Luật Giáo dục năm 2019 cũng đã chỉ rõ về mục tiêu của giáo dục phổ thông[26]: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Hoàng Trung Hiếu
DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Ngành đào tạo: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Luận
Thái Nguyên, năm 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Xác nhận của Người hướng dẫn khoa học
TS Trần Luận
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2021.
Tác giả luận văn
Hoàng Trung Hiếu
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS Trần Luận
đã tận tình giúp đỡ, hết lòng hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô trường Đại học Sư phạm - Đại học TháiNguyên, khoa Toán học, tổ bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học môn Toán đãtạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô giáo tổ Toán và các em họcsinh khối 10 trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh và trường Phổ thông Vùng caoViệt Bắc, Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiêncứu của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luônđộng viên, khích lệ trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2021.
Tác giả luận văn
Hoàng Trung Hiếu
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU viiv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh 6
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước .8
1.2 Một số vấn đề về tự học, năng lực tự học 10
1.2.1 Tự học 10
1.2.1.1 Khái niệm tự học 10
1.2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của tự học 12
1.2.1.3 Một số hình thức tự học .12
1.2.1.4 Nội dung hoạt động tự học của học sinh 14
1.2.1.5 Vai trò của tự học 17
1.2.2 Năng lực tự học của học sinh 18
1.2.2.1 Khái niệm năng lực 18
1.2.2.2 Khái niệm năng lực tự học 19
1.2.2.3 Một số thành tố của năng lực tự học 20
1.2.2.4 Một số biểu hiện của năng lực tự học toán 21
1.3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh
23 1.3.1 Mối quan hệ giữa dạy học và tự học 23
1.3.2 Tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh 26
1.3.2.1 Thiết kế bài học 26
1.3.2.2 Tổ chức dạy học 27
1.3.2.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 27
Trang 5iii1.4 Thực trạng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh
Trang 6trung học phổ thông 28
1.4.1 Nội dung, yêu cầu dạy học Hình học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông 28
1.4.2 Thực trạng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Hình học lớp 10 31
1.4.2.1 Mục đích điều tra 31
1.4.2.2 Đối tượng, nội dung và phương pháp điều tra 31
1.4.2.3 Kết quả điều tra 31
1.4.2.4 Đánh giá chung 36
1.4.3 Tiềm năng phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Hình học 10 37
1.5 Kết luận chương 1 38
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 10 40
2.1 Một số định hướng xây dựng các biện pháp dạy học
40 2.2 Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Hình học lớp 10 40
2.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong giờ học 40
2.2.1.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 40
2.2.1.2 Tổ chức thực hiện biện pháp 41
2.2.1.3 Ví dụ 42
2.2.2 Biện pháp 2: Gợi động cơ tự học, tạo hứng thú học tập cho học sinh 47
2.2.2.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 47
2.2.2.2 Tổ chức thực hiện biện pháp 48
2.2.2.3 Ví dụ 49
2.2.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách tự đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo 57
2.2.3.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 57
2.2.3.2 Tổ chức thực hiện biện pháp 57
Trang 72.2.3.3 Ví dụ 58
2.2.4 Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập 59 2.2.4.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 59
2.2.4.2 Tổ chức thực hiện biện pháp 60
2.2.4.3 Ví dụ 61
2.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống bài tập phân bậc cho hoạt động tự học giải bài tập toán của học sinh 62
2.2.5.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 62
2.2.5.2 Tổ chức thực hiện biện pháp 63
2.2.5.3 Ví dụ 64
2.2.6 Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả học tập 72
2.2.6.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 72
2.2.6.2 Tổ chức thực hiện biện pháp 72
2.2.6.3 Ví dụ 73
2.3 Kết luận chương 2 76
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 77
3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 77
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 77
3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 77
3.2 Nội dung và tổ chức thực nghiệm sư phạm 77
3.2.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 77
3.2.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 78
3.2.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 78
3.2.2.2 Phương pháp thực nghiệm 78
3.3 Đánh giá thực nghiệm sư phạm 79
3.3.1 Đánh giá định tính 79
3.3.2 Đánh giá định lượng 80
3.4 Kết luận chương 3 87
KẾT LUẬN 89
KIẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Nội dung hoạt động tự học của học sinh 14
Bảng 1.2 Cấu trúc khung năng lực của học sinh trung học phổ thông 20
Bảng 1.3 Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong dạy học Hình học 10 27
Bảng 3.1 Bảng phân bố tần số ghép lớp kết quả kiểm tra 82
Bảng 3.2 Bảng phân bố tần suất ghép lớp kết quả kiểm tra 83
Bảng 3.3 Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp xếp loại kết quả học tập 83
Bảng 3.4 Bảng xử lý số liệu thống kê thực nghiệm sư phạm 84
Bảng 3.5 Bảng kiểm định tính hiệu quả của thực nghiệm sư phạm 84
Biểu đồ 1.1 Biểu đồ đánh giá mức độ khó của nội dung Hình học 10 34
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ tần số kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 83
Trang 10Luật Giáo dục năm 2019 cũng đã chỉ rõ về mục tiêu của giáo dục phổ thông
[26]: “Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông (2018): “Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ có có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại… Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen
và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được
để phát triển” [5].
