Trên cơ sở khái quát về tự nhiên và lịch sử các quốc gia Đông Nam Á và vài nét về văn minh Ấn Độ; đề tài tập trung phân tích những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á. Đề tài này sẽ giúp ích cho những ai tìm hiểu về lịch sử văn minh thế giới.
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC -& TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ ĐẾN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á Sinh viên : Mã SV : Lớp : Hà Nội - 2022 1 2 MỤC LỤC 3 4 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Đông Nam Á với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đặc biệt của mình nằm giữa trục giao lưu Đông – Tây và Nam – Bắc, từ rất sớm đã trở thành con đường giao thương trên biển nối thông thế giới Đông – Tây, giữa Trung Hoa với Ấn Độ và thế giới phương Tây và trở thành ngã tư của các nền văn minh Trong một không gian như vậy, những nhóm cư dân Đông Nam Á với bản sắc riêng của mình, ở một trình độ phát triển nhất định – trước ngưỡng cửa xây dựng quốc gia dân tộc đã mở rộng cửa giao lưu với thế giới bên ngoài trong các mối quan hệ đến từ biển Nổi lên trong đó là mối quan hệ giao thương, buôn bán với những thuyền buôn đến từ Ấn Độ và Trung Hoa Chính từ con đường giao lưu, buôn bán này đã là tiền đề, cơ sở để các cư dân Đông Nam Á tiếp thu, học hỏi ở hai nền văn hóa lớn của thế giới cổ đại lúc bấy giờ Những dấu ấn, ảnh hưởng của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa thể hiện khá toàn diện và sâu sắc trên nhiều mặt trong suốt lịch sử phát triển của các quốc gia Ấn Độ sơ kì Đặc biệt, nền văn hóa Ấn Độ cổ điển với những nét gần gũi về tâm linh, tôn giáo đã dễ dàng chinh phục các cư dân Đông Nam Á Họ đã đón nhận nó một cách hoàn toàn tự nguyện, hòa bình từ đó làm phong phú thêm nền văn hóa bản địa của mình, xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người Xuất phát từ những lí do trên, em đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á” để nghiên cứu với mong muốn giúp nâng cao nhận thức về lịch sử văn minh các dân tộc trong khu vực mình 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: 6 Trên cơ sở khái quát về tự nhiên và lịch sử các quốc gia Đông Nam Á và vài nét về văn minh Ấn Độ; đề tài tập trung phân tích những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát về tự nhiên và lịch sử các quốc gia Đông Nam Á và vài nét về văn minh Ấn Độ - Phân tích sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á, nghiên cứu qua một số quốc gia, dân tộc trong lịch sử 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á * Phạm vi nghiên cứu: lịch sử văn minh quốc gia Ấn Độ và Đông Nam Á 4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống: coi toàn bộ sự giao lưu tiếp xúc văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á là một hệ thống liên hoàn, bao gồm các yếu tố hợp thành và có mối liên hệ hữu cơ Đặt mối quan hệ đó trong bối cảnh khu vực và thế giới - Phương pháp phân tích và suy nghĩ gián tiếp: phân tích vị trí địa lí cũng như điều kiện khách quan và chủ quan khiến cho mối quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á là trọng tâm diễn ra sớm về mặt thời gian, rộng về mặt phạm vi và chặt chẽ về mức độ - Phương pháp liên ngành: Tác giả đặc biệt chú trọng phương pháp này trong quá trình thực hiện bài viết 5 Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm 03 chương chính: Chương 1 Khái quát về tự nhiên và lịch sử các quốc gia Đông Nam Á 7 Chương 2 Vài nét về văn minh Ấn Độ Chương 3 Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á 8 NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 KHÁT QUÁT TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư a Điều kiện tự nhiên Khu vực Đông Nam Á nằm ở Đông Nam lục địa Á - Âu, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và phía bắc châu Úc Với diện tích trên 4 triệu km, Đông Nam Á được hợp thành bởi nhiều bán đảo, đảo, quần đảo, các biển, vịnh, vịnh biển xen kẽ phức tạp Địa hình đa dạng, gồm núi, cao nguyên, đồng bằng, thềm lục địa thuộc hai vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Đông Nam Á là cửa ngõ trên tuyến đường biển quốc tế nối liền Đông Á với Tây Âu và châu Phi qua eo Malacca, vì thế nó là một khu vực có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn Các nước còn lại tạo nên quần đảo Malaisia Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới Mạng lưới sông ngòi Đông Nam Á dày đặc, chế độ nước của các sông chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa, thường có mực nước lớn vào mùa hè Phần lớn các sông chảy theo hướng Bắc Nam như sông Xaluen (3200 km), sông Iraoadi (2.150 km), sông Mê Nam (1200 km), sông Hồng, sông Đà… trong đó lớn nhất và quan trọng nhất là sông Mê