Nghiên cứu cơ sở của việc sử dụng bản đồ tư duy trong thiết kế các bài giảng và sử dụng các bài giảng đó để giảng dạy chương I- phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật”-Sá
Trang 1Sử dụng bản đồ tư duy dạy học chương
"Chuyên hóa vật chất và năng lượng ở động vật" - Sinh học 11 - Trung học Phổ thông (Ban
nâng cao) Nguyễn Thị Phú
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: PGS.TS Mai Văn Hưng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Nghiên cứu cơ sở của việc sử dụng bản đồ tư duy trong thiết kế các bài
giảng và sử dụng các bài giảng đó để giảng dạy chương I- phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật”-Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 nâng cao Điều tra thực trạng việc dạy học bộ môn Sinh học ở một số trường THPT Sử dụng bản đồ tư duy thiết kế được từng bài giảng cụ thể trong chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” Xây dựng hệ thống đề kiểm tra để so sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của luận
văn, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học
Keywords Bản đồ tư duy; Sinh học; Phương pháp dạy học; Lớp 11
Content
MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập Để thành công trên con đường hội nhập đó, chúng ta rất cần những con người có năng lực, bản lĩnh, sáng tạo, biết chia sẻ, hợp tác, sẵn sàng thích ứng trong môi trường năng động Hơn bất cứ ngành nghề nào khác, giáo dục phải là lá cờ đầu của mỗi quốc gia trong đổi mới nhận thức và tư duy Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ ra rằng “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước” Thực tế này đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện Đặc biệt cần chú ý đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực hiện nay
Bên cạnh đó, sự bùng nổ về công nghệ thông tin vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với ngành Giáo dục Việt Nam Làm thế nào để đối tượng người học có thể cập nhật một lượng thông tin lớn là một câu hỏi khó Bên cạnh việc tìm ra một phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao thì việc bồi dưỡng kĩ năng chọn lọc, xử lí và biểu đạt thông tin là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với mỗi giáo viên trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay
Trong quá trình dạy học, kĩ năng khái quát hóa, sơ đồ hóa kiến thức có một vị thế
Trang 2quan trọng Nó là tiền đề cho sự sáng tạo và phát triển tư duy Sử dụng bản đồ tư duy trong thiết kế và giảng dạy các học phần thuộc môn Sinh học là việc làm cần thiết trong thực tế dạy học tại các trường THPT hiện nay Đặc biệt là với học phần Sinh lí cơ thể người
và động vật vốn rất dài và khó nhớ đối với học sinh PTTH thì lại càng cần phải khái quát hoá
và tóm lược một cách hiệu quả nhất nhưng vẫn sinh động để học sinh có thể áp dụng các kiến thức vào trong đời sống thường ngày cũng như trong các bài thi Đó là lý do chúng tôi chọn
đề tài “Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
động vật” – Sinh học 11 – Trung học phổ thông(Ban nâng cao)” để nghiên cứu và trình bày
trong luận văn này
2 Lịch sử nghiên cứu
Những hình thức đầu tiên của bản đồ tư duy đã được sử dụng từ rất xa xưa bởi nhiều nhà thông thái, các nhà khoa học, giáo dục học, và cả một bộ phận dân chúng Những bản vẽ tương tự như bản đồ tư duy ngày nay được khám phá lần đầu tiên trên các tảng đá, được vẽ bởi Tyros vào thế kỷ thứ 3, phác thảo những KN của Aristotle, sau đó là những phác thảo của Ramon Llull (1235 - 1315), một nhà triết học thế kỷ 13, ngoài ra người ta còn tìm thấy rất nhiều ghi chép của Da Vinci hay Darwin có cấu trúc tương tự như bản đồ tư duy
