônToán ở bậc trung học Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ
về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực Đối tượng nghiêncứu của toán học với quan hệ về số lượng và hình dạng là thế giới của hiệnthực vì thế ở tiểu học cho dù là những kiến thức đơn giản nhất cũng là nhữngthể hiện của các mối quan hệ về số lượng và hình dáng không gian
Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương phápsuy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh Các phẩm chấttrí tuệ có thể rèn luyện cho HS bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuầnnhuyễn, tính sáng tạo
Trong dạy học, “hoạt động học tập” dùng để chỉ hoạt động diễn ra theophương thức nhà trường - một phương thức học đặc biệt của loài người (có tổchức, điều khiển, nội dung, trình tự v.v…) Qua hoạt động học tập người họcđược tiếp thu được những tri thức khoa học, những năng lực mới phù hợp vớiđòi hỏi của thực tiễn
Đối với học sinh đầu cấp tiểu học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạyhọc tích cực đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh.Những tri thức thu nhận được của các em chủ yếu là nhận thức cảm tính thôngqua sự cảm nhận của các giác quan Bởi vậy, việc thiết kế các hoạt động dạyhọc cho học sinh có vai trò vô cùng quan trọng Giáo viên không thể chỉ áp đặtcho học sinh những tri thức cần thiết, mà quan trọng hơn là hướng dẫn các em
“khám phá” tri thức mới
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và tổ
chức hoạt động khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học (chương trình Giáo dụcTiểu học)
Trang 132 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về vấn đềnghiên cứu để đề thiết kế các hoạt động dạy học nhằm khám phá, phát hiệnkhái niệm, tính chất, quy tắc toán học trong chương trình môn toán lớp 2, nhằmgóp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở tiểu học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Toán lớp 2
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình môn Toán lớp 2
4 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế hợp lý các hoạt động khám phá tri thức toán học thì sẽ tạođược động lực và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trìnhhọc tập Hơn thế nữa, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động dạy học
5.2 Nghiên cứu chương trình môn Toán lớp 2
5.3 Nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh đầu cấp tiểu học
5.4 Tìm hiểu thực trạng tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh lớp
2 trong dạy học môn Toán
5.5 Thiết kế hoạt động khám phá tri thức trong dạy học môn toán lớp 2.5.6 Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả vàkhả năng triển khai các hoạt động dạy học trong thực tiễn
6 Phạm vi nghiên cứu
Môn Toán lớp 2 chương trình Giáo dục phổ thông 2018
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phối hợp các phương pháp: tổng hợp, hệ thống hoá, phân tíchtài liệu để xác định các khái niệm và xây dựng khung lý thuyết của đề tàinghiên cứu
Trang 147.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát, khảo sát thực tế, thu
thập thông tin góp phần làm rõ thực trạng nghiên cứu
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng ankét: tiến hành lấy ý kiến của các đối
tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạngcần nghiên cứu
7.3 Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệt thu thậpđược trong nghiên cứu thực trạng và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động dạyhọc thông qua lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại trường tiểu học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì nội dung chínhcủa luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Thiết kế các hoạt động khám phá tri thức trong dạy học mônToán lớp 2
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 15HS được tiến hành thì không thể thiếu vai trò của chủ thể Trong hoạt động dạyhọc, chủ thể hoạt động là người dạy (giáo viên) và cả người học (học sinh).Người dạy là chủ thể của hoạt động dạy, còn người học là chủ thể của hoạtđộng học Thầy và trò là những chủ thể cùng nhau hoạt động, duy trì, tiếp nốihoạt động Đối tượng của hoạt động học tập là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹxảo Mục tiêu của hoạt động dạy học là hình thành và phát triển nhân cách,năng lực của người học.
Trong quá trình dạy học, hoạt động khám phá trong học tập là một chuỗihành động và thao tác trí tuệ để hướng tới mục tiêu xác định của bài học Bảnchất của hoạt động khám phá trong học tập là bản thân HS phải tự chiếm lĩnhtri thức qua tư duy độc lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành Và đây mộttrong những quan điểm dạy học đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu
Thế kỉ XII, A Komenski đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức nănglực nhạy cảm, phán đoán, phát hiện nhân cách… hãy tìm ra phương pháp chophép Gv dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”
Trang 16Thế kỉ thứ XVII, J.J Rousseau, một nhà nghiên cứu người Pháp đã chorằng: “Đối với phương pháp dạy học, phải tìm hiểu đứa trẻ và tôn trọng khảnăng nhận thức của nó Trẻ em phải tự khám phá ra tri thức và được khêu gợitính tò mò tự nhiên”.
