1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thăng tiến

65 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 9,07 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÔNG TY XÂY LẮP 3

1.1.1.2.1.Phân loại chi phí xây lắp theo tính chất kinh tế 3

1.1.1.2.3.Phân loại chi phí xây lắp theo phương pháp tập hợp chi phí và quanhệ với đối tượng chịu chi phí 4

1.1.1.2.4.Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung cấu thành của chi phí 5

1.1.1.2.5.Phân loại chi phí xây lắp theo các giai đoạn xây lắp 5

1.1.1.3.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí xây lắp 5

1.1.1.3.1.Đối tượng hạch toán chi phí xây lắp 5

1.1.1.3.2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 6

1.1.2.Khái quát về giá thành sản phẩm xây lắp 6

1.1.2.3.Đối tượng tính giá thành sản phẩm 7

1.2.Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệpxây lắp 7

1.2.1.Kế toán chi phí xây lắp 7

1.2.1.1.Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp 7

Trang 2

1.2.1.3.Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 12

1.3.Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 18

1.3.1.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 18

1.3.3.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 20

1.3.3.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn 20

1.3.3.2.Phương pháp tính giá thành theo hệ số 21

1.3.3.3.Phương pháp áp dụng theo tỷ lệ 21

1.3.3.4.Phương pháp tính giá thành theo hợp đồng 21

1.3.4.Mối quan hệ giữa kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm 21

2.1.Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng ThăngTiến 23

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty 23

2.1.2.Bộ máy quản lí Công Ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Thăng Tiến 24

2.1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng chức năng 24

2.1.3.Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty CP Đầu Tư và Xây Dựng ThăngTiến 26

Trang 3

2.2.2.Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm 29

2.2.3.Kế toán tập hợp chi phí tại Công ty 30

3.2.1 Về việc luân chuyển chứng từ 60

3.2.2 Về việc quản lý các khoản chi phí được dùng tại công trình 61

KẾT LUẬN 62

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với chính sách mở cửa hội nhập đãđặt các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất trước nhữngthách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt đó là quy luật cạnh tranh Quy luậtnày không chỉ diễn ra ở một lĩnh vực mà diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau Trướctình hình đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đổimới, sáng tạo, hạ thấp chi phí sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải nâng cao sức cạnhtranh sản phẩm của doanh nghiệp mình Ngoài việc chú ý tới kiểu dáng, mẫu mã,chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải chú trọng tới việc quản lí chặt chẽ cáckhoản chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm trong các doanhnghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăngnguồn thu cho quốc gia Xét trong phạm vi một doanh nghiệp, việc hạ giá thành sảnphẩm sẽ giúp doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lí và đẩy mạnh quá trình tiêuthụ sản phẩm Do vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmđóng một vị trí vô cùng quan trọng trong công tác hạch toán kinh tế trong mọi doanhnghiệp sản xuất, nó cung cấp các thông tin về chi phí và giá thành cho các nhà quảntrị để từ đó có các đối sách hợp lý về chi phí và giá thành sản phẩm, giúp doanhnghiệp cạnh tranh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường Mang lại kết quả kinh tếcao cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong mọi thời kì.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề em đã chọn đề tài: “Kế toán tậphợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư vàXây Dựng Thăng Tiến” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp

Trang 5

Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tậphợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tưvà Xây Dựng Thăng Tiến.

Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các chị phòng kế toán của Công ty Đặc biệt, là nhờ sựhướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Khánh Thu Hằng và anh chị phòngkế toán công ty giúp em mới hoàn thành bài chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 6

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP VÀTÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÔNG TY XÂY LẮP.

Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây lắpnên mỗi công trình có chi phí xây lắp riêng được xác định theo quy mô, đặcđiểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng.

Chi phí xây lắp công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và được quản lý theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng.

1.1.1.2. Phân loại chi phí xây lắp.

1.1.1.2.1 Phân loại chi phí xây lắp theo tính chất kinh tế

Theo tính chất kinh tế, các chi phí xây lắp phân thành các yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng tính chất kinh tế hay nói cách khác phân loại chi phí xây lắp theo tính chất kinh tế là sắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào mụcđích gì trong sản xuất sản phẩm.

