Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 47)

Không chỉ trong những năm gần đây, dạy học theo định hướng phát triển năng lực mới được quan tâm mà những nghiên cứu về tự học đã xuất hiện từ những thế kỷ trước trên toàn thế giới. Tự học là một năng lực cần thiết và quan trọng ở mỗi học sinh. Tự học giúp cho học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống và sâu sắc; nâng cao hứng thú học tập vì nó đem lại cho người học niềm vui mỗi khi họ tự tìm ra kiến thức mới cho mình; hình thành và phát triển nhân cách: rèn luyện đức tính kiên trì, tự giác, ý chí vượt khó, lòng say mê khoa học,… Trong dạy học, giáo viên không chỉ quan tâm đến việc truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh tự học một cách có hiệu quả để các em có thói quen tự học. Trong chương 1, chúng tôi trình bày một số vấn đề về tự học, năng lực tự học: khái niệm, một số hình thức tự

học, vai trò của tự học, một số thành tố của năng lực tự học và vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học. Từ đó, xác định những năng lực thành phần cụ thể của năng lực tự học cần tập trung hình thành và phát triển cho học sinh.

Bên cạnh những lý luận ở trên, từ việc tìm hiểu thực trạng có thể thấy việc dạy học Hình học 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh hiện nay còn gặp những khó khăn. Chính vì vậy, cần có những biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC

HÌNH HỌC LỚP 10 2.1. Một số định hướng xây dựng các biện pháp dạy học

Trên cơ sở lý luận về dạy tự học, điều kiện thực tế và mục tiêu dạy học tôi trình bày một số định hướng xây dựng các biện pháp dạy học Hình học 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh như sau:

Định hướng 1: Xác định được khả năng và vốn kiến thức của học sinh để tiến hành tự học từ đó trang bị củng cố chuẩn bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đồng thời hướng dẫn cho các học sinh cách tự học trên lớp và ở nhà.

Định hướng 2: Thiết kế chọn lọc và xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập đảm bảo nội dung học tập phù hợp với đối tượng học sinh theo định hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh.

Định hướng 3: Phối hợp các hình thức và phương pháp dạy học ở trên lớp sắp xếp được thời gian để hướng dẫn học sinh tự học.

Định hướng 4: Giúp học sinh có động cơ, mục đích học tập đúng đắn; tích cực, chủ động học tập tạo tiền đề để nâng cao chất lượng học tập của các em.

Định hướng 5: Giúp học sinh có thói quen biết lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động tự học Đồng thời cũng cần biết tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học.

2.2. Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học Hình học lớp 10

2.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong giờ học luận trong giờ học

2.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp học sinh phát triển được năng lực đọc hiểu kiến thức Hình học 10 trong sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo; năng lực dùng ngôn ngữ và kí hiệu toán học, sơ đồ,… để ghi chép, diễn đạt nội dung bài trên lớp và trình bày lời giải; năng lực xác định mối quan hệ, hệ thống hóa, tổng kết kiến thức Hình học 10; năng lực tự kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình tự học toán; phát hiện

và sửa chữa sai sót khi học Hình học 10 và một phần năng lực tập trung sự chú ý vào những điểm cốt yếu, bản chất của kiến thức Hình học 10 (nội dung và phạm vi khái niệm; giả thiết, kết luận của định lý; các bước của quy tắc, phương pháp giải toán) để ghi nhớ và tái hiện chúng để trả lời các câu hỏi, giải bài tập trong đó có vận dụng ví dụ và bài tập để biết để giải bài tập tương tự.

2.2.1.2. Tổ chức thực hiện biện pháp

Để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh, giáo viên có thể thực hiện theo 03 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Giới thiệu chủ đề và giao nhiệm vụ. Bước này gồm các hoạt động: - Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: thông thường nhiệm vụ này do giáo viên thực hiện, đôi khi có thể giao cho học sinh trình bày, các nhóm cần có sự thống nhất và chuẩn bị trước cùng giáo viên.

- Thành lập các nhóm làm việc: lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy

vào mục tiêu, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. Có rất nhiều tiêu chí thành lập nhóm, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm.

- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: giáo viên xác định và giải thích nhiệm vụ

cụ thể giữa các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cần đạt.

Bước 2: Làm việc theo nhóm. Trong giai đoạn này, các nhóm tự thực hiện các

nhiệm vụ được giao, trong đó có các hoạt động chính sau:

- Chuẩn bị, sắp xếp nơi làm việc của nhóm: cần sắp xếp sao cho các thành viên có thể ngồi đối diện với nhau để thảo luận. Hoạt động này cần diễn ra nhanh để tiết kiệm thời gian.

- Lập kế hoạch hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ của nhóm: + Chuẩn bị và đọc tài liệu;

+ Phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm; + Lập kế hoạch và thời gian thảo luận;

+ Mỗi cá nhân thực hiện nhiệm vụ đã phân công, sắp xếp kết quả theo một trình tự khoa học;

+ Phân công các thành viên trình bày kết quả học tập của nhóm. Khi thực hiện bước này, giáo viên cần quan sát, hỗ trợ học sinh. Trong quá trình học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển xung quanh các nhóm, quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần. Khi học sinh gặp khó khăn, vướng mắc, giáo viên có sự hỗ trợ kịp thời, hướng dẫn các nhóm giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi gợi mở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả. Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết

quả trước lớp, có thể kèm theo các bản báo cáo, minh họa bằng hình vẽ. Kết quả trình bày của mỗi nhóm được các bạn học sinh trong lớp và giáo viên tổng kết, đánh giá, rút ra kinh nghiệm cho các lần thực hiện tiếp theo.

2.2.1.3. Ví dụ

Ví dụ 2.1. Tổ chức hoạt động nhóm khi dạy học khái niệm elip.

1. Mục tiêu

- Biết và hiểu khái niệm elip

- Vận dụng khái niệm vào nhận dạng đường elip

2. Nội dung khái niệm

Cho hai điểm cố định F1,

F2

và một độ dài không đổi 2a lớn hơn F1F2 . Elip

là tập hợp các điểm trong mặt phẳng sao cho

3. Nhiệm vụ thảo luận nhóm

F1M F2M  2a

Vấn

đề 1: Ta đổ 1 ít nước màu vào cốc thủy tinh hình trụ. Nếu đặt đứng cốc nước

trên mặt bàn nằm ngang thì mặt thoáng của nước trong cốc là một hình tròn, giới hạn bởi một đường tròn. Nếu ta nghiêng cốc nước đi thì mặt thoáng của nước được giới hạn bởi một đường tròn bị méo.

Câu 1: Theo em nếu nghiêng cốc nước đi một góc α thì mặt thoáng của nước nhận được có khác nhau không?

Câu

2: Mặt thoáng hình tròn là tập hợp thỏa mãn điều gì? Câu

3: Theo em những hình có được khi nghiêng cốc nước đi một góc α có phải là tập hợp các điểm thỏa mãn cùng điều kiện nào đó như đường tròn không?

Vấn

đề 2: Đóng lên mặt phẳng gỗ hai chiếc đinh tại hai điểm F1, F2 . Lấy một

vòng dây kín không đàn hồi có độ dài lớn hơn hai lần khoảng cách F1, F2 . Quàng sợi

dây vào hai chiếc đinh, đặt đầu bút dạ vào trong vòng dây rồi căng ra để vòng dây tạo thành hình tam giác. Di chuyển đầu bút dạ sao cho dây luôn căng và áp sát vào mặt gỗ. Khi đó đầu bút dạ sẽ vạch ra một đường giống như mặt thoáng của nước và ta gọi đó là đường elip

Câu

1: Gọi vị trí của đầu bút là M, nhận xét về chu vi tam giác MF1F2 ?

Câu 2: Nhận xét về tổng MF1  MF2 ? Câu 3: Tính tổng MF1  MF2 theo aa OA OB ?

Câu

4: Nếu MF1  MF2  2c ta có vẽ được elip không? Vì sao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu

5: Theo em, thế nào là elip?

Dụng ý sư phạm: Thông qua các hoạt động quan sát, thực hành kết hợp với thảo luận toàn lớp nhằm tạo không gian hoạt động đa dạng, nâng cao khả năng hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh; các em không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà còn có cơ hội cho học sinh tự nghiên cứu, tự thể hiện khả năng của mình, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phát triển toàn diện nhân cách.

4. Tiến trình thực hiện Hoạt động Hoạt độngHoạtđộng - P hâ n ch ia n - T hà nh lậ p nh Hoạt động Hoạt độngHoạtđộng - H ư ớ n - Đ ộc lậ p Hoạt động Hoạt độngHoạtđộng - H ư ớ - M ỗi th

h oà n th àn ng he , so sá Hoạt động Hoạt độngHoạtđộng - Y ê u c ầ u 2 n h ó m - T r e o k ế t q Hoạt động Hoạt độngHoạtđộng - N hậ n xé t, b - T hả o lu

5. Dự kiến kết quả thảo luận nhóm

Câu

1: Mặt thoáng của nước là hình khác nhau khi nghiêng cốc nước một góc α Câu

2: Mặt thoáng là hình tròn là tập hợp thỏa mãn tinh chất cách đều một điểm là tâm đường tròn

Câu

3: Có thể có hai ý kiến:

- Các đường cắt khi nghiêng cốc nước không phải là tập hợp của những điểm thỏa mãn một điều kiện nào.

- Các mặt cắt hình thành khi nghiêng cốc nước điều thỏa mãn một điều kiện nào đó. Câu 4:

- Chu vi tam giác MF1F2 không đổi.

- Tổng MF1  MF2  2a .

