- Đối với các cấp quản lý giáo dục: Quan tâm kịp thời và tạo điều kiện hơn nữa cho việc đầu tư cơ sở vật chất trường học và trang thiết bị dạy học cho các nhà trường để góp phần tạo yếu tố môi trường bên ngoài thuận lợi cho quá trình dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Nghiên cứu xây dựng, tiến tới triển khai phổ biến rộng rãi kho tư liệu điện tử, đặc biệt là các phương tiện trực quan thao tác được, các phần mềm dạy học ở tiểu học, miễn phí trên mạng internet để tạo điều kiện cho GV, HS tiểu học thuận lợi khai thác, sử dụng.
- Đối với giáo viên tiểu học: Cần phải tích cực tự bồi dưỡng, trang bị cơ sở lí luận về thiết kế hoạt động học tập nhằm khám phá tri thức trong dạy học môn Toán ở tiểu học để vận dụng trong quá trình dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Trong quá trình vận dụng thiết kế hoạt động học tập nhằm khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2 cần có sự trao đổi, rút kinh nghiệm và tiếp tục đề xuất các giải pháp vận dụng thiết kế hoạt động học tập nhằm khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2 phù hợp với môi trường và điều kiện dạy học cụ thể, góp phần bổ sung hoàn thiện cơ sở lí luận về thiết kế hoạt động học tập nhằm khám phá tri thức trong dạy học môn Toán lớp 2.
87
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Lâm Thùy Dương, Hoàng Thị Thúy (2021), "Tổ chức hoạt động dạy học khám phá khái niệm toán học cho học sinh lớp 5", Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 244, kỳ 1, tháng 7 năm 2021.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Xây dựng quy trình dạy học phát hiện theo thuyết kiến tạo ở tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường
ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018,
Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Lê Thị Hồng Chi (2014), Dạy học dựa vào tìm tòi ở tiểu học với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
4. Trịnh Nguyên Giao (2012), Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học Di truyền học Sinh học 12 trung học phổ thông. Kỉ yếu hội thảo quốc gia về Nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở trường trung học phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Ngô Hiệu (2009). Áp dụng dạy học khám phá trong môn khoa học ở tiểu học thông qua hệ thống bài giảng trực tuyến trên trang web học tập. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ GD-ĐT, mã số: B 2008-17-152
6. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm.
7. Phan Thị Tình, Lê Thị Hồng Chi, Hà Thị Huyền Diệp, Bồi dưỡng năng lực dạy học tìm tòi, khám phá cho GV tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Hùng Vương, Tập 16, Số 3 (2019): 49-55.
8. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội
89
10. Petty,G. (1998), "Khám phá có hướng dẫn: Dạy bằng cách đặt câu hỏi", Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes, Tài liệu dịch của dự án Việt - Bỉ, Hà Nội
11. Nguyễn Thị Thu Hương (2009), Vận dụng phương pháp dạy học khám phá tri thức có hướng dẫn trong dạy học hình học không gian lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, khoa Sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội.
12. Phạm Thị Thanh Hải (2016), Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong
phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học. Nxb Đại học
Sư phạm, tr. 25.
13. Phó Đức Hoà (2010), Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Trần Bá Hoành (2004), Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 102/2004, tr. 2-6.
15. Hoàng Thu Hường (2014), Thiết kế hoạt động tìm tòi phát hiện tri thức trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 4, lớp 5, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Sư phạm Thái Nguyên.
16. Nguyễn Thị Thu Hương (2009). Vận dụng PPDH khám phá có hướng dẫn trong dạy học các tình huống điển hình Hình học không gian lớp 11. Luận
văn thạc sĩ - K2 - ĐHGD - ĐHQGHN.
17. Bùi Văn Nghị (2014), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.
18. Đào Thái Lai (2003), Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh tự khám
phá và giải quyết vấn đề trong học toán ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo
dục, số 57.
19. Trần Thúc Trình (2004), Phương pháp khám phá trong nghiên cứu khoa học và trong dạy học, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 111/2004, tr.
90
20. Tài liệu bồi dưỡng cơ sở lý luận về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực HS, Hà Nôi, 2020
21. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
22. Dương Thị Quỳnh - Ngô Thị Tâm (2010), Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong dạy học giải bài tập toán, Tạp chí giáo dục
số 229 - kì 1 tháng 1.
23. A. N. Leonchiev (1983), Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nhà xuất bản giáo dục.
Tài liệu tiếng Anh
24. Bruner, J. (1960). The Process of Education. Cambridge, MA: Harvard University Press
25. Colins, A. (1986), "A sample dialogue based on a theory of inquiry teaching", Technical Report No. 367, pp. 2-31
https:// www .i d e a l s . i l l i n o i s . e d u/ b i t s t r e a m /h a n dl e / 2 14 2 / 1 77 0 3 / c t r st r ea d t e c h repv01986i00367_opt.pdf?sequence=1.
