1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THẢO LUẬN DÂN SỰ 1: BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

49 1,3K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 129,27 KB

Nội dung

THẢO LUẬN DÂN SỰ 1: BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ. Môn: Những vấn đề chung của luật dân sự. Giảng viên thảo luận: Nguyễn Tấn Hoàng Hải. Nhóm sinh viên thực hiện: Lớp 102TM44A1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 1

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

Bộ môn : Quy định chung, tài sản, thừa kế

Giảng viên : Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Trang 2

* Trường hợp đại diện hợp lệ

Câu 1.1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện 2Câu 1.2 Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho HưngYên xác lập hợp đồng với Vinausteel? 4Câu 1.3 Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteelkhông? 4Câu 1.4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốcthẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyếtphục không?) 5Câu 1.5: Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteelkhông? 5Câu 1.6 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốcthẩm liên quan đến Hưng Yên nêu trên 5Câu 1.7 Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng

có thoả thuận trọng tài thì thoả thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không?Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng Yên(như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải đượcgiải quyết tại Toà án 7

* Trường hợp đại diện không hợp lệ

Câu 1.8: Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng vớiNgân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xáclập)? 8Câu 1.9: Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu tráchnhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không? 8Câu 1.10 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà Giám đốcthẩm 9

Trang 3

* Diện thừa kế

Câu 2.7 Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưukhông? Vì sao? 14Câu 2.8 Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câuhỏi trên có khác không? Vì sao? 15Câu 2.9: Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vìsao? 15Câu 2.10: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữuđối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 16

Trang 4

Câu 2.12 Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúctoàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê? 16Câu 2.13: Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế khôngphụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao? 17Câu 2.14: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởngthừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu?Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? 17Câu 2.15 Nếu bà Thẩm khoẻ mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa

kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao? 18Câu 2.16 Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ đượchưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao? 18Câu 2.17: Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bàThẩm có được chấp nhận không? Vì sao? 19Câu 2.18: Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản áncho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh? 19Câu 2.19 Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp? 19Câu 2.20 Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niêncủa cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 19Câu 2.21: Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế khôngphụ thuộc vào nội dung của di chúc không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?.20Câu 2.22 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án 20Câu 2.23 Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức laođộng? Vì sao? 21Câu 2.24 Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc tặng cho tài sản 23

Trang 5

Câu 2.26: Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thếnào? 24Câu 2.27 Suy nghĩ của anh/chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho

cả hợp đồng tặng cho 24

* Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản

Câu 2.28 Theo BLDS, những nghĩa vụ nào của người để lại di sản được ưu tiênthanh toán? 25Câu 2.29: Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khitrưởng thành không? 26Câu 2.30: Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từkhi còn nhỏ đến khi trưởng thành? 26Câu 2.31 Theo Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì cóphải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sứcnuôi dưỡng con chung không? 27Câu 2.32 Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản,anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Toà án 27

VẤN ĐỀ 3

Câu 3.1: Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ dichúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ) 31Câu 3.2: Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định(tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không?

Vì sao? 32Câu 3.3 Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay huỷ bỏ di chúc có phải tuân thủhình thức của di chúc bị thay đổi hay huỷ bỏ không? Vì sao? 33Câu 3.4 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03quyết định trên liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc 34

Trang 6

Việt Nam? 35Câu 3.7 Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng 35Câu 3.8 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nênluật hoá trong BLDS không? Nếu luật hoá thì cần luật hoá những nội dung nào?) 36

VẤN ĐỀ 4

Câu 4.1: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phânchia di sản? 38Câu 4.2: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia disản đã được Tòa án chấp nhận? 39Câu 4.3 Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án chấp nhận thoả thuận phân chia di sảntrên? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và vềnội dung đối với thoả thuận phân chia di sản 39Câu 4.4 Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản 40Câu 4.5: Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản được chia theo thỏathuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản? 40Câu 4.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối caotrong Án lệ số 24/2018/AL 40

VẤN ĐỀ 5

Câu 5.1 Trong Án lệ số 05/2016/AL, Toà án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷphần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao? 41Câu 5.2 Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản của ông Trảiđược hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyếtphục không? Vì sao? 41Câu 5.3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởngcông sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao? 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