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí xây lắp của doanh nghiệp xây lắp được chia làm ra 7 yếu tố cơ bản sau:

- Yếu tố chi phí nguyên liêu, vật liệu- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực

- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp- Yếu tố chi phí BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ

Trang 7

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài- Yếu tố chi phí bằng tiền khác

1.1.1.2.2 Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí

Trong doanh nghiệp xây lắp toàn bộ chi phí xây lắp phát sinh trong kýđược chia ra làm các khoản mục chi phí sau:

-Chi phí vật liệu trực tiếp: là chi phí (đã tính đến hiện trường xây lắp)

của các vật liệu chính, vật kết cấu, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (ván khuôn,giàn giáo), bán thành phẩm, cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp.

-Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ những chi phí về tiền lương, tiền

công và các khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp,không tính vào khoản mục này số tiền lương, tiền công và các khoản trích theolương của công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên sản xuất chung, nhân viênbán hàng, nhân viên quản lý

-Chi phí sử dụng máy thi công:là chi phí liên quan đến việc sử dụng máy

thi công để thực hiện khối lượng xây lắp Khoản chi phí này bao gồm 6 khoảnmục: chi phí nhân công; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí khấuhao máy thi công; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.

-Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ chi phí dùng cho hoạt động sản xuất

chung ở các dội xây dựng ngoài ba khoản mục đã nêu trên; khoản chi phí nàygồm 6 khoản mục: chi phí nhân viên đội xây dựng; chi phí vật liệu; chi phí dụngcụ sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch mua ngoài và chi phí bằng tiềnkhác.

1.1.1.2.3 Phân loại chi phí xây lắp theo phương pháp tập hợp chi phí và

quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này chi phí xây lắp được chia thành 2 loại:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí xây lắp quan hệ trực tiếp với việc

xây lắp một công trình, hạng mục công trình, một khối lượng công việc nhấtđịnh Căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượngchịu chi phí.

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí xây lắp có liên quan đến việc xây

dựng nhiều công trình, nhiều hạng mục công trình, nhiều khối lượng công việc.

Trang 8

Những chi phí này phải thông qua phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liênquan theo một tiêu thức nhất định.

1.1.1.2.4 Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung cấu thành của chi phí

Theo cách phân loại này thì chi phí xây lắp được chia thành 2 loại:

- Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như: vật

liệu chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất,

- Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp

lại theo cùng một công dụng như: chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuấtchung.

1.1.1.2.5 Phân loại chi phí xây lắp theo các giai đoạn xây lắp

- Chi phí giai đoạn chuẩn bị xây lắp: là toàn bộ những khoản chi phí

được phân tích, tính toán và xác định trong giai đoạn chuẩn bị xây lắp như chiphí thực hiện công tác đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đấu thầu; chi phí phá vàtháo dở các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng

- Chi phí giai đoạn thực hiên xây lắp: là toàn bộ chi phí cần thiết phát

sinh trong quá trình thực hiện xây lắp Chi phí ở giai đoạn này bao gồm: chi phíxây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.

1.1.1.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí xây lắp

1.1.1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí xây lắp

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợptrong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phívà giá thành sản phẩm Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi gây ra chiphí và đối tượng chịu chi phí.

Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệvà sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi côngtrình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạchtoán chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể làđơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai đoạn công việc Tuy nhiên trênthực tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mụccông trình.

Trang 9

1.1.1.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mụccông trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nàothì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuấtphát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơnđặt hàng đó Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặthàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặthàng đó.

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công:phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thựchiện khoán Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổđội sản xuất hay các khu vực thi công Trong từng đơn vị thi công lại được tậphợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình.

1.1.2 Khái quát về giá thành sản phẩm xây lắp1.1.2.1. Khái niệm

Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vềlao động sống và lao động vật hóa kết tinh trong khối lượng công tác xây lắp đãhoàn theo quy định.

Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm 4 khoản mục như sau: chi phí NVLtrực tiếp, chi phí NC trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuấtchung.

1.1.2.2. Phân loại giá thành

1.1.2.2.1 Giá thành dự toán

Giá thành dự toán là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành khốilượng xây lắp công trình Giá thành này được xác định trên cơ sở các định mức,quy định cuả Nhà nước về việc quản lý giá xây dựng các công trình và được ápdụng theo từng vùng lãnh thổ Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ở phầnthu nhập chịu thuế tính trước, và thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Trang 10

1.1.2.2.2 Giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch là gia thành được tính toán xuất phát từ những điềukiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp, giá thành này được xác định trên cơ sởbiện pháp thi công, các định mức và đơn gia áp dụng trong doanh nghiệp.

1.1.2.2.3 Giá thành thực tế

Giá thành thực tế là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoànthành, bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu Giá thànhnày bao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức nhưcác khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, laođộng, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý doanh nghiệp được phép tínhvào giá thành.