Để thực hiện được mục tiêu trên, giáo dục Việt Nam đã và đang tập trung đổimới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong vàngoài khu vực Quá trình dạy học chỉ đạt được hiệu quả cao khi học sinh phát huyđược tính tích cực, sáng tạo của mình, ở đó học sinh là chủ thể của nhận thức, chủ
Trang 11động tìm tòi và phát hiện tri thức mới Ý thức được điều đó, giáo viên không ngừngđổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lựccủa học sinh, dạy học thông qua các hoạt động của học sinh Trong đó, năng lực tựchủ và tự học là một trong những năng lực chung quan trọng, cần có ở mỗi học sinh
hiện nay Năng lực tự chủ và tự học bao gồm những năng lực thành tố [5]: năng lực
tự lực; năng lực tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; năng lực tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình; năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tự học, tự hoàn thiện Đối với học sinh
trung học phổ thông hiện nay năng lực tự học, tự hoàn thiện là rất cần thiết Tự học làquá trình tự rèn luyện, phấn đấu, nỗ lực vươn lên của học sinh nhằm mục đích chiếmlĩnh tri thức và tự khẳng định bản thân của mỗi cá nhân Tự học sẽ giúp học sinh pháthuy được tính tích cực chủ động, sáng tạo; rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyếtvấn đề độc lập Tuy nhiên, hoạt động tự học của các em còn gặp nhiều khó khăn, đặcbiệt với học sinh lớp 10 do sự thay đổi về tâm sinh lý, môi trường học tập Bên cạnh
đó, học sinh chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về phương pháp tự họcphù hợp
“Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học - biểu hiện tập trung của năng lực tính toán với các thành phần sau: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM” [5] Chính vì
thế, dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh cầnđược quan tâm và chú trọng
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về tự học như: nghiên cứu vềviệc rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học cho học sinh có luận án tiến sĩ đề tài
“Phát t riển kỹ n ă ng t ự học c h o h ọc s i nh c ác t r ư ờ ng Dự bị Đại học Dân tộ c ” của tác giả Lê Trọng Tuấn (2016), luận văn thạc sĩ “Phát tri ể n kĩ năng t ự h ọc v ớ i sá c h giáo
Trang 12khoa trong d ạ y h ọc l ị ch sử l ớ p 12 ở trư ờ n g THPT t h ị xã Q u ảng Y ên t ỉnh Q u ảng Ninh” của Vũ Thị Kim Dung (2019),… nghiên cứu về việc rèn luyện và phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học toán có luận án phó tiến sĩ “Rèn luyện năng lực tự học giải Toán cho học sinh trung học phổ thông qua việc phân tích và sửa chữa sai lầm của học sinh khi giải toán” của Lê Thống Nhất (1996), luận án tiến sĩ
“Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học Toán cho học sinh THPT (Qua việc dạy học chủ đề quan hệ song song và quan hệ vuông góc ở hình học lớp 11) của tác giả Phạm Đình Khương (2005), “Dạy học giải toán bằng phương pháp vectơ cho học sinh khá giỏi lớp 10 theo hướng phát triển năng lực tự học” – luận văn thạc sĩ
của Lãnh Thị Huyền (2017),… Có thể thấy, vấn đề phát triển tự học cho học sinh đã
và đang được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm Tuy nhiên, vẫn còn những đánh giá vàtranh luận trong quá trình dạy học ở trường phổ thông để làm sao học sinh phát huytối đa được năng lực tự học của bản thân
Nội dung Hình học 10 đa phần học sinh đánh giá là khó, các em sẽ được học
và tìm hiểu về vectơ, phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Vectơ giữ một vai tròquan trọng không chỉ đối với Toán học mà còn đối với cả các ngành khoa học khác:Vectơ là công cụ để xây dựng nên phương pháp toạ độ - một phương pháp vô cùnghữu ích trong toán học, thể hiện mối liên hệ giữa đại số và hình học Nội dung vectơ
có rất nhiều ứng dụng trong vật lý và kỹ thuật, đặc biệt là các vấn đề liên quan đếnvận tốc, lực,… Bên cạnh đó, ứng dụng giải tam giác vào các bài toán thực tế sẽ gópphần giúp học sinh phát triển được năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyếtcác vấn đề trong cuộc sống, thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn Vì vậy,
để học nội dung này một cách hiệu quả, học sinh cần có năng lực tự học tốt
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học Hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh”.
2 Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài,luận văn đề xuất một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học chohọc sinh thông qua dạy học Hình học lớp 10, góp phần nâng cao chất lượng dạy họcmôn Toán ở trường phổ thông nói chung và lớp 10 nói riêng
Trang 133 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực tự học được phát triển trong quá trình dạy học môn toán ở trườngtrung học phổ thông
3.2 Khách thể nghiên cứu
Vấn đề tự học của học sinh trung học phổ thông
4 Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp sư phạm như đã đề xuất trong luận văn được thực hiện mộtcách hợp lý thì sẽ góp phần phát triển năng lực tự học cho học sinh và nâng cao hiệuquả học tập môn Toán
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về năng lực tự học, các công trình nghiên cứu có liên quantrực tiếp đến đề tài nhằm hoàn thành cơ sở lý luận về dạy học theo định hướng pháttriển năng lực tự học cho học sinh
5.2 Quan sát, điều tra
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn toán theo định hướng phát triển nănglực tự học cho học sinh trung học phổ thông
5.3 Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm một số tiết ở trường trung học phổ thông để kiểm tratính khả thi, hiệu của các biện pháp đã đề xuất trong đề tài
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học, năng lực tự học của học sinh
- Điều tra, đánh giá thực trạng về vấn đề dạy học môn Toán theo định hướngphát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
- Đề xuất một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học củahọc sinh thông qua dạy học Hình học lớp 10
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của
đề tài
Trang 147 Dự kiến đóng góp của luận văn
- Hệ thống cơ sở lý luận về tự học, năng lực tự học của học sinh
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh
- Đề xuất một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự họccủa học sinh thông qua dạy học Hình học lớp 10
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Hình học lớp 10
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh 1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Vấn đề tự học đã được những nhà giáo dục quan tâm từ rất sớm Ý tưởng dạyhọc coi trọng người học, chú ý đến tự học đã có từ thời cổ đại, tùy theo từng giai đoạnlịch sử và mức độ phát triển của xã hội mà ý tưởng này đã phát triển và trở thànhquan điểm dạy học tiến bộ ngày nay Từ thời phương Tây cổ đại có phương pháp
giảng dạy của Heraclitus (530 - 475 TCN), Socrate (Hy Lạp, 469-390 TCN), Aristote (384-322 TCN) nhằm mục đích phát hiện “chân lý” bằng cách đặt câu hỏi để người
học tự tìm ra kết luận Socrate gọi là “phép đỡ đẻ”, khẩu hiệu dạy học của ông là
“Mục đích của giáo dục là làm cho con người nhận ra chính mình giữa đám đông” [25] Ở Phương Đông, Khổng Tử (479-355 TCN) dạy theo đối tượng và kích thích
suy nghĩ của học sinh Ông không đặt câu hỏi cho học trò trước mà ngược lại, đòi hỏi
học trò phải chủ động đặt câu hỏi trước “Nếu ai không tự đặt câu hỏi trước, Khổng tử
sẽ không dạy cho người ấy!” [25] Ông còn nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” [25] Điều này rất phù hợp với nguyên tắc
tạo động cơ, hứng thú học tập trong dạy học hiện đại
Đến thời kỳ phục hưng ở Châu Âu, dạy học lấy người học làm trung tâm đã trởthành một tư tưởng, có nhiều nhà giáo dục vĩ đại đã coi trọng tự học Nhà sư phạm
J.A.Commesky (1592 - 1670) từng khẳng định: “không có khát vọng học tập thì không thể trở thành nhân tài” [8] Trong cuốn sách “Phép giảng dạy vĩ đại”, ông
cương quyết phản đối lối dạy học áp đặt, giáo điều làm cho học sinh thụ động, đồngthời đề ra phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của họcsinh, học sinh không chỉ học ở thầy mà còn học ở bạn Jean Jacques Rousseau (1712 -
1778), đã phát triển tư tưởng ấy thêm một bước thành tư tưởng “Giáo dục tự do”, đề xướng “học thuyết lấy đứa trẻ làm trung tâm” Ông nói: “Đừng cho trẻ em khoa học,
mà phải để trẻ tự phát minh” Nhà giáo dục Mỹ John Dewey (1859 - 1952), chủ trương “Học bằng cách làm” (Learning by doing), học trò nhất thiết phải chủ động
và tích cực hoạt động “học bằng cách làm” với tinh thần tự học A.S Makarenko
(1888
-1939), cho rằng việc làm đầu tiên của nhà giáo dục là:“Đem lại niềm vui cho con
Trang 16người bằng cách thức tỉnh ý thức của người đó, làm cho nó có thái độ đúng đắn hơn trong việc tổ chức đời sống của mình” [11] Việc giảng dạy phải kích thích được
hứng thú, phải để trẻ độc lập tìm tòi, thầy giáo là người tổ chức, người thiết kế, người
cố vấn A Disteswerg (1790 - 1886) cho rằng:“Nhà giáo dục chân chính phải phát triển sức mạnh nội tại của học sinh bằng cách thức tỉnh, chứ không phải tích luỹ, nhồi nhét tài liệu, giáo khoa” [17].