Theo nghiên cứu của J Bruner ([24]), ông cho rằng: Phương pháp “bánhđúc bày sẵn” sẽ làm cho học sinh mất đi cơ hội tự mình suy nghĩ Theo ông,dạy học khám phá là lối tiếp cận dạy học mà qua đó, HS tương tác với môitrường của họ bằng cách khảo sát, sử dụng các đối tượng, giải đáp những thắcmắc bằng tranh luận hay biểu diễn thí nghiệm
Dưới con mắt của một số nhà nghiên cứu như P.A Kirscher, J Sweller,R.E Clard ([10]), dạy học khám phá, phát hiện tri thức gây lúng túng chongười học Tuy nhiên, tác giả David Ausubel lại cho rằng: khám phá, phát hiệntri thức là phương pháp tuyệt vời tạo ra được cách học tổng hợp Qua nghiêncứu của các tác giả Geoffrey Petty [11], A Colin [25], cũng đã chỉ ra cả ưuđiểm và hạn chế của dạy học khám phá, phát hiện tri thức, đồng thời khẳngđịnh những lợi ích mà nó đem lại cho người học vượt xa các hạn chế
Năm 1990, nghiên cứu của tác giả Geofrey Petty ([8]) đã đưa ra có haicách tiếp cận trong dạy học khám phá, phát hiện tri thức đó là: dạy học bằngcách giải thích và dạy học bằng cách đặt câu hỏi Với dạy học khám phá, pháthiện tri thức bằng cách đặt câu hỏi, giáo viên đặt câu hỏi hoặc giao bài tập yêucầu học sinh phải tự tìm ra kiến thức mới, mặc dù vậy vẫn có sự hướng dẫnhoặc chuẩn bị đặc biệt Kiến thức mới này được giáo viên chỉnh sửa và khẳngđịnh lại Khám phá, phát hiện tri thức có hướng dẫn là một ví dụ của cách tiếpcận này Dạy học khám phá, phát hiện tri thức chỉ có thể được sử dụng nếungười học có khả năng rút ra được bài học mới từ kiến thức và kinh nghiệm sẵn
có của mình
Năm 1992, nhóm tác giả Jacke Richards, John Platt và Heidi Platt ([3])
đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản trong dạy học khám phá, phát hiện tri thức nhưsau:
Trang 17Thứ nhất, người học phát triển quá trình tư duy liên quan đến việc khám
phá, phát hiện tri thức thông qua quá trình quan sát, phân loại, đánh giá, tiênđoán, mô tả và suy luận
Thứ hai, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học đặc trưng để hỗ trợ quá
Thứ năm, người học phải lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá quá trình
học của mình với sự hỗ trợ của giáo viên
Còn ở Việt Nam, dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của người họcnhằm đào tạo những người lao động sáng tạo cũng đã được đặt ra trong ngànhgiáo dục từ những năm 1960 Khẩu hiệu “biến quá trình đào tạo thành quá trình
tự đào tạo” cũng đi vào các trường sư phạm từ những năm đó Có thể kể đếnnhững công trình của các nhà nghiên cứu giáo dục như: Trần Bá Hoành,Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Trần Kiều Các nghiên cứu của các tác giảđều quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học để hướng tới người học; ngườihọc là trung tâm; tích cực hóa hoạt động của người học dựa trên cơ sở tự giác,độc lập, tìm tòi, tự phát hiện tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên
Bên cạnh đó, tác giả Trần Bá Hoành cũng quan tâm nghiên cứu đến các
hoạt động khám phá, phát hiện tri thức Trong bài báo khoa học: "Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn" tác giả đã đưa ra các luận điểm
về dạy học bằng các hoạt động khám phá, phát hiện tri thức có hướng dẫn [14]
Khi đề cập đến một số đặc trưng cơ bản, lợi ích và điều kiện thực hiện
khám phá, trong bài báo khoa học "Phương pháp khám phá trong nghiên cứu khoa học và trong dạy học", tác giả Trần Thúc Trình bước đầu nêu rõ đặc trưng
của "khai phá", ''tìm tòi", "khám phá" [19]
Trang 18Năm 2013, trong Luận án tiến sĩ "Xây dựng quy trình dạy học phát hiện theo thuyết kiến tạo ở tiểu học" của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh Tác giả đã
trình bày năm kiểu khám phá, phát hiện tri thức và tập trung vào dạy học pháthiện [1]
Đi vào các mô hình cụ thể của dạy học khám phá khám phá, phát hiện tri
thức, trong "Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học ở tiểu học", tác giả
Phó Đức Hòa đưa ra quan điểm về các dạng khám phá, phát hiện tri thức theothuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học Tác giả cho rằng: "Dưới góc độ lí luậndạy học hiện đại ngày nay, dạy học khám phá, phát hiện tri thức là kiểu dạy họctích cực bao gồm nhiều phương pháp khác nhau: Khám phá quy nạp, khám phádiễn dịch, giải quyết vấn đề và dạy học khám phá tri thức dự án” [13]
Năm 2014, luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thu Hường đã nghiên cứu
về “Thiết kế hoạt động tìm tòi phát hiện tri thức trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4, lớp 5” Trong nghiên cứu tác giả đã trình bày biện pháp thiết kế
các hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức cho HS lớp 4, 5 trong từng tình huốngdạy học cụ thể [15]
Năm 2019, nhóm tác giả Phan Thị Tình, Lê Thị Hồng Chi, Hà Thị
Huyền Diệp trong bài báo khoa học “Bồi dưỡng năng lực dạy học tìm tòi, khám phá cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” đã khẳng
định: Dạy học khám phá tri thức là kiểu dạy học, trong đó, giáo viên tổ chứccho học sinh hoạt động để tìm ra kiến thức mới thông qua hệ thống câu hỏi, bàitập định hướng hoặc các thử nghiệm kiểm chứng, khám phá, phát hiện tri thứcnhấn mạnh vào sự mở rộng của trí tuệ và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng tư duy phê phán, chứ không phải chỉ đơn giản là cố gắng ghi nhớ bàihọc Ngoài việc giúp học sinh học tập chủ động, nâng cao hiệu quả học tập,việc học tập khám phá, phát hiện tri thức còn đem lại cho học sinh tiểu học cơhội để phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và tổng hợp những tìmkiếm của mình thành các giải pháp, cho hiện tại và tương lai [7]
Trang 19Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tác giả đã chútrọng đến các nội dung như sau:
- Các quan niệm về khám phá, phát hiện tri thức đã mang tính khái quát,chú ý làm rõ ưu điểm và khả năng áp dụng vào dạy học các môn học ở phổthông