1.1.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toánchi phí xây lắp và giới hạn tính giá thành đối với sản phẩm hoàn thành, việchạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là giai đoạn hạchtoán chi phí xây lắp và giai đoạn tính giá thành sản phẩm Để tính được giáthành sản phẩm cần phải xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là gì Vềthực chất xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm xâylắp đòi hỏi phải tính giá thành, đối tượng có thể là các công trình, hạng mụccông trinh, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình, các khối lượng xâylắp có dự toán riêng,

nghiệp xây lắp

1.2.1 Kế toán chi phí xây lắp

1.2.1.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp

1.2.1.1.1 Nội dung

1.2.1.1.1.1 Khái niệm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên liệu, vậtliệu chính, vật liệu phù được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiệndịch vụ trong kỳ sản xuất.

Trang 11

Trong tổng chi phí sản xuất xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu chiếmmột tỷ trọng lớn Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí của nhữngloại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xácđịnh một cách tách biệt rõ rang cụ thể cho từng sản phẩm chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, cáccấu kiện, các bộ phận tách rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên cácthự thể sản phẩm xây lắp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính theo giáthực thể khi xuất dùng, còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơinhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.

1.2.1.1.1.2 Nguyên tắc hạch toán

Trong xây dựng cơ bản cũng như những ngành khác, vật liệu sử dụngcho công trình, hạng mục công trình nào thì phải được tính trực tiếp cho côngtrình, hạng mục công trình đó dựa trên các chứng từ gốc theo giá thực tế củanguyên vật liệu và số lượng thực tế nguyên vật liệu đã sử dụng Cuối kỳ hạchtoán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiến hành kiểm kê vật liệu còn lại tạicông trình để giảm trừ chi phí vật liệu đã tính cho từng hạng mục công trinh,công trình.Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tậphợp chi phí, không thể tổ chức kế toán riêng được thì phải áp dụng phương phápphân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan.

Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định múc tiêuhao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm… Công thức phân bổ như sau:

Chi phí vật liệuphân bổ chotừng đối tượng

Tiêu thức phânbổ cho từng đối

- Biên bản kiểm nghiệm

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ- Biên bản kiểm kê vật tư

- Bảng kê mua hàng

Trang 12

- Hóa đơn GTGT

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

1.2.1.1.3 Tài khoản sử dụng

1.2.1.1.3.1 Công dụng tài khoản

Tài khoản sử dụng:Tài khoản 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trựctiếp” dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trongkỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm.

1.2.1.1.3.2 Kết cấu của tài khoản

phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùngtrực tiếp cho việc xây lắp các công trinh,hạng mục công trình

Giá trị nguyên liệu, vật liệu sử dụngkhông hết nhập lại kho

Kết chuyển hoặc phân bổ chi phínguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực tế sửdụng cho sản xuất kinh doanh để tínhgiá thành sản phẩm xây lắp hoàn thànhtrong kỳ

1.2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Xuất kho NVL dùng sản xất sản phẩm xây lắp

NVL sử dụng không hết nhập lại kho

Mua NVL sử dụng ngayTK133

Kết chuyển hoặc phân bổ vào cuối kỳ

Thuế GTGT

Hoàn tạm ứng về chi phí NVL trong kỳ

Chi phí NVL vượt trên định mức bình thường

Trang 13

1.2.1.2.1 Nội dung

1.2.1.2.1.1 Khái niệm

Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vềlao động sống mà doanh nghiệp đã chi ra có liên qua trực tiếp đến việc sản xuấtsản phẩm trong một kỳ nhất định.

1.2.1.2.1.2 Nguyên tắc hạch toán

Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí nhân công trực tiếp được hạchtoán như sau: tiền lương công nhân thuộc công trình, hạng mục công trình nàothì hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứngtừ gốc về lao động và tiền lương như: bảng chấm công, bảng thanh toán lươngcho từng công trình, hạng mục công trình Trong trường hợp khoản chi phí nàyliên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí, thì cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổcho các đối tượng chịu chi phí theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuấttheo sản phẩm xây lắp Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của côngnhân trực tiếp xây lắp không tính vào chi phí này.

1.2.1.2.2 Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công

- Bảng chấm công làm thêm giờ

- Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng- Giấy đi đường

- Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành- Bảng thanh toánt iền làm thêm giờ

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài- Hợp đồng giao khoán

- Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán- Bảng kê trích các khoản nộp theo lương

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

1.2.1.2.3 Tài khoản sử dụng

Trang 14

1.2.1.2.3.1 Công dụng

Tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phínhân công phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.2.1.2.3.2 Kết cấu tài khoản

-Chi phí nhân công trực tiếp tham gia thựchiện khối lượng công tác xây lắp trong kỳ.-Khoản trích tiền lương nghỉ phép củacông nhân sản xuất theo kế hoạch trongnăm

-Chi phí nhân công trực tiếp vượt trênmức bình thường.

