CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ ĐẾN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 26)

Theo nhận xét của J. Nehru trong cuốn Phát hiện Ấn Độ người Ấn Độ khi vượt qua hàng rào núi cao, biển rộng, không chỉ mang theo cả các lý tưởng khác, nghệ thuật, buôn bán, ngôn ngữ, văn học và các phương pháp cai trị. Họ đã góp phần mang theo cả các lý tưởng khác, nghệ thuật, buôn bán, ngôn ngữ, văn học và các phương pháp cai trị. Họ đã góp phần xây dựng các quốc gia “Ấn Độ hóa” hay một Đại Ấn mà tinh thần không kém Đại Hi Lạp. Ảnh hưởng của Ấn Độ lan trên một địa bàn khá lớn. Nền văn minh Ấn Độ đặc biệt bắt rễ nhanh ở các nước Đông Nam Á. Bằng chứng về điều đó có thể tìm thấy ở khắp nơi, trên phương diện ngôn ngữ, văn học hoặc các di tích văn hóa khác. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á đã đem lại nhiều thành tựu cho sự phát triển lịch sử của khu vực này. Đó là những ảnh hưởng trong các lĩnh vực tôn giáo (đạo Phật và đạo Hinđu), mĩ thuật (chủ yếu là điêu khắc và kiến trúc), chữ viết (chữ Phạn), văn học (nhất là văn học dân gian)… Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng về phong tục tập quán, lối sống. Ngoài ra, những ảnh hưởng về thiết chế xã hội, nhà nước của Ấn Độ cũng tác động đến sự hình thành, phát triển của nhà nước ở Đông Nam Á.

Văn hóa Ấn Độ dung hợp với văn hóa bản địa tạo nên nhiều sắc thái đa dạng song không mất đi bản sắc địa phương. Giáo sư Lương Ninh đã nhận xét một cách xác đáng: “Hình như mỗi nước Đông Nam Á đã chọn trong cây cổ thụ xum xuê của Ấn Độ một vài cành lá thích hợp với mình”.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 26)