- Hoạt động khám phá tri thức rất cần thiết để phát triển năng lực cầnthiết cho HS, giúp HS khám phá các kiến thức
Do đó, có thể thấy rằng, việc tổ chức hoạt động khám phá tri thức để đạtđược mục đích là rất qua trọng
1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động
1.2.1 Quan điểm về hoạt động
Tùy theo góc độ xem xét mà mỗi ngành khoa học có một quan điểm về
“hoạt động” Dưới góc độ triết học: “Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủthể và khách thể Ở đó chủ thể là con người, khách thể là hiện thực kháchquan” Ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sựchuyển hoá lẫn nhau giữa hai cực đó là chủ thể và khách thể [15]
Dưới góc độ sinh học: “Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh vàbắp thịt của con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãnnhu cầu vật chất và tinh thần con người” [15]
Dưới góc độ tâm lí học: “Hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại củacon người trong thế giới, là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thếgiới để tạo ra sản phẩm có về phía thế giới và cả về phía con người” [19]
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hoạt động là tiến hành những việc làm cóquan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội;Hoạt động là thực hiện một chức năng nhất định nào đó trong một chỉnh thể”[21]
Như vậy, hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữacon người với nhau, với thế giới tự nhiên, xã hội Đó là quá trình chuyển hóanăng lực lao động, các phẩm chất tâm lý khác của bản thân vào sự vật, vào thực
Trang 20tế và quá trình ngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực
tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể
Trang 211.2.2 Đặc điểm của hoạt động
Hoạt động của con người bao gồm các quá trình con người tác động vàovật thể, vật chất (quá trình bên ngoài) và quá trình tinh thần, trí tuệ (quá trìnhbên trong) để vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thứccủa mình Từ đó cho thấy hoạt động có một số đặc điểm sau:
Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng Đối tượng của hoạt động là cái mà
chủ thể tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh Nó có thể là sự vật, hiệntượng, khái niệm, có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, thúcđẩy con người hoạt động
Ví dụ: Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, ,chúng có khả năng thoả mãn nhu cầu nhận thức - học tập của con người nên trởthành động cơ đích thực thúc đẩy con người tích cực học tập Và trong hoạt độngnghiên cứu khoa học hay trong hoạt động học tập, đối tượng của hoạt độngkhông phải cái gì có sẵn mà có thể xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động
Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể Chủ thể là con người có ý thức tác
động vào khách thể - đối tượng của hoạt động Như vậy, hàm chứa tronghoạt động là tính chủ thể, mà đặc điểm nổi bật nhất của nó là tính tự giác vàtính tích cực Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người Chủ thể
là nhóm người khi họ cùng nhau thực hiện hoạt động với một đối tượng, mộtđộng cơ chung
Ví dụ: Trong dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học cònhọc sinh là chủ thể của hoạt động học tập
Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích Mục đích là biểu tượng về sản
phẩm hoạt động có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, nó điềukhiển, điều chỉnh hoạt động Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng, vì thếkhông nên hiểu mục đích một cách thuần tuý chủ quan như là ý thích riêng,mong muốn, ý định chủ quan của chủ thể
Trang 22Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp Trong hoạt động, con
người bao giờ cũng phải sử dụng những công cụ nhất định Trong hoạt độngdạy học, giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học như mô hình hình học,hình ảnh, tài liệu, tác động vào đối tượng giảng dạy Những công cụ đó giữchức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián tiếpcủa hoạt động Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của conngười với hành vi bản năng của con vật
1.2.3 Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của giáo viên là một mặt của hoạt động sư phạm.Trước đây, người ta coi hoạt động sư phạm chỉ là hoạt động của người thầy.Người thầy đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học Trong hoạt động sưphạm, người thầy chủ động từ việc chuẩn bị nội dung giảng dạy, phương pháptruyền thụ, đến những lời chỉ dẫn, những câu hỏi,…, còn HS tiếp nhận thụđộng, học thuộc để “trả bài” Như vậy, từ góc độ khoa học sư phạm, quan niệmtrên chỉ chú trọng hoạt động một mặt, hoạt động của người thầy mà không thấyđược mặt kia của hoạt động sư phạm là hoạt động của trò
Theo quan điểm dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm hoạt độngcủa cả thầy và trò Hoạt động của thầy và hoạt động của trò là hai mặt của mộthoạt động Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác có tính đặc thù Nói làđặc thù vì:
Thứ nhất, hoạt động dạy học nằm trong chuỗi hoạt động của con người
nhưng là hoạt động nghề nghiệp, không phải là hoạt động của mọi người.Người hoạt động dạy học phải có tiêu chuẩn và năng lực nghề nghiệp mới thamgia được hoạt động này
Thứ hai, hoạt động dạy học là hoạt động tương tác GV tác động vào HS,
HS phát triển, GV căn cứ vào sự thay đổi ở HS để điều chỉnh hoạt động dạy.Như vậy, sự tương tác trong hoạt động dạy học không phải là sự tương tác giữacác cá nhân hay nhóm xã hội với nhau như trong hoạt động kinh tế, chính trị,
Trang 23hay các hoạt động xã hội khác mà hoạt động dạy học là “hoạt động cùng nhaucủa thầy và trò” Thầy và trò cùng hướng về một mục tiêu Năng lực của hoạtđộng dạy của người thầy và năng lực học của học sinh được thể hiện ở các mức