-Kết chuyển hoặc phân bổ chi phínhân công trực tiếp để tính giá thànhsản phẩm xây lắp hoàn thành trongkỳ.

1.2.1.2.4 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

TK 334 TK 622 TK 154 TK335

TK632TK1413

Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình

Tiền lương nghỉ phép phải trả

Trích trươc tiền lương nghỉ phépTiền công lao động

thuê ngoài phải trảHoàn tạm ứng chi phí nhân công trực tiếp

Các khoản trích theo lương của CNSX tính vào chi phí

Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường

Trang 15

1.2.1.3.1.1 Khái niệm

Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí có liên quan trực tiếp đếnviệc sử dụng xe và máy thi công, bao gồm các loại nguyên, vật liệu xuất dùngcho máy thi công, tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển và phục vụ máythi công, khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, chi phí dịch vụ muangoài cho sử dụng máy thi công.

1.2.1.3.1.2 Nguyên tắc hạch toán

Quá trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hìnhthức quản lý, sử dụng máy thi công của doanh nghiệp Chi phí sử dụng máy thicông phải được hạch toán chi tiết theo từng loại máy hoặc nhóm máy thi công,đồng thời phải chi tiết theo từng khoản mục quy định Máy thi công phục vụ chocông trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình đó, trong trường hợpsử dụng chung cho nhiều công trình thì được phép tập hợp chung để cuối kỳ tiếnhành phân bổ vào từng công trình trên cơ sở giờ máy hoặc ca máy thi công.

1.2.1.3.3.1 Công dụng tài khoản

TK 623 “chi phí sử dụng máy thi công”, dùng để hạch toán chi phí sửdụng máy thi công phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợpchi phí và tính giá thành.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 sau:

Tk 6231 “chi phí nhân công sử dụng máy thi công”Tk 6232 “chi phí vật liệu phục vụ máy thi công”

Tk 6233 “chi phí dụng cụ sản xuất phục vụ máy thi công”Tk 6234 “chi phí khấu hao máy thi công”

Tk 6237 “chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ máy thi công”Tk 6238 “chi phí bằng tiền khác”

Trang 16

1.2.1.3.3.2. Kết cấu tài khoản

-Tập hợp chi phí sử dụng máy thicông phát sinh trong kỳ.

Chi phí máy thi công vượt trên mức bìnhthường

-Các khoản được ghi giảm chi phí sử dụngmáy thi công

-Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụngmáy thi công để tổng hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ.

1.2.1.3.4 Phương pháp hạch toán

Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không sử dụng đội xe, máy thi côngriêng hoặc có tổ chức đội xe, máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toánriêng

Sơ đồ 1.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (trường hợp 1)

TK111,334 TK 623 TK154TK152,153

Tk 1413

TK632TK214

TK133

Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đội xe, máy thi công riêng và tổ chứckế toán riêng cho đội máy.

-Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận.

Sơ đồ 1.4 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (trường hợp 2)

Thuế GTGTTiền lương phả trả cho công nhân điều khiển

Căn cứ bảng phân bổ sử dụng máy thi công tính cho công trực tiếp cho từng công trình

Vật liệu, công cụ - dụng cụ dùng cho máy thi công

Hoàn tạm ứng chi phí máy móc thi công TK

Khấu hao máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường

Chi phí dịch vụ dùng máy thi công

Trang 17

Doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhaugiữa các bộ phận trong nội bộ, chi phí máy thi công được hạch toán theo sơ đồsau:

Sơ đồ 1.5 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (trường hợp 3)

1.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung

1.2.1.4.1 Nội dung

1.2.1.4.1.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh có liên quan đến việctổ chức, phục vụ và quản lý sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoàichi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thicông.

1.2.1.4.1.2 Nguyên tắc hạch toán

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho sản xuất của đội,công trường xây dựng gồm: tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản tríchtheo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhânTK

TK111,112,

Tập hợp chi phí thực tế phát sinh

k/c chi phí tính giá thành

Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công

TK111,112, 152,

Giá thành thực tế đã bán cho các bộ phậnk/c chi phí để

tính giá thànhTập hợp chí phí

thực tế phát sinh

Giá bán Chi phí sử dụng máy thi công

Thuế GTGT phải nộp

Thuế GTGT được khấu trừ

Trang 18

điều khiển máy, nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội, công cụ dụng cụ, khấuhao máy móc sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí chungbằng tiền khác Các chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng đội,cuối kỳ sẽ được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu phí theo tiêu thưcphân bổ như phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

1.2.1.4.3.1 Công dụng tài khoản

Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sảnxuất chung phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển vào tàu khoản tập hợp chi phívà tính giá thành sản phẩm.