Hình 1.3: Bản ghi chép của Darwin (1) và Da Vinci (2) có dạng bản đồ tư duy
Được nghiên cứu bởi Allan M Collins và M Ross Quillian trong thời gian đầu những năm 1960 Tiến sĩ Collins được coi là cha đẻ của bản đồ tư duy hiện đại
Vào những năm 1960, Tony Buzan, một nhà tâm lý học người Anh, đã nghiên cứu phát triển
và đăng ký bản quyền phát minh cho Bản đồ tư duy hiện đại của mình Bản đồ tư duy hiện đại cũng giống như một công cụ đa năng của não bộ, ứng dụng trong mọi lĩnh vực và đang được
sử dụng bởi hơn 250 triệu người, từ các nhà khoa học, kỹ sư GV hay HS…tại rất nhiều quốc gia trên thế giới Bộ sách viết về Bản đồ tư duy đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và xuất bản
ở hơn 100 nước trên thế giới Cho tới năm 2008, một số cuốn sách trong bộ sách về Bản đồ tư duy của ông đã được dịch ra tiếng Việt bởi nhóm New Thinking Group và đã được xuất bản tại Việt Nam Đa phần trong các cuốn sách này là nghiên cứu về cách lập bản đồ tư duy trong các công việc từ lớn nhất cho tới nhỏ nhất trong cuộc sống như đi mua sắm, mua quà, chuẩn
bị cho một chuyến du lịch, hoạch định một chiến lược kinh doanh, … Còn lại một số cuốn sách trong bộ sách đó viết về Bản đồ tư duy trong học tập Tuy nhiên trong số các cuốn sách
đó cũng chỉ bàn qua về việc sử dụng Bản đồ tư duy trong các môn học như như Toán học,
Trang 3Lịch sử, Địa lý, Anh văn chứ chưa nghiên cứu sâu trong từng môn học, nhất là chưa khai thác
về vấn đề sử dụng bản đồ Tư duy trong dạy học Sinh học
Hiện tại trong nước có tập bài giảng về môn “Lí luận dạy học hiện đại” có 1 phần giảng
về Bản đồ tư duy Còn để nghiên cứu ứng dụng về Bản đồ tư duy cụ thể trong từng môn học còn rất hiếm
3 Mục đích nghiên cứu
Sử dụng bản đồ tư duy trong thiết kế và sử dụng bài giảng để giảng dạy chương I - phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật” - Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 nâng cao để giảng dạy có hiệu quả cao hơn, giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi của vấn đề và có các ứng dụng kiến thức một cách sáng tạo trong đời sống hằng ngày
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hoá vật chất
và năng lượng ở động vật”
Khách thể nghiên cứu: Giáo viên dạy sinh học và học sinh các lớp thuộc ban Khoa học
Tự nhiên thuộc trường THPT Lê Xoay và trường THPT Yên Lạc I
5 Giả thuyết khoa học
Sử dụng bản đồ tư duy thiết kế các bài giảng để giảng dạy làm tăng hiệu quả truyền tải các nội dung trong chương trình Sinh học phổ thông tới học sinh
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở của việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong thiết kế các bài giảng và sử dụng các bài giảng đó để giảng dạy chương I- phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật”-Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 nâng cao
Điều tra thực trạng việc dạy học bộ môn Sinh học ở một số trường THPT
Sử dụng Bản đồ tư duy thiết kế được từng bài giảng cụ thể trong chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”
Xây dựng hệ thống đề kiểm tra để so sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của luận văn, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học
7 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng bản đồ tư duy trong thiết kế các bài giảng và
sử dụng các bài giảng đó để giảng dạy chương I - phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật” - Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 nâng cao
