Ảnh hưởng với Thái Lan.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 32 - 33)

Sự thành lập các quốc gia người Môn (chủ nhân xa xưa trên đất Thái, người về sau trở thành thiểu số, cộng cư với người Thái, nói ngôn ngữ Môn – Khơme) vào những thế kỉ đầu CN có mối quan hệ giao lưu và buôn bán chặt chẽ với Ấn Độ. Nằm trên con đường giao lưu kinh tế, văn hóa của Ấn Độ, các quốc gia người Môn đã ra đời.

Sự phát triển của Thái Lan tiếp tục chịu ảnh hưởng từ Sri Lanca vào Thái từ những thế kỉ đầu CN thuộc phái tiểu thừa. Đạo Phật được coi là quốc giáo với 95% tín đồ. Thái Lan có trên 25.000 ngôi chùa lớn nhỏ với hai kiểu kiến trúc: kiểu Prapang theo hình tháp chóp nhọn trên nền vuông, hoặc tròn với nhiều bậc kiểu Prachadi thấp hơn, nhỏ, ngắn có mái uốn cong và dốc. Nhiều ngôi chùa lớn còn được coi như những thư viện với các bộ kinh Phật cổ hết sức quý báu. Chùa vừa là trường học vừa là nơi sinh hoạt tinh thần của nhân dân, nơi diển ra các lễ hội. Đạo Phật ảnh hưởng đến cách sống, quan niệm sống của người Thái: hiền hòa, nhường nhịn, ưa bình thản, vị tha, mến khách. Mặt khác, do quan niệm Phật – Thánh gần gũi nhau nên trong khi thờ Phật, người Thái hòa lẫn cả việc thờ cúng vật linh.

Truyền thống mô phòng theo khuôn mẫu trong di sản văn hóa Ấn Độ cũng xuất hiện trong hàng loạt vương triều của quốc gia Thái thời kì cổ trung đại. Tên của vị anh hùng bất tử Rama được đặt cho các vương triều Ram Khamheng, ông

vua nổi tiếng của vương quốc Ayuthaya (giữa thế kỉ XIII).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 32 - 33)