Ở Liên Xô (cũ) vấn đề tự học được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và xuấtbản sách Chẳng hạn tác giả Alexander Rubakin (1862 - 1946) với cuốn “Tự học nhưthế nào” rất coi trọng vấn đề tự học, theo ông: “ để phân biệt được những vấn đềxảy ra xung quanh ta, thì lại cần đến kiến thức chung bằng con đường tự học ” [22].A.Đixtécvéc (1970 – 1866), cũng cho rằng cần phải “biến quá trình dạy học thànhquá trình tự học” [29] Trong tác phẩm “Tổ chức công việc tự học của sinh viên tựhọc” của Goroxepxki, “Nghiên cứu học tập như thế nào” của He-bơc, hoặc “Học tậphợp lý” của tác giả R Retzke, các tác giả đều đề cập tới vấn đề tự học như thế nàocho hiệu quả, cách làm việc với sách, cách học tập hợp lý theo kế hoạch và chươngtrình riêng Các nhà nghiên cứu về giáo dục đào tạo A.M.Machiuski, A.VPêtovxki,X.P.Baranôv, Mongtaigne, Carolyn Hopper cũng đã đề ra việc thiết kế các bài tậpnhận thức là các bài tập nêu vấn đề để sinh viên thực hiện trong thời gian tự học
Vào thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu tiếp tục kế thừa và phát triển những thànhtựu trước đó, đã tạo ra một giai đoạn phát triển rực rỡ về lý luận dạy học.X.P.Baranov, T.A.Ilina, A.N.Leonchiev, A.V Petrovski, A.M Machiuskin, I.FKharlamop… đã nghiên cứu về vấn đề TH, về cách độc lập nghiên cứu khoa học,cách suy nghĩ tìm tòi, cách sáng tạo,… [13] O.Decroly, C.Freinet, J.Piagel,B.F.Skinner,… đã đề cao hoạt động tích cực của học sinh, khuyến khích học sinh tựsắp xếp thời gian học tập theo khả năng của mình, tự mình học lấy cho mình, tự mìnhthấy trách nhiệm của mình trước công việc [3]
Đến cuối thế kỷ XX ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt
là ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ, phần lớn các nhà giáo dục học đãnghiên cứu tự học theo hai hướng chính: Hướng thứ nhất nghiên cứu áp dụng côngnghệ dạy học, nhằm thay đổi vị trí của thầy và trò trong quá trình dạy học, thầy từ
Trang 17chuyên gia về việc dạy chuyển sang chuyên gia về việc học của người học.Hướng thứ hai là dạy học phân hóa, dạy học tiến hành theo nhịp độ cá nhân ngườihọc để đạt tới năng suất và hiệu quả cao nhất trong việc học, dạy học cần phải được
tổ chức hướng vào người học Tiêu biểu cho các hướng nghiên cứu trên là RajaRoy Singh [40], ông đã nghiên cứu vai trò của năng lực tự học trong việc học tậpthường xuyên và học tập suốt đời, đề cao vai trò chuyên gia cố vấn của ngườithầy trong việc học tập, trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học củangười học
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta, ý tưởng về việc tự học cũng đã có từ lâu, được thể hiện thông quanhững thành ngữ: “Học một biết mười”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”,…Thời Pháp thuộc, với chính sách ngu dân, việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ vớiphương pháp phát huy trí tuệ cho người bản xứ là việc không tưởng Do vậy, trướcCách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam có tới 90% dân số mù chữ Sau Cáchmạng tháng Tám, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng phát triển giáo dục thườngxuyên, các lớp bổ túc văn hoá, đại học tại chức, vừa làm vừa học, mở ra chủ yếu dựa
vào hình thức tự học là chính Từ sau những năm 1970, với tinh thần “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, ở các trường Cao đẳng, Đại học đã có nhiều
chuyển biến tích cực trong việc tăng cường các hoạt động tự học của sinh viên Nhiềuhội nghị khoa học về đổi mới đổi mới phương pháp dạy học, các đề tài nghiên cứukhoa học, các bài báo khoa học được công bố xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo ở đại học, trong đó vấn đề tự học, tự nghiên cứu của sinh viên rấtđược coi trọng Đặc biệt vào năm 1998, Trung tâm Tự học của GS Nguyễn Cảnh Toàn
đã tổ chức thành công hội nghị toàn quốc với chủ đề “Tự học, tư đào tạo – tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam” mang lại nhiều ảnh hướng lớn cho nền
giáo dục Việt Nam Các tác giả đã nghiên cứu và xuất bản sách, tiêu biểu các cuốn:
“Rèn luyện công tác độc lập cho học sinh qua môn toán” (1967) của Phạm Gia Đức, Phạm Văn Hoàn; “Tôi tự học” (1975) của Nguyễn Duy Cần; “Muốn học giỏi” (1976) của Thiên Giang, Trần Kim Bảng; “Tự học để thành công” (1992) của Nguyễn Hiến Lê; “Tự học, tự đào tạo
– tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam” (1998); “Quá trình dạy - tự
Trang 18học” (1998); “Học và dạy cách học”; “L uậ n bàn v à kinh nghi ệ m v ề tự h ọc” c ủa
Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường; "Giúp trẻ tự học nên ngư
ờ i” của Ng u y ễn K ỳ và Ng u y ễ n Nghĩa D â n ; “Tự học một chìa khóa vàng của giáo dục” (1998) của Phan Trọng Luận; “Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm” (1996), “Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực trong giáo dục” (1999) của Nguyễn Kỳ; “Về định hướng đổi mới phương pháp dạy học” (1999) của Nguyễn Bá Kim;“Phương pháp học tập, nghiên cứu của sinh viên cao đẳng - đại học” (1999) của Phạm Trung Thành; “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh” (2003) của Thái Duy Tuyên; Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và phổ thông” (2008) của Đào Tam, Lê Hiển Dương;
Thời gian gần đây, một số luận án đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề tự học