độ đạt được của mục tiêu chương trình giáo dục đề ra Do vậy, hoạt động dạy
có kết quả khi nó tác động cùng hướng với hoạt động học Hoạt động dạy học
có tính tương tác ở chỗ, nó phải bắt nhịp cùng người học, là người tham giahoạt động học cả về trí tuệ và tình cảm
Thứ ba, hoạt động dạy học nhìn từ phía hoạt động của người thầy
trong tương tác với họat động học của trò là hướng dẫn, tổ chức và điều khiểnhoạt động học của HS, nhằm giúp HS lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sựphát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng
Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS có tính độc lập tươngđối Mặc dù hoạt động dạy và học cùng chung mục tiêu nhưng ở mỗi hoạt động
có những yêu cầu, đặc điểm riêng
- Khám phá:
Theo từ điển tiếng Việt [21]: “Khám phá là tìm ra, phát hiện ra cái còn ẩngiấu”, nghĩa khác là: “là tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội mộtcách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi nhận thức cơbản của con người”
Khám phá là quá trình tư duy tích cực mang tính phân kì của chủ thể,nhằm kiếm tìm những cái mới, bên trong của vấn đề Hoạt động khám phátrong học tập ở nhà trường nhằm giúp cho người học tìm thấy, phát hiện ranhững tri thức mới đối với người học, ở đó, họ tích cực trải nghiệm, chủ độngtrong việc làm chủ những tri thức Động lực của quá trình học tập là HS phải cólòng ham muốn học tập và động cơ kích thích trực tiếp là những động cơ gắnliền với bản thân quá trình hoạt động nhận thức Những động cơ đó là: bản thân
có khát vọng tự tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nêu ra, cảm giác hài lòng khigiải quyết thành công vấn đề
Trang 24Như vậy, có thể hiểu, hoạt động khám phá là quá trình tư duy bao gồm quan sát, phân tích, đánh giá, nêu giả thuyết và suy luận nhằm phát hiện các khái niệm, những thuộc tính mang tính quy luật của đối tượng hoặc các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà chủ thể chưa từng biết trước đó.
- Dạy học khám phá:
Thuật ngữ dạy học khám phá (Inquiry teaching) được xuất hiện và sửdụng với tư cách là một phương pháp dạy học tích cực Hiện nay có 2 quanđiểm về phân loại dạy học khám phá:
Dạy học khám phá là phương pháp tiếp cận Theo quan điểm này, Bruner[24, tr.61] cho rằng: “Dạy học khám phá là lối tiếp cận dạy học mà qua đó, HStương tác với môi trường của họ bằng cách khảo sát, sử dụng các đối tượng,giải đáp những thắc mắc bằng tranh luận hay biểu diễn thí nghiệm” Dựa theocác cách định nghĩa trên thì dạy học khám phá được coi là phương pháp tiếpcận trong dạy học tích cực; Dạy học khám phá là một phương pháp dạy học
Theo quan điểm này, Ngô Hiệu [5, tr.28] đưa ra định nghĩa: “Dạy họckhám phá là một phương pháp dạy học mà thông qua sự định hướng của giáoviên, HS tìm tòi tích cực, sử dụng nhiều quá trình tư duy, qua đó biến kinhnghiệm thành kiến thức”
Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội [6, tr.87] cho rằng, “Dạy họckhám phá là phương pháp dạy học cung cấp cho HS cơ hội để trải nghiệm cáchiện tượng và quá trình khoa học”
Có thể thấy, bản chất của dạy học khám phá đó là qua hướng dẫn của
GV, HS tự mình thực hiện các thao tác, tác động vào đối tượng tìm ra đượcnhững kiến thức và kĩ năng cần phải hình thành phù hợp với mục tiêu dạy học.Dạy học khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy với trò
để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiết học Như vậy,dạy học khám phá được hiểu là phương pháp dạy học trong đó dưới sự hướngdẫn của GV bằng các câu hỏi, bài tập, tính huống… có tính khám phá, thông
Trang 25qua các hoạt động, HS khám phá ra kiến thức, lĩnh hội các kiến thức đó mộtcách tích cực và chủ động.
Dạy học khám phá được bắt đầu bằng việc HS đặt câu hỏi rồi sau đótiến hành quá trình điều tra để tìm ra kiến thức mới HS đóng vai trò như mộtnhà điều tra, những cái thu được không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà còn là cáchtiếp cận một vấn đề, thiết kế và thực hiện một điều tra, phân tích và diễn giảiđược dữ liệu và tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi
Những nghiên cứu của Colins [25] chỉ ra, dạy học khám phá đặc trưngbởi các đặc điểm sau: HS được định hướng theo câu hỏi mang tính khoa học,đưa ra các bằng chứng, đề xuất hướng giải quyết từ các bằng chứng, đánh giágiải thích, thông báo và chứng minh cho hướng giải quyết Dạy học khám phá
có thể đề cập cả 5 đặc điểm trên hoặc chỉ một số đặc điểm đó
Theo Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội [6, tr.89], dạy học khámphá có một số đặc trưng sau: HS được thu hút bởi một số câu hỏi, một số vấn
đề định hướng khoa học; HS tiến hành tìm kiếm, thu thập các bằng chứng và sửdụng chúng để xây dựng và đánh giá cách giải thích cho những câu hỏi và vấn
đề định hướng đã đặt ra ban đầu; HS công bố kết quả tìm kiếm, kết quả đánhgiá và cùng thảo luận để chính xác hóa kiến thức khoa học
Để đạt được hiệu quả cao của quá trình học sinh lĩnh hội kiến thức, việc ápdụng dạy học khám phá cần phải có các điều kiện sau:
+ Đa số học sinh phải có những kiến thức , kỹ năng cần thiết để thực hiệncác hoạt động khám phá do giáo viên tổ chức
+ Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết,vừa đủ , đảm bảo cho học sinh phải hiểu chính xác họ phải làm gì trong mỗihoạt động khám phá Muốn vậy, giáo viên viên phải hiểu rõ khả năng học sinhcủa mình
+ Hoạt động khám phá phải được giáo viên giám sát trong quá trình thựchiện Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi mang tính gợi mở từng bước, giúp học
Trang 26sinh tự lực đi tới mục tiêu của hoạt động Nếu là hoạt động tương đối dài thì cóthể chia làm từng chặng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thông báo kết quảtìm tòi của họ để có gọi ý, điều chỉnh hợp lý.