VẤN ĐỀ 1Tóm tắt Quyết định số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Công ty Hưng Yên (bị đơn) do ông Mạnh làm đại diện ký hợp đồng mua bánphôi thép với Công ty Vinausteel (nguyên đơn) Thời điểm ký hợp đồng với HưngYên, bà Lan đang làm Tổng giám đốc và ủy quyền cho ông Mạnh thực hiện cácgiao dịch của công ty, ông Dũng là chủ sở hữu toàn bộ tài sản và nghĩa vụ của công

ty Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, Hưng Yên đã thường xuyên không tuân thủnghĩa vụ giao hàng Vinausteel đã nhiều lần gửi văn bản đến Hưng Yên yêu cầuthực hiện nốt nghĩa vụ nhưng Hưng Yên không thực hiện Do đó Vinausteel đã khởikiện yêu cầu Hưng Yên phải bồi thường số tiền thiệt hại do vi phạm hợp đồng.Ông Dũng và bà Toàn (Tổng giám đốc Công ty Hưng Yên lâm thời) có thỏathuận với nhau về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty trước01/04/2007 Đồng thời ông Mạnh cũng có cam kết chịu trách nhiệm về các khoản

nợ của công ty Tại phiên tòa giám đốc thẩm, vì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ,Hội đồng thẩm phán đã quyết định theo hướng Hưng Yên phải có trách nhiệm thanhtoán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Vinausteel chứ không phải cá nhânông Mạnh, ông Dũng

Tóm tắt Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 về V/v “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

Xí nghiệp xây dựng 4 (trực thuộc Công ty Vinaconex) – bị đơn vay Ngân hàngCông thương Việt Nam – nguyên đơn 2 tỷ đồng để mua máy móc thiết bị, tài sảnbảo đảm là tài sản từ vốn vay và quyền sử dụng đất của ông Tâm (nguyên giám đốc)

và ông Toàn (nguyên Phó giám đốc) Do kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả

nợ nên Ngân hàng đã khởi kiện yêu cầu Xí nghiệp 4 phải thanh toán khoản nợ vàyêu cầu Toà án xử lý tài sản thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ

Toà án xét thấy, sau khi Xí nghiệp vay tiền, Công ty Vinaconex biết và không có

ý kiến phản đối nên Vinaconex phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ này Còn về phíaông Toàn, ông đã dùng nhà kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Nga (vợông) để bảo lãnh Toà án yêu cầu phải giám định chữ ký và chữ viết của bà Nga

Trang 8

trong hợp đồng để xác định hợp đồng đó có bị vô hiệu hay không, và nếu bị vô hiệuthì hợp đồng này phải bị vô hiệu toàn bộ chứ không phải vô hiệu một phần Nhậnthấy còn nhiều sai sót, Toà án quyết định huỷ bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm,đồng thời giao hồ sở vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm lại.

* Trường hợp đại diện hợp lệ

Câu 1.1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện.

Thứ nhất, pháp nhân có thể là người đại diện Theo Điều 139 BLDS 2005 thì

người đại diện chỉ có thể là cá nhân mà không thể là pháp nhân, theo đó cá nhân chỉ

có thể ủy quyền cho cá nhân và pháp nhân chỉ có thể ủy quyền cho cá nhân màkhông cho phép pháp nhân ủy quyền cho một pháp nhân khác đại diện mình thamgia một quan hệ pháp luật Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 thì phápnhân hoàn toàn có thể đại diện cho cá nhân, pháp nhân khác Đây là một điểm mớicủa BLDS 2015

Thứ hai, cá nhân, pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

BLDS 2005 theo hướng đại diện là việc của “một” người, cụ thể là tại Điều 139.BLDS 2015 đã có sự thay đổi khi quy định rằng “một cá nhân, pháp nhân có thể đạidiện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau” tại khoản 3 Điều 141 Theo đó,không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sựvới chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Thứ ba, về năng lực của người đại diện Tại khoản 5 Điều 139 BLDS 2005 yêu

cầu người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp quy địnhtại khoản 2 Điều 143 Vì còn tồn tại nhược điểm nên tại khoản 3 Điều 134 BLDS

