Việt Nam 2019, tr. 93.
24 Cụ Gái (mẹ ông Hiệp) có lập di chúc với điều kiện: “Để được hưởng tài sản theo di chúc này ông Hiệp cónghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng tôi đến khi tôi qua đời và thờ cúng tôi sau khi tôi chết”. Căn cứ theo tài liệu, nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng tôi đến khi tôi qua đời và thờ cúng tôi sau khi tôi chết”. Căn cứ theo tài liệu, ông Hiệp không đưa cụ Gái về nhà mình, mà đưa cụ sang nhà ông Thịnh và trong suốt quá trình đó ông không chăm sóc cụ. Khi cụ trong tình trạng phải cấp cứu, ông Hiệp có đến nhưng sau đó không ở lại mà bỏ về. Sau khi cụ Gái chết, ông không có mặt, không có trách nhiệm lo các thủ tục chôn cất, mà về lĩnh lương của cụ Gái. Do đó, Toà án đã theo hướng xử lý như trên (Xem thêm tại Quyết định 481/2011/DS-GĐT ngày 27/6/2011 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao)
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ cũng còn tồn tại những điểm hạn chế. Luật hóa “di chúc có điều kiện” tức là pháp luật đã trao cho người có tài sản (theo nghĩa rộng) hay người để lại di sản (theo nghĩa hẹp) quyền sử dụng tài sản để yêu cầu người khác (người hưởng di sản) thực hiện những điều kiện mình đưa ra.Thực tế có thể những điều kiện đó là hợp pháp, là đúng chuẩn mực xã hội nhưng cũng có thể những điều kiện đó không thực sự “tốt” như bản chất mà nó nên có, gây ảnh hưởng đến người khác, và gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội. Như vậy, vô tình pháp luật đã để người để lại di sản có thể “thao túng” người hưởng di sản nếu những điều kiện về “điều kiện của bản di chúc” không chặt chẽ.
VẤN ĐỀ 4
Tóm tắt Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân
Nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2. Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.
Trường hợp này, phải xác định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất.
Câu 4.1: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản?
Năm 1991, cụ V đứng ra chia mảnh đất trên cho bảy con: Bốn con trai mỗi người 1 phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp đường, diện tích 44,4m2) chia chung cho ba con gái (là các nguyên đơn). Ngay sau khi được chia, ông Đ đã bán lấy tiền vào tỉnh Sông Bé (cũ) sinh sống; ông T, ông Q đã nhận đất xây dựng nhà ở. Phần các bà được chia nằm liền với phần đất cụ V chia cho ông H3 (có chiều ngang 4m giáp đường). Riêng ông H3 lúc đó đã có nhà đất ở nơi khác nên ông cũng chưa sử dụng phần đất được chia.
Câu 4.2: Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận?
Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận: “Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân.”
Câu 4.3. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án chấp nhận thoả thuận phân chia di sản trên? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về nội dung đối với thoả thuận phân chia di sản.
Một thoả thuận phân chia di sản có giá trị pháp lý khi nó đáp ứng đủ yêu cầu về mặt nội dung và hình thức. Trong trường hợp này, theo nhóm, việc Toà án chấp nhận thoả thuận phân chia di sản trên là hợp lý nếu xét trong mối quan hệ giữa yêu cầu về mặt nội dung và hình thức. Cụ thể như sau:
Về mặt nội dung, khi cụ ông mất có 8 người thừa kế gồm 7 người con và 1 người vợ còn sống. Những người này đã thống nhất phân chia khối tài sản là nhà, đất trong đó có di sản của cụ H. Song trong Án lệ cũng có ghi “thoả thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất kỳ người thừa kế nào”. Do đó, quyền lợi của những chủ thể tham gia trong trường hợp này đã được đảm bảo và không có tranh chấp gì xảy ra. Như vậy, nội dung của thoả thuận phân chia di sản được đáp ứng.
