Ảnh hưởng với Inđônêxia

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 33 - 34)

Người Ấn Độ biết đến quần đảo Inđônêxia khá sớm. Ramayana cũng từng nhắc đến xứ sở này. Tuy nhiên, đến đầu CN, quan hệ giữa Ấn Độ với quần đảo này mới nhộn nhịp. Điều đó xuất phát từ cơ sở vị trí địa lý (quần đảo Inđônêxia và bán đảo Mã Lai nằm trên con đường buôn bán trực tiếp giữa Trung Quốc cổ và Ấn Độ), sự giàu có về khoáng sản, hương liệu, lương thực Ấn Độ những sản vật giá trị của xứ sở này. Từ Giava xuất phát từ Savađripa hoặc “xứ sở của cây kê” (ngày nay Ấn Độ, Giava có nghĩa là cây kê). Chính mối quan hệ đó đã góp phần làm ra đời các quốc gia Ấn Độ hóa đầu tiên.

Các quốc gia cổ (Taruma ở Giava, Catuli ở Sumatra…) dùng chữ Phạn trong văn tự, gọi tên vua theo cách của người Ấn Độ và theo tôn giáo Ấn Độ (đạo Phật và đạo Hinđu). Tại Inđônêxia, đạo Phật và Hinđu giáo song song tồn tại cho đến thế kỉ XIII. Từ thế kỉ XIII, người Ấn theo đạo Hồi cũng đưa Hồi giáo đến đây. Tôn giáo mới phát triển nhanh chóng và đẩy lùi các tôn giáo cũ. Thế lực đạo Hồi về sau lớn đến mức mà, vào thế kỉ XV, một số quý tộc Hồi giáo dựa vào người Ấn – Hồi để thành lập các tiểu quốc, thậm chí, chính người Ấn Hồi cũng lập nên một số tiểu quốc. Một số tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời. Quần chúng khi đối lập giai cấp thống trị cũng xa dần các tôn giáo gắn liền với nó. Văn hóa Phật giáo, Hinđu giáo bị đẩy lùi. Dấu vết chủ yếu chỉ còn lại trên đảo Bali. Tại Bôrôbuđua (Giava) toàn bộ cuộc đời Phật tổ được khắc trên đá lưu giữ đến tận ngày nay.

Về ngôn ngữ, người Giava đã học tập mẫu tự Ấn Độ bằng chữ Phạn để tạo ra chữ viết riêng của mình. Về văn học, hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana được biên soạn lại từ thế kỉ X, XI, nhiều tập thơ nổi tiếng mà đề tài rút ra từ sử thi Ấn Độ đã xuất hiện. Ở khu đền Prambanam trên đảo Giava có nhiều phù điêu minh họa câu chuyện về hoàng tử Rama và công chúa Sita.

Về nghệ thuật, có thể nhận thấy các điệu múa nổi tiếng của Giava, Bali bắt nguồn từ Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 33 - 34)