2015 đã quy định người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành

vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện Quy định trên còn

có điểm mới nữa là chỉ yêu cầu năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân

sự của người đại diện trong “trường hợp pháp luật quy định” Điều đó cũng cónghĩa là nếu không thuộc “trường hợp pháp luật quy định” thì vấn đề năng lực phápluật dân sự cũng như năng lực hành vi dân sự không được đặt ra.1

1 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt

Nam, tr.205

Trang 9

Thứ tư, quy định về đại diện theo ủy quyền đã có những thay đổi về chủ thể.

Theo đó người đại diện và cả người được đại diện đều là các cá nhân và pháp nhân.Tuy nhiên, điểm mới thật sự của Điều 138 BLDS 2015 chính là nội dung liên quanđến hộ gia đình và tổ hợp tác Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không

có tư cách pháp nhân thì thành viên của họ có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhânkhác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tàisản chung.2

Thứ năm, BLDS 2015 bổ sung quy định về thời hạn đại diện mà BLDS 2005không quy định Đồng thời, BLDS 2015 quy định cụ thể hơn về hậu quả pháp lýcủa hành vi đại diện Mặt khác, bổ sung thêm một số trường hợp đại diện theo ủyquyền chấm dứt Quy định cụ thể chi tiết căn cứ xác lập, thực hiện giao dịch dân sựtrong phạm vi đại diện

Thứ sáu, bổ sung quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người không

có quyền đại diện thực hiện Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người không

có quyền đại diện xác lập, thực hiện tại Điều 142 của BLDS 2015 đã có sự khác biệt

so với Điều 145 BLDS 2005 Cụ thể, BLDS 2015 đã sửa từ “đồng ý” thành cụm từ

“công nhận giao dịch” và đã bổ sung điều khoản loại trừ được quy định tại điểm b, ckhoản 1 Điều 142 Đồng thời bổ sung thêm một trường hợp là người đã giao dịchvới người không có quyền đại diện không được quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại Việc

bổ sung này nhằm tránh trường hợp lợi dụng quy định về đại diện để người thứ ba

“bội ước”.3 BLDS 2015 cũng đã bổ sung quy định tại khoản 4 nhằm hạn chế gianlận thông qua cơ chế đại diện

Thứ bảy, bổ sung quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện

xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện Khoản 1 Điều 143 BLDS 2015 đã

bổ sung thêm trường hợp “người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao

dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện” trong khi khoản 1 Điều 146 BLDS

2005 chỉ quy định hai trường hợp ngoại lệ để công nhận phần vượt quá phạm vi đại

2 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt

Nam, tr.208

3 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt

Nam, tr.216

Trang 10

diện Hướng bổ sung trong trường hợp vượt quá phạm vi đại diện cũng giống nhưđối với trường hợp không có quyền đại diện.

Câu 1.2 Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?

Trong Quyết định số 08, đoạn cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xáclập hợp đồng với Vinausteel là:

Bởi lẽ, ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy uỷ quyền cho ông

Lê Văn Mạnh – Phó Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên được thay mặt công ty thực hiện các giao dịch kinh tế trong phạm vi ngành nghề kinh doanh (trong thời gian này bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty kim khí Hưng Yên), nên ngày 16/01/2007, ông Mạnh đã đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên ký hợp đồng mua bán phôi thép số 01/HĐPT/2007/VA-HY với Công ty Vinausteel…

Câu 1.3 Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel không?

Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không có trách nhiệm gì với Vinausteel

Vì ông Lê Văn Mạnh có Bản cam kết xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và xincam kết nhận trách nhiệm trả cho Công ty và các bên thứ ba tất cả các khoản nợ vàbồi thường thiệt hại phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng mà ông Mạnh đã ký hoặc

từ các giao dịch, hợp đồng của Công ty được ký kết trước đó Tuy nhiên, Công tyVinausteel không tham gia ký kết, không đồng ý nên không thuộc trường hợpchuyển giao nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 315 BLDS 2005

Câu 1.4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục không?)

Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm về việc ông Mạnh không phải chịutrách nhiệm thanh toán nợ với Vinausteel là hợp lí

Theo khoản 1 Điều 315 BLDS 2005 về chuyển giao nghĩa vụ dân sự: “Bên có

nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên

Trang 11

có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa

vụ hoặc pháp luật quy định không được chuyển giao nghĩa vụ” Dù ông Mạnh có

bản cam kết vào ngày 1/4/2007 “xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin camkết nhận trách nhiệm trả cho công ty và bên thứ 3 tất cả khoản nợ và bồi thườngthiệt hại phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng” nhưng việc cam kết này là việc thoảthuận nội bộ của công ty Kim khí Hưng Yên vốn không bàn bạc và có sự đồng ýcủa công ty Vinausteel (bên thứ 3) nên ông Mạnh không phải người thế nghĩa vụ vàkhông cần phải thanh toán thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ và bồi thườngthiệt hại cho Vinausteel

Câu 1.5: Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm gì với Vinausteel không?

Theo Hội đồng thẩm phán, Công ty Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toáncác khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel Đây là trách nhiệmcủa cả công ty chứ không phải của riêng ông Dũng, ông Mạnh Vấn đề này được thể

hiện cụ thể tại đoạn: “Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh

toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel chứ không phải

cá nhân ông Mạnh, ông Dũng.”

Câu 1.6 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm liên quan đến Hưng Yên nêu trên

Theo nhóm, việc Toà giám đốc thẩm cho rằng, Công ty Hưng Yên phải có tráchnhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel chứkhông phải cá nhân ông Mạnh, ông Dũng là hợp lý và có căn cứ, vì lý do sau:

Thứ nhất, mặc dù căn cứ theo định nghĩa về người đại diện theo uỷ quyền tại

Điều 135 BLDS 2015: “Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người

được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền)…” thìviệc

bà Lan uỷ quyền cho ông Mạnh thực hiện các giao dịch kinh tế, trong đó có giaodịch với công ty Vinausteel là có căn cứ 4 Tuy nhiên, người đại diện chỉ xác lập,thực hiện giao dịch dân sự trên danh nghĩa của người được đại diện nên, mặc dù

người đại diện giao dịch trực tiếp với người thứ ba, giao dịch dân sự không được xác lập giữa người đại diện và người thứ ba, mà giữa người được đại diện với

4 Bà Lan nhượng lại toàn bộ cổ phần cho bà Toàn vào ngày 22/3/2007, do đó trước ngày này bà Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty Hưng Yên.

Trang 12

người thứ ba… 5 Mặc dù Bộ luật Dân sự không có quy định cụ thể về vấn đề nàynhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng người đại diện không có trách nhiệm đốivới giao dịch được xác lập hợp pháp vì bên trong giao dịch là người được đại diệnchứ không phải là người đại diện 6

Thứ hai, tuy ông Mạnh có bản cam kết xin chịu trách nhiệm trả các khoản nợcho bên thứ ba nhưng công ty không tham gia ký kết, không đồng ý nên khôngthuộc trường hợp chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Thứ ba, việc bà Toàn với ông Dũng thoả thuận về trách nhiệm thanh toán cáckhoản nợ của Công ty Vinausteel chỉ là công việc nội bộ của Công ty Hưng Yên

Từ các phân tích nêu trên, ta có đủ căn cứ xác định rằng quyết định của Hộiđồng thẩm phán về việc Công ty Hưng Yên phải chịu trách nhiệm thanh toán cáckhoản nợ và bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinausteel là hợp lý và phù hợp vớiquy định của pháp luật

Câu 1.7 Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có thoả thuận trọng tài thì thoả thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết tại Toà án.

Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng cóthoả thuận trọng tài thì thoả thuận trọng tài này không ràng buộc Hưng Yên, vì bảnchất của thoả thuận trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự thoảthuận của các bên tranh chấp

Căn cứ theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Thoả thuận trọng tài

hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng

vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.” Nghĩa là dù thoả thuận trọng tài được thể hiện dưới hình thức một điều

khoản nằm trong hợp đồng chính thức hay dưới hình thức văn bản riêng đi kèm hợp

5 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

Nam 2019, tr.291.