như: Luận án “Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học toán cho học sinh trung học phổ thông” (2006) của Phạm Đình Khương, luận án “Biện pháp hoàn thiện
kỹ năng tự học môn giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm theo quan điểm sư phạm học tương tác” (2006) của Nguyễn Thị Bích Hạnh, luận án “Tư tưởng tự học Hồ Chí Minh và biện pháp nâng cao việc tự học cho sinh viên đại học sư phạm” (2008) của
Võ Văn Nam, luận án “Phát triển kỹ năng tự học cho h ọc s i nh các t rư ờ ng Dự bị Đ ạ i học
Dân t ộ c” của Lê Trọng Tuấn (2016),…
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu vấn đề tự học trên nhiều góc độ như:
- Tự học là một yêu cầu của thời đại và khẳng định tầm quan trọng và cần thiết của tựhọc đối với mọi lứa tuổi
- Mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của người họctrong quá trình tự học
- Thực trạng tự học hiện nay của một số đối tượng học sinh còn nhiều hạn chế vềnhận thức và biện pháp Hoạt động tự học chưa thường xuyên, phổ biến Cơ sở vậtchất giáo trình, tài liệu chưa đáp ứng Có công trình nghiên cứu đã chỉ ra các nguyênnhân của việc tự học và cách khắc phục
- Một số tác giả đã đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học và kỹnăng tự học một số nội dung cụ thể như: nội dung Toán ở trường phổ thông; nội dungGiáo dục học, Tâm lý học,…
Trang 19Như vậy, có thể thấy tự học là khái niệm xuất hiện từ rất sớm Trên thế giới đã
có nhiều nghiên cứu về tự học, các nghiên cứu đều cho thấy vai trò quan trọng của tựhọc và đưa ra những cơ sở lý luận chặt chẽ, khái quát về tự học Cho đến nay vấn đề
tự học vẫn tiếp tục được nghiên cứu, các tác giả đã tập trung vào quá trình nhận thứccủa chủ thể người học, tìm ra những yếu tố chi phối đến quá trình tự học để có biệnpháp tác động tích cực đến quá trình tự học của người học Tuy nhiên, các biện phápcòn mang nặng tính lý luận ít gắn với nội dung môn học
1.2 Một số vấn đề về tự học, năng lực tự học
1.2.1 Tự học
1.2.1.1 Khái niệm tự học
Quan niệm về tự học (self-learning) đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước
đề cập dưới nhiều góc độ, nhiều hình thức khác nhau
Theo từ điển Giáo dục học: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo” [24].
Tác giả N.A.Rubakin cho rằng: “Tự tìm lấy tri thức có nghĩa là tự học Tự học
là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủ thể” [22].
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo trên cơ sở nhấn mạnh vai trò to lớn của tự họctrong quá trình dạy học nên đã coi việc chuyển hóa từ dạy học sang tự học là một
nguyên tắc quan trọng cần phải đạt được trong dạy học, tác giả quan niệm: “Tự học
là việc người học có thể tự mình tìm ra kiến thức, khai thác kiến thức bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động học của mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình” [1].
Theo tác giả Thái Duy Tuyên [37], tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về kinh nghiệm lịch sử loài người và của chính bản thân người học.
Nguyễn Kỳ [19] cho rằng: “Tự học là tự đạt mình vào tình huống học, vào vị
Trang 20trí của nguời tự nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề đạt ra cho mình, nhận biết vấn đề, thu thập, xử lí thông tin, tái hiện kiến thức cũ, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, thực nghiệm các giải pháp, kết quả, kiến thức mới mình đã tự lực tìm ra, tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”.
Theo Đặng Thành Hưng [15]: “Tự học là học với sự tự giác, tích cực và độc lập cao, trong học bao giờ cũng có tự học Hoạt động tự học của học sinh là quá trình chủ động, tự giác của người học nhằm nắm bắt các tri thức và các kĩ năng kĩ xảo Nếu cá nhân nào đó thực sự trở thành chủ thể học, thì đồng thời người ấy cũng
là người tự học Khác với các loại hoạt động khác, hoạt động tự học lấy chủ thể làm đối tượng hoạt động Ở đây diễn ra quá trình con người tác động vào con người nhằm làm thay đổi chính bản thân mình Hoạt động tự học diễn ra theo cơ chế
“hướng nội” nghĩa là tác động và làm biến đổi các quá trình tâm lý, các cấu trúc nhận thức đã đạt được… của chính bản thân chủ thể Đồng thời hoạt động tự học còn chịu sự chi phối của các quy luật khách quan khác của quá trình đó”.
GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp …) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm cá nhân, sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành của mình” [32].
Từ những quan điểm khác nhau về tự học nêu trên, chúng tôi đưa ra khái
niệm: “Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt đuợc mục đích nhất định."
Bản chất của tự học là hình thức học tập mang đậm dấu ấn cá nhân, đòi hỏingười học phải ý thức được mục tiêu và nhiệm vụ học tập, tự đưa ra kế hoạch và điềukhiển, điều chỉnh, khám phá kiến thức nhằm chuyển hóa thành tri thức riêng củamình, vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống học tập; tự đánh giá quá trìnhhọc tập Trong dạy học ở trường phổ thông, tự học là biểu hiện cụ thể của việc đổi
Trang 21mới phương pháp dạy học, đáp ứng quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm,góp phần giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức lớn mà học sinh cầnlĩnh hội với quỹ thời gian học tập rất ngắn ở trên lớp.