Đề tài nghiên cứu trên các đối tượng khảo sát là học sinh thuộc 4 lớp 11 (học Ban Khoa học Tự nhiên) tại trường THPT Lê Xoay và trường THPT Yên Lạc I trong các giờ Sinh học
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu có liên quan như: Lí luận dạy học Sinh học, tâm lí học sư phạm, lí luận dạy học hiện đại; các luận văn, luận án, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn; các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành Giáo dục; đặc biệt là các tài liệu liên quan đến Bản đồ tư duy
8.2 Phương pháp điều tra
Trao đổi với giáo viên giảng dạy môn Sinh học tại các trường THPT về thực trạng giảng dạy môn Sinh học
Sau khi dạy học bằng bài giảng được thiết kế trên cơ sở bản đồ tư duy, lập phiếu khảo sát nhằm đánh giá tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia học tập bằng các bài giảng này
8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chứng minh bằng thực nghiệm so sánh kết quả giảng dạy bằng hai phương pháp: truyền thống không sử dụng bản đồ tư duy và có sử dụng bản đồ tư duy cho cùng mỗi bài dạy ở các lớp học sinh có trình độ nhận thức tương đương nhau
Trang 48.4 Phương pháp xử lí số liệu
Phân tích định tính: phân tích cách lập luận và trình bày của học sinh qua mỗi bài kiểm tra
Phân tích định lượng: căn cứ tổng hợp điểm số của các bài kiểm tra giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng góp phần đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học nói chung và phần “Chuyển hóa năng lượng ở động vật” nói riêng
9 Cấu trúc nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn được cấu trúc trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiến
Chương 2: Sử dụng Bản đồ Tư duy thiết kế bài giảng chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật” – Sinh học 11
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm Bản đồ Tư duy
Bản đồ Tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.Trong đó, tư duy của con người được thể hiện dưới dạng sơ đồ, bản
đồ Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với trung tâm [8, tr.20]
1.1.2 Lợi ích của Bản đồ Tư duy
Bản đồ Tư duy cho ta một cái nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn
Bản đồ Tư duy cho ta cách học nhanh hơn, hiệu quả hơn để có thể vượt qua các kì thi với điểm số tốt
Bản đồ Tư duy giúp ta tổ chức và phân loại tốt các luồng suy nghĩ của chúng ta
Bản đồ Tư duy giúp ta ghi nhớ tốt hơn
Bản đồ Tư duy cho phép chúng ta có thể vẽ bản đồ các tuyến đường hay đưa ra các lựa chọn, và cho ta biết nơi ta sẽ tới và nơi ta đã đi qua
Bản đồ Tư duy cho phép ta tập hợp số lượng lớn dữ liệu vào một chỗ
Bản đồ Tư duy giúp giải quyết các vấn đề bằng cách chỉ ra cho ta những con đường sáng tạo mới mẻ
1.1.3 Mối liên quan giữa Bản đồ Tư duy và hoạt động của bộ não
Trong bản đồ tư duy, hình ảnh trung tâm là não bộ của chúng ta Bộ não của loài người bao gồm hai bán cầu não thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ khác nhau và luôn có sự phối hợp liên kết với nhau Bán cầu não trái xử lý thông tin, con số, từ ngữ, đường kẻ, danh sách giúp con người đưa ra lý luận và phân tích vấn đề Bán cầu não phải cảm nhận mức độ, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản đồ… giúp con người cảm nhận và mơ mộng Mức độ hợp tác giữa chúng càng cao thì hoạt động của bộ não càng hiệu quả Việc lập bản đồ tư duy giúp chúng ta
sử dụng cả hai bán cầu não, nhờ đó mà chúng trở nên mạnh mẽ hơn, khả năng trí tuệ và sáng tạo được tăng cường [8]