6 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

Nam 2019, tr.291.

Trang 13

đồng chính thì thoả thuận trọng tài thực chất là hợp đồng nhỏ có nội dung khác biệt

và giá trị độc lập với hợp đồng chính

Tại khoản 2 Điều 437 BLDS 2015 quy định:

Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các quyền sau:

a Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;

b Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

c Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng

* Trường hợp đại diện không hợp lệ

Câu 1.8: Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với Ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập)?

Đoạn cho thấy câu trả lời là:

Theo tài liệu do Công ty xây dựng số II Nghệ An xuất trình thì ngày 26/3/2001, Công ty xây dựng số II có Công văn số 263 CV/XD2.TCKT quy định về việc vay vốn tín dụng của các đơn vị trực thuộc và ngày 06/4/2001, Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công văn số 064CV/XDII.TKCT gửi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó có nội dung “đề nghị Ngân hàng Công thương Nghệ An không cho các Xí nghiệp thuộc Công ty xây dựng số II Nghệ An vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty kể từ ngày 06/4/2001…” và “Các văn bản của Công ty liên quan tới vay vốn tại Ngân hàng Công thương Nghệ An ban hành trước ngày 06/4/2001 đều bãi bỏ”, nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn ký Hợp đồng tín dụng số 01/HĐTD cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền.

Trang 14

Câu 1.9: Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không?

Theo Tòa giám đốc thẩm, do Công ty Vinaconex biết và không phản đối việc Xínghiệp xây dựng 4 vay tiền Ngân hàng nên Vinaconex phải chịu trách nhiệm trảkhoản nợ mà Xí nghiệp xây dựng 4 đã vay cho Ngân hàng Vấn đề này được thể

hiện cụ thể tại đoạn: “Như vậy, sau khi Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền Ngân hàng,

Công ty xây dựng số II Nghệ An biết và không phản đối nên Công ty xây dựng số II Nghệ An (nay là Công ty cổ phần xây dựng số 16 – Vinaconex) phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ này.”

Câu 1.10 Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà Giám đốc thẩm.

Theo nhóm, Quyết định của Toà giám đốc thẩm cho rằng Công ty Vinaconexphải chịu trách nhiệm với ngân hàng về hợp đồng là hợp lý và có căn cứ pháp luật,

vì lý do sau:

Theo lời khai của ông Thuận – Giám đốc Công ty Vinaconex, trước ngày13/3/2001, ông Thìn đã nhất trí cho Công ty vay vốn ngân hàng, nhưng sau đó, ôngThuận được bổ nhiệm thay ông Thìn đã không đồng ý cho Xí nghiệp 4 vay vốnngân hàng nữa Do đó, xét trong trường hợp này, ta có thể coi đây thuộc trường hợp

giao dịch được xác lập bởi người không có quyền đại diện Tuy nhiên, ta có thể

thấy rằng, trong Bản án có nêu vào ngày 29/10/2004, Công ty Vinaconex có vănbản yêu cầu Ngân hàng xác nhận công nợ của Xí nghiệp 4 Do đó, ta có thể thấyđược sau khi Xí nghiệp 4 vay tiền ngân hàng, Công ty Vinaconex biết nhưng khôngphản đối việc này

Trang 15

Từ phân tích trên, căn cứ vào Điều 145 BLDS 20057, và điểm b khoản 1 Điều

142 BLDS 20158, Vinaconex phải có tranh nhiệm thanh toán cho Ngân hàng khoản

nợ nêu trên và Quyết định của Toà giám đốc thẩm là hoàn toàn hợp lý, thuyết phục

Câu 1.11 Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu huy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS 2015? Vì sao?