1.2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của tự học
Hoạt động tự học có nhiều đặc trưng, tuy nhiên có thể kể tới bốn đặc trưng cơbản sau [39]:
Tự học có tính độc lập cao Chính người học là tác nhân đầu tiên thực hiện quá
trình học cho đến khi kết thúc Tính tích cực, chủ động trong hoạt động học đã quantrọng nhưng nó càng có vai trò quan trọng hơn trong tự học, nó được coi như là mộtcông cụ hỗ trợ đắc lực giúp cá nhân tích lũy kinh nghiệm, tri thức và hoàn thiện nhâncách
Đối với tự học, động cơ có vai trò quan trọng Đó là nguồn kích thích, là tiềmlực bên trong gây hứng thú khi người học tham gia quá trình học Nhờ vào các hứngthú, người học tham gia tích cực và biết tiếp tục quá trình học bằng cách tạo cho nómột hình thức phù hợp với tính cách của mình Khi đã là chủ thể học thì người học đã
tự giác xác định được động cơ, mục đích học tập Tự học lúc này là quá trình học tựgiác, chủ động, có phong cách và phương pháp cá nhân; có mục tiêu và giải pháp cánhân gắn với nhu cầu giá trị và khả năng cá nhân
Trong hoạt động tự học thì khả năng lựa chọn về nội dung, phương pháp vàhình thức tổ chức học là cao và rất rộng rãi Sự lựa chọn này nhằm có sự điều chỉnhphù hợp giữa người học với các điều kiện bên ngoài Đây là một đặc trưng mà chỉtrong hoạt động tự học mới có
Mỗi cá nhân có một phương pháp học tập, cách tổ chức học tập là khác nhau,đặc trưng riêng của cá nhân đó, nên có thể nói tự học mang tính cá nhân cao, phươngpháp tự học dựa trên tiềm năng và ý thức, trách nhiệm của chính bản thân người học.Hay có thể nói cách tự học là của riêng của mỗi người
1.2.1.3 Một số hình thức tự học
Khi xem xét về các hình thức tự học của một số tác giả, căn cứ vào mối quan
hệ của người dạy với người học, theo chúng tôi có hai hình thức tự học là: tự họckhông có sự hướng dẫn của thầy và tự học có hướng dẫn của thầy
Trang 22Tự học không có sự hướng dẫn của thầy: hoạt động học được tiến hành tùy
vào nhu cầu, mục đích của người học và diễn ra hoàn toàn độc lập, không có sựhướng dẫn, điều khiển của giáo viên Khi gặp khó khăn, người học không có thầy bêncạnh để hỏi, người học phải tự mình xoay xở, động não để tìm hiểu nội dung, vấn đềcần học và nếu cần phải tra cứu thêm sách, tài liệu có liên quan Lúc này, người họcthực sự làm việc độc lập, tự mình vượt qua khó khăn Đây là một năng lực cần có đểcon người có thể tự học suốt đời Học không có thầy có thể mang lại hiệu quả tíchcực, nhưng nhiều khi lại đòi hỏi phải huy động nhiều thời gian vì không có hệ thống,định hướng, thiếu chiều sâu,… Có thể thấy rằng, ở hình thức tự học này, người họctiến hành tự học một cách tự giác nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, mở rộng, đàosâu, bổ sung kiến thức văn hóa chung của bản thân Những kiến thức này có thể nằmngoài chương trình bắt buộc Việc tìm hiểu là do nhu cầu hiểu biết, nâng cao củangười học và thường được tiến hành ở ngoài lớp học
Tự học có hướng dẫn của thầy: hoạt động tự học được tiến hành có tổ chức, có
kế hoạch, ngoài tính tự chủ của người học, cần có những tác động khách quan mangtính định hướng, chỉ dẫn của thầy để việc học tập mang lại kết quả cao Hiệu quả củahoạt động học tập ở hình thức tự học này phụ thuộc vào vai trò của người hướng dẫn
và vai trò tích cực chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập của người học Vì vậy,nhiệm vụ quan trọng của người thầy trong hình thức tự học này là phải phát huy đượctính tích cực, tính tự giác, tính độc lập của người học, hình thành phương pháp tự họccho họ để họ có khả năng tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập Hình thức tự học
có sự hướng dẫn của thầy chứa nhiều yếu tố thuận lợi với người học, nhưng thuận lợi
đó có thể biến thành khó khăn nếu trò ỷ lại vào thầy và thầy làm thay trò ở cả nhữngviệc mà trò tự mình làm được Hình thức tự học này có thể diễn ra ở trong lớp họchoặc ở ngoài lớp học
Như vậy, nếu xét một cách chi tiết thì có nhiều hình thức khác nhau để ngườihọc có thể tự học, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo và hoànthiện nhân cách bản thân Nếu xét một cách tổng thể thì có hai hình thức tự học cơbản, đó là: tự học hoàn toàn không có sự hướng dẫn của thầy và tự học có hướng dẫncủa thầy Tùy vào mục tiêu và nội dung tự học mà người học cần lựa chọn hình thức
Trang 23tự học cho phù hợp Để việc tự học mang lại hiệu quả tốt, trước hết phải học một cách
có kế hoạch, có hệ thống, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, rồi theo chiều hướng pháttriển đi lên là không cần sự hướng dẫn của giáo viên, người học tự tổ chức quá trìnhhọc tập của bản thân một cách hiệu quả, tiến tới học suốt đời Trong luận văn này,chúng tôi quan tâm nghiên cứu hình thức tự học diễn ra dưới sự hướng trực tiếp củathầy
1.2.1.4 Nội dung hoạt động tự học của học sinh
Hoạt động tự học là một công việc rất phức tạp Suốt quá trình dạy học lâu dài,người thầy phải trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ đối vớiviệc tự học theo một kế hoạch khoa học và có hệ thống Khi đó mới có thể giúp các
em tự học có kết quả khi ngồi trên ghế nhà trường cũng như phát huy nó khi đã bướcvào cuộc sống Sau đây là bảng tóm tắt nội dung hoạt động tự học của học sinh [37]:
Bảng 1.1 Nội dung hoạt động tự học của học sinh
b) Nhu cầu cá nhân, lợi ích vật chất tinh
Trang 24b) Chọn tư tưởng chính;
Trang 2510 Phân loại
11 Phân tích – tổng hợp
12 So sánh
13 Trừu tượng hóa, khái quát hóa
VI Vận dụng thông tin để giải quyết vấn
d) Tổng hợp, phát hiện cái mới
b) Lựa chọn yếu tố chung;
c) Tìm quy luật, phân loại
b) Đề cương báo cáo;
c) Viết báo cáo;
d) Thảo luận, hoàn thiện
Trang 26C Kiểm tra, đánh giá
VII Kiểm tra
VIII Đánh giá
a) Xác định vấn đề, mâu thuẫn chính;b) Cấu trúc của vấn đề và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề;
c) Các biện pháp xử lý
1.2.1.5 Vai trò của tự học
Trong quá trình học tập của người học, hoạt động tự học có những vai trò sau:
- Nâng cao kiến thức và hiệu quả học tập: Trong quá trình tự học, học sinh cần
vận dụng các năng lực trí tuệ để giải quyết vấn đề Điều này đòi hỏi học sinh phải làchủ thể của quá trình nhận thức, biết cách tự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, phê phán, đểhiểu kiến thức sâu sắc hơn
- Giúp người học có khả năng tự giải quyết các vấn đề học tập, biết vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn: Trong hoạt động tự học, kiến thức mà người học
chiếm lĩnh được thông qua các hoạt động tư duy của bản thân Người có khả năng tựhọc có thể thu thập và xử lí thông tin, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và
tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của mình
- Hình thành các kĩ năng, phương pháp học tập khoa học: Khi tự học, các thao
tác tư duy lặp đi lặp lại nhiều lần, góp phần hình thành cho người học các kĩ năng,phương pháp học tập cho người học
- Rèn luyện tư duy cho người học: Khi tự học, người học phải sử dụng các thao
tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, khái quát, trừu tượng hóa, đểgiải quyết nhiệm vụ đặt ra, do đó tư duy cũng được rèn luyện thường xuyên Trongquá trình học tập, với cùng một lượng kiến thức nhưng các nhiệm vụ đặt ra ngày càngcao, điều này giúp người học rèn luyện được các kĩ năng và năng lực giải quyết vấn
đề, từ đó tư duy của người học cũng dần được phát triển
- Nâng cao khả năng tiếp nhận thông tin cho người học: Trong thời đại phát
triển như ngày nay, các nguồn thông tin được cung cấp đa dạng dưới nhiều phươngthức và hình thức khác nhau Do vậy, nếu người học có kĩ năng tự học tốt sẽ vậndụng được nguồn thông tin phong phú, đa dạng trong việc thu nhận kiến thức cho
Trang 27mình Tự học có vai trò quan trọng, là điều kiện quyết định thành công và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của con người.