26. Kirshner P. A., Sweller J., Clark R. E. (2005), "Why minimal guidance during instruction does not work: an analysis of the failure of constructivist, discovery, problem-based, experiential, and inquiry-based teaching", Educational Psychologist, 41(2).
PL-1
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT
Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý, giáo viên
Câu 1. Trong dạy học môn Toán lớp 2, có nhất thiết phải sử dụng dạy học khám phá, phát hiện tri thức cho HS không?
a. Tán thành b. Phân vân
c. Không tán thành
Câu 2. Xin Thầy/ Cô cho biết ý kiến về sự cần thiết phải tổ chức hoạt động khám phá, phát hiện tri thức trong quá trình dạy học Toán lớp 2.
a. Rất cần thiết b. Cần thiết
c. Không cần thiết
Câu 3. Thầy/Cô thực hiện như thế nào đối với mỗi dạng hoạt động khám phá, phát hiện tri thức trong dạy học Toán lớp 2 (Đánh dấu vào những ô mà Thầy/Cô cho là đúng): TT Dạng hoạt động Rất tốt Trung bình Không tốt
1 Hoạt động khám phá, phát hiện tri thức thông qua vấn đề, tình huống thực tế và trải nghiệm 2 Hoạt động suy luận có lí và dự đoán
3 hoạt động liên tưởng và huy động kiến thức 4 Hoạt động phát hiện vấn đề thông qua nghiên
cứu, quan sát các hình ảnh trực quan
5
Hoạt động ngôn ngữ: biến đổi yêu cầu bài toán về bài toán tương đương, biểu diễn, đọc và phân tích hình vẽ, …
PL-2
Câu 4. Thầy/Cô đã thực hiện những hoạt động sau đây như thế nào? (Các Thầy/Cô đánh dấu vào ô theo các mức độ ghi trong bảng).
TT Dạng hoạt động Thường xuyên Ít thực hiện Không thực hiện 1
Tăng cường sử dụng các yếu tố trực quan như tranh ảnh, bảng biểu, phần mềm dạy học để tăng cường khả năng khám phá của HS
2 Tổ chức dạy học theo các PP trải nghiệm như dạy học theo dự án, …
3
Tổ chức cho HS độc lập rèn luyện các hoạt động mày mò, tìm tòi, dự đoán và huy động kiến thức
4
Tổ chức các hoạt động nhằm tăng tính tương tác trong học tập của HS như học tập theo nhóm, ..
5
Tổ chức các giờ học ngoại khóa, trải nghiệm mà HS có thể sử dụng kiến thức môn học để khám phá, phát hiện tri thức
PL-3
PHỤ LỤC
PHIẾU KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
Họ và tên: ………. .... Lớp: 2… Trường: ………
PL-4 Bài 1: Đặt tính rồi tính ĐỀ BÀI 12 + 6 = 11+ 6 = 13 + 7 = 14 + 2 = ... ... ... ...
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
7 + 8 = 15 ☐ 18 + 1 = 19 ☐ 11+ 8 = 20 ☐ 13 + 5 = 17 ☐ Bài 3: Số? Số hạng 8 6 9 8 Số hạng 3 7 6 4 Tổng
Bài 3:
Hình sau có:
A. 3 tứ giác B. 4 tứ giác C. 5 tứ giác
Bài 5:
Ban Mai có 12 lá cờ, Minh cho Mai thêm 8 lá cờ nữa. Hỏi Mai có tất cả bao nhiêu lá cờ? Bài giải ... ... ... ... ... ... ...
PHỤ LỤC
PHIẾU KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
Họ và tên: ……….... Lớp: 2… Trường: ………
Bài 1: Số? ĐỀ BÀI a, 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14;...;...;... b, 5; 8; 11; 14;...;... Bài 2: Cho hình vẽ: Hình vẽ trên: + Có ……. hình tứ giác + Có ……. hình tam giác
Bài 3: Bà mua cho Lan 12 quyển vở, mẹ mua cho Lan thêm 7 quyển nữa.
Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
Bài giải ... ... ... ... ... ...
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc: N Q 2cm 3cm 5cm M P ... ... ... ...
Bài 5: Mỗi số 13, 15, 17, 19, 20 là kết quả của phép tính nào? 8 + 5 7 + 8 15 17 20 19 13
10 +
PHỤ LỤC
BÀI SOẠN MINH HỌA
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 59: ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC 1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau khi học xong bài học này, học sinh đạt được các yêu cầu sau: - Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước kẻ, bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Hoạt động 1: Khởi động
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Em vẽ nối tiếp các đoạn thẳng” theo hướng dẫn của cô giáo.