TK 627 “chi phí sản xuất chung”, tài khoản này có các tài khoản cấp haisau:

- TK 6271 “chí phí nhân viên phân xưởng” - TK 6272 “chi phí vật liệu”

- TK 6273 “chi phí dụng cụ sản xuất” - TK 6274 “chi phí khấu hao TSCĐ” - TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài” - TK 6278 “chi phí khác bằng tiền”

1.2.1.4.3.2 Kết cấu tài khoản

- Tập hợp chi phí sản xuất chung phátsinh trong kỳ

- Các khoản được ghi giảm chi phí sảnxuất chung

Trang 19

- Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sảnxuất chung để tổng hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Trang 20

nhân viên quản lý đội

Các khoản trích theo lương

Xuất kho vật liệu dung cho đội công trình

Phân bổ chi phí trả trước

Hoàn tạm ứng về chi phí sản xuất chung trong kỳ

Chi phí khấu hao TSCĐ tại đội xây lắp

Các khoản giảm trừ

Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ

Chi phí vượt mức bình thường

Số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp phải trảTK335

Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại đội xây lắpTK111,112,331

Chi phí dịch vụ mua ngoài tại đội xây lắp

Trang 21

1.3. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.3.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất1.3.1.1. Nội dung

Chi phí xây lắp dở dang phản ánh chi phí xây lắp kinh doanh phát sinh,chi phí xây lắp kinh doanh của khối lượng sản phẩm xây lắp, sản phẩm côngnghiệp, dịch vụ, chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ của các hoạt động xây lắpchính, phụ và thuê ngoài chỉ áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theophương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng phương kiểm kê định kỳ

1.3.1.2. Tài khoản sử dụng

1.3.1.2.1 Công dụng tài khoản

Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để tổng hợpchi phí sản xuất được tiến hành vào cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành.Cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 154 - “chiphí sản xuất kinh doanh dở dang”, có chi tiết theo từng đối tượng để tính giáthành của sản phẩm hoàn thành Trong các doanh nghiệp xây lắp, tài khoản 154có các tài khoản sau:

- TK 1541: “xây lắp”

- TK 1542: “sản phẩm dịch vụ khác”- TK 1543: “dịch vụ”

- TK 1544: “chi phí bảo hành xây lắp”

1.3.1.2.2 Kết cấu tài khoản

Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísử dụng máy thi công và chi phí sảnxuất chung trong kỳ.

- Trị giá phế liệu thu hồi, sản phẩmhỏng không sửa chử được.

- Trị giá hàng hóa, vật liệu gia côngxong nhập lại kho.

- Giá thành sản xuất thực tế của sảnphẩm sản xuất hoàn thành bàn giao.

SDCK: Chi phí thực tế của sản phẩm

xây lắp dở dang, chưa hoàn thành.

1.3.1.3. Phương pháp hạch toán

Trang 22

Sơ đồ 1.7 Hạch toán tổng hợp chi phí xây lắp

1.3.2 Xác định giá trị khối lượng xây lắp dở dang1.3.2.1. Khái niệm

Khối lượng xây lắp dở dang là khối lượng xây lắp còn đang nằm trongquá trình xây lắp Giá trị khối lượng xây lắp dở dang được xác định bằngphương pháp kiểm kê hàng tháng Việc tính và xác định khối lượng xây lắp dởdang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng công việc xây lắp hoànthành giữa ngời nhận thầu và người giao thầu.

1.3.2.2. Các phương pháp xác định VLDD

Nếu quy định thanh toán khối lượng xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộthì khối lượng xây lắp dở dang là tổng số phát sinh từ lúc khởi công đến thờiđiểm xác định Khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành được bàngiao thanh toán thì toàn bộ chi phí xây lắp đã phát sinh được tính vào giá thànhsản phẩm:

Giá trị khốilương xây lắp

Giá trị khốilượng xây lắp

Chi phí xâylắp PSTK

vật liệu trực tiếpk/c chi phí nhân công trực tiếpk/c chi phí sử dụng máy thi công

k/c chi phí sản xuất chung

Thuế GTGT

Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành chưa bàn giao

Giá thành SPXL hoàn thành bàn giao cho đơn vị thầu chính

Giá thành thực tế SPXL hoàn thành bàn giao

TK133Giá trị khối lượng nhận bàn giao do nhà thầu phụ bàn giao

Trang 23

Nếu quy định thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành theo điểmdừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì khối lượng xây lắp dở danglà các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định vàđược xác định theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của côngtrinh, hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thànhvà giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng:

Giá trị khối lượng DDCK

Giá trị khốilượng xây lắp

Chi phí xây lắp phátsinh trong kỳ

Giá trị dựtoán khốilượng xâylắp DDCK

MứcđộhoànthànhGiá trị dự toán

khối lượng xâylắp hoàn

Giá trị dựtoán khốilượng xâylắp DDCK

Mức độ hoàn thành

1.3.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp1.3.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn.

Phương pháp tính giá thành giản đơn áp dụng thích hợp với những sảnphẩm xây lắp có quy trình công nghệ xây lắp giản đơn, đối tượng tính giá thànhtương đối phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí xây lắp Trên cơ sở sốliệu chi phí xây lắp đã tập hợp được trong kỳ và chi phí của khối lượng xây lắpdở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính theo từng khoản mụcchi phí theo công thức:

Giá thànhsản phẩmxây lắp

Giá trị sảnphẩm xâylắp DDĐK

Chi phí xây lắp

-Giá trị khốilượng xâylắp DDCK

Trang 24

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phíxây lắp rộng hơn đối tượng tính giá thành Theo phương pháp này giá thành củakhối lượng xây lắp hoàn thành được xác định như sau:

Hệ số củatừngKLXLhoàn thànhTổng hệ số của tất cả các KLXL hoàn thành

Công thức trên áp dụng cho từng khoản mục chi phí.

1.3.3.3. Phương pháp áp dụng theo tỷ lệ

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phíxây lắp rộng hơn đối tượng tính giá thành và không có hệ số giá thành của từngkhối lượng xây lắp.

- Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:

Tỷ lệ giá thành từng

Tổng giá thành thực tế từng khoản mụcTổng giá thành dự toán từng khoản mục

- Tính giá thành thực tế của từng khối lượng xây lắp:

Giá thànhthực tế từng

khoản mục

Giá thành dựtoán từngkhoản mục

Tỷ lệ giá thànhtừng khoản

1.3.3.4. Phương pháp tính giá thành theo hợp đồng

Theo phương pháp này, chi phí xây lắp phát sinh cố liên quan đến đốitượng nào của hợp đồng sẽ được tập hợp trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối tượngđó của hợp đồng Khi nào xây lắp hoàn thành khối lượng theo hợp đồng, kế toánsẽ tính giá thành các khối lượng xây lắp hoàn thành của hợp đồng đó.

1.3.4 Mối quan hệ giữa kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm

Hoạt động xây lắp là sự thống nhất hai mặt của một quá trình Như vậycó thể thấy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ và

Trang 25

có sự độc lập tương đối với nhau Chi phí thể hiện hao phí sản xuất còn giáthành thể hiện kết quả của qúa trình sản xuất.

Về mặt chất: Chúng đều bao gồm các hao phí về lao động sống và laođộng vật hoá mà Doanh nghiệp phải bỏ ra trong qúa trình thi công xây lắp.

Về mặt lượng: Chi phí sản xuất phản ánh hao phí trong một thời kỳ nhấtđịnh, giá thành sản phẩm chỉ phản ánh những hao phí liên quan tới khối lượngcông việc hoàn thành, được bàn giao, được nghiệm thu Giá thành sản phẩmkhông bao gồm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, chi phí không liên quan đếnhoạt động sản xuất, chi phí thực tế phát sinh chờ phân bổ, nhưng lại bao gồm chiphí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tínhtrước trong kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ trước nhưng phân bổ cho kỳ này.

Như vậy giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá,phản ánh giá trị thực của các khoản hao phí sản xuất Mọi cách tính chủ quan,không phản ảnh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việcphá vỡ mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanhvà không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Trang 26

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂYLẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ VÀ XÂY DỰNG THĂNG TIẾN.

1.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng ThăngTiến.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty.