1.2.2 Năng lực tự học của học sinh
1.2.2.1 Khái niệm năng lực
Theo Tâm lý học [21], năng lực là tổ hợp các đặc điểm thuộc tính tâm lý của
cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Theo Từ điển Tiếng Việt [24], năng lực được hiểu là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” khi đề cập tới năng lực của đối tượng nào đó hoặc “là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” khi đề cập tới năng lực của con người.
Theo P.A Rudich [34], năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối các quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định.
De Ketele (1995) đã định nghĩa [34]: năng lực là một tập hợp trật tự các kỹ năng (các hoạt động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước
để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra.
Có thể thấy, những định nghĩa trên đều nêu bật lên ba thành phần của năng lực
đó là nội dung, kỹ năng và tình huống Xavier Roegiers (1996) đã phối hợp những ưu
điểm của các định nghĩa trên, khi cho rằng [38]: năng lực là sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước, để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra.
Như vậy, người có năng lực về một loại/ lĩnh vực hoạt động nào đó cần có đủcác dấu hiệu cơ bản sau:
- Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống, chuyên sâu về loại/ lĩnh vực hoạt độngnào đó;
- Biết cách tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mụcđích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/ phương pháp thực hiện hànhđộng, lựa chọn được giải pháp phù hợp,… và các điều kiện để đạt được mục đích);
Trang 28- Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt trong những tình huống phức tạpkhác nhau và không thể đoán trước.
Từ những quan điểm về năng lực ở trên, chúng tôi đưa ra một định nghĩa phù
hợp với nội dung nghiên cứu về năng lực như sau: Năng lực là những khả năng, kỹ xảo học được hay có sẵn của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội,… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn
đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt bằng những phương tiện, biện pháp, cách thức phù hợp.
1.2.2.2 Khái niệm năng lực tự học
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018) đã trình bày: năng lực tự học bao hàm cả cách học, kỹ năng và nội dung học tập; là sự tích hợp tổng thể cách học
và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống, vấn đề khác nhau [5].
Theo Nguyễn Kỳ (1996), năng lực tự học là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc
tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng và năng lực [20].
Theo Nguyễn Cảnh Toàn [32], năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp, bao gồm các kĩ năng và kĩ xảo, cần gắn với động cơ và thói quen tương ứng, giúp người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra Năng lực tự học còn là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng và nội dung học tập, là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau.
Như vậy, từ những quan niệm khác nhau của các tác giả, chúng tôi định nghĩa:
năng lực tự học là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập Năng lực tự học tuy là khả năng “bẩm sinh” của mỗi người nhưng cần được rèn
luyện thường xuyên thông qua các hoạt động thực tiễn, nếu không nó sẽ chỉ là khả
năng tiềm ẩn của con người Năng lực tự học toán là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học để thực hiện
có hiệu quả các hoạt động học tập toán.
Trang 29- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mụctiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng củabản thân; tìm kiếm và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụhọc tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việcghi nhớ; sử dụng, bổ sung khi cần thiết
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quátrình học tập; biết rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác nhau,biết tự điều chỉnh lại cách học
- Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu của cá nhân
- Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân
Trang 30Để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên, giáo viên ở các trường phổ thôngcần vận dụng phương pháp dạy học phù hợp để phát huy tối đa năng lực tự học củahọc sinh Việc đánh giá năng lực tự học của học sinh cũng như các năng lực kháckhông thể chỉ dựa vào kết quả của một bài kiểm tra kiến thức và kỹ năng mà cần đánhgiá thông qua các sản phẩm của hoạt động học và quá trình học tập của học sinh trên
cơ sở “chuẩn đầu ra” của các năng lực tương ứng
1.2.2.4 Một số biểu hiện của năng lực tự học toán
Theo Nguyễn Hữu Châu [6]: “Năng lực toán học là khả năng nhận biết ý nghĩa, vai trò của kiến thức toán học trong cuộc sống; khả năng vận dụng tư duy toán học để giải quyết các vấn đề của thực tiễn đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tương lai một cách linh hoạt; khả năng phân tích, suy luận, lập luận khái quát hóa, trao đổi thông tin một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau ”.