Căn cứ vào Điều 142 BLDS 2015, sẽ có hai trường hợp:

- Nếu Công ty Vinaconex đã công nhận giao dịch hoặc biết mà không phản đốitrong một thời hạn hợp lý hoặc có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biếthoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mìnhkhông có quyền đại diện thì công ty Vinaconex phải chịu trách nhiệm và bồi thườngcho Ngân hàng

- Nếu Công ty Vinaconex không công nhận hoặc phản đối giao dịch thì ngườiđại diện của Vinaconex không có quyền đại diện phải có trách nhiệm bồi thườngcho Ngân hàng

7 Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

8 Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ

đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

Trang 16

VẤN ĐỀ 2Tóm tắt Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa

án nhân dân tối cao về “V/v Tranh chấp thừa kế tài sản”

Vợ chồng ông Lưu, bà Thẩm kết hôn hợp pháp có người con là chị Hương Saunăm 1975, ông Lưu vào Nam công tác tạo lập được căn nhà số 150/6A Lý ThườngKiệt do ông đứng tên riêng Khi vào Nam, ông Lưu kết hôn với bà Xê, có làm thủtục đăng ký kết hôn Trước khi chết ông Lưu có để lại di chúc cho bà Xê toàn bộ tàisản trên (di chúc được xác định hợp pháp) Nay nguyên đơn là bà Xê yêu cầu đượchưởng thừa kế theo di chúc Và bà Thẩm yêu cầu được thừa kế theo pháp luật Tòa án sơ thẩm đã chia tài sản theo di chúc tuy nhiên nguyên đơn và bị đơn đềukháng cáo Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Thẩm có đơn khiếu nại cho rằng căn nhàđang tranh chấp là tài sản chung, yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật

Cuối cùng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm, phúcthẩm, có hướng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm Quyết định hủy toàn bộBản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố MỹTho, tỉnh Tiền Giang giải quyết theo đúng quy định của pháp luật

Tóm tắt Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/09/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Nguyên đơn là bà Khót và ông Tâm, bị đơn là ông Nhật

Cụ Khánh có 3 người con là bà Khót, ông Tâm và ông Nhật Bà Khót và ôngTâm là con của cụ Khánh với cụ Lầm Ông Nhật là con của cụ Khánh và cụ Ngọt.Năm 2002 cụ Khánh chết Ông Nhật được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tàisản có tranh chấp Bà Khót và ông Tâm yêu cầu được hưởng thừa kế không phụthuộc vào nội dung di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa

kế bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi lại là thương bình 2/4 Tại phiên tòa sơthẩm, xét thấy yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở nên Tòa án không chấpnhận cho hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Trang 17

BLDS 2015 đã cố gắng loại bỏ những bất cập trên bằng cách chỉ quy định 3 hìnhthức sở hữu là sở hữu riêng (Điều 205, 206); sở hữu chung (Điều 207 – Điều 220)

và sở hữu toàn dân (Điều 197 – Điều 204).9

Câu 2.2: Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời

kì hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?

Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kì hônnhân với bà Thẩm Điều này được thể hiện trong phần Xét thấy của Hội đồng thẩm

phán Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể là ở đoạn: “Căn nhà số 150/6A Lý

Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kì hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm”.

Câu 2.3 Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay

sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời.

Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà Đoạn củaQuyết định cho câu trả lời là:

Còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích

101 m 2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của bà Xê…

9 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia

Việt Nam, 2016, tr 259, 260.

Trang 18

Câu 2.4 Theo Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng củaông Lưu

Đoạn của Quyết định 377 cho câu trả lời:

Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu

và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào miền Nam công tác và được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn nhà này nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên

Câu 2.5: Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao?

Giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý Tòa án đã tôntrọng công sức của ông Lưu khi ông đã tự mình tạo lập nên căn nhà số 150/6A, ông

có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân giữa ôngLưu và bà Thẩm là hợp pháp Nay bà Thẩm đã già yêu và không có khả năng laođộng và là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởngthành Vậy nên bà được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nộidung di chúc là hợp lý, đảm bảo được quyền lợi của bà Thẩm

Câu 2.6: Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu

có thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.

Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu không cóquyền di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà Đây sẽ là di chúc không hợp pháp Đốivới trường hợp định đoạt cả tài sản của người khác (và thường là tài sản của người

vợ, chồng còn sống), thực tiễn xét xử theo hướng di chúc chỉ không hợp pháp mộtphần (tức một phần vẫn có giá trị pháp lý).10 Cơ sở pháp lý được quy định tại khoản

10 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam 2019, tr.387

Trang 19

4 Điều 643 BLDS 2015: “Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh

hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.”