Trong bản đồ tư duy, hình ảnh hay từ khóa thể hiện chủ đề của bản đồ được đặt ở vị trí trung tâm, các ý khác tỏa ra xung quanh, điều này được Tony Buzan giải thích dựa trên những cơ sở nghiên cứu của ông về hoạt động của bộ não Thông thường trong các văn bản, con người có quy tắc quét thông tin từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, tuy nhiên bộ não lại
có xu hướng tự nhiên là quét toàn bộ trang một cách phi tuyến tính Trong khi não trái nắm bắt các đường nối và hình ảnh, từ ngữ thì não phải nhạy bén với màu sắc và hình dạng Chính
vì vậy các từ khóa trên bản đồ có thể được thể hiện bởi các hình ảnh, mật mã, ký hiệu… và đường nối thường được biểu thị bằng rất nhiều màu sắc, điều này giống như một cách kích
Trang 5thích cho các bán cầu não cùng hoạt động phối hợp với nhau và tạo hứng thú cho người vẽ cũng như người sử dụng bản đồ tư duy đó Các nơron thần kinh sẽ nảy nở những ý tưởng sáng tạo, trí tưởng tượng của chúng ta sẽ rộng mở
Như vậy, Bản đồ Tư duy hoạt động dựa trên chính các nguyên tắc hoạt động của não bộ chúng ta, cơ quan có khả năng hoạt động tuyệt vời nhất trong cơ thể chúng ta Do đó, Bản đồ
Tư duy có khả năng xử lí thông tin cực kì hiệu quả
1.1.4 Phương thức thành lập Bản đồ Tư duy
1.1.4.1 Bảy bước để tạo nên Bản đồ Tư duy
Bước 1: Tạo trung tâm
Bước 2: Dùng hình ảnh cho ý tưởng trung tâm
Bước 3: Luôn sử dụng màu sắc
Bước 4: Kết nối các nhánh
Bước 5: Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng
Bước 6: Sử dụng một từ khoá trong mỗi dòng
Bước 7: Dùng những hình ảnh xuyên suốt
1.1.4.2 Thí dụ cụ thể về sáng tạo Bản đồ Tư duy
Chúng ta thực hiện sáng tạo Bản đồ Tư duy đầu tiên với chủ đề “Hoa quả” là một chủ đề
rất dễ hiểu và dễ tưởng tượng
Cấp độ 1: Tại trung tâm của tờ giấy, bạn vẽ một hình ảnh của Hoa quả mà bạn hình dung
trong đầu
Cấp độ 2: Sau đó, vẽ vài nhánh to, toả ra từ hình ảnh Hoa quả trung tâm Sử dụng một màu
khác cho mỗi nhánh
Cấp độ 3: Bây giờ, hãy sử dụng sự liên tưởng để mở rộng Bản đồ Tư duy này trong phạm vi
tiếp theo của nó Trở lại với Bản đồ Tư duy của chúng ta, nhìn lại năm từ khoá mà chúng ta
đã đặt trên nhánh chính
Vẽ các nhánh xa hơn từ mỗi từ khoá sao cho phù hợp với những liên tưởng mà chúng ta
đã tạo ra Hơn nữa, số nhánh mà chúng ta có hoàn toàn phụ thuộc vào số ý tưởng mà chúng ta
đã đưa ra - số ý tưởng này có thể là vô hạn
1.1.5 Bản đồ Tư duy trên máy tính
Máy tính có thể rất hữu ích khi chúng ta vẽ Bản đồ Tư duy Mặcdù vẫn là não chúng ta đưa ra các ý tưởng , xong các phần mềm mới nhất có thể cho phép chúng ta vẽ một Bản đồ
Tư duy trên màn hình máy tính
Các chương trình Bản đồ Tư duy như “Mind Genius”có thể giúp chúng ta xây dựng một Bản đồ Tư duy điện tử sinh động nhất Ngoài ra còn có các phần mềm khác như Imind maps, Freemind…
Bắt đầu bằng việc xây dựng một Bản đồ Tư duy gốc (cái nhìn tổng quát của bạn) về chủ đề Mỗi ý tưởng cơ bản (các nhánh chính) sẽ tự động chuyển thành những tiêu đề chính của bài học theo mỗi nhánh này, sẽ có những Bản đồ tư duy chi tiết hơn xây dựg từ nó Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta sẽ thấy để phát triển được những nhánh chính của Bản đồ Tư duy, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về những chi tiết nhỏ Quá trình này có thể tiếp diễn cho đến khi chúng ta có một cái nhìn đầy đủ nhất Phần mềm Bản đồ Tư duy trên máy tính cho phép chúng ta thành lập Bản đồ Tư duy với 30 cấp độ
1.1.6 Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học