Qua quá trình dạy học có thể nhận thấy biểu hiện năng lực tự học của học sinh
có thể quan sát được nhưng cũng có những biểu hiện không quan sát được Năng lực
tự học có thể quan sát được hiểu theo nghĩa là giáo viên và những người xung quanhquan sát hoạt động của học sinh có thể biết học sinh đang làm gì và có thể biết chấtlượng các hoạt động đó Còn các hoạt động tự học không quan sát được là các hoạtđộng sử dụng các năng lực tư duy diễn ra bên trong của người học
- Nhóm năng lực tự học thuộc các hoạt động có thể quan sát được:
Năng lực nghe giảng trong tự học toán: đó là quá trính thu nhận thông tin qua
lời của giáo viên Kết quả sau khi nghe giảng là sự thể hiện trình độ tiếp nhận vấn đề
và trình độ tự học của người học
Năng lực ghi chép trong tự học toán: ghi chép là thao tác phổ biến trong hoạt
động tự học của học sinh Ghi chép mang sắc thái và thể hiện trình độ tự học của cánhân
Năng lực đặt câu hỏi trong tự học toán: có hai hình thức chủ yếu, đó là tự hỏi
và hỏi người khác Bản thân người học tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời, điều này giúp pháttriển tư duy rất tốt Nếu không trả lời được thì hỏi bạn, hỏi giáo viên, hỏi ngườikhác
Trang 31Năng lực đọc, xem tài liệu tham khảo và khai thác thông tin: đối với tự học
Toán thì việc sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu tham khảo, đặc biệtngày nay là sử dụng Internet là việc làm cần thiết và thường xuyên Đó là nguồn tưliệu phong phú, bổ sung cho việc nghe giảng và ghi chép rất tốt
Năng lực giao tiếp với thầy và bạn trong quá trình tự học: có thể thông qua
các hình thức: trao đổi, thảo luận, đặt câu hỏi, về nội dung học tập
Năng lực vận dụng kiến thức toán tích lũy được vào học tập và xử lý các tình huống thực tiễn cuộc sống Năng lực này được thể hiện giải các bài toán, biết chứng
minh, vận dụng tốt các khái niệm, định lý toán học, biết áp dụng vào các môn họckhác như Hóa, Lý, Sinh, đặc biệt là biết xây dựng mô hình toán học của các tìnhhuống thực tế, áp dụng công thức toán học giải quyết bài toán thực tế
- Nhóm năng lực tự học thuộc các hoạt động không thể quan sát được:
Nhóm năng lực liên quan đến động cơ và mục đích như: tự xác định nhu cầu,
mục đích học tập, động cơ học tập
Nhóm năng lực liên quan đến trí tuệ: Năng lực này đòi hỏi học sinh phải quan
sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, khái quát hóa các tài liệu Toán học, kiếnthức Toán học; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những tri thức, kinhnghiệm cá nhân Ngoài ra, nhóm năng lực này còn kể đến khả năng tư duy độc lâp,
tư duy linh hoạt, tư duy sáng tạo trong học toán, hay các kỹ năng tư duy logic, sửdụng ngôn ngữ chính xác, kỹ năng suy đoán và tưởng tượng…
Nhóm năng lực liên quan đến năng lực toán học như: thu nhận thông tin toán
học, lưu trữ các thông tin toán học
Nhóm năng lực tổ chức hoạt động tự học toán: tự xây dựng kế hoạch tự học,
tự thực hiện kế hoạch và tự kết thúc kế hoạch: tự đánh giá việc thực thi kế hoạch,có
sự điều chỉnh rút ra kinh nghiệm cần thiết trong tự học
Năng lực tự kiểm tra, đánh giá: Đó là những kỹ năng đánh giá cách giải quyết
vấn đề, đánh giá việc thảo luận, kết luận của bạn, của bản thân, của giáo viên, , kỹnăng rút ra sai lầm, thiếu hụt về mặt kiến thức,…
Năng lực tự học toán của học sinh bao gồm nhiều năng lực thành phần Vì vậy
để hình thành và phát triển năng lực tự học toán cũng đòi hỏi kết hợp nhiều biện pháp
Trang 32trong quá trình dạy học và phải phát triển trong thời gian dài với sự nỗ lực của mỗi cá nhân Đây là một quá trình phức tạp phải làm từ mức độ thấp đến cao.
1.3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh
1.3.1 Mối quan hệ giữa dạy học và tự học
Trong tác phẩm “Học phương pháp học”, tác giả Robert M.Smith đã đưa ra một định nghĩa tổng quan về học tập: “Học tập là hoạt động của một người tiếp thu kiến thức Nó có thể có chủ ý hay chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên Học tập bao gồm việc thu thập thông tin, kỹ năng, thái độ, hiểu biết hay giá trị mới Nó thường đi kèm với những thay đổi về cách ứng xử và liên tục diễn ra trong suốt cuộc đời Học tập thường được coi như vừa là quá trình, vừa là kết quả” [40].
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng [31]: học – cốt lõi là tự học, là quá trìnhphát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giátrị của mình bằng cách thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thứcbên trong con người mình
Về mặt sư phạm bản chất của dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ định đếnhành vi học tập và quá trình học tập của học sinh, tạo môi trường và những điều kiện
để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chất lượng học tập, kiểm soát quátrình và kết quả học tập của mình Dạy học chính là quy trình tác động đến người học
và quá trình học Dạy học phải đạt được các yêu cầu sau:
- Tập cho học sinh có nhu cầu học tập
- Tạo cho học sinh có động cơ học tập đúng đắn
- Rèn luyện cho học sinh ý chí học tập, tinh thần vượt khó trong học tập
- Dạy để học sinh có kỹ năng và biện pháp học tập
- Dạy để học sinh có kết quả cao
- Dạy để học sinh biết học chủ động và độc lập
Các yêu cầu trong dạy học như trên cũng là những yêu cầu cơ bản trong quátrình phát triển năng lực tự học ở học sinh Dễ nhận thấy giữa dạy học và tự học cómối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau
Dạy là hoạt động của thầy nhằm hướng dẫn, tổ chức và đạo diễn cho ngườihọc tự mình tìm ra kiến thức Mục đích của dạy là làm cho người học biết học đúng
Trang 33cách (biết tự học) Tác động dạy của thầy là ngoại lực đối với sự phát triển bản thân người học.
Như vậy, tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy nhưng nó có tính độclập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân Mối quan hệ giữa dạy và tự học về bảnchất là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực Tác động dạy của thầy dù là quan trọngđến đâu vẫn là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác, tạo điều kiện cho trò tự học, tựphát triển và trưởng thành: thầy dạy để trò tự học (mục tiêu), thầy dạy cho trò tự học(phương pháp), thầy dạy thành trò tự học (quá trình dạy – tự học) [32]
Dạy phải đi đôi với việc học, dạy có hiệu quả phải được đánh giá từ học cóhiệu quả Dạy cho người học kiến thức là cần thiết, nhưng dạy cho người học biếtcách tự học kiến thức là cần thiết hơn Để giúp người học nâng cao chất lượng họctập, thầy sẽ hướng dẫn cho người học cách học là chủ yếu, đưa ra các tình huống,cách giải quyết vấn đề, các nhiệm vụ cần phải thực hiện, chỉ cho người học các hìnhthức tổ chức giúp người học phấn đấu đạt kết quả cao
Với việc dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều, thầy là người traokiến thức, trò là người nhận, thụ động tiếp thu, nên khó kích thích được sức năngđộng, sức tự vươn lên của người học Trong việc dạy cho người học tự học, thầy giáokhông áp đặt về nội dung, phương pháp, kế hoạch,… một cách cứng nhắc mà hướngdẫn người học tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, kích thích đượctính tích cực, tự lực, năng động, sức tự vươn lên của người học, chỉ khi nào thật cầnthiết thầy mới trực tiếp điều chỉnh, cùng người học giải quyết để không lãng phí thờigian Tuy nhiên, điều quan trọng là người dạy phải biết lựa chọn để đặt ra cho ngườihọc những nhiệm vụ vừa sức, bảo đảm cho việc trưởng thành và mức tiến bộ của họ,đồng thời đây cũng là việc kích thích tạo ra nhu cầu, sự hứng thú tự học, nếu không
dễ làm người học chán nản, chùn bước khi gặp vấn đề khó khăn Hơn nữa, nhiệm vụquan trọng của người thầy là dạy cho người học cách tự học Đây là công việc khôngđơn giản của giáo viên trong quá trình dạy học, bởi vì muốn dạy cách tự học chongười khác thì bản thân thầy cũng phải biết cách tự học
Mối quan hệ giữa dạy và tự học được thể hiện rõ nét qua chu trình dạy – tựhọc Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [32], chu trình dạy – tự học bao gồm: chu trình
Trang 34tự học của trò dưới tác động chu trình dạy của thầy nhằm biến đổi tri thức, kho tàng văn hoá, khoa học của nhân loại thành học vấn riêng của bản thân người học.