Công, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, vào Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông với tổng chiều dài 4.500 km Các con sông tạo ra nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho canh tác lúa nước, tạo nên các vựa lúa trù phú của Đông Nam Á, song cũng thường 9 gây lũ lụt ở phía hạ lưu Vùng Đông Nam Á cũng là nơi giàu khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ Trữ lượng dầu mỏ khá lớn, tạo thành một vành đai dầu lửa và khí đốt dọc bờ biển Xaraoắc, Xabát, Brunây cho đến tận miền Nam Việt Nam Thiếc của Đông Nam Á chiếm 70% trữ lượng của thế giới và có hàm lượng cao; riêng Malaixia chiếm 40% sản lượng thiếc khai thác hàng năm của thế giới, ngoài ra trong các mỏ thiếc còn có một số kim loại quý hiếm khác như chì, kẽm, vàng, vonfram Phần lớn khu vực Đông Nam Á nằm trên các đới khí hậu nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa và khí hậu biển, tạo nền hai mùa rõ rệt; mùa khô lạnh - mát, mùa mưa nóng và ẩm Với điều kiện tự nhiên nóng ẩm, chế độ mưa, chế độ nhiệt cao, lượng nước ngọt dồi dào, hệ sinh thái động thực vật đa dạng, phong phú, vị trí nằm trên ngã ba đường, giao thương trên biển thuận lợi Đông Nam Á trở thành một trong những nơi sinh tụ sớm của loài người; văn minh nông nghiệp lúa nước hình thành sớm, gắn với nó là văn hoá xóm làng, tồn tại trong nhiều ngàn năm, tạo nên một văn hoá bản địa Đông Nam Á với nhiều đặc điểm chung thống nhất trong toàn khu vực b Dân cư Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã làm cho quá trình chuyển biến từ vượn thành người diễn ra tại Đông Nam Á Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết hóa thạch của người vượn bậc cao ở Mianma - cách ngày nay 40 triệu năm, người vượn khổng lồ ở Indonexia, cách ngày nay khoảng 5 triệu năm, người vượn Giava (Pitecantrốp), cách ngày nay 2 triệu năm Dị cốt, mảnh di cốt, công cụ đá còn được tìm thấy ở nhiều nơi trong khu vực như Thái Lan, Philippin, Malaixia, Việt Nam Sự xuất hiện của người tinh khôn (Homo Sapiens) cũng diễn ra tại vùng đất này với nhiều bằng chứng khảo cổ học xác thực Dấu tích Homo Sapiens (người khôn) ở hang Nia (trên đảo Bocneô), niên đại 396.000 năm, hang Tabon (Philippin) có niên đại 305.000 năm là những niên đại Homo Sapiens sớm nhất hiện nay trên thế gới 10 Ngoài ra còn nhiều địa điểm khác ở Đông Nam Á cũng tìm thấy dấu tích Homo Sapiens như Lạng Sơn, Ninh Bình (Việt Nam), Xumatra (Inđônêxia), Maros và Puse (Xualavêdi) Sự xuất hiện của người tinh khôn (Homo Sapiens) kết thúc quá trình tiến hoá sinh học từ vượn người thành người và gắn với quá trình ấy là sự hình thành các chủng tộc ở Đông Nam Á Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp của hai đại chúng Môngôtôit (da vàng) và Ôxtraloit (da ngăm đen) Bởi vậy, ở đây từ rất sớm đã hình thành nên một tiểu chủng riêng biệt mang đặc điểm của cả hai đại chủng trên Đó là tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: Anhđônêdiêng và Ôxtrô-adiatich hay Nam Á từ các nhóm trên, nhiều tộc người khác nhau được hình thành Cư dân Đông Nam Á, xét từ chiều sâu cội rễ ít hoặc nhiều đến có quan hệ với nhau về mặt nhân chủng với những đặc điểm chung để nhận biết, phân biệt với cư dân các vùng khác ở châu Á Đồng thời, trong lịch sử của mình, vùng đất này luôn tiếp nhận thêm cư dân của nhiều vùng trên thế giới như người Ấn, người thời người Hồi, người Hoa, người phương Tây,… khiến cho bức tranh chủng tộc ở Đông Nam Á càng đa dạng và phức tạp thêm 1.2 Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á a Thời kỳ hình thành các vương quốc cổ (TNK II TCN- IX) Khoảng giữa TNK II TCN, trên cơ sở phát triển của đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt, các dân tộc ở Đông Nam Á bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước Trong số các dân tộc này, cư dân sông Hổng có điều kiện phát triển nhanh và sớm hơn cả Nhà nước Văn Lang hình thành với nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN Văn hoá Đông Sơn với kỹ thuật chế tác đồng thau đạt tới đỉnh cao đã lan toả ra cả vùng Đông Nam Á Hiện nay đã tìm thấy 26 địa điểm trong khu vực Đông Nam Á có trống đồng Đông Sơn Đến thứ kỷ VII, hàng loạt quốc gia sơ kỳ được hình thành và phát triển ở phía Nam khu vực Đông Nam Á lục địa Có tới 30 tiểu quốc ra đời trong thời kỳ 20 đức Phật Thích Ca với nhiều màu sắc, nhiều nét vẽ linh hoạt để lại giá trị mỹ thuật rất cao, bao đời qua vẫn không phai mờ Ở miền Tây và miền Trung Ấn Độ như Bhaja, Kacla, Elêphanta… cũng có nhiều chùa hang tương tự của đạo Phật, đạo Giaina và đạo Hinđu Các đền thờ vùng Trung và vùng Nam thường hợp thành những quần thể di tích rất đặc biệt, mang đậm bản sắc dân tộc Nét tiêu biểu nhất trong nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ là tượng Phật và tượng Thần của