Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 105 - 165)

Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai lớp 10 trường Trung học phổ thông Cẩm Phả - Quảng Ninh để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp dạy học Hình học theo định hướng phát triển năng lực tự học đã đề xuất ở chương 2.

Kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp đã đề xuất có tính khả thi và hiệu quả, tác động đến từng năng lực thành phần đã xác định ở chương 1:

NLTP 1: Đọc hiểu sách giáo khoa, tìm hiểu bài toán được học sinh thực hiện trong quá trình học tập;

NLTP 2: Sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học để ghi chép bài; diễn đạt lý thuyết và giải bài tập được học sinh thực hiện thường xuyên;

NLTP 3: Ghi nhớ, nhận dạng và thể hiện các kiến thức đã học được học sinh thể hiện nhiều lần ở mỗi hoạt động giải bài tập;

NLTP 4: Xác định các mối quan hệ, phân loại và hệ thống hóa được học sinh thực hiện trong tiết ôn tập;

NLTP 5: Lập kế hoạch tự học được học sinh thực hiện ở mỗi bài học;

NLTP 6: Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học được học sinh thực hiện sau mỗi nhiệm vụ tự học ngay tại lớp và ở nhà.

Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh là cần thiết, thông qua các tiết học, học sinh đã hình thành thói quen tự học và ý thức được sự cần thiết của tự học. Các em cũng tích cực, hứng thú và chủ động hơn trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học ở trường trung học phổ thông. Từ đó cho thấy mục đích của thực nghiệm sư phạm đã đạt được và giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

1. Hệ thống hóa được một số vấn đề về tự học, năng lực tự học và dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh.

2. Trình bày được những đặc trưng cơ bản, một số hình thức và vai trò của tự học; một số thành tố, biểu hiện của năng lực tự học và xác định những năng lực thành phần của năng lực tự học cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông.

3. Để có cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã điều tra, phân tích số liệu và nhận xét về thực trạng việc dạy học Hình học 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh hiện nay.

4. Đề xuất một số biện pháp dạy học Hình học 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh.

5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được nhiều kiến thức bổ ích về lý luận qua các sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Thời gian tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Cùng với đó, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đề xuất trong những nội dung khác của môn Toán để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của biện pháp. Chúng tôi hi vọng luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học viên cao học và sinh viên ngành Toán.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số ykienes nghị với mong muốn phát huy hiệu quả của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua học Toán trung học phổ thông như sau:

1. Luận văn chỉ mới đề xuất một số biện pháp trong dạy học nội dung Hình học 10, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu ở những nội dung khác nhau của chương trình Toán học phổ thông theo hướng nghiên cứu mà chúng tôi đã đề xuất để giúp học sinh không chỉ chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức mà còn hình thành và phát triển được các năng lực, trong đó có năng lực tự học.

2. Việc sử dụng một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển nnawg lực tự học cho học sinh qua dạy học Hình học 10 đem lại hiệu quả tích cực nhưng đòi hỏi giáo viên cần có nhiều kinh nghiệm và đầu tư nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cả về lý luận và thực hành về dạy tự học môn Toán, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nói chung và năng lực tự học nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1999), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Lê Khánh Bằng (2002), Phương pháp dạy học đại học, Tài liệu bồi dương nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên và các lớp cao học.

3. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Văn Như Cương (Chủ biên), Bài tập Hình học 10 Nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể.

6. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình

dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

8. Phạm Khắc Chương (1997), J.A. Comenxki - Ông tổ của nền sư phạm cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Cường (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy

học ở trường trung học, NXB Giáo dục.

10. Crutexki V.A (1973), Tâm lý năng lực Toán học của học sinh, NXB Giáo dục. 11. Crutexki V.A (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục. 12. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Hình học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thanh Hồng (2012), Tổ chức tự học Giáo dục học cho sinh viên đại học sư phạm qua e-learning, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại

học Sư phạm Hà Nội.

14. Lãnh Thị Huyền (2017), Dạy học giải bài toán bằng phương pháp vec tơ cho học sinh khá giỏi lớp 10 theo hướng phát triển năng lực tự học, Luận văn Thạc

15. Đặng Thành Hưng (1999), “Học tập và tự học: yêu cầu cấp thiết để phát triển toàn diện con người trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Thông tin khoa học giáo dục, (72), tr. 21 – 24.

16. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Bài tập Hình học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Phạm Đình Khương (2006), Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học

Toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện

Chiến lược và chương trình giáo dục.

18. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm.

19. Nguyễn Kỳ (1994), Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực, Trường Cán

bộ Quản lí Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

20. Nguyễn Kỳ (1999), “Xã hội hóa giáo dục cốt lõi là xã hội hóa tự học”, Số chuyên đề về tự học của Sở giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế.

21. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. N.A.Rubakin (1982), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên.

23. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

24. Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

25. Võ Quang Phúc (1992), Nói chuyện giáo dục thế giới đời xưa, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục năm 2019, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Hình học 10 Nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Raja Roy Singh (1994), Nền giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á

- Thái Bình Dương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

29. Đỗ Thị Phương Thảo (2013), Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các

trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ Khoa

học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

31. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục, tự học, tự nghiên

cứu, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Quá trình dạy - Tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Học và dạy cách học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 34. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình

thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư

phạm.

35. Lê Trọng Tuấn (2016), Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh các trường Dự

bị Đại học Dân tộc, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên.