Trong đó, chu trình tự học của trò gồm ba thời:
- Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiệnvấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (đốivới người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu (có tính chất cá nhân)
- Tự thể hiện: Người học thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói, sắm vai trongcác tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầucủa mình, tự thể hiện qua hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy tạo
ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Sau khi thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi vớicác bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩmban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức)
Tương ứng với chu trình tự học của trò, chu trình dạy của thầy cũng gồm bathời:
- Hướng dẫn: Thầy hướng dẫn cho từng cá nhân người học, về các tình huống,các vấn đề cần giải quyết, về các nhiệm vụ phải thực hiện
- Tổ chức: Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn (tổchức các cuộc tranh luận, hội thảo, trao đổi trò - trò, trò - thầy, nhóm,…) Lúc nàythầy đóng vai trò là người đạo diễn và dẫn chương trình
- Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra: Khẳng định về mặt khoa học kiến thức
do người học tự tìm ra Cuối cùng thầy là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học củatrò trên cơ sở trò tự đánh giá, tự điều chỉnh, …
Đi cùng với hai chu trình trên trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của ngườihọc, tri thức cũng trải qua ba thời:
- Tri thức cá nhân: Người học tự tìm ra được một tri thức hay sản phẩm banđầu mang tính chất cá nhân, có thể đúng hoặc sai, khách quan hoặc chủ quan, khoahọc hay thiếu khoa học
- Tri thức xã hội: Tri thức cá nhân thông qua sự trao đổi, thảo luận, hợp tác vớibạn trong lớp trở thành khách quan hơn, mang tính chất xã hội (xã hội lớp học)
Trang 35- Tri thức khoa học: Với kết luận cuối cùng của thầy, người học tự kiểm trađiều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình, tri thức người tự học tự tìm ra giờ đây mớithật sự khách quan khoa học theo đúng nghĩa của tri thức.
1.3.2 Tiến trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh
+ Về kỹ năng: rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Về thái độ: tự học nghiêm túc, tích cực, tự giác nỗ lực vượt khó trong quátrình tự học
- Xây dựng nội dung:
+ Giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm của bài học;
+ Xác định rõ nội dung nào sẽ thực hiện giảng dạy trên lớp, nội dung nào giaocho học sinh tự học, tự nghiên cứu
- Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học: Phải lựachọn phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc, đảm bảo sự phù hợp để dạy một nội dung cụ thể; ngoài căn cứ vào ưu điểm vàhạn chế của phương pháp; cần quan tâm đến các yếu tố như: nội dung tri thức, khảnăng nhận thức của giáo viên, điều kiện, môi trường làm việc cụ thể, Việc thiết kếphương pháp dạy học phải xác định rõ các bước, các kỹ thuật dạy học sẽ sử dụng đểthực hiện phương pháp đó Khi thiết kế phương pháp dạy học theo định hướng pháttriển năng lực tự học của học sinh, giáo viên cần phải chuyển trọng tâm từ thiết kếcác hoạt động của giáo viên sang thiết kế các hoạt động tự học của học sinh với cácnhiệm vụ học tập cụ thể, đa dạng, phong phú, trong đó yêu cầu học sinh phải nỗ lựctìm tòi, suy nghĩ, tư duy độc lập, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ học tập
Trang 361.3.2.2 Tổ chức dạy học
Việc tổ chức hoạt động dạy học cần phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập,sáng tạo của cả giáo viên và học sinh nhằm hình thành và nâng cao tri thức, phát triểnnăng lực tự học, năng lực hợp tác có tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm và đemlại hứng thú học tập cho học sinh
Khi tổ chức dạy học thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướngphát triển năng lực tự học cho học sinh, giáo viên cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bảnnhư: giao các nội dung kiến thức để người học tự học, hướng dẫn người học cácnguồn tài liệu phục vụ cho tự học, cách thức tự học các nội dung để hoàn thànhnhiệm vụ học tập
Đối với các nội dung dạy học được thực hiện trên lớp, giáo viên phải đóng vaitrò là người hướng dẫn, cố vấn các nội dung học tập để học sinh có cơ hội chủ độngtìm kiếm tri thức; giáo viên phải thực sự khéo léo, linh hoạt trong tổ chức, điều kiển
và hướng dẫn người học tự học Chính sự khéo léo, linh hoạt của người dạy trong cáckhâu của quá trình dạy học sẽ tạp sự tương tác khoa học giữa người dạy và người họcđưa đến sự thành công trong dạy học
1.3.2.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải được thực hiện theo hướng phát triểnnăng lực tự học Thực hiện thành công đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá mới có thểhoàn thành được quy trình đổi mới phương pháp dạy học Đồng thời, kết quả kiểmtra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh sẽ là thước đođối với sự thành công của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực Việc kiểm tra, đánh giá phải đa dạng hóa các hình thức và được thực hiệntrong suốt quá trình dạy học để có thể theo dõi, giám sát hoạt động tự học của ngườihọc Múc đích của hoạt động này là nhằm thu thập các thông tin phản hồi về hoạtđộng tự học của học sinh một cách khách quan, chính xác Từ đó, người dạy có cácđiều chỉnh dạy học một cách kịp thời để đem đến hiệu quả cao trong dạy học
Trang 371.4 Thực trạng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
1.4.1 Nội dung, yêu cầu dạy học Hình học lớp 10 ở trường Trung học phổ thông
Bảng 1.3 Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt trong dạy học Hình học 10
Trang 401.4.2.2 Đối tượng, nội dung và phương pháp điều tra
- Đối tượng điều tra: Xin ý kiến phản hồi bằng hình thức phỏng vấn và phiếu
điều tra từ 27 giáo viên dạy Toán và 120 khối 10 của trường THPT Cẩm Phả, QuảngNinh và trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Thái Nguyên
- Nội dung điều tra:
+ Tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung Hình học 10, những thuận lợi khókhăn của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung này
+ Tìm hiểu thực trạng dạy học Hình học 10 theo định hướng phát triển nănglực tự học
- Phương pháp tiến hành: Thực hiện phỏng vấn, dự giờ một số giờ giảng dạy
trực tiếp; đồng thời sử dụng phiếu khảo sát để thăm dò ý kiến của giáo viên và họcsinh
1.4.2.3 Kết quả điều tra
a) Đối với giáo viên
Chúng tôi phát phiếu xin ý kiến giáo viên, thu về 27 phiếu đối với hai trường
đã nêu và thu được một số kết quả như sau: