Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2019, tr 434.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN DÂN SỰ 1: BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ (Trang 30 - 38)

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác

Câu 2.29: Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành không?

Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Vì ông Lưu là cha ruột của chị Hương; ngoài ra, khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Câu 2.30: Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?

Đoạn của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành:

Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu

để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu).

Câu 2.31. Theo Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung không?

Theo Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung. Điều này thể hiện qua đoạn sau:

Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi xem xét lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)

Câu 2.32. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Toà án.

Giải pháp của Toà án căn cứ vào Điều 644 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 658 của Bộ luật này.

Điều 644 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không

có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, đã già yếu không có khả năng lao động và là người thừa kế ở hàng thứ nhất nhưng trong di chúc ông Lưu đã để lại toàn bộ tài sản cho bà Xê. Bà Thẩm không được hưởng phần di sản nào. Bà Thẩm không thuộc trường hợp từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 và không phải là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Do đó, bà Thẩm được hưởng di sản của ông Lưu không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

- Đứa con chung của bà Thẩm và ông Lưu được bà Thẩm trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ cho đến khi trưởng thành trong suốt quá trình ông Lưu vào miền Nam công tác.

- Trường hợp này có thể xem xét dưới góc độ tiền cấp dưỡng còn thiếu của ông Lưu. Khi còn sống, ông Lưu chưa thực hiện hết nghĩa vụ cấp dưỡng cho người thân thích của mình, cụ thể là đứa con chung từ khi vào miền Nam sinh sống cho đến khi con trưởng thành.

Do vậy, căn cứ khoản 2 Điều 658 của Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu bà Thẩm có yêu cầu, phải trích từ khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung cho bà Thẩm.

VẤN ĐỀ 3

Tóm tắt Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/8/2011 về V/v “Chia thừa kế theo di chúc” của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao

Ông Minh có 2 người vợ là bà Bằng (có 2 người con chung), bà Lan (có 5 người con chung, trong đó có ông Toàn – nguyên đơn, và ông Tuấn, bà Thu – bị đơn). Vợ chồng ông sống tại căn nhà tại xóm Mới. Sau đó, ông bán một phần căn nhà trên để mua căn nhà ở 120 Cầu Giấy nhưng lúc sau căn nhà 120 bị giải toả chỉ còn khoảng 15m2 và ông được đền bù căn nhà 64 Trần Đăng Ninh. Trước khi chết, ông Minh có căn dặn bán căn nhà số 64 rồi chia tiền cho các con. Sau khi ông mất, bà Lan đã làm như căn dặn, phần còn lại bà xây nhà tại số 120 Cầu Giấy. Sau đó, bà lập di chúc, trong đó anh Toàn được hưởng căn nhà vừa xây nêu trên, di chúc đã được Uỷ ban nhân dân chứng thực. Tuy nhiên, vào ngày 18/4/2005, bà lại làm “Đơn xin huỷ di chúc” được cháu bà viết hộ với nội dung huỷ bỏ phần di chúc bà đã viết cho anh Toàn. Căn nhà sau đó được chị Thu, anh Tuấn cho thuê. Nay anh Toàn khởi kiện yêu cầu phải trả cho anh căn nhà số 120 và yêu cầu trả số tiền cho thuê từ khi mẹ anh mất đến nay. Toà án xét thấy Toà cấp phúc thẩm, sơ thẩm chưa làm rõ nhiều vấn đề, cũng như còn nhiều thiếu sót, nên Toà đã quyết định huỷ 2 bản án nêu trên và giao hồ sơ cho Toà án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội giải quyết lại.

Tóm tắt Quyết định 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011 về “V/v Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”

Nguyên đơn: Anh Dương Văn Đang

Bị đơn: Ông Dương Văn Sáu ủy quyền cho bà Đỗ Thị Hơn

Năm 1994 cụ Dương Văn Trượng (ông nội) cho anh 3.530m2 đất thuộc thửa 543. Ngày 1/3/1997 cụ Trượng lập di chúc cho anh 3.000m2 đất (trong tổng số diện tích nói trên). 1996 anh cho vợ chồng ông Sáu (con cụ Trương) và bà Hơn 530m2 để canh tác. Hiện tại vợ chồng ông đang canh tác và cho rằng cụ Trương viết lại di chúc cho vợ chồng ông diện tích đất này. Phía nguyên đơn không chấp nhận di chúc và yêu cầu vợ chồng ông Sáu phải trả lại cho anh 1.500m2 đất thuộc một phần thửa đất 543.

Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đất đối với ông Dương Văn Sáu. Buộc ông Sáu trả lại diện tích đất 1.332,8m2 thuộc thửa đất 543. Anh Đang có quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền xin đăng ký quyền sử dụng đất phần đất trên. Sau đó, bị đơn đã kháng cáo.

Cấp phúc thẩm: Không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Dương Văn Sáu. Giữ nguyên bản án sơ phẩm. Tòa án Giám Đốc Thẩm: Hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao

Nguyên đơn: Ông Bùi Văn Nhiên Bị đơn: Ông Bùi Văn Mạnh

Vợ chồng cụ Môn và cụ Giảng sinh được 5 người con là My, Đức, Nhiên, Lương, Mạnh. Cụ Môn và cụ Giảng có 1 căn nhà ngói 5 gian (không còn giá trị sử dụng) trên 169,3 m2 đất do cụ Môn đứng tên. Năm 1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04m đất, diện tích đất còn lại dùng làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh trông nom. Bản di chúc không có chứ ký cụ Giảng. Năm 1999, cụ Giảng chết không để lại di chúc. Năm 2000, cụ Môn tổ chức họp gia đình thống nhất nội dung di chúc, không ai có ý kiến gì khác. Năm 2003 ông Đức bị tai nạn chết, sau đó cụ Môn bị sốc chết cùng ngày. Nguyên đơn là ông Nhiên cho rằng di chúc của cụ Môn không rõ ràng, không hợp pháp và giữa ông Nhiên và ông Mạnh phát sinh mâu thuẫn, không thống nhất việc xây nhà thờ nên ông yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật. Quyết định của các cấp xét xử Tại bản án dân sự sơ thẩm: Xác định di chúc của cụ Môn có hiệu lực 1 phần về nửa đất thuộc quyền định đoạt của cụ Môn. Bản di chúc không có hiệu lực pháp luật phần đất thuộc quyền định đoạt của cụ Giảng và phần đất của cụ Môn cho ông Bùi Văn Đức. Ông Bùi Văn Nhiên được sử dụng 50,79 m2 đất, diện tích còn lại 118,51 m2 giao cho ông Mạnh quản lý để xây nhà thờ. Tại bản án dân sự phúc thẩm: Xác định di sản của cụ Môn và cụ Giảng gồm 169,3 m2 đất và 2 cây nhãn. Xác định người hưởng thừa kế của cụ Môn và cụ Giảng: Ông Nhiên, ông Mạnh, bà Lương, bà My, vợ con ông Đức (bà Dơi, anh Cường, chị Hiệp, chị Hạnh, chị Hoàn). Xác định diện tích cụ Môn đã cho ông Đức

tại biên bản họp gia đình là tổng cộng 87,05m2. Xác định di sản của cụ Giảng là 84,5m2 chia theo pháp luật. Xác định phần di sản của cụ Môn (sau khi trừ diện tích đất cho ông Đức) chia theo di chúc để làm nhà thờ và giao cho ông Mạnh quản lý, sử dụng. Ông Nhiên quản lý, sử dụng 129,29 m2 đất và hai cây nhãn. Ông Mạnh quản lý, sử dụng 39,7 m2 đất. Tại quyết định giám đốc thẩm Huỷ bản án dân sự sơ thẩm và huỷ bản án dân sự phúc thẩm của Toà án nhân dân huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Giao hồ sơ cho Toà án xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Chim, Bà Nguyễn Thị Bay Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Lên, Bà Nguyễn Thị Sáu

Bà Bay, bà Chim yêu cầu chia thừa kế di sản của cha là cụ Nhà gồm hai thửa đất tại xã Mỹ Lộc (đứng tên cụ Nhà) và xã Long Thượng (đứng tên bà Sáu) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và không công nhận Tờ di chúc lập ngày 26/07/2000 của ông Nhà vì cho rằng lúc đó cha các bà đã 80 tuổi, không còn minh mẫn. Bà Sáu không đồng ý yêu cầu chia thừa kế của hai bà Bay, bà Chim. Từ đó xảy ra tranh chấp. Đối với thửa đất tại xã Mỹ Lộc, bị đơn là bà Lên và bà Sáu có xuất trình Tờ di chúc của cụ Nhà và di chúc này được Tòa án nhân dân tối cao xác định là di chúc có điều kiện. Đối với thửa đất ở xã Long Thương, bà Nguyễn Thị Sáu là người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong quá trình xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa đánh giá di chúc của cụ Nhà mà bị đơn xuất trình có điều kiện hay không có điều kiện. Đồng thời cũng chưa thu thập chứng cứ làm rõ diện tích thửa đất tại xã Long Thương có phải là di sản thừa kế của cụ Nhà hay là tài sản riêng của cụ Sáu. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ xét xử sơ thẩm lại từ đầu.

Câu 3.1: Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).

Việc thay đổi, hủy bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ) được quy định tại Điều 640 BLDS 2015:

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ

Khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 về Công chứng di chúc:

Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Câu 3.2: Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không? Vì sao?

Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc). Ngoài cách hủy bỏ di chúc một cách minh thị (tức người lập di chúc thể hiện ý chí công khai bằng văn bản về việc không thừa nhận giá trị của di chúc do mình lập trước đó), thì người lập di chúc có thể mặc nhiên hủy bỏ hoặc thay đổi di chúc bằng cách lập một di chúc khác. Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 640 BLDS 2015: “Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.” Nguyên nhân của việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế di chúc cũ có thể là do họ thấy rằng những quyết định của mình trong di chúc trước không còn phù hợp với ý chí của họ nữa.

Trong thực tiễn xét xử đã từng có vụ việc thể hiện sự thay đổi hay hủy bỏ di chúc một cách ngầm định, cụ thể là Quyết định số 175/2010/DS-GĐT ngày 27/04/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: Ngày 1/7/1990 cụ Tảng lập di chúc để lại tài sản cho các con. Tuy nhiên ngày 15/09/1992 cụ Tảng lại lập một di chúc khác. Trên thực tế, Tòa án cấp giám đốc thẩm đã nhận định di chúc năm 1990 bị hủy bỏ và không còn hiệu lực bởi vì đã có di chúc năm 1992.

Câu 3.3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay huỷ bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay huỷ bỏ không? Vì sao?

Theo nhóm, trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay huỷ bỏ di chúc không phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay huỷ bỏ vì lý do sau:

Trong thực tế, có nhiều cách để thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc, phổ biến có thể kể đến là huỷ bỏ di chúc một cách minh thị (người lập di chúc nói rõ là huỷ bỏ di chúc đã lập), huỷ bỏ bằng việc lập di chúc khác hoặc bằng giao dịch khác (tặng cho, mua bán…). Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, xé di chúc vẫn được xem là trường

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN DÂN SỰ 1: BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w