đạo Hinđu Những bức tượng Phật Thích Ca bằng đá và một số ít bằng đồng thường được thể hiện ở ba tư thế: đứng – tượng trưng quyền lực, ngồi – thiền định, nằm chống tay lên thái dương – nhập tịch Niết Bàn Đối với đạo Hinđu, có một số ít là tượng Brahma và Visnu, còn phần nhiều là tượng thần Siva Các tượng thần hoặc được thể hiện như người, hoặc là hình ảnh các hóa thân như lợn rừng, nhân sư mình người đầu sư tử Có thể thấy tượng thần Siva ở khắp các miền Ấn Độ với con mắt thứ ba ở giữa trán (con mắt hướng nội tâm) cùng những dấu hiệu khác như tượng bò rừng Nanđin là vật cưỡi của thần, hoặc trụ đá Linga là biểu tượng sinh thực khí nam giới Bên cạnh tượng thần linh còn có nhiều tượng thú vật gắn liền với một điển tích tôn giáo như tượng sư tử ở cột đá Sacnat, tượng voi và bò rừng ở khu đền Mahabalipurami, tượng khỉ Hanuman ở miền Nam Ấn Độ cũng như các loài vật mang tính thần linh như chim thần Garuđa, rắn thần Naga, thủy quái Makara… Đạo Hồi cũng ghi dấu ấn đậm nét trong nền kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ Những nhà thờ Hồi giáo, các cung điện, lăng tẩm mang nhiều dáng dấp Ảrập, Ba Tư hay cũng đã “Ấn hóa” với những đặc điểm kiến trúc Ấn Độ Đêli, Phatecpua Sikri và Agra là 3 thành phố trung tâm kiến trúc đạo Hồi vì đã từng là kinh đô của các vương triều Hồi giáo Tháp Kutup Minar ở Đêli, cao 73m gồm 5 tầng với 376 bậc cuốn vòng dẫn lên đỉnh, được xây dựng vào đầu thế kỉ XIII Tòa thành Lan Kila (Thành Đỏ) có bức tường thành cao 22m bằng sa thạch đỏ, bên trong có nhiều cung điện, giáo đường nguy nga lộng lẫy Còn rất nhiều công trình 21 kiến trúc cùng những tác phẩm hội họa và điêu khắc tạo nên niềm tự hào của nền văn hóa Ấn Độ d Khoa học tự nhiên Khoa học cổ đại khá phát triển, lúc đầu, nó gắn liền với tôn giáo Các tăng lữ Bàlamôn giáo đã nghiên cứu thiên văn, thời tiết, mùa màng để dùng trong nghi lễ (xác định ngày giờ hành lễ, tổ chức tắm nghi lễ vào mùa xuân đầu năm…) Các bàn thờ trong đạo Bàlamôn phải kê theo những hướng nhất định với những kích thước và thể tích thống nhất, do đó đã thúc đẩy khoa hình học và số học phát triển Từ những chữ số đầu tiên đó, các nhà bác học Ấn Độ đã phát minh ra những chữ số mà sau này người ta gọi lầm là “chữ số Ảrập”, biết được 8 phép tính cơ bản của số học và những khái niệm về số vô tỉ, lý thuyết về đại số học cao cấp, về lượng giác học… Những nhà toán học, nhà thiên văn học nổi tiếng nhất của Ấn Độ cổ đại là Aryabhata (thế kỉ V), Brahma Gupta (thế kỉ VII), Mahavira (thế kỉ IX) và Bhaskara (thế kỉ XII) Người Ấn Độ cũng đã soạn ra Niên lịch từ rất sớm Buổi đầu họ dùng âm lịch có 12 tháng, mỗi tháng chia làm 2 nguyệt bán, mỗi nguyệt bán gồm 15 ngày và cứ hai hoặc ba năm lại có một tháng nhuận Từ thời đại Gupta, dương lịch đã được du nhập vào Ấn Độ: một năm được chia thành 12 tháng, gọi tên theo 12 cung trong hoàng đới, tuần lễ có 7 ngày, cũng theo tên của các tinh tú như lịch Hy Lạp – Rôma Từ thế kỉ I TCN, người Ấn Độ cũng đã đặt ra các kỷ nguyên để ghi chép các biến cố quan trọng Thoạt đầu, đó là những năm lên ngôi của các vua Người Ấn Độ cổ đại cũng đạt được nhiều thành tựu trong ngành thực vật học và y dược học Sự hiểu biết về các loại cây cỏ cần thiết cho sự chuẩn bị cúng tế và làm thuốc Về dược liệu, người Ấn Độ biết sử dụng cả hai loại vô cơ và hữu cơ Một vài chất có công hiệu rất cao (như chữa bệnh hủi) Trong khoa học giải phẩu, tuy chưa hiểu biết được đầy đủ và chính xác về cơ thể con người, thầy thuốc Ấn Độ đã có thể mổ bệnh nhân để lấy sạn bệnh nhân trong bàng quan, mổ dạ con để lấy 22 thai nhi ra khỏi bụng mẹ, giải phẩu thẩm mĩ, vá môi, chữa mũi, tai… người Ấn Độ rất quan tâm đến khoa trường sinh học, chú ý phòng bệnh, giữ vệ sinh Hai thầy thuốc nổi danh ở Ấn Độ cổ đại là Charaka (thế kỉ I – II), ngự y của vua Kaniska và Suskuta (thế kỉ IV) Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, giới Vaidyas (y sĩ) rất được tôn trọng 2.3 Quá trình du nhập của văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á Người Ấn Độ đã biết đến Đông Nam Á khá sớm Ramayana có nhắc đến đảo Giava và Xumatơra Theo các tài liệu cổ của Ấn Độ, mối quan hệ giữa bán đảo Hindustan với xứ Đông Nam Á có từ lâu Có khả năng từ xưa, người Ấn Độ đến đây tìm vàng vì các tài liệu đó gọi đây là xứ sở vàng hay đảo vàng Niddesa, một thư tịch Phật giáo bằng tiếng Pali đã kể tên các địa danh người Ấn thường qua lại: Takkola ở Bắc Mã Lai, Kapuradvipa, Nakikeladvipa và Đảo Vàng – chỉ vùng Inđônêxia Như vậy có khả năng, ngoài vàng, người Ấn Độ xưa kia đến buôn bán các sản vật quý, đá quý, gia vị, hương liệu… với Đông Nam Á để trao đổi ở các xứ khác Đặc biệt sau Đại hội Phật giáo (năm 242 TCN) ở kinh đô Pataliputra, hoàng đế Asôca đã cho nhiều nhà tu hành đến truyền bá đạo Phật ở các xứ thuộc Đông Nam Á mà trước hết là Xâylan, Miến Điện, Mã Lai, Sumatơra… Tại lưu vực sông Mê Nam, người ta đã tìm thấy bằng chứng về điêu khắc và kiến trúc kiểu Phật giáo Amaravati Có thể kể thêm những hiện vật tìm thấy ở Óc Eo (Nam Bộ, Việt Nam), tượng Phật ở Đồng Dương (Quảng Nam), ở Sumatơra… Tóm lại có nhiều bằng chứng cho thấy có sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á từ những thế kỉ TCN Từ thế kỉ I, II trở đi ảnh hưởng đó càng mạnh do từng đợt sóng di cư từ Ấn Độ tràn sang phía Đông và Đông Nam, đến Xâylan, Miến Điện, Mã Lai, Giava, Sumatơra, Bocnêo, Xiêm, Campuchia… một số khác đi ra biển Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài 23 Người Ấn di dân trực tiếp (hoặc qua khâu định cư trung gian) đều do nhà nước tổ chức và tên các khu định cư đó thường là địa danh Ấn Độ cũ: như Campuchia, xưa gọi là Kambja – một thành phố nổi tiếng của Ấn Độ cổ xưa ở vùng Tây – Bắc Ấn Độ Nguyên nhân thúc đẩy sự lan rộng mạnh mẽ của văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trước hết là do sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng của cơ tầng văn hóa nông nghiệp cổ xưa, sự giống nhau về phong tục tập quán, văn hóa dân gian, các di tích khảo cổ… Tiếp đó, là do nhu cầu tìm sản vật địa phương và địa bàn buôn bán mới Việc các lái buôn Ấn Độ thi nhau tìm vàng ở vùng này đã đẩy nhanh tốc độ giao lưu giữa hai khu vực Hơn nữa, sự phát triển giao lưu nói trên lại được điều kiện vật chất kỹ thuật cho phép, đó là nhờ tiến bộ của kỹ thuật hàng hải Người Ấn Độ đã học được kỹ thuật đi biển, kỹ thuật đóng tàu lớn của người Ba Tư biết lợi dụng gió mùa ở Ấn Độ Dương để chạy những thuyền buồm có sức chở 600 - 700 người và thực hiện được những chuyến đi dài ngày trên biển Từ Ấn Độ tới Đông Nam Á có thể đi bằng đường bộ qua vùng Assam và Arakan, nhưng đi bằng đường biển sẽ nhanh hơn và chở được nhiều hàng hóa hơn Do vậy, tiền đồng Ấn Độ ở thế kỉ II, III đều có hình vẽ một chiếc tàu có hai buồm 5 Cuộc chinh phục Xâylan được tiến hành bởi các thuyền chở voi của Ấn Độ Các hải cảng ở Nam Ấn, Đông Ấn là nơi xuất phát thuận tiện cho các chuyến đi biển dài ngày Như vậy, một nền kinh tế đang phát triển, mở rộng và tìm kiếm thường xuyên thị trường xa, cùng với nó là sự phát triển của hàng hải là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự lan rộng của nền văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á Một nguyên nhân đáng kể nữa là do sự phát triển cao của văn hóa Ấn Độ, của các tôn giáo, nhất là Phật giáo Tư tưởng Ấn Độ nói chung, của các tôn giáo Ấn và nhất là của Phật giáo nói riêng, được truyền bá thuận lợi và do bản thân giáo lý của nó Trước kia, người Ấn Độ theo Bàlamôn giáo rất sợ uế tạp vì phải tiếp xúc 24 với các “chủng tộc dã man” Giáo lý Bàlamôn cấm bất kì tín đồ nào vượt biển để tiếp xúc với người nước ngoài mà họ coi là “không trong sạch” Nếu ai vi phạm sẽ bị khai trừ khỏi đẳng cấp Quy định ngặt nghèo đó phần nào cản trở việc xuất dương của họ Những tín đồ Phật giáo và các tôn giáo khác đã gạt bỏ được những trở ngại về tâm lí đó Nhờ tinh thần truyền giáo và không có thành kiến chủng tộc, Phật giáo đã mở đường cho người Ấn Độ đến Đông Nam Á Các tôn giáo khác cũng phát triển thuận lợi ở “vùng đất mới” Dần dần, cản trở tâm lý đối với việc “xuất dương” mất đi và trong số những người Ấn Độ đến Đông Nam Á giai đoạn đầu người ta còn thấy có cả các tu sĩ Bàlamôn Như vậy, nguyên nhân chính của việc truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài là do hoạt động của các thương nhân, thủy thủ và sự truyền bá tôn giáo ở miền ngoại Ấn và sự tăng trưởng giao lưu kinh tế đã kéo theo việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ với Đông Nam Á Theo sau các thương nhân, thủy thủ và nhà tu hành là những người thuộc tầng lớp trí thức thượng lưu, những người thuộc đẳng cấp vũ sĩ Ksatơra bị thất thế, các tăng lữ Bàlamôn vứt bỏ thành kiến xuất dương Đất đai Đông Nam Á, nơi có một cơ tầng văn hóa gần gũi với Ấn Độ, điều kiện tự nhiên phong phú với dân cư hiền lành, mến khách đã hấp dẫn họ Những địa bàn dần trở thành nơi cư trú riêng của người Ấn Độ Tại những nơi này, dần dần hình thành các trung tâm văn hóa, kinh tế với những biểu hiện ngày càng rõ nét của văn hóa Ấn Độ, đồng thời có sự đan xen với văn hóa địa phương Ở những nơi thuận lợi, từ các tổ chức kinh tế sơ khởi đã hình thành quốc gia chính trị có tổ chức Các quốc gia Đông Nam Á loại này được các học giả phương Tây gọi là các quốc gia “Ấn Độ hóa” Mặc dù cách dùng như vậy không chính xác lắm vì các quốc gia Đông Nam Á vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét của mình, có nền tảng khác Ấn Chúng ta dùng thuật ngữ “Ấn Độ hóa” đó với ý nghĩa để chỉ các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ 25 Vậy thực chất của công cuộc “Ấn Độ hóa” là gì? Đây không phải là một cuộc xâm lược bằng vũ lực để chiếm đất đai, di dân lập ấp, mà đó là một sự thâm nhập hòa bình không có kế hoạch vạch ra từ đầu Các quốc gia “Ấn Độ hóa” đó lại không lệ thuộc gì đến Ấn Độ, mà chỉ duy trì các mối liên hệ văn hóa và văn minh chung, quan hệ bình đẳng với Ấn Độ Tuy nhiên, kết quả của sự xâm nhập đó hết sức lớn: đó là sự truyền bá rộng rãi của văn minh Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á, góp phần đẩy mạnh quá trình tan rã của chế độ công xã nông thôn và quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên ở đây Đồng thời, ảnh hưởng đó còn tiếp tục tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của các nước Đông Nam Á 26 CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ ĐẾN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á Theo nhận xét của J Nehru trong cuốn Phát hiện Ấn Độ người Ấn Độ khi vượt qua hàng rào núi cao, biển rộng, không chỉ mang theo cả các lý tưởng khác, nghệ thuật, buôn bán, ngôn ngữ, văn học và các phương pháp cai trị Họ đã góp phần mang theo cả các lý tưởng khác, nghệ thuật, buôn bán, ngôn ngữ, văn học và các phương pháp cai trị Họ đã góp phần xây dựng các quốc gia “Ấn Độ hóa” hay một Đại Ấn mà tinh thần không kém Đại Hi Lạp Ảnh hưởng của Ấn Độ lan trên một địa bàn khá lớn Nền văn minh Ấn Độ đặc biệt bắt rễ nhanh ở các nước Đông Nam Á Bằng chứng về điều đó có thể tìm thấy ở khắp nơi, trên phương diện ngôn ngữ, văn học hoặc các di tích văn hóa khác Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á đã đem lại nhiều thành tựu cho sự phát triển lịch sử của khu vực này Đó là những ảnh hưởng trong các lĩnh vực tôn giáo (đạo Phật và đạo Hinđu), mĩ thuật (chủ yếu là điêu khắc và kiến trúc), chữ viết (chữ Phạn), văn học (nhất là văn học dân gian)… Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng về phong tục tập quán, lối sống Ngoài ra, những ảnh hưởng về thiết chế xã hội, nhà nước của Ấn Độ cũng tác động đến sự hình thành, phát triển của nhà nước ở Đông Nam Á Văn hóa Ấn Độ dung hợp với văn hóa bản địa tạo nên nhiều sắc thái đa dạng song không mất đi bản sắc địa phương Giáo sư Lương Ninh đã nhận xét một cách xác đáng: “Hình như mỗi nước Đông Nam Á đã chọn trong cây cổ thụ xum xuê của Ấn Độ một vài cành lá thích hợp với mình” 3.1 Ảnh hưởng với Đại Việt Trong thời kì Văn Lang – Âu Lạc, chúng ta chưa tìm thấy bằng chứng của ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ Ảnh hưởng đó chỉ thấy rõ trong những thế kỉ đầu của công nguyên, mà trước hết là Phật giáo Phật giáo vào Giao Châu từ rất sớm, có rất nhiều ý kiến nhất trí cho rằng, Phật giáo đã thâm nhập đến Giao Châu bằng cả đường biển từ phương Nam và 27 đường bộ từ phương Bắc Ở đời Hán, có ba trung tâm Phật giáo thì Luy Lâu (Giao Châu) là một trong số đó và có thể sớm hơn hai trung tâm Bành Thành và Lạc Dương (Trung Quốc) Cuối thế kỉ II, học giả Mâu Bác xứ Thương Ngô (Quảng Tây) sang Giao Châu để học về đạo Phật Người thứ hai sau Mâu Tử từ Trung Quốc sang vào đầu thế kỉ III là Tăng Hội Tại Giao Châu, Tăng Hội nghiên cứu đạo Phật, biên dịch sách từ tiếng Phạn sang tiếng Hán Cũng trong thế kỉ III, có hai tăng sĩ nữa sang truyền đạo Phật ở ta là Chi Lương Cương Tiếp và Maha kỳ Vực Chi Lương Cương Tiếp đến Giao Châu dịch Kinh Pháp Hoa Tam Muôi, còn Maha Kỳ Vực (người Tây Trúc, Ấn Độ) đến Giao Châu rồi sang Trung Quốc Thế kỉ V, Đạt ma đề bà (người Ấn Độ) đến Giao Châu để giảng về phương pháp thực hành Thiền học Còn Thiền sư Huệ Thắng được mời sang cả Bành Thành để chỉ bày Thiền pháp Đại thừa cho miền Giang Đông Giai đoạn thứ hai của việc truyền bá đạo Phật bắt đầu từ thế kỉ VI Tinidachilưu là người Ấn Độ sang Trường An (Trung Quốc) rồi sang Giao Châu Ông đã ở đây 15 năm và có nhiều học trò, trong đó có sư Pháp Hiền nổi tiếng Có thể nhận thấy, nếu như từ đầu công nguyên đến thế kỷ VI chỉ có các sư Ấn Độ sang truyền bá đạo Phật thì giai đoạn này chủ yếu có các nhà sư từ Trung Quốc sang Từ đây, nhiều chùa chiền đã được xây dựng từ Phong Châu, Hoan Châu và Ái Châu Nhiều sư tăng địa phương bắt đầu đi sâu vào giáo lý nhà Phật và Phật giáo trở thành một lực lượng xã hội Cũng từ đây, một số nhà sư Giao Châu thông thạo kinh Phật, giỏi chữ Phạn đã đi nghiên cứu Phật Giáo tận Ấn Độ hoặc đến kinh đô nhà Đường Nhiều nhà sư được mời sang Trung Quốc để giảng kinh cho vua Đường Các danh sư người Việt như Vân Kỳ, Mộc xoa đề bà, Trí Hạnh, Đại Thắng Đăng… đã sang Ấn Độ Giai đoạn thứ ba trong lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam gần với cuộc đấu tranh giành tự chủ thắng lợi của nhân dân ta Chùa chiền mọc lên ngày càng 28 nhiều Mỗi ngôi chùa trở thành một trang viên cho các hào chủ Phật giáo góp phần tạo thành một tầng lớp trí thức bản địa và Phật giáo cũng nhập thế giúp các hào trưởng, cự tộc lãnh đạo nhân dân Từ thế kỉ X, khi quốc gia Đại Việt được thành lập, các nhà vua vừa học Nho giáo vừa học Phật giáo Phật giáo giúp cho các vua cai trị nhất là trong công việc đối ngoại Thời Lý – Trần, chủ yếu các nhà sư làm công tác ngoại giao Vai trò của các nhà sư thời Ngô, Tiền Lê, Lý, Trần rất lớn: sư Ngô Chân Lưu làm quân sư cho Ngô Quyền, sư Vạn Hạnh giúp Lê Hoàn, Lý Công Uẩn Nhà Lý – Trần dựa hẳn vào Phật giáo để cai trị Nhà Lý coi Phật giáo là quốc giáo, nhà Trần coi “Phật giáo như tôn giáo, Nho như trị đạo” Nhà Lý gắn liền với vai trò của các vị sư như Viên Thông, Đạo Hạnh, Minh Không, Giác Hải… Nhiều ông là quốc sư, có thế lực kinh tế chính trị lớn Đạo Phật thịnh hành là một trong những điều kiện cho việc ra đời của nền văn minh Đại Việt vào thế kỉ XI – XVI Đặc biệt, đến thế kỉ XIII, Đại Việt đã trở thành trung tâm liên lạc giữa Việt - Ấn – Hoa thay thế cho con đường Trung - Ấn qua Tây vực trước đây Ở thời Trần, mặc dù Phật giáo còn giữ vị trí quan trọng song các nhà sư không còn làm chính trị nữa, lui về chỗ cư trú của mình là các chùa chiền, nhường chỗ cho Nho gia đang lên Đến thời Lê, nhà nước coi đạo Nho là quốc giáo Còn trong dân gian, đạo Phật vẫn phát triển Phật giáo có vị trí nhất định của mình vào thời Lê Trung Hưng Thời Trịnh – Nguyễn, Phật giáo cũng được chú ý: nhiều chùa chiền được xây dựng, trùng tu Nhà Nguyễn về sau này dù không ủng hộ Phật giáo, dùng đạo Nho làm quốc giáo, song Phật giáo vẫn tồn tại Trong quá trình tiếp xúc và thu nhận đạo Phật trực tiếp từ Ấn Độ hoặc qua Trung Quốc, giáo lý đạo Phật ở Việt Nam chủ yếu mang đậm Thiền tông Đại thừa Trung Quốc Cao hơn nữa, ở thời Lý – Trần, một số vua còn dùng Phật giáo làm cơ sở cho ý thức hệ của mình (Trúc Lâm) Mặt tích cực của đạo Phật đáp ứng với mong mỏi về tình thương, lòng bác ái của người dân xứ này Ngôi chùa trở nên gắn 29 bó hữu cơ với cảnh sắc dân tộc, “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” Trong văn học dân gian, Phật (Bụt) được nhắc đến nhiều trong chuyện cổ tích Về mặt ngôn ngữ, chữ “Bụt” bắt nguồn từ chữ Budda còn chữ chùa là là từ chữ Stupa của tiếng Phạn Đôi khi, hình tượng Phật giáo chỉ là cái vỏ bên ngoài, còn tín ngưỡng dân gian là nội dung chủ yếu Tồn tại một dòng Phật giáo dân gian mà có người coi là sự hòa đồng giữa Phật giáo Ấn Độ với văn hóa Việt Nam truyền thống Sự cộng sinh ấy cho phép dạng Phật giáo dân gian tồn tại lâu dài mà không bị mất đi như một số Thiền phái khác Ảnh hưởng của Phật giáo khá rõ nét trong văn học Đại Việt Ở thời Lý, số đông thi sĩ là nhà sư, họ sáng tác theo tinh thần Phật giáo Đến thời Trần, văn học Nho giáo dần dần lấn lướt văn học Phật giáo Về văn học dân gian, có khá nhiều truyện cổ Việt có nguồn gốc Ấn Độ Sử thi của Mahabharata kể về cục thịt của Gadhari đã sinh ra 100 con trai có thể là khởi đầu cho mô típ truyện Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng Sách Lĩnh Nam trích quái được biên tập từ thời Trần có chép truyện Hồ Tôn Tinh được coi như một bản tóm tắt biến thể của sử thi Ramayana Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cũng thể hiện qua phong cách kiến trúc, điêu khắc ở một số đền chùa miền Bắc Việt Nam Trên đây là những biểu hiện của văn hóa Ấn Độ ở địa bàn Đại Việt Tuy vậy, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Bắc Việt Nam chưa thật lớn Càng về sau, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa càng lấn lướt do việc Nho giáo càng ngày càng chiếm địa vị thống trị trong xã hội Đại Việt 3.2 Ảnh hưởng với vương quốc Phù Nam Theo truyền thuyết, Kaundinya – một tăng lữ Bàlamôn từ Bắc Ấn Độ đến đây sáng lập ra vương quốc Phù Nam, khởi đầu chính thức cho việc truyền bá văn hóa Ấn Độ Song tài liệu thành văn về vương quốc này rất ít ỏi Sử Trung Quốc ghi lại rằng, khoảng vào năm 375, vương quốc Phù Nam được đặt dưới sự trị vì của 30 vua người Ấn Chanđan Dù đánh giá ở dưới góc độ nào thì các vị vua có gốc gác Ấn Độ mở đầu cho một thời kỳ “Ấn Độ hóa” lần thứ hai Tài liệu khảo cổ đã bổ sung cho sự hiếm hoi của tài liệu chữ viết Những cuộc khai quật khảo cổ do Louis Mallerer thực hiện năm 1942 ở Óc Eo (Hà Tiên) đã giúp ta thấy diện mạo của một thị trấn – hải cảng Phù Nam Các sử gia đã nhất trí đặt tên cho di tích nói trên là văn hóa Óc Eo vì nó đặc trưng cho cả một khu vực rộng lớn, một giai đoạn Nhiều đồ trang sức bằng bạc, ngọc trai có khắc chữ Phạn, những con dấu (triện) bằng vàng, đồng, chữ khắc cổ Brahmi (một loại chữ cổ Ấn Độ) để làm tin trong quan hệ giao dịch Những chiếc nhẫn ngọc chạm nổi hình con bò liên quan đến tôn giáo Ấn Độ, những tượng thần Hinđu, tượng Phật cũng được tìm thấy Các loại sản vật và đồng tiền của các