Ảnh hưởng với vương quốc Phù Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 29 - 30)

Theo truyền thuyết, Kaundinya – một tăng lữ Bàlamôn từ Bắc Ấn Độ đến đây sáng lập ra vương quốc Phù Nam, khởi đầu chính thức cho việc truyền bá văn hóa Ấn Độ. Song tài liệu thành văn về vương quốc này rất ít ỏi. Sử Trung Quốc ghi lại rằng, khoảng vào năm 375, vương quốc Phù Nam được đặt dưới sự trị vì của

vua người Ấn Chanđan. Dù đánh giá ở dưới góc độ nào thì các vị vua có gốc gác Ấn Độ mở đầu cho một thời kỳ “Ấn Độ hóa” lần thứ hai.

Tài liệu khảo cổ đã bổ sung cho sự hiếm hoi của tài liệu chữ viết. Những cuộc khai quật khảo cổ do Louis Mallerer thực hiện năm 1942 ở Óc Eo (Hà Tiên) đã giúp ta thấy diện mạo của một thị trấn – hải cảng Phù Nam. Các sử gia đã nhất trí đặt tên cho di tích nói trên là văn hóa Óc Eo vì nó đặc trưng cho cả một khu vực rộng lớn, một giai đoạn. Nhiều đồ trang sức bằng bạc, ngọc trai có khắc chữ Phạn, những con dấu (triện) bằng vàng, đồng, chữ khắc cổ Brahmi (một loại chữ cổ Ấn Độ) để làm tin trong quan hệ giao dịch. Những chiếc nhẫn ngọc chạm nổi hình con bò liên quan đến tôn giáo Ấn Độ, những tượng thần Hinđu, tượng Phật cũng được tìm thấy. Các loại sản vật và đồng tiền của các nước khác như Rôma, Bacrơria, Trung Hoa được tìm thấy ở đây cho thấy, thị trấn Oc Eo này là một trong những trung tâm thương mai lớn nhất Đông Nam Á thời đó.

Tài liệu văn hóa cho thấy, tôn giáo Phù Nam thịnh hành ở thời kì này là đạo Bàlamôn, thuộc phái Siva giáo. Theo mô tả của các sử gia Nam Tề, chỉ có thể thấy, người Phù Nam thờ ba vị thần Ấn Độ giáo theo tam vị nhất thể. Đạo Phật cũng khá thịnh hành cả về Đại thừa và Tiểu thừa. Thậm chí có cả một nhà sư Ấn Độ Nagasena được vua Javakarman cử đi sứ Trung Quốc. Ở vương quốc Phù Nam, các tôn giáo (Ấn Độ giáo, Phật giáo), giữa các giáo phái của Phật giáo (Tiểu thừa, Đại thừa), tồn tại khá hòa hợp. Đến nửa đầu thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam suy vong.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w