+ Một bạn vẽ đoạn thẳng AB
+ Bạn khác vẽ đoạn thẳng BC tiếp vào đoạn thẳng AB điểm C không thẳng hàng với hai điểm A và B.
+ Bạn tiếp theo vẽ đường thẳng CD nối tiếp vào đoạn thẳng BC, điểm D không thẳng hàng với hai điểm B và C.
- GV gọi mốt số học sinh trình bày. Các bạn trong lớp lắng nghe, nhận xét. - GV Nhận xét, tuyên dương.
2/ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Giới thiệu đường gấp khúc - Cách tính độ dài đường gấp khúc. - Chỉ vào đường gấp khúc đã vẽ sẵn trên bảng và nêu:
- Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng: AB,BC và CD.
B D 2 cm 4cm 3cm
A C
- Yêu cầu HS quan sát và chia sẻ với các bạn.
- Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào? - Gồm các đoạn thẳng AB, BC và CD.
- Đường Đường gấp khúc ABCD gồm những điểm nào? - Đường gấp khúc ABCD gồm các điểm: A, B, C, D. - Những đoạn thẳng nào có chung một điểm đầu?
- AB và BC có chung điểm B, đoạn BC và CD có chung điểm C. - Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD. - Độ dài đoạn AB là 2 cm, BC là 4 cm, CD là 3cm.
- Giáo viên chính xác kiến thức, độ dài đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần: AB , BC , CD.
- Yêu cầu HS tính tổng độ dài các đoạn: AB , BC , CD? Tổng độ dài các đoạn thẳng: AB, BC, CD là:
2 cm + 4 cm + 3 cm = 9 cm.
- Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu? - Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 9 cm
- Muốn tính độ dài của đường gấp khúc khi biết độ dài của các đoạn thẳng ta làm thế nào?
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.
- Giáo viên gọi 2-3 học sinh nhắc lại qui tắc tính độ dài đường gấp khúc. - Giáo viên tuyên dương, chính xác kiến thức.
3/ Hoạt động 3: Thực hành - luyện tập
Bài 1: Nối các điểm để được đường gấp khúc gồm:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài và chia sẻ trước lớp. - Yêu cầu nhận xét bài bạn và nêu cách vẽ khác nhau. - Yêu cầu HS nêu tên từng đoạn thẳng trong mỗi cách vẽ. - Giáo viên nhận xét, chính xác kiến thức.
Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại qui tắc tính độ dài đường gấp khúc. - Gọi 1 học sinh dùng thước vẽ đường gấp khúc MNPQ như trong sách giáo khoa lên bảng và yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.
- Giáo viên hướng dẫn bài mẫu.
a, Bài giải
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là: 3 + 2 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9 (cm)
- Học sinh dưới lớp làm vào vở ý còn lại. b, Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABC là: 5 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9 (cm)
- Học sinh chia sẻ bài làm của mình và HS nhận xét bài làm trên bảng. Học sinh dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau.
Bài 3:
- Tổ chức HS hoạt động cá nhân đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán. - Tổ chức HS hoạt động cá nhân, chia sẻ sẻ bài làm của mình.
Bài giải
Độ dài đoạn dây đồng đó là: 4 + 4 + 4 = 12 ( cm )
Đáp số: 12 cm - Giáo viên nhận xét, chính xác kiến thức.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Bài 4: Một đường gấp khúc có ba đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 12cm, 15cm, 8cm.
12cm 15cm
8cm
- GV tổ chức cho HS hoạt động đọc đề bài.
- GV tổ chức HS hoạt động cá nhân chia sẻ kết quả câu trả lời. - Tổ chức hoạt động toàn lớp, mời học sinh đọc kết quả của mình. - GV nhận xét, đánh giá và chính xác kết quả.
5. Củng cố
GV củng cố, nhận xét bài học thông qua trả lời các câu hỏi sau. - Bài học ngày hôm nay em đã học thêm được điều gì?
PHỤ LỤC
BÀI SOẠN MINH HỌA
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 63: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau khi học xong bài này học sinh củng cố lại được những kiến thức: - Nhớ các bảng nhân 2,3,4,5; thực hành tính các bảng nhân đã học. - Nhớ tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân.
- Đo được độ dài đường gấp khúc, rèn kỹ năng tính toán, củng cố kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng cho trước và tính độ dài đường gấp khúc.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên:
- Bảng phụ - Trò chơi
- Sách giáo khoa Toán 2
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa Toán 2