Về đặc trưng của hoạt động khám phá tri thức gồm các đặc trưng sau:
+ Hoạt động khám phá tri thức trong nhà trường không nhằm phát hiệnnhững điều loài người chưa biết, mà chỉ nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh một sốtri thức mà loài người đã phát hiện được
+ Hoạt động khám phá tri thức thường được thực hiện thông qua nhữngcâu hỏi hoặc những yêu cầu hành động, mà khi học sinh giải đáp hoặc thựchiện thì dần xuất hiện con đường dẫn đến tri thức
+ Mục đích của hoạt động khám phá tri thức không chỉ là làm cho họcsinh lĩnh hội sâu sắc những tri thức của môn học, mà quan trọng hơn là trang bịcho họ những thủ pháp suy nghĩ, những cách thức phát hiện và giải quyết vấn
đề mang tính độc lập, sáng tạo
+ Trong các hoạt động khám phá tri thức của học sinh thường được tổchức theo nhóm, mà mỗi thành viên của nhóm đều tích cực tham gia trả lời câuhỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn và cùng tham gia vào quátrình đánh giá kết quả học tập
1.2.4 Hoạt động học tập
Học tập là một quá trình hoạt động căng thẳng của tư duy Muốn đạt tớimục đích học tập, cho dù là rất nhỏ (giải một bài tập, học thuộc một công thứcv.v…), người học phải tập dượt cách suy nghĩ thông qua các thao tác trí tuệ, từnhận biết, so sánh, phân tích, tổng hợp đến cụ thể hóa, khả năng dự đoán, bảo
vệ chân lý do mình đề xuất v.v… Tất thảy những gì có được về phương phápnhận thức, về tư duy là kết quả tất yếu của một quá trình học tập lâu dài, bền bỉ
Theo chủ nghĩa kiến tạo trong tâm lí học, học tập là một quá trình trong
đó người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách thích nghi với môitrường sinh ra những mâu thuẫn, những khó khăn và những sự mất cân bằng
Trang 27Do đó, hoạt động học tập là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức,
tự điều khiển nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành trithức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làmphong phú những giá trị của mình Vì vậy, một môi trường không có dụng ý sưphạm sẽ không đủ để người học kiến tạo được tri thức theo đúng yêu cầu mà họmong muốn Điều quan trọng là thiết lập những hoạt động có dụng ý sư phạm
để người học học tập trong hoạt động, học tập bằng thích nghi
* Đặc điểm của hoạt động học tập
Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo đối với HS HS là chủ thểkiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ Với định hướng “hoạtđộng hóa người học”, vai trò chủ thể của HS được khẳng định trong quá trìnhhọc tập thông qua hoạt động và bằng hoạt động của bản thân mình Tính tựgiác, tích cực và chủ động của HS có thể đạt được bằng cách tổ chức cho HShọc tập thông qua những hoạt động được hướng đích và gợi động cơ để chuyểnhóa nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của chính bản thân mình
Trong hoạt động học tập, đối tượng chính là tri thức khoa học được phảnánh thông qua các môn học Để dạy một tri thức nào đó, giáo viên không thểtrao ngay cho học sinh điều mình muốn dạy; cách làm tốt nhất thường là cài đặttri thức đó vào những tình huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thôngqua hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo của bản thân Do đó, hoạt động họctập hướng vào lĩnh hội cách học, HS phải hình thành được cách học, cách làmviệc trí óc Qua hoạt động học tập, HS tự thể hiện mình, biến đổi mình, thể hiệntính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ HS ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ họctập, qua đó, HS nỗ lực nắm vững tri thức trong việc lĩnh hội tri thức để từ đóhình thành phẩm chất và năng lực
Hoạt động học tập phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực độc lập - sáng tạo trong quá trình học tập, mặt khác giúp giải quyết thành côngcác vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòng ham mê học tập của học
Trang 28-sinh Ðó chính là động lực của quá trình dạy học “Hoạt động học tập thúc đẩyquá trình hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốntri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học Ðó chính là độnglực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân HS trong cuộc sống” [14].