nước khác như Rôma, Bacrơria, Trung Hoa được tìm thấy ở đây cho thấy, thị trấn Oc Eo này là một trong những trung tâm thương mai lớn nhất Đông Nam Á thời đó Tài liệu văn hóa cho thấy, tôn giáo Phù Nam thịnh hành ở thời kì này là đạo Bàlamôn, thuộc phái Siva giáo Theo mô tả của các sử gia Nam Tề, chỉ có thể thấy, người Phù Nam thờ ba vị thần Ấn Độ giáo theo tam vị nhất thể Đạo Phật cũng khá thịnh hành cả về Đại thừa và Tiểu thừa Thậm chí có cả một nhà sư Ấn Độ Nagasena được vua Javakarman cử đi sứ Trung Quốc Ở vương quốc Phù Nam, các tôn giáo (Ấn Độ giáo, Phật giáo), giữa các giáo phái của Phật giáo (Tiểu thừa, Đại thừa), tồn tại khá hòa hợp Đến nửa đầu thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam suy vong 3.3 Ảnh hưởng với Ăngco Kế tiếp Phù Nam là Chân Lạp và sau nữa, trên cơ sở hai vương quốc cổ xưa, đó là vương quốc Khơme Giai đoạn này, về mặt văn hóa nói chung được gọi là Tiền Ăngco (thế kỉ VI – VIII) Trong giai đoạn này, nghệ thuật kiến trúc càng có sự khác biệt với nền nghệ thuật Ấn Độ, riêng có điêu khắc thì còn lưu giữ nhiều nét Ấn Độ Về tôn giáo: Phật giáo và hai giáo phái của Ấn Độ vẫn tiếp tục tồn tại bên nhau Hầu hết các vua Khơme cổ đều có góp phần vào phát triền những tôn giáo 31 đó, cho xây dựng nhiều chùa chiền đạo Phật, đền đài cho cho đạo Hinđu Trong quá trình song song tồn tại hai tôn giáo kể trên, có thời gian tôn giáo này thịnh, tôn giáo kia suy Chẳng hạn, Phật giáo bị bạc đãi vào thế kỉ VII song lại phát triển vào thế kỉ VIII Đến thời kì Ăngco (thế kỉ IX – XV) các nhà vua tìm đến tín ngưỡng Vua – Thần, một tín ngưỡng bắt nguồn từ sự sùng bái thần Siva của Ấn Độ Đây là một sáng tạo độc đáo của người Khơme trên cơ sở văn hóa Ấn Độ Thần Siva được nhân hóa dưới dạng nhà vua, còn vua được thần hóa dưới dạng tượng thần Linga của Siva Chùa tháp mô phỏng ngọn núi vũ trụ Mêru, nơi ở của thần Indra, chúa tể của thần linh theo quan niệm của người Ấn Độ Vị trí của Phật giáo Đại thừa cũng có sự thay đổi Trước thế kỉ XIII, Phật giáo lưu hành ở Ăngco là Phật giáo Đại thừa Từ giữa thế kỉ XIII, với sự xâm nhập của người Thái, Phật giáo Tiểu thừa dần dần đi vào nhân dân, loại bỏ các tôn giáo khác và giữ địa vị độc tôn, chính thống trong tín ngưỡng Khơme cho đến tận ngày nay Trong bộ máy nhà nước, tầng lớp tăng lữ Bàlamôn nắm trong tay những chức vụ quan trọng khác của chính quyền Họ vừa là những giáo chủ chi phối mọi hoạt động tôn giáo trong cả nước, vừa là các đại thần thân cận của nhà vua trong chính quyền thế tục Có thể thông qua tầng lớp quý tộc tăng lữ, mà văn hóa Ấn Độ, nhất là văn học, sử thi, luật pháp thâm nhập sâu vào văn hóa Ăngco Về chữ viết, trước thế kỉ VII, chữ Phạn là văn tự thông dụng và chính thức trong triều đình Từ thế kỉ VII trở đi, trên cơ sở kiểu chữ Phạn, hệ thống chữ viết kiểu Khơme được sáng tạo Chữ Khơme dần dần thay chữ Phạn Các bài văn bia viết theo kiểu luật thơ Ấn Độ thể hiện trình độ học vấn thời kì Ăngco Về văn học, hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana đã đem lại cho dân tộc Campuchia nguồn cảm hứng thú vị và dồi dào để xây dựng nên nền văn hóa dân tộc riêng Ở Campuchia, nếu Mahabharata sớm bị lãng quên vì nó nói đến sự tranh chấp nội bộ hoàng tộc, thì Ramayana, ca ngợi những lý tưởng cao đẹp, dưới dạng 32 Khơme hóa thành Riêm Kê vẫn sống mãi với thời gian Riêm Kê ra đời từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV như là mốc ghi nhớ thời kì ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và xây dựng vương quyền Campuchia Về kiến trúc, đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn hóa Ăngco truyền thống qua các công trình xây dựng Ăngco Trong 6 thế kỉ liên tục, kinh đô Ăngco được tô điểm bằng hàng loạt những công trình xứng đáng là kì quan của thế giới Những tháp nhiều tầng cao vút tượng trưng cho núi Mêru trong thần thoại Ấn Độ song được chạm trổ tinh vi, tỉ mỉ theo phong cách độc đáo của người Khơme 3.4 Ảnh hưởng với Thái Lan Sự thành lập các quốc gia người Môn (chủ nhân xa xưa trên đất Thái, người về sau trở thành thiểu số, cộng cư với người Thái, nói ngôn ngữ Môn – Khơme) vào những thế kỉ đầu CN có mối quan hệ giao lưu và buôn bán chặt chẽ với Ấn Độ Nằm trên con đường giao lưu kinh tế, văn hóa của Ấn Độ, các quốc gia người Môn đã ra đời Sự phát triển của Thái Lan tiếp tục chịu ảnh hưởng từ Sri Lanca vào Thái từ những thế kỉ đầu CN thuộc phái tiểu thừa Đạo Phật được coi là quốc giáo với 95% tín đồ Thái Lan có trên 25.000 ngôi chùa lớn nhỏ với hai kiểu kiến trúc: kiểu Prapang theo hình tháp chóp nhọn trên nền vuông, hoặc tròn với nhiều bậc kiểu Prachadi thấp hơn, nhỏ, ngắn có mái uốn cong và dốc Nhiều ngôi chùa lớn còn được coi như những thư viện với các bộ kinh Phật cổ hết sức quý báu Chùa vừa là trường học vừa