Trong điều kiện hiện nay, nhìn chung, các kiến trúc cơ sở hạ tầng vẫn chưađáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế Các công trình công nghiệp, các công trìnhquy hoạch đô thị chưa thật sự đáp ứng sự phát triển chung của cả nền kinh tế đấtnước Do đó, trách nhiệm tiên quyết của ngành xây dựng trong nước là làm sao thỏamãn nhu cầu cấp thiết đó của nền kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển của cơ sở hạ tầngtheo kịp và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trong bối cảnh đó, công ty TNHH Thăng Tiến đã được thành lập ngày09/03/2001, theo Quyết định số 32002204 của Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố ĐàNẵng Khi mà đất nước ta đang trên đà phát triển, nhất là sau khi gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới WTO, những cơ hội lớn đã mau chóng đến với công ty ThăngTiến Nhờ vào những thuận lợi đó, ban lãnh đạo công ty đã cùng nhau phát triểnnhững chiến lược mới cho doanh nghiệp Vào ngày 27/04/2006 Công ty TNHHThăng Tiến được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng ThăngTiến.

Người đại diện: Ông Văn Thăng

Trụ sở: số 03 đường Chu Văn An – Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.Điện thoại: (0511) 2216671

Email: thangtien co@yahoo.com.vn

Mã số thuế: 0400388316 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp Vốn điều lệ của công ty: 15.000.000.000 đồng

Chuyên ngành chính của công ty là xây lắp, chuyên thi công xây dựng các côngtrình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, sân bay bếp cảng,đường dây và trạm biến thế điện, các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp,xây dựng trạm cấp phát xăng dầu.

Về nhân lực, tổng số lao động trực tiếp và gián tiếp là 364 người, trong đó:

Trang 27

+ Cán bộ quản lý : 18 người+ Công nhân kỹ thuật : 92 người+ Lao động phổ thông : 254 người

1.1.2 Bộ máy quản lí Công Ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng Thăng Tiến.

Hình 2.1- Sơ đồ tổ chức quản lý ở Công ty

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp:Quan hệ chỉ đạo phụ thuộc:Quan hệ chức năng:

1.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng chức năng

Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty do Nhà Nước bổ nhiệm,

giao quyền quản lý kinh doanh để thực hiện các phương án xã hội mà Nhà nước banra.

Phó giám đốc: Ngoài chức năng trợ lý cho giám đốc về một số lĩnh vực,

chuyên môn, phó giám đốc còn giữ chức vụ huy trưởng một số công trình hoặc cụmcông trình theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

GIÁM ĐỐC

P Kỹ thuật P Vật tư, thiết bị P Tổ chức hành chính

P.Tài chính kế toán

Trang 28

Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo trực tiếp về công tác kế toán đối với từng

bộ phận của Công ty và các cơ sở trực tiếp giúp Giám đốc công ty chỉ đạo thực hiệnthống nhất công tác kế toán- thống kê, đồng thời chịu trách nhiệm chính về số lượngbáo cáo kế toán, và làm công tác tham mưu cho giám đốc trong phạm vi công việcmình quản lý, tổ chức và kiểm tra công tác kế toán tại Công ty.

Các phòng chức năng

- Phòng kỹ thuật: Thiết kế, thi công trình, giám sát thi công, kiểm tra chất

lượng sản phẩm, đưa ra các biện pháp thi công trình và ứng dụng các thành tựukhoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

- Phòng vật tư thiết bị: Thực hiện việc cung ứng vật tư kịp thời, bảo đảm chất

lượng, tiến độ công trình theo kế hoạch, bố trí lực lượng thiết bị cân đối, đối vớitừng công trình, đề xuất việc mua sắm thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Phòng tổ chức hành chính: Sắp xếp hợp lý lực lượng lao động tại Công ty,

xây dựng các quy chế khác áp dụng cho các mặt quản lý, trên cơ sở tổng hợp toànbộ lực lượng lao động tại Công ty, thực hiện theo ủy quyền các chức năng đối nội,đối ngoại, làm công tác phục vụ hành chính tại Công ty.

- Phòng tài chính kế toán: ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

hằng ngày, phản ánh tất cả các chi phí sản xuất phát sinh, theo dõi tình hình tănggiảm toàn bộ tài sản của công ty hàng tháng, hàng quý, hàng năm Ngoài ra còn lậpcác báo cáo tài chính theo từng kỳ và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảkinh tế, tài chính, tăng tích lũy, tái đầu tư theo chiều sâu, tăng thu nhập cho ngườilao động.

Trang 29

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty CP Đầu Tư và Xây Dựng

Hình 2.2- Sơ đồ tổ chức của công ty

Ghi chú : Quan hệ trực tuyếnQuan hệ chức năng

1.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán

Kế toán trưởng: Phụ trách công tác tài chính, kế toán, theo dõi kiểm tra việc

hạch toán của các đơn vị theo yêu cầu của Phó giám đốc; đối chiếu công nợ chokhách hàng và đại lý hàng tháng; đảm bảo nguồn tiền vốn mua vật tư, thiết bị lẻ;kiểm tra, giám sát giá mua bán vật tư, đảm bảo chi tiêu hợp lý có hiệu quả.