36. Thái Duy Tuyên (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí giáo dục, (74), tr.13-14.

37. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

38. Xavier Roegiers (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển

các năng lực ở nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.

39. Bùi Lương Vẻ (2014), Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 qua dạy học Phương pháp tọa độ trong không gian, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học

Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính gửi:

Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học toán ở trường trung học phổ thông vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung, vì sự nghiệp dạy và học toán ở trường phổ thông nói riêng, tôi biên soạn phiếu thăm dò ý kiến này. Những thông tin thu được từ phiếu chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không vì mục đích nào khác.

Xin thầy (cô) vui lòng trả lời ngắn gọn, đầy đủ với mỗi câu hỏi dưới đây. Đối với những câu hỏi có nhiều phương án, có thể đánh dấu vào một hoặc một vài phương án mà thầy (cô) cho là hợp lý nhất.

Câu hỏi 1: Thầy (cô) hãy đánh giá mức độ cần thiết của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Hình học 10?

. Rất cần thiết . Cần thiết . Bình thường . Không cần thiết . Ý kiến khác: ... ...

Câu hỏi 2: Khi dạy học Hình học 10, thầy (cô) có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh không?

T h Ít q K h C h

Câu hỏi 3: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về vai trò của năng lực tự học trong dạy học Hình học 10?

. Giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.

. Giúp học sinh biết nhận xét, đánh giá, tự đánh giá kết quả .

. Gây hứng thú cho học sinh trong học tập và yêu thích môn Toán hơn. . Giúp học sinh gắn bó, đoàn kết với bạn bè; có ý thức tập thể.

Câu hỏi 4: Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh, thầy (cô) thường sử dụng phương pháp dạy học nào?

Hình thức học Ý ki T h Th Kh x u th ba T h G ợi Đ à P há D ạy D ạy V ận

Câu hỏi 5: Khi dạy học tự học cho học sinh, thầy (cô) thường sử dụng những biện pháp nào và hiệu quả của các biện pháp đó như thế nào?

Biệ n ph áp M Hi T h Th Kh C a o B ì T h x u th ba th G iá th ú tr o n gG iá o n hà h ọc

G iá o v iê n xG iá o v iê n hG iá o vi ên

Câu hỏi 6: Theo thầy (cô), việc dạy học Hình học 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh gặp những khó khăn gì?

. Khó thiết kế các hoạt động học tập . Không đủ thời gian trên lớp

. Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm dạy học tự học . Học sinh chưa biết cách lập kế hoạch tự học hợp lý . Học sinh chưa có thói quen tự học

. Học sinh thiếu tài liệu, phương tiện tự học . Năng lực tự học của học sinh chưa cao . Năng lực tự học ở mỗi học sinh là khác nhau . Ý kiến khác:

... ...

PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Kính gửi:

Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học toán ở trường trung học phổ thông vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung, vì sự nghiệp dạy và học toán ở trường phổ thông nói riêng, tôi biên soạn phiếu thăm dò ý kiến này. Những thông tin thu được từ phiếu chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không vì mục đích nào khác.

Xin các em vui lòng trả lời ngắn gọn, đầy đủ với mỗi câu hỏi dưới đây. Đối với những câu hỏi có nhiều phương án, có thể đánh dấu vào một hoặc một vài phương án mà em cho là hợp lý nhất.

Câu hỏi 1: Các em đánh giá mức độ khó khi học Hình học 10 như thế nào? . Rất khó . Khó . Bình thường . Dễ . Ý kiến khác: ... ...

Câu hỏi 2: Khi gặp những vấn đề, bài tập khó các em đã giải quyết như thế nào?

. Suy nghĩ, tìm kiếm và vận dụng những kiến thức cần thiết để giải quyết. . Trao đổi với bạn bè để cùng tìm cách giải quyết.

. Trao đổi với thầy (cô) để hướng dẫn tìm cách giải quyết. . Thấy khó không muốn tìm hiểu.

. Không quan tâm. . Ý kiến khác:

... ... ... ...

Câu hỏi 3: Các em đã tự học Hình học như thế nào? T h ư Đ ô i Í t C h X ây L ập T ự H ọc T ự Ý kiến khác: ...

Câu hỏi 4: Trong khi tự học Hình học, các em gặp những khó khăn gì? . Chưa có phương pháp học hiệu quả.

. Chưa có đủ tài liệu tham khảo để tự học. . Chưa biết cách lập kế hoạch học tập hợp lý.

. Chưa biết tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. . Có những nội dung khó hiểu.

. Ý kiến khác:

...

Câu hỏi 5: Theo em, bản thân cần làm gì để tự học có hiệu quả? . Học kỹ lý thuyết, xem lại ví dụ trước khi làm bài tập về nhà.

. Đọc bài mới trước khi đến lớp. . Lập các nhóm tự học.

. Xây dựng kế hoạch học tập hợp lý, có hiệu quả. . Nghiên cứu thêm sách bài tập, tài liệu tham khảo.

. Thay đổi phương pháp học của bản thân nếu không thấy hiệu quả sau mỗi khoảng thời gian.

. Ý kiến khác:

...

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM

Tiết 23 - Bài 3. Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được định lý cos.

- Biết được công thức tính độ dài đường trung tuyến trong tam giác. - Nhận biết được một tam giác là tam giác nhọn, vuông hay tù.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 105 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w