Hoạt động học tập nhấn mạnh vào sự mở rộng của trí tuệ và phát triển kĩnăng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán, chứ không phải chỉ đơn giản
là cố gắng ghi nhớ bài học Ngoài việc giúp HS học tập chủ động, nâng caohiệu quả học tập, việc học tập tìm tòi còn đem lại cho HS tiểu học cơ hội đểphát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và tổng hợp những tìm kiếm củamình thành các giải pháp, cho hiện tại và tương lai
Trong hoạt động học tập, ngoài các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục tiêu,kết quả còn một yếu tố nữa đó là giáo viên Với định hướng “hoạt động hóangười học”, vai trò chủ thể của người học được khẳng định trong quá trình họhọc tập trong hoạt động và bằng hoạt động của chính bản thân nhưng không thểngộ nhận về sự giảm sút vai trò của người thầy, mà ngược lại còn nâng cao vaitrò, trách nhiệm của người thầy Do vậy để đạt được hiệu quả cao của quá trìnhhọc sinh lĩnh hội kiến thức cần phải có các điều kiện sau:
- Đa số HS phải có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện cáchoạt động do GV tổ chức;
- Sự hướng dẫn của GV cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết, vừa đủ,đảm bảo cho HS phải hiểu chính xác họ phải làm gì trong mỗi hoạt động Muốnvậy, GV phải hiểu rõ khả năng HS của mình;
- Trong mỗi hoạt động GV phải giám sát quá trình HS thực hiện Giáoviên cần chuẩn bị các câu hỏi mang tính gợi mở từng bước, giúp HS tự lực đitới mục tiêu của hoạt động Nếu là hoạt động tương đối dài thì có thể chia làmtừng chặng, GV có thể yêu cầu học sinh thông báo kết quả tìm tòi của họ để cógợi ý, điều chỉnh hợp lý
Trang 29* Hình thức và cấp độ của hoạt động học tập
- Các hoạt động học tập được tổ chức thông qua các phương tiện dạy họcnhư trả lời câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, phiếu học tập, xử lý tình huốngtheo các mức độ nhận thức, điền bảng, điền tranh
- Tổ chức hoạt động học tập thông qua hình thức hoạt động nhóm ở cácmức độ: Hoạt động độc lập (cá nhân); hoạt động nhóm (cặp hai người, hợp táctrong nhóm nhỏ 4 - 6 người; hợp 2 nhóm 4 người thành nhóm 8 người; tròchơi; mô phỏng; sắm vai…
- Nêu câu hỏi, bài tập: GV giao trước để định hướng cho HS nghiên cứusách giáo khoa, các tài liệu, các phương tiện dạy học sắp xếp theo thứ tự logicchặt chẽ tương ứng với nội dung bài học Bên cạnh câu hỏi chính có thể dùngcâu hỏi phụ giúp HS tái hiện lại vốn kiến thức đã có hoặc từ sách giáo khoa đểgiải quyết câu hỏi, bài tập chính
1.2.5 Một số dạng hoạt động của học sinh trong học tập môn Toán
Mỗi nội dung toán học đều liên hệ với những hoạt động nhất định Trongdạy học môn Toán, nội dung liên hệ mật thiết với những dạng hoạt động sau:nhận dạng và thể hiện, những dạng hoạt động toán học phức hợp, những hoạtđộng trí tuệ phổ biến trong Toán học, những hoạt động trí tuệ chung và hoạtđộng ngôn ngữ
- Hoạt động nhận dạng và thể hiện: là hai dạng hoạt động theo chiều hướng
trái ngược nhau liên hệ với một định nghĩa, định lí hay một phương pháp
- Những hoạt động Toán học phức hợp như chứng minh, định nghĩa, giảitoán, … thường xuất hiện lặp đi, lặp lại nhiều lần trong sách giáo khoa Nhữnghoạt động này cho học sinh luyện tập sẽ làm cho họ nắm vững những nội dungtoán học và phát triển những kĩ năng và năng lực toán học tương ứng
- Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Toán học như lật ngược vấn đề,xét tính giải được, phân chia các trường hợp,… Những hoạt động này khôngchỉ diễn ra trong môn Toán mà cũng diễn ra ở cả những môn học khác
Trang 30- Những hoạt động trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, xéttương tự, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cũng được tiến hành thường xuyênkhi học sinh học tập môn Toán.
- Những hoạt động ngôn ngữ được học sinh thực hiện khi yêu cầu HSphát biểu hoặc giải thích một định nghĩa, một mệnh đề nào đó theo cách hiểucủa mình hoặc biến đổi chúng từ dạng này sang dạng khác tương đương, cũng
có thể trong tình huống phân tích nhận xét lời giải và sửa chữa sai lầm
1.3 Một số phương pháp dạy học kích thích hoạt động học tập của học sinh
1.3.1 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là tổ chức tạo ra tình huống cóchứa đựng vấn đề (toán học) Trong quá trình hoạt động, học sinh sẽ pháthiện ra vấn đề, có nguyện vọng giải quyết vấn đề và giải quyết được vấn đề
đó bằng sự cố gắng trí lực, nhờ đó nâng cao một bước trình độ kiến thức, kĩnăng và tư duy
Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên tạo ra những tìnhhuống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề Vấn đề mà học sinhthấy cần giải quyết, mong muốn giải quyết nó nhưng không thể giải quyết ngayđược, để giải quyết được vấn đề, học sinh phải vượt khó khăn hàm chứa trongvấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực Với sự cố gắng của mình, học sinh sẽ giảiquyết được vấn đề đặt ra Khi giải quyết vấn đề, học sinh đạt được những trithức và kĩ năng mới
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có một số đặc điểm sau đây:
- Nội dung học vấn được tổ chức thành các tình huống dạy học Khi gặptình huống dạy học, mỗi học sinh sẽ xuất hiện tình huống có vấn đề, tạo ra tâm
lí thôi thúc khám phá, giải quyết đế thoả mãn nhu cầu nhận thức của cá nhân;
- Học sinh được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải là đượcthông báo tri thức dưới dạng có sẵn;
Trang 31- Học sinh học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tận lực huy độngtrị thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phảichỉ nghe gaiso viên giảng một cách thụ động;
- Mục tiêu dạy học không phải là làm cho học sinh lĩnh hội kết quả củaquá trình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn ở chỗ làm cho học sinh đượchọc bản thân việc học;
- Phương thức học tập chủ yếu của học sinh là học tập bằng con đườngtìm tòi, khám phá dưới hình thức hoạt động độc lập cá nhân hoặc hợp táctheo nhóm
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể thực hiện dưới các hìnhthức như sau:
Giáo viên tạo tình huống chứa đựng vấn đề, học sinh hoạt động và tựphát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề;
Giáo viên tạo tình huống chứa đựng vấn đề, học sinh phát hiện vấn đề,giáo viên gợi ý dần để học sinh giải quyết từng bước vấn đề;
Giáo viên tạo tình huống, hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề, gợi ý họcsinh giải quyết vấn đề;
Giáo viên đưa ra tình huống và trực tiếp nêu vấn đề, hướng dẫn học sinhgiải quyết vấn đề;
Giáo viên đưa ra tình huống và trực tiếp nêu vấn đề, sau đó giáo viên nêucách giải quyết vấn đề
*) Quy trình thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:
Bước 1 Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề
- Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề thường là do giáo viêntạo ra
- Giải thích và chính xác hóa tình huống (khi cần thiết) để hiểu đúng vấn
đề được đặt ra
- Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó
Trang 32- Khi phân tích vấn đề cần làm rõ cái đã cho và cái phải tìm.