Kế toán tổng hợp kiêm tài sản cố định: Tính toán, trích khấu hao và theo

dõi tài sản cố định trong toàn Công ty.

Kế toán phải thu, phải trả: Theo dõi tình hình biến động các khoản phải thu,

phải trả công nợ của công ty.

Kế toán tiền mặt, ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động tăng giảm của tài

khoản tiền mặt, tiền giử ngân hàng

Kế toán vật tư: Theo dõi khách hàng bán, mua vật liệu của Công ty, tổng hợp

kiểm kê vật tư, theo dõi các công trình sửa chữa lớn và quyết toán vật tư hàng quý.Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

kiêm tài sản cố

Kế toán công nợ phải thu, phải trả

Kế toán vật tưKế toán

tiền mặt và ngân

Thủ quỹ

Trang 30

Thủ quỹ: Là người trực tiếp thu, chi tiền mặt với khách hàng và với cán bộ

công nhân viên trong công ty Quản lý sổ sách có liên quan đến thu chi tiền mặt Cuốikỳ lập báo cáo quỹ để tổng hợp việc thu, chi tiền mặt.

1.1.3.3 Hình thức kế toán sử dụng tại Công Ty.

Do đặc điểm của công ty là xây dựng hoạt động trên địa bàn khá rộng Do đó

công ty đã lựa chọn hình thức “chứng từ ghi sổ” trên phần mềm Fastbook Đây là

hình thức kế toán phù hợp nhất đối với công ty, nhằm đảm bảo cho việc ghi chép sổsách chứng từ đến việc mở sổ một cách rõ ràng chính xác.

1.1.3.4 Trình tự luân chuyển chứng từ.

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từkế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứngtừ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sauđó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lậpChứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phátsinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vàoSổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trênSổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùngđể lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhauvà bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ vàTổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, vàsố dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từngtài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

Trang 31

Ghi chú: Ghi hàng ngày:Ghi cuối tháng:

Đối chiếu, kiểm tra:

Hình 2.3- Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức “chứng từ ghi sổ”

- Phương pháp hạch toán thuế GTGT được áp dụng theo phương pháp khấu trừ.

tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thăng Tiến.

2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm.

Chứng từ kế toán

chứng từ kế toán cùng loại

Sổ thẻ kế toán chi tiếtCHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ đăng ký chứng từ ghi

hợp chi tiếtBảng cân đối

số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 32

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên Công ty Cổ Phần Đầu Tư vàXây Dựng Thăng Tiến có những chỉ tiêu để xác định đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm riêng phù hợp với công tác kế toán trong Công ty.

Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình sản xuất của ngành xâydựng nói chung và Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Thăng Tiến nói riêng cóquy trình thi công lâu dài, phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định, mỗicông trình có một thiết kế kỹ thuật riêng, mỗi công trình gắn với một đơn giá dựtoán riêng, giá trị lớn Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu quản lý của công tác kế toán tậphợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí xây lắp vàtính giá thành sản phẩm ở Công ty là các công trình, hạng mục công trình.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Thăng Tiến,em xin trình bày số liệu thực tế của Công ty với công trình: “Nhà máy đá ốp látBình Định” được khởi công từ 01/01/2016 đến 31/12/2016 để thuận tiện cho côngtác kế toán tập chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm các công trình, hạng mụccông trình trong bài báo cáo này.

1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm.1.1.4.1 Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp.

Các chi phí xây lắp của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Thăng Tiếnlớn và liên quan đến một công trình nhất định Nên, phương pháp tập hợp chi phíxây lắp của Công ty là phương pháp trực tiếp.

Hiện nay, Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định BTC nên các khoản chi phí xây lắp sẽ được đưa vào tài khoản 154 Đối với mỗicông trình, hạng mục công trình kế toán tiếp tục mở các tài khoản chi tiết theo từngkhoản mục chi phí như:

48/2006/QĐ-TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang _ Chi phí nguyên vật liệu.TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang _ Chi phí nhân công.TK 1544: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang _ Chi phí sản xuất chung.

Các khoản mục chi phí này được tổng hợp và theo dõi chung trên sổ cái tàikhoản 154 Tài khoản 154 không được mở sổ cái cho từng công trình hay hạng mụccông trình.

Ngày đăng: 29/03/2022, 14:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w