Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 89 - 94)

2.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này tập trung vào việc giúp học sinh hình thành thói quen và khả năng tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quá trình tự học qua đó thấy được kết quả đã đạt được gồm những điểm tốt và chưa tốt của bản thân. Qua đó, góp phần phát triển năng lực xây dựng kế hoạch tự học, sử dụng hợp lý thời gian cho tự học; kết hợp giữa tự học với các hoạt động học tập có hướng dẫn của giáo viên; năng lực tự kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình tự học toán; phát hiện và sửa chữa sai sót khi học Hình học 10.

Giáo viên cần hình thành ở học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá giúp học sinh hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tổ chức các hoạt động học của bản thân dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong đó năng lực tự đánh giá trong tự học môn toán thể hiện ở khả năng quan sát thu thập thông tin tin kiểm tra kết quả cả phát hiện sai lầm và sửa chữa.

Với nội dung Hình học 10, giáo viên có thể phân ra các hình thức tự kiểm tra của học sinh như sau:

Thứ nhất, một học sinh đánh giá bài làm hoặc câu trả lời của bạn: giáo viên có thể sử dụng trong việc kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra kiến thức vừa học hoặc trong quá trình xây dựng kiến thức mới. Với hình thức này được thể hiện như sau: Sau khi một học sinh đã thực hiện trong nhiệm vụ là một bài tập hỏi, trả lời một câu hỏi thì các học sinh khác sẽ thảo luận nhận xét bài làm hoặc câu trả lời đó với các nội dung sau: Đúng hay sai? Trình bày đã hợp lý chưa? Lập luận đã chặt chẽ chưa? Cần bổ sung gì không? Có cách làm trả lời khác không? Đặc biệt ở những bài tập hoặc câu trả lời có sai lầm giáo viên nên cần để học sinh nhận xét chỉ ra những sai lầm của bạn, nguyên nhân của sai lầm đó và hướng sửa chữa như thế nào?

Thứ hai, nhóm này đánh giá kết quả học tập của nhóm kia: việc đánh giá kết quả làm việc của cá nhân nhóm rất cần thiết. Giáo viên có thể đưa ra nội dung bài làm của một nhóm yêu cầu các nhóm khác nhận xét, để nhận xét được học sinh trong nhóm phải quan sát, bàn bạc thống nhất với nhau rồi cử đại diện nhóm trả lời. Ngoài ra, giáo viên có thể đưa đáp án và biểu điểm, yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau, sau đó từng nhóm công bố kết quả mà mình đã đánh giá và nêu nhận xét cụ thể.

Thứ ba, học sinh tự nhận xét kết quả và rút kinh nghiệm: dưới sự hướng dẫn của giáo viên khi học sinh đã tự đánh giá được việc học của bản thân thì việc bổ sung các kiến thức còn trống trở nên đơn giản hơn qua việc xác định được mục tiêu cụ thể và tự lập được kế hoạch học tập. Học sinh tự điều chỉnh quá trình học tập đó để phát triển tư duy phê phán của bản thân.

Với cách làm này sẽ góp phần giúp học sinh có động cơ tự học thông qua hoạt động kiểm tra và đánh giá.

Ví dụ 2.11. Khi giải bài tập: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C):

x2  y2  2x  4 y  3

 0

đi qua điểm A2;5 . Có học sinh giải như sau:

Đường tròn (C) có tâm I 1;2 . Tiếp tuyến của (C) đi qua A2;5  và nhận IA  1;3 làm vectơ pháp tuyến.

Phương trình tiếp tuyến cần tìm là:  x  2  3 y  5  0  x  3y 17

 0

GV: Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên của bạn. HS: Lời giải của bạn sai.

GV: Vì sao lời giải của bạn sai?

HS: Vì điểm A không thuộc đường tròn (C) nên A không phải là tiếp điểm. Do đó, vectơ IA không là vectơ pháp tuyến.

GV: Gọi học sinh khác lên trình bày lại lời giải đúng. Lời

giải:

Đường tròn (C) có tâm I

1;2

và bán kính R  2 .

Gọi d là tiếp tuyến cần tìm.

Vì d đi qua A2;5 nên giả sử d có dạng: ax  2  b y  5  0 a2  b2  0 Ta có: d I,d   R a  3b a2  b2 2  a  3b  2. a2  b2 +) Với a b, chọn  a2  6ab  7b2  0 a b   a  7b a b 1. Khi đó phương trình d là:  x  2   y  5  0  x y  3  0

7 x  2   y  5  0  7x y 19  0 Vậy hai phương trình tiếp tuyến

đề bài.

x y  3  0 và 7x y

19  0

Nhận xét: Ví dụ trên áp dụng hình thức học sinh đánh giá bài làm của bạn. Thông qua ví dụ này, học sinh sẽ phát triển NLTP 3 và 6.

Ví dụ 2.12. Quay trở lại Ví dụ 2.2 đã trình bày ở mục 2.2.1.3, trong tiết báo cáo thảo luận nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả. Các em có thể trình bày dưới hình thức là sơ đồ tư duy, phiếu học tập, trình chiếu powerpoint,… và học sinh ở các nhóm khác chú ý lắng nghe, thảo luận. Sau đó các nhóm nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức,… bài báo cáo của nhóm bạn. Cuối cùng, giáo viên nhận xét, góp ý, trao đổi, bổ sung nội dung báo cáo của các nhóm và cho điểm nhóm. Yêu cầu các nhóm về nhà dựa trên các ý kiến sau buổi thảo luận, hoàn thiện bài của nhóm mình đầy đủ và chính xác.

Nhận xét: Ở ví dụ này, giáo viên đã sử dụng hình thức nhóm này đánh giá kết quả học tập của nhóm kia.

Ví dụ 2.13. Sau khi học xong bài Tích vô hướng của vectơ với một số, để

chuẩn bị cho tiết ôn tập và bài kiểm tra 45 phút, giáo viên có thể giao bài tập về nhà cho học sinh tổng kết lại nội dung Vectơ đã được học bằng sơ đồ và một số dạng bài tập thường gặp. Tiết ôn tập sau, giáo viên có thể trình bày những nội dung chính để học sinh so sánh, đối chiếu và đánh giá bài làm của mình. Ngoài ra, giáo viên cũng cần đưa ra những góp ý và chú ý phần nội dung quan trọng để học sinh có hướng tự điều chỉnh cho phù hợp.

Nhận xét: Giáo viên đã sử dụng hình thức học sinh tự nhận xét kết quả và rút kinh nghiệm.

Thông qua tổng kết lại nội dung kiến thức như ví dụ 2.11 và 2.12 đã góp phần phát triển NLTP 4.

Tự đánh giá kết quả học tập giúp cho học sinh nắm được các mối liên hệ ngược trong quá trình tự học học giúp các em nhận ra những yếu kém để tự điều chỉnh hoạt động tự học của mình và thực hiện hoạt động tự học đúng hướng đạt được mục đích đề ra. Một trong những xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận năng lực là tập trung và chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng tham gia đánh giá, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng). Giáo viên cần xem đánh giá như một hoạt động học

tập đáng diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá đánh giá lẫn nhau để phát triển năng lực tự học.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w