là nơi sinh hoạt tinh thần của nhân dân, nơi diển ra các lễ hội Đạo Phật ảnh hưởng đến cách sống, quan niệm sống của người Thái: hiền hòa, nhường nhịn, ưa bình thản, vị tha, mến khách Mặt khác, do quan niệm Phật – Thánh gần gũi nhau nên trong khi thờ Phật, người Thái hòa lẫn cả việc thờ cúng vật linh Truyền thống mô phòng theo khuôn mẫu trong di sản văn hóa Ấn Độ cũng xuất hiện trong hàng loạt vương triều của quốc gia Thái thời kì cổ trung đại Tên của vị anh hùng bất tử Rama được đặt cho các vương triều Ram Khamheng, ông 33 vua nổi tiếng của vương quốc Ayuthaya (giữa thế kỉ XIII) 3.5 Ảnh hưởng với Inđônêxia Người Ấn Độ biết đến quần đảo Inđônêxia khá sớm Ramayana cũng từng nhắc đến xứ sở này Tuy nhiên, đến đầu CN, quan hệ giữa Ấn Độ với quần đảo này mới nhộn nhịp Điều đó xuất phát từ cơ sở vị trí địa lý (quần đảo Inđônêxia và bán đảo Mã Lai nằm trên con đường buôn bán trực tiếp giữa Trung Quốc cổ và Ấn Độ), sự giàu có về khoáng sản, hương liệu, lương thực Ấn Độ những sản vật giá trị của xứ sở này Từ Giava xuất phát từ Savađripa hoặc “xứ sở của cây kê” (ngày nay Ấn Độ, Giava có nghĩa là cây kê) Chính mối quan hệ đó đã góp phần làm ra đời các quốc gia Ấn Độ hóa đầu tiên Các quốc gia cổ (Taruma ở Giava, Catuli ở Sumatra…) dùng chữ Phạn trong văn tự, gọi tên vua theo cách của người Ấn Độ và theo tôn giáo Ấn Độ (đạo Phật và đạo Hinđu) Tại Inđônêxia, đạo Phật và Hinđu giáo song song tồn tại cho đến thế kỉ XIII Từ thế kỉ XIII, người Ấn theo đạo Hồi cũng đưa Hồi giáo đến đây Tôn giáo mới phát triển nhanh chóng và đẩy lùi các tôn giáo cũ Thế lực đạo Hồi về sau lớn đến mức mà, vào thế kỉ XV, một số quý tộc Hồi giáo dựa vào người Ấn – Hồi để thành lập các tiểu quốc, thậm chí, chính người Ấn Hồi cũng lập nên một số tiểu quốc Một số tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời Quần chúng khi đối lập giai cấp thống trị cũng xa dần các tôn giáo gắn liền với nó Văn hóa Phật giáo, Hinđu giáo bị đẩy lùi Dấu vết chủ yếu chỉ còn lại trên đảo Bali Tại Bôrôbuđua (Giava) toàn bộ cuộc đời Phật tổ được khắc trên đá lưu giữ đến tận ngày nay Về ngôn ngữ, người Giava đã học tập mẫu tự Ấn Độ bằng chữ Phạn để tạo ra chữ viết riêng của mình Về văn học, hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana được biên soạn lại từ thế kỉ X, XI, nhiều tập thơ nổi tiếng mà đề tài rút ra từ sử thi Ấn Độ đã xuất hiện Ở khu đền Prambanam trên đảo Giava có nhiều phù điêu minh họa câu chuyện về hoàng tử Rama và công chúa Sita 34 Về nghệ thuật, có thể nhận thấy các điệu múa nổi tiếng của Giava, Bali bắt nguồn từ Ấn Độ 3.6 Ảnh hưởng với Lào Có thể nói, lịch sử xã hội – chính trị của nước Lào từ trước thế kỉ XIV, nhất là từ trước thế kỉ XI được biết đến quá ít ỏi Các tài liệu về sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Lan Xang cũng không nhiều Về ngôn ngữ, gia nhập vào vốn cổ của tiếng Lào, có một khối lượng từ đa tiết trong tiếng Phạn, nhất là tiếng Pali (về triết học, tôn giáo, văn hóa, khoa học) qua con đường kinh viện, song khi trở thành tiếng dân gian, các từ này được biến động, biến âm theo quy luật âm thanh của tiếng Lào Về hình thái, chữ Lào cũng như chữ Thái, giống chữ Khơme cổ, Lào đã sáng tạo ra một loại chữ tròn, đơn giản, duyên dáng Văn học Lào cũng có những nét chung với kho tàng thần thoại Ấn Độ Tuy nhiên, người Lào chỉ mượn đề tài cốt truyện rồi dựng lại trong bối cảnh Lào với những nhân vật Lào phản ánh xã hội Lào đương thời, mặc dù vẫn giữ tên người, địa danh Ấn Độ Các truyện Xin Xay, Kalakệt, Champa siton… vẫn đậm tính dân gian Lào Tính chất tôn giáo của kiến trúc, số lượng chùa và sư sãi… nói lên tầm quan trọng của đạo Phật ở Lào Riêng ở Viêng Chăn có 100 chùa, các chùa Pạ Kẹo, Thạt Luông… là những công trình có thể sánh với các di tích Đông Nam Á cùng thời Đạo Phật ở Lào là tôn giáo phổ biến của người Lào Lùm và một bộ phận người Lào Thơng Mặc dù đại bộ phận người Lào Thơng, Lào Xủng vẫn theo tín ngưỡng thần linh của mình, nhưng họ vẫn quý chùa, trọng sư Phật giáo phổ biến ở Lào là Tiểu thừa với chính phái là Mahanikai Về lịch pháp, ở Lào sử dụng lịch Phật Kỷ Saka ... Trên sở khái quát tự nhiên lịch sử quốc gia Đông Nam Á vài nét văn minh Ấn Độ; đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát tự nhiên... Chương Khái quát tự nhiên lịch sử quốc gia Đông Nam Á Chương Vài nét văn minh Ấn Độ Chương Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đến văn minh Đơng Nam Á NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG KHÁT QUÁT TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ CÁC QUỐC... cứu: đề tài nghiên cứu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á * Phạm vi nghiên cứu: lịch sử văn minh quốc gia Ấn Độ Đông Nam Á Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống: