Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 73 - 76)

học, tự củng cố, phát triển kiến thức trước và sau giờ học. Nếu học sinh không có phương pháp tự đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp nhận tri thức. Một số sách giáo khoa, sách tham khảo đòi hỏi học sinh cần có năng lực tư duy khái quát, định hướng cao mới có thể lĩnh hội được nội dung kiến thức.

2.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách xây dựng và thực hiện kế hoạchhọc tập học tập

2.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp học sinh biết xây dựng kết hoạch tự học hợp lý và thực hiện kế hoạch đó một cách có hiệu quả. Thông qua việc kiểm tra, nhận xét, góp ý của giáo viên, cũng giúp các em có cơ sở để tự đánh giá, điều chỉnh kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt hơn. Từ đó, sẽ góp phần phát triển ở học sinh năng lực xây

dựng kế hoạch tự học, sử dụng hợp lý thời gian cho tự học; kết hợp giữa tự học với các hoạt động học tập có hướng dẫn của giáo viên.

2.2.4.2. Tổ chức thực hiện biện pháp

Để tự học đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi học sinh phải tiến hành xây dựng kế hoạch tự học thường xuyên và liên tục. Điều này đòi hỏi giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập ngay từ ban đầu. Ngay từ tiết học đầu tiên của môn học hoặc chương hoặc chủ đề, giáo viên cần giới thiệu sơ lược về chương trình, nội dung và phương pháp học một cách khái quát nhất để học sinh biết và trên cơ sở đó các em tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập phù hợp.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập với các yêu cầu sau:

- Xây dựng được kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học để giúp các em có mục tiêu cụ thể để thực hiện.

- Thực hiện kế hoạch học tập một cách khoa học, sử dụng hợp lý thời gian học tập;

- Có phương pháp tự học khoa học, có kế hoạch và thời gian biểu tự học phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Có biện pháp để thực hiện kế hoạch đề ra và có thể tự điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt,… nhằm đạt được các mục tiêu học tập.

Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết lập kế hoạch tự học từng ngày, bởi đây là kế hoạch cần được xây dựng cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ và phải bám sát vào từng nội dung bài học. Kế hoạch tự học hàng ngày nhằm giúp học sinh ôn tập các kiến thức vừa học trên lớp đồng thời chuẩn bị cho bài học ngày hôm sau. Do đó, để xây dựng kế hoạch tự học hàng ngày trở thành kĩ năng đòi hỏi học sinh cần phải:

* Đối với việc lập kế hoạch ôn tập, củng cố bài trên lớp: - Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung của bài học;

- Xác định những vấn đề cần phải làm rõ hoặc tìm hiểu thêm, từ đó dự kiến và phân bố thời gian để ôn tập, củng cố từng vấn đề trong bài học;

Tuy nhiên, giáo viên cần phải nhắc nhở học sinh khi lập kế hoạch cần căn cứ vào khả năng của bản thân để sao cho khối lượng công việc và thời gian dự định trong kế hoạch phải cân đối, phù hợp.

* Đối với việc lập kế hoạch học tập chuẩn bị cho tiết học ngày hôm sau:

- Cần đọc trước bài học của ngày mai trong sách giáo khoa để từ đó có thể xác định được những nội dung cơ bản, nội dung trọng tâm của bài.

- Xem lại các kiến thức cũ cần sử dụng, thực hiện các yêu cầu của thầy (nếu có).

- Đọc kĩ và tự nghiên cứu bài, ghi lại những phần không hiểu, không rõ để có thể hỏi lại thầy vào hôm sau.

2.2.4.3. Ví dụ

Ví dụ 2.9. Khi dạy học chương 1. Vectơ, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh về nội dung, thời gian học và thời gian kiểm tra như sau:

- Nội dung:

+ Các định nghĩa: vectơ, vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng, hai vectơ bằng nhau, vectơ – không.

+ Tổng và hiệu của hai vec tơ: tổng của hai vectơ, quy tắc hình bình hành, tính chất của phép cộng các vectơ, hiệu của hai vectơ.

+ Tích của vectơ với một số: khái niệm, tính chất, trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm tam giác, điều kiện để hai vectơ cùng phương, phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương

+ Hệ trục tọa độ: trục và độ dài đại số trên trục; hệ trục tọa độ; tọa độ của vectơ; tọa độ của một điểm; tọa độ của các vectơ tổng (hiệu), tích vectơ với một số; tọa độ trung điểm của đoạn thẳng; tọa độ trọng tâm của tam giác.

- Thời gian: 13 tiết

- Bài kiểm tra: Một bài 45’ vào tiết thứ 9 sau khi học xong tiết bài tập của bài số 3 và một bài 15’ vào tiết thứ 13.

Trên cơ sở kế hoạch nêu ở trên, mỗi học sinh sẽ tự lập kế hoạch học tập, giáo viên có thểể gợi ý khung kếế́ hoạch như sau:

Bảng 2.1. Bảng kế hoạch tự học chương Vectơ S T T N Cá Ph Bà M c T h c h bà phv ho 1 . 2 . 3 .…

Đa số học sinh hiện thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính “ngẫu hứng”, chưa hình dung được toàn bộ quá trình tự học của mình đang và sẽ thực hiện như thế nào. Trong khi đó, với một khối lượng kiến thức lớn, học sinh phải hoàn thành chỉ trong một thời gian nhất định. Vì vậy, từ chương trình học tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập khoa học, với các nhiệm vụ học tập vừa sức, phù hợp với nội dung, điều kiện, thời gian của các em. Sau khi học sinh đã xây dựng kế hoạch học tập, giáo viên cần có sự kiểm tra, sau đó nhận xét, góp ý về kế hoạch học tập của các em.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w