Mặt khác, sở hữu chung của vợ chồng là hình thức sở hữu chung hợp nhất có thểphân chia Ông Lưu chỉ có thể định đoạt tương ứng với phần của mình trong khối

tài sản chung của vợ chồng ông căn cứ theo khoản 1 Điều 218 BLDS 2015: “Mỗi

chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.”.

Đồng thời khoản 1 Điều 29 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền,

nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Như vậy, việc

ông Lưu định đoạt toàn bộ căn nhà đồng nghĩa với việc ông Lưu định đoạt cả phầnthuộc sở hữu của bà Thẩm và vi phạm các quy định đã được nêu ở trên

đó, ta có thể kết luận rằng quan hệ hôn nhân giữa bà Thẩm và ông Lưu là quan hệhôn nhân hợp pháp và vẫn còn tồn tại đến nay Chính vì thế, căn cứ theo điểm akhoản 1 Điều 651 BLDS 201511 thì chị Hương và bà Thẩm là người thừa kế hàngthứ nhất của ông Lưu

Tuy nhiên, về phần bà Xê, theo nhóm, bà không thuộc hàng thừa kế thứ nhất củaông Lưu Mặc dù 2 người có đăng ký kết hôn vào năm 1996, nhưng lúc này bàThẩm và ông Lưu chưa làm thủ tục ly hôn, nên quan hệ hôn nhân của ông Lưu và

bà Thẩm vẫn còn tồn tại Chính vì vậy, quan hệ vợ chồng giữa bà Xê với ông Lưu làtrái pháp luật Chính vì vậy, bà Xê không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông

111 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…

Trang 20

Câu 2.8 Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao?

Nếu ông Lưu và bà Xê kết hôn năm 1976 thì câu trả lời trên có khác, bà Xê đượchưởng thừa kế và thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu

Căn cứ tại điểm a khoản 4 Nghị quyết sô 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định

về Người thừa kế theo pháp luật:

Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc, trước ngày 25/03/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ

Ông Lưu và bà Xê sống với nhau vào cuối năm 1976, hai người sống ở miềnNam (Tiền Giang), nên thuộc trường hợp của điểm a khoản 4 Nghị quyết số02/HĐTP nêu trên Do đó, ông Lưu và bà Xê là vợ chồng hợp pháp, được hưởngthừa kế của nhau và bà Xê thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu

Câu 2.9: Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không?

Vì sao?

Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu vì chị Hương làcon ruột của ông Lưu, thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651BLDS 2015.12

12 Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự

sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Trang 21

Câu 2.10: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Điều 614 BLDS 2015, thời điểm mở thừa

kế là thời điểm người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá

cố để lại Thời điểm mở thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2015:

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”

Câu 2.11 Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?

Người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà và đất có tranh chấp tại thờiđiểm mở thừa kế mà cụ thể là thời điểm ông Hà mất Điều này thể hiện quá đoạn:

“…ông Hà chết ngày/5/2008 thì bà Lý Thị Ơn là vợ và các con ông Hà được thừa

kế và nhà đất này đã chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất sang cho bà Lý Thị Ơn ” Vì căn cứ theo Điểu 614 BLDS 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”

và khoản 1 Điều 611 BLDS 2015: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài

sản chết Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa

kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.” thì người thừa kế

của ông Hà được quyền sở hữu nhà và đất tại thời điểm ông mất Tuy nhiên, đối vớiquyền sử dụng đất, thời điểm xác lập quyền sử dụng đất là thời điểm đăng ký vào sổđịa chính

* Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Câu 2.12 Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?

Đoạn văn bản thể hiện: “Việc ông Lưu lập văn bản để là "Di chúc" ngày

27/7/2002 là thể hiện ý chí của ông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn

cứ, phù hợp với quy định của pháp luật.”

Trang 22

Câu 2.13: Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?