Nếu

Câu 5:

Cho hai điểm cố định F1, F2 và một độ dài không đổi 2a lớn hơnF1F2 . Elip là tập

hợp các điểm trong mặt phẳng sao cho

F1, F2 : Tiêu điểm của elip F1F1  2c : Tiêu cự của elip

6. Kết luận vấn đề

F1M F2M  2a .

Sau khi các nhóm trình bày xong kết quả của nhóm, giáo viên chính xác hóa khái niệm và cho một học sinh bất kỳ phát biểu lại khái niệm elip.

Thông qua học khái niệm elip theo nhóm, học sinh phải đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, nhận dạng và thể hiện khái niệm, tóm tắt nội dung khái niệm bằng kí hiệu. Trong quá trình học, các nhóm nhận xét và đánh giá kết quả học tập của nhau. Điều này giúp học sinh phát triển được NLTP 1, 2, 3, 6.

Ví dụ 2.2. Sau khi dạy học xong bài “Phương trình đường tròn”, giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ; giao việc cho các nhóm; yêu cầu các nhóm phân công nhiệu vụ, làm việc nhóm; viết báo cáo và trình bày kết quả trước lớp vào tiết bài tập tuần sau. Để cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên có thể tổ chức thi đua học tập giữa các nhóm.

- Công việc của các nhóm: Tổng kết nội dung và các dạng bài tập về phương trình đường tròn. Với mỗi dạng bài tập trình bày phương pháp giải và lấy 2 bài tập vận dụng. Thời gian chuẩn bị: 1 tuần.

- Giáo viên có thể gợi ý học sinh trình bày dựa trên sơ đồ tư duy và nêu trước các dạng bài tập các em cần chuẩn bị:

+ Dạng 1: Xác định tâm và bán kính của đường tròn cho trước. Nhận dạng một phương trình đường tròn.

+ Dạng 2: Viết phương trình đường tròn khi biết: a) Tọa độ tâm và bán kính (đường kính).

b) Tọa độ ba điểm thuộc đường tròn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dạng 3: Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn khi biết: a) Tọa độ tiếp điểm.

b) Tiếp tuyến đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. c) Tiếp tuyến đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. d) Tiếp tuyến đi qua một điểm nằm ngoài đường tròn cho trước.

+ Dạng 4: Vị trí tương đối giữa đường tròn và đường thẳng, đường tròn và đường tròn.

- Các nhóm sẽ nhận nội dung thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Dạng 1, 2a và 3a dành cho học sinh yếu kém; dạng 2b và 3b, 3c, 3d, 4 dành cho học sinh trung bình khá; đối với học sinh khá, giỏi ngoài các dạng gợi ý các em có thể tìm thêm những dạng bài tập khác và hỗ trợ các bạn khác trong nhóm hoàn thành nội dung được giao. Với nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mình, học sinh sẽ tự giác, say sưa tìm tòi, vận dụng tri thức đã học để hoàn thành công việc được giao. Thông qua đó, năng lực tự học của các em sẽ được hình thành và phát triển.

Nhờ việc hệ thống hóa lại những dạng bài toán về phương trình đường tròn mà khi gặp các yêu cầu tương tự, học sinh có thể nhận ra và biết cách giải các bài toán đó. Học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng của việc hệ thống hóa kiến thức. Qua đó, NLTP 1, 3, 4 được rèn luyện.

Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận là biện pháp nhằm bảo đảm cho quá trình học tập diễn ra tích cực và hiệu quả, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho các em. Thông qua môi trường học tập hợp tác, học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức mà còn học được các kĩ năng thực hành, kĩ năng hợp tác. Ngoài ra, học tập theo nhóm kết hợp với thảo luận còn giúp học sinh phát triển ý thức làm việc tập thể, phát huy tính tích cực học tập, năng lực tự học như: năng lực tổ chức, năng lực quản lí thời gian, năng lực thực hiện; tạo điều kiện để mỗi học sinh có cơ hội được trải nghiệm, từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế cũng như biết phát huy điểm mạnh, sở trường của bản thân.

2.2.2. Biện pháp 2: Gợi động cơ tự học, tạo hứng thú học tập cho học sinh2.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp 2.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này tập trung hướng đến phát triển năng lực xây dựng kế hoạch tự học, sử dụng hợp lý thời gian cho tự học; kết hợp giữa tự học với các hoạt động học tập có hướng dẫn của giáo viên; năng lực tự kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình tự học toán; phát hiện và sửa chữa sai sót khi học Hình học 10. Hình thành động cơ tự

học cho học sinh để từ đó các em xây dựng cho mình một kế hoạch tự học hợp lý. Bởi lẽ chỉ khi khi các em có ý thức động lực tự học mới chủ động vạch ra kế hoạch và thực hiện tích cực và mới có nhu cầu và thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân.

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện biện pháp

Trong quá trình dạy học, thông qua các cách gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề,

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 47)