Về mặt hình thức, việc phân chia di sản không được lập thành văn bản. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra vụ việc vào năm 1991, lúc này Pháp lệnh thừa kế đang có hiệu lực nhưng Pháp lệnh thừa kế không rõ nét về hình thức của thoả thuận phân chia di sản25. Do vậy, việc án lệ xét chấp nhận thoả thuận phân chia di sản về mặt hình thức vẫn được xem là hợp lý.
Dựa vào phân tích nêu trên, việc Toà án chấp nhận thoả thuận phân khi di sản khi xét về mặt nội dung và hình thức là hợp lý và có căn cứ.
Câu 4.4. Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản.
Di sản theo khái niệm tại Điều 612 BLDS 2015 “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Vậy khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản là tranh chấp di sản tức tranh chấp phần tài sản riêng của người chết (người để lại di sản).
Câu 4.5: Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
Tranh chấp về tài sản được chia theo thỏa thuận trên là tranh chấp về di sản vì tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn .
Câu 4.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL.
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL là có sức thuyết phục và hợp lý. Tòa án đã thừa nhận việc thỏa thuận phân chia di sản đã được thực hiện trên thực tế và quyền lợi của những người thừa kế cũng được đảm bảo, từ đó có thể thấy rằng sự thừa nhận này mang tính thuyết phục. Mặt khác, dù việc thỏa thuận phân chia di sản này không được lập bằng văn bản; cũng không được công chứng, chứng thực mặc dù di sản là nhà đất nhưng Tòa án công nhận giá trị của việc thỏa thuận này cũng là một quyết định hợp lý và thỏa đáng. Bởi vì việc thỏa thuận phân chia di sản này diễn ra vào năm 1991 khi Pháp lệnh thừa kế 1990 đang có hiệu lực, đồng thời Pháp lệnh thừa kế cũng không quy định rõ về hình thức cùa việc thỏa thuận phân chia di sản. Vấn đề này cũng là một trong những vấn đề bị bỏ ngõ trong Án lệ theo ý kiến của PGS. TS Đỗ Văn Đại. Giải pháp cũng như hệ quả mà Án lệ đưa ra cũng có tính áp dụng rộng rãi đối với các trường hợp tương tự.
VẤN ĐỀ 5
Tóm tắt Án lệ số 05/2016/AL về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế”
Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có chị Phượng.
Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.
Câu 5.1. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Toà án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
Toà án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng trong Án lệ 05/2016/AL là hợp lí. Bởi vì ông Trải là con ruột của cụ Hưng, thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng kỷ phần ngang bằng với năm người anh em và mẹ là cụ Ngự. Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng có 7 người nên ông Trải được nhận 1/7 kỷ phần thừa kế là hợp lí hợp tình.
Câu 5.2. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản của ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án xác định phần tài sản của ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư là thuyết phục. Vì đây là khối tài sản mà hai cụ đã tạo lập nên. Nếu chỉ để cho một trong hai người hưởng thì sẽ không thấu tình đạt lý, không công bằng đối với chị Phượng và sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chị Phượng.
Câu 5.3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản là thuyết phục. Trong bản án cũng đề cập đến nhiều hành vi cải tạo lại nhà của chị Phượng và song đó Tòa án không theo hướng là chia di sản cho chị Phượng là vì ở hàng thừa kế thứ nhất của nội chị vẫn còn và vẫn được chia thừa kế.
2. Bộ luật dân sự 2015 3. Bộ luật dân sự Campuchia 4. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 5. Luật Công chứng 2014
6. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 7. Luật Trọng tài thương mại 2010 8. Pháp lệnh thừa kế 1990
9. Nghị quyết sô 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của pháp lệnh thừa kế
10. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng
11. Quyết định số 175/2010/DS-GĐT ngày 27/04/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
12. Quyết định số 576/2010/DS-GĐT ngày 27/8/2010 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao
13. Quyết định 481/2011/DS-GĐT ngày 27/6/2011 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.
14. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam
15. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2019.
17. Phạm Văn Tuyết, Thừa kế, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Tư pháp.
18. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/nguoi-thua-ke-khong-phu-thuoc-vao-noi- dung-di-chuc-con-thanh-nien-ma-khong-co-kha-nang-lao-dong#_ftn5