Đối với ba đối tượng bà Xê, bà Thẩm, chị Hương thì chỉ có bà Thẩm thuộc diệnđược hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Theo khoản 1 Điều

644 BLDS 201513 thì bà Thẩm là vợ hợp pháp (có đăng kí kết hôn) của ông Lưu nên

bà được hưởng 2/3 suất theo quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào dichúc Bà Xê là vợ không hợp pháp vì hai người đăng kí kết hôn trong khi hôn nhângiữa ông Lưu và bà Thẩm vẫn còn tồn tại Hôn nhân này không thoả mãn điều kiện

“một vợ, một chồng” của Luật Hôn nhân và Gia đình nên bà không được hưởngthừa kế theo diện này Về phía chị Hương, dù chị là con gái ruột nhưng chị đã thànhniên và theo như bản án không đề cập đến việc chị bị mất khả năng lao động nên chịkhông thuộc đối tượng tại điểm b khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 để được hưởng 2/3suất thừa kế theo pháp luật

Câu 2.14: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế khôngphụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà Thẩm là vợhợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động Xét đến các yếu tố

đã nêu trên, bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nộidung của di chúc

Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp

pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều

699 Bộ luật dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu.”

13 Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015: “Những người sau đây vẫn được nhận di sản bằng hai phần ba suất của

một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được cho theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Trang 23

Câu 2.15 Nếu bà Thẩm khoẻ mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu?

Vì sao?

Nếu bà Thẩm khoẻ mạnh, có khả năng lao động thì bà vẫn được hưởng thừa kếkhông phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu, vì lý do sau:Tính đến thời điểm mở thừa kế, bà Thẩm với ông Lưu vẫn chưa ly hôn, do vậy,mặc dù ông Lưu đã đăng ký kết hôn với người khác nhưng bà Thẩm với ông vẫntồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp tại thời điểm mở thừa kế Chính vì vậy, cho dù

bà Thẩm có khoẻ mạnh hay không, bà vẫn thuộc trường hợp thừa kế không phụthuộc vào nội dung di chúc Bởi lẽ, với quy định của BLDS hiện nay14, bất luậntrong mọi trường hợp vợ, chồng của người chết đều được hưởng một phần di sản15.Chỉ cần chứng minh là vợ, chồng hợp pháp thì họ được hưởng thừa kế không phụthuộc vào nội dung di chúc16

Như vậy, xét trong trưởng hợp của bà Thẩm, bà vẫn được hưởng thừa kế khôngphụ thuộc vào nội dung di chúc đối với phần di sản của ông Lưu, cho dù bà vẫnkhoẻ mạnh, có khả năng lao động

Câu 2.16 Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?

Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởngkhoản tiền bằng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật là: 200 triệu đồng.Căn cứ theo Điều 669 BLDS 2005 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung của di chúc: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai

phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, ”.

14Điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần

ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng…”

15 Phạm Văn Tuyết, Thừa kế, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Tư pháp, tr 211

16 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

Nam 2019, tr 419.

Trang 24

Do vậy, bà Thẩm sẽ được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế, tức 200 triệuđồng.

Câu 2.17: Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của

bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?

Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩmđược chấp nhận

Căn cứ vào khoản 2 Điều 660 BLDS 2015: “Những người thừa kế có quyền yêu

cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Câu 2.18: Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của bản

án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?

Đoạn của bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh:

Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lầm (chết năm 1938) có 2 con là bà Nguyễn Thị Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932 Cụ Khánh và cụ Nguyễn Tài Ngọt (chết năm 1973) có 01 con là ông Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930 Năm 2000 cụ Khánh chết Mặc dù các đương

sự không xuất trình được giấy khai sinh một cách đầy đủ nhưng đều thống nhất xác nhận các con của cụ Khánh là bà Khót, ông Tâm, ông Nhật và không có tranh chấp gì về hàng thừa kế đồng thời cũng xác nhận cha mẹ của cụ Khánh chết trước cụ Khánh đã lâu.

Câu 2.19 Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?

Trong vụ việc trên, cụ Khánh di chúc cho ông Nhật là người duy nhất đượcquyền thừa kế căn nhà 83 Lương Định Của

Câu 2.20 Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên của cụKhánh

Ngày đăng: 29/03/2022, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w