Câu 3.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định trên liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc.
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án trong ba Quyết định trên là thỏa đáng. Vì các bản di chúc trong ba Quyết định trên đều không thể hiện được rõ ràng ý chí của người để lại di sản, vi phạm về cách thức thay đổi, hủy bỏ di chúc, cho nên không thể khẳng định các di chúc trên là hợp pháp. Cụ thể, Tòa án đã xử lí như sau:
Đối với Quyết định số 619: Yêu cầu xem xét bản di chúc thừa kế nhà ở của bà
Lan có tuân thủ các quy định của pháp luật không, đồng thời, cần làm rõ vấn đề vì sao Đơn hủy di chúc lại không phải bà Lan viết mà lại do cháu Nguyệt Anh (con của chị Thu) viết hộ, cần phải xác định bà Lan có là người biết chữ không và nội dung đơn này có đúng ý chí của bà Lan không.
Đối với Quyết định số 767: Cần xác định di chúc lập ngày 7/3/1999 có thể hiện
đúng ý chí của ông Trượng, bà Tào không. Nếu có thì cần làm rõ việc hai cụ đã thay đổi di chúc lập ngày 1/3/1979 bằng di chúc lập ngày 7/3/1999.
Đối với Quyết định số 194: Thừa nhận di chúc do ông Môn lập ngày 15/5/1998
có hiệu lực một phần với tài sản của ông và đề nghị Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm nên căn cứ vào Biên bản cuộc họp của gia đình cụ Môn để xem xét phần di sản của bà Giang nên chia thế nào cho phù hợp.
Câu 3.5: Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tòa án xác định di chúc là có điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?
Tòa xác định di chúc có điều kiện trong đoạn: “Như vậy, di chúc này thuộc loại di chúc có điều kiện, khi xem xét công nhận di chúc hay không, phải xem xét những điều kiện được nêu trong di chúc có được bảo đảm thực hiện hay không”.
Điều kiện của di chúc là: bà Nguyễn Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Lên có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già.
Câu 3.6: Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt Nam?
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có điều khoản cụ thể nào quy định rõ về di chúc có điều kiện. Tuy nhiên với quy định tại khoản 2 Điều 631 BLDS 2015 thì có thể hiểu đây là quy định ngầm thừa nhận di chúc có hiệu lực trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Do đó di chúc có điều kiện vẫn được chấp nhận. Để xác định hiệu lực của di chúc có điều kiện vẫn dựa vào các điều kiện như thời điểm người để lại di chúc chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Tuy nhiên di chúc có điều kiện phải phụ thuộc vào điều kiện được đặt ra trong di chúc. VD: Trong Quyết định số 363/2013/DS-GĐT, di chúc của cụ Nhà cho bà Nguyễn Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Lên trọn quyền sử dụng đất nhưng phải có trách nhiệm thờ cùng ông bà, không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi ốm đau, bệnh hoạn, tuổi già. Như vậy, chỉ khi bà Nguyễn Thị Sáu và bà Nguyễn Thị Lên thực hiện các nghĩa vụ được ghi thì di chúc này mới có hiệu lực.
Trong thực tiễn, điều kiện của di chúc chỉ được chấp nhận và bắt buộc người hưởng di sản thực hiện khi và chỉ khi điều kiện đó không vi phạm quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên cũng có những điều kiện không thực sự "tốt" như bản chất mà nó nên có, gây ảnh hưởng đến người khác, và gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội. Như vậy, vô tình pháp luật đã để người để lại di sản có thể "thao túng" người hưởng di sản nếu những điều kiện về "điều kiện của bản di chúc" không chặt chẽ.
Mặt khác, hiện nay pháp luật không có bất cứ điều khoản nào quy định về vấn đề khi điều kiện của di chúc bị vi phạm thì cần phải xử lí như thế nào. Do đó khi xảy ra tranh chấp trên thực tế thì không có căn cứ để giải quyết, dẫn đến việc phán quyết theo “cảm tính” của Thẩm phán, không thuyết phục được đương sự.
Câu 3.7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp ứng
Di chúc có điều kiện có thể là di chúc theo đó người lập di chúc yêu cầu người thụ hưởng phải làm một việc gì đó trước khi người lập di chúc chết hoặc sau khi người lập di chúc chết. Như vậy, các điều kiện mà di chúc có điều kiện đặt ra cho người thụ hưởng là những điều kiện người thụ hưởng phải thực hiện để “được
hưởng di sản”. Do vậy, có thể hiểu, nếu điều kiện không được đáp ứng thì người thụ hưởng theo di chúc sẽ không được hưởng di sản theo di chúc, và phần di sản nêu trên có thể sẽ phải chia theo pháp luật23. Trong thực tiễn xét xử, Toà án nhân dân tối cao cũng theo hướng này, cụ thể Toà xét rằng: “cả hai điều kiện đặt ra trong di chúc ông Hiệp đều không thực hiện được nên ông Hiệp sẽ không được nhận di sản theo di chúc”24.
Do đó, căn cứ vào các phân tích trên, hệ quả pháp lý khi điều kiện của di chúc không được đáp ứng là người thừa kế theo loại di chúc này sẽ không được hưởng di sản. Mặc dù, pháp luật chưa có quy định nào cụ thể về loại di chúc có điều kiện, nhưng căn cứ vào thực tiễn xét xử, hướng xử lý như trên đã được áp dụng trong một số vụ việc.
Câu 3.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên luật hoá trong BLDS không? Nếu luật hoá thì cần luật hoá những nội dung nào?)
Trong thực tế, nhu cầu về một bản “di chúc có điều kiện” là khá lớn. Việc luật hóa về di chúc có điều kiện cũng đang dần trở thành nhu cầu chung của xã hội. Theo nhóm, việc luật hóa di chúc có điều kiện cũng có những mặt "lợi" và "hại".
Công nhận di chúc có điều kiện tức là nhà làm luật phải ban hành thêm nhiều quy định, văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Có thể thấy rõ nhất là những quy định về “điều kiện” của di chúc thế nào là hợp pháp? Phạm vi cũng như năng lực của người lập di chúc cũng cần xem xét thêm. Thời hạn thực hiện những điều kiện đó trong bao lâu. Trường hợp người hưởng di sản không thực hiện được điều kiện người để lại di sản đưa ra thì di sản đó sẽ được xử lý như thế nào? Và kèm theo những quy định đó là một loạt các thủ tục hành chính pháp lý khác nhau. Đưa ra được những quy định về vấn đề phức tạp này đã chứng minh trình độ lập pháp của chúng ta ngày càng phát triển.