- Hướng dẫn học sinh tìm chiến lược giải quyết vấn đề thông qua đề xuất
và thực hiện hướng giải quyết vấn đề Kết quả của việc thực hiện đề xuất vàgiải quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp
- Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp: Nếu giải pháp đúng thì kết thúcngay, nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm đượcgiải pháp đúng Sau khi đã tìm ra một giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm nhữnggiải pháp khác (theo sơ đồ trên), so sánh chúng với nhau để tìm ra giải pháphợp lí nhất
Bước 3 Trình bày giải pháp
Khi đã giải quyết được vấn đề đặt ra, học sinh trình bày lại toàn bộ từviệc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp Nếu vấn để là một đề bài cho sẵn thì cóthể không cần phát biểu lại vấn đề
Bước 4 Nghiên cứu sâu giải pháp
Trang 33- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quáthóa, lật ngược vấn đề, … và giải quyết nếu có thể
1.3.2 Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
Dạy học hợp tác là tổ chức cho HS hoạt động theo những nhóm nhỏ để
HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định, trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Trong quá trình làm việc, có sự kết hợp làm việc cá nhân với làm việctheo cặp, theo nhóm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để thực hiệnnhiệm vụ được giao [20]
Hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm thường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp.
Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; tổ chức nhóm, giaonhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn cách làm việc cho các nhóm
Bước 2: Hoạt động nhóm.
Từng nhóm làm việc riêng trong không khí thi đua với các nhóm khác.Các thành viên trong mỗi nhóm trao đổi ý kiến, phân công nhóm sau đó từngthành viên làm việc theo sự phân công đó và có thể trao đổi, bàn bạc với nhaukhi cần thiết Giáo viên giám sát sự hoạt động của nhóm và của từng cá nhânhọc sinh
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước cả lớp.
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, giáo viên tổ chức cho học sinh ở cácnhóm khác nhận xét, đánh giá và giáo viên xác nhận lại khi cần thiết Giáo viêntổng kết, chốt lại những điểm quan trọng sau khi tất cả các nhóm đã báo cáoxong Cuối cùng, giáo viên động viên, khen ngợi các nhóm cũng như các cánhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhắc nhở những cá nhân và nhóm chưa hoạtđộng tích cực
Dạy học hợp tác theo nhóm có đặc điểm sau:
Về phía người học
Khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm, học sinh có thểcùng làm với nhau hoàn thành những công việc mà một mình không thể tự
Trang 34hoàn thành được trong một thời gian nhất định Qua đó học sinh có cơ hội bộc
lô, thể hiện mình về các mặt giao tiếp, làm việc hợp tác, cũng như có cơ hộirèn luyện, phát triển các kĩ năng giao tiếp và khả năng hợp tác Đặc biệt, một số
em hoc sinh có những nhược điểm như nhút nhát hay khả năng diễn đạt kém sẽ
có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từng bước khắc phục nhược điểm, khẳng địnhđược mình trong tập thể Hơn nữa, dạy học hợp tác theo nhóm tạo điều kiệncho học sinh học hỏi lẫn nhau, hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lạitrong các em, góp phần đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫnnhau trong học tập
Dạy học hợp tác theo nhóm đặt người học vào vị trí chủ động, tích cựctrong việc tìm kiếm kiến thức; tạo điều kiện cho người học chuyển từ vị trí thụđộng tiếp thu kiến thức sang chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức Người học
sẽ làm việc tích cực hơn, cố gắng hơn bình thường
Dạy học hợp tác theo nhóm tạo ra môi trường học tập thân thiện, thoảimái, dễ chịu, vui vẻ Khi trao đổi làm việc nhóm với bạn, mỗi thành viên trongnhóm sẽ cảm thấy tự nhiên, thoải mái, ít áp lực hơn khi tiếp xúc với giáo viên
Về phía giáo viên
Trong dạy học hợp tác theo nhóm, giáo viên có vai trò là người tổ chức,hướng dẫn các hoạt động, là người cố vấn, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việchọc của học sinh
Dạy học hợp tác theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu:phải lựa chọn được những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm vàthiết kế được những hình thức chuyển tải các nội dung thành các hoạt động củahọc sinh trong các nhóm
Trong dạy học hợp tác theo nhóm, yêu cầu về kĩ năng sư phạm của củagiáo viên cũng mở rộng hơn so với phương pháp dạy học truyền thống; yêu cầu
về đánh giá, xử lý thông tin từ phía học sinh cũng cao hơn
Trang 35*) Quy trình thực hiện dạy học hợp tác theo nhóm
Bước 1 Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp.
Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp, không quá dễ hoặc không quákhó Nội dung GV đưa ra cần phải huy động công sức, ý kiến và kinh nghiệmcủa nhiều học sinh Những nội dung quá dễ không cần tổ chức hợp tác theonhóm, chỉ mất thời gian không cần thiết
Bước 2 Thiết kế kế hoạch bài dạy áp dụng dạy học hợp tác
Bước 3 Tổ chức dạy học hợp tác
- GV nêu vấn đề cần tìm hiểu, cần giải quyết cho lớp
- Phân công nhóm học tập và phân công vị trí hoạt động nhóm (mỗinhóm nên từ 2 - 4 học sinh) HS cần được ngồi đối diện với nhau để tạo ra sựtương tác trong quá trình học tập
- Giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh: Mỗi nhóm có thể thực hiện mộtnhiệm vụ riêng biệt hoặc GV tổ chức cho tất cả các nhóm đều thực hiện mộtnhiệm vụ, tuy nhiên GV cần quy định về thời gian và kết quả sản phẩm củanhóm
- Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh: GV phân công nhiệm vụ chonhóm trưởng điều khiển hoạt động, nhóm trưởng yêu cầu HS làm việc cá nhân,theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và thống nhất kết quả chung, thư kíghi chép kết quả thảo luận của nhóm, phân công đại diện trình bày kết quảtrước lớp
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đánh giá: Đại diện từng nhóm trìnhbày kết quả làm việc của nhóm Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn,bình luận và bổ sung ý kiến
- GV nhận xét và tổng kết
1.3.3 Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn
Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn là phương pháp dạy họctrong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thông qua các hoạt động, học sinhkhám phá ra một tri thức nào đấy trong chương trình môn học [8]
Trang 36Trong dạy học, hoạt động khám phá có một số kiểu như sau:
Học sinh tự phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó
Dạy học khám phá có hướng dẫn có một số đặc trưng sau:
- Dạy học khám phá có hướng dẫn giúp học sinh lĩnh hội một số tri thức
mà loài người đã phát hiện ra
- Mục đích của phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn là trang bịcho người học phương pháp suy nghĩ, cách thức phát hiện và giải quyết vấn đềmang tính độc lập, sáng tạo
- Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn thường được thực hiệnthông qua các câu hỏi hoặc những yêu cầu hành động, mà khi học sinh thựchiện và giải đáp thì sẽ xuất hiện con đường dẫn đến tri thức
- Các hoạt động khám phá của học sinh thường được tổ chức theo nhóm,mỗi thành viên đều tích cực tham gia vào quá trình hoạt động nhóm: trả lời câuhỏi, bổ sung các câu trả lời của bạn, đánh giá kết quả học tập…
*) Quy trình thực hiện dạy học khám phá có hướng dẫn
Trang 37- Từng học sinh làm việc cá nhân (hoặc làm việc nhóm) đề xuất giảipháp để giải quyết vấn đề Từ đó học sinh trao đổi, tranh luận về các đề xuấtđược đưa ra.
- Dưới dự hướng dẫn của giáo viên, mỗi nhóm sẽ trình bày vấn đề đượcphát hiện Từ đó, giáo viên lựa chọn nhứng phán đoán, kết luận đúng để hìnhthành kiến thức mới
1.4 Nội dung chương trình môn Toán lớp 2
1.4.1 Mục tiêu môn Toán cấp tiểu học
Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 thì:
Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:a) Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cầnđạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời đượccâu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán
và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ýtưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợpvới ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toánhọc ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện họctoán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản
b) Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
- Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tínhtrên những tập hợp số đó
- Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặcđiểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn;tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học;phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơngiản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng)
- Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản;giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê vàxác suất
Trang 38c) Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tựnhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có nhữnghiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội [2].
1.4.2 Mục tiêu môn Toán lớp 2
Ngoài mục tiêu chung, mục tiêu chủ yếu của môn Toán lớp 2 nhằm giúp
HS đạt các yêu cầu cơ bản sau:
Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
- Số tự nhiên: Số và cấu tạo thập phân của một số; So sánh các số; Ướclượng số đồ vật;
- Các phép tính: Phép cộng, phép trừ; Phép nhân, phép chia; Thực hànhgiải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính đã học…
- Thống kê và Xác suất: Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu; Đọcbiểu đồ tranh; Nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh; Làm quen với các khảnăng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tựnhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có nhữnghiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội
Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình Toán tiểu học
và tiếp tục của chương trình Toán lớp 1
Trang 391.4.3 Nội dung chương trình môn Toán lớp 2
- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi1000
- Nhận biết được số tròn trăm
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số
- Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị
So sánh các số Nhận biết được cách so sánh hai số trong
phạm vi 1000
- Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhấttrong một nhóm có không quá 4 số (trongphạm vi 1000)
- Thực hiện được việc sắp xếp các số theothứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trongmột nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi1000)
số trong phạm vi 1000
- Thực hiện được việc tính toán trongtrường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ(theo thứ tự từ trái sang phải)
28
Trang 40quyết vấn đề liênquan đến cácphép tính đã học
- Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính(cộng, trừ, nhân, chia) thông qua tranh ảnh,hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việcgiải các bài toán có một bước tính (trongphạm vi các số và phép tính đã học) liênquan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (vídụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bàitoán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị)
số hình phẳngvàhình khối đơngiản
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đườngcong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểmthẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan
- Nhận dạng được hình tứ giác thông quaviệc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhânhoặc vật thật
29