Trong học tập, Bản đồ Tư duy giúp bạn hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn, ghi chép nhàn hơn
và có nhiều phát biểu sáng giá hơn Sử dụng Bản đồ Tư duy, học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy Không những thế, từ đó giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất là
sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một "bản đồ" thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức
Trang 6Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình Vì vậy việc sử dụng Bản đồ Tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Quan điểm xây dựng chương trình và SGK Sinh học mới:
Từ năm học 2002 -2003 Bộ giáo dục đào tạo đã đã triển khai đại trà chương trình và SGK mới ở bậc THPT Chương trình và SGK Sinh học mới đã được viết lại trên quan điểm mới, trong đó đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy và học
- Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, kĩ thuật tổng hợp và thiết thực trong nhà trường
- Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa
- Cấu trúc chương trình THCS và THPT: Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mở rộng qua các cấp học
- Phản ánh phương pháp đặc thù của môn học
- Thể hiện sự tích hợp các mặt giáo dục và quan hệ liên môn
1.2.2 Thực trạng việc dạy học Sinh học ở m ột số trươ ̀ng THPT thu ộc tỉnh Vĩnh Phúc hiê ̣n nay
Nhằm ta ̣o cơ sở thực tiễn cho đề tài , chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng DH Sinh học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Theo kết quả điều tra cho thấy thực tra ̣ng DH môn Sinh ho ̣c nói chung và DH Sinh ho ̣c nói riêng có những vấn đề sau :
- Hiện tại đa số các thầy cô vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như : thuyết trình giảng giải,giải thích và minh hoạ, làm việc với sách giáo khoa tài liệu tham khảo Những phương thức này chỉ có thể làm đầy bộ nhớ học sinh chứ không cho học sinh một tư duy sáng tao
- Một số giáo viên tiến bộ hơn thì đã có những phương thức mang tính tích cực hơn như : sử dụng phương tiện trực quan, sử dụng tình huống có vấn đề, sử dụng Grap, tích hợp kiến thức, tổ chức làm việc nhóm DH hệ thống hóa kiến thức Những phương pháp này có tiến bộ , có gợi mở được tri thức cho học sinh nhưng chưa cho học sinh có độ sáng tạo vô hạn
- Rất ít giáo viên dạy học sử dụng Bản đồ Tư duy và dạy học theo dự án Các phương pháp này có khả năng cho học sinh tự hoạch định vấn đề, tự tạo ra độ sáng tạo vô hạn cho bản thân trong mọi vấn đề
1.2.3 Thái độ học tập và mức độ nắm vững kiến thức Sinh học của HS
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát: HS tất cả các lớp khối 11 của 4 trường: THPT Yên Lạc I- huyện Yên L ạc, THPT Lê Xoay - huyê ̣n Vĩnh Tư ờng, THPT Ngô Gia Tự - huyện Lập Thach và THPT Chuyên Vĩnh Phúc – thành phố Vĩnh Yên
Những con số tr ên cho thấy viê ̣c da ̣y và ho ̣c Sinh ho ̣c trong nhà trường còn nhiều bất
câ ̣p, theo chúng tôi điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như từ phía GV , HS, chương trình đào tạo… Chúng tôi cho rằng các phương pháp giảng dạy môn Sinh học trong nhà trường THPT hiện nay chưa thu hút được học sinh quan tâm tới môn Sinh học cũng như chưa phát huy được tính sáng tạo, khả năng tự tổ chức học tập của học sinh Chúng tôi cũng cho rằng các phương pháp mới như phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp sử dụng Bản
đồ Tư duy trong dạy học sẽ cho hiệu quả cao hơn
1.2.4 Cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật”
Chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật ”chương trình Sinh học 11 – Ban nâng cao gồm có 7 tiết, trong đó có 6 tiết lý thuyết và 1 tiết thực hành Các bài này đề cập đến các vấn đề cụ thể như sau:
Trang 7Bài 15: Tiêu hoá
Bài này đề cập đến khái niệm về tuêu hoá; tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau; đặc biệt là nhóm động vật ăn thịt và ăn tạp
Bài 16: Tiêu hoá (tiếp theo)
Bài này đề cập đến vấn đề tiêu hoá ở động vật ăn thực vật, đặc biệt lưu ý tới biến đổi Sinh học ở động vật nhai lại
Bài 17: Hô hấp
Bài này đề cập đến khái niệm về hô hấp; trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật; vận chuyển oxi, cacbonic trong cơ thể và trao đổi khí ở tế bào (hô hấp trong)
Bài 18: Tuần hoàn
Bài này đề cập đến vấn đề tiến hoá của hệ tuần hoàn; nêu rõ về hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
Bài này đề cập đến vấn đề quy luật hoạt động của tim và hệ mạch; điều hoà hoạt động tim - mạch
Bài 20: Cân bằng nội môi
Bài này đề cập đến khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi;cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi
Sách giáo khoa trình bày theo hướng tiến hoá của từng hệ cơ quan ở các nhóm sinh vật khác nhau sau đó mới đi vào cấu trúc từng hệ cơ quan Đây là thuận lợi rất lớn để sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương này bởi chúng dễ sơ đồ hoá dưới dạng Bản đồ Tư duy trong
cả các kiến thức mới cũng như trong các bài tập luyện tập Đồng thời khi sử dụng các Bản đồ
Tư duy trong các bài này cũng sẽ làm cho học sinh dễ hiểu, dễ phát huy tính sáng tạo cũng như phát huy tính hệ thống trong suy nghĩ của các em
Từ những cơ sở trên, chúng tôi nghiên cứu đưa Bản đồ Tư duy vào sử dụng trong thiết
kế và giảng dạy chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật”
Chương 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG CHƯƠNG
“CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT”- SINH HỌC 11
2.1 Sử dụng trong dạy mới một mục, một bài hay một chương
2.1.1 Phương thức sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy mới một mục, một bài hay một chương
2.1.2 Quy trình sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy mới một chương, bài, mục kiến thức mới
Học sinh đọc nội dung kiến thức mới và tóm lược nội dung
Xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm
Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của Bản đồ Tư duy
Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy
2.1.2.1 Học sinh đọc bài và tóm lược nội dung
2.1.2.2 Xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm
2.1.2.3 Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của Bản đồ Tư duy
Trang 82.1.2.4 Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy
2.1.3 Giáo án minh hoạ
Bài 17: hô hấp
Mục I: Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật
- Mục tiêu kiến thức: Nêu được khái niệm hô hấp và phân tích được sự tiến hoá của các quá trình trao đổi khí ở các nhóm động vật có bậc thang tiến hoá từ thấp đến cao
- Mục tiêu kĩ năng: Qua mục “trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật”, học sinh củng cố các kĩ năng sau:
+Kĩ năng phân tích nội dung bài học
+Kĩ năng xây dựng Bản đồ Tư duy cho một mảng kiến thức mới
Tiến trình tổ chức dạy học
Bước 1: Học sinh đọc bài và tóm lược nội dung
Bước 2: Xây dựng từ khoá và hình ảnh trung tâm
Bước 3: Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của Bản đồ Tư duy
Đáp án
Bản đồ Tư duy trong phần học này gồm bốn nhánh chính với các từ khoá là “qua bề mặt
cơ thể”, “qua mang”, “qua hệ thống ống khí”, “qua các phế nang (trong phổi)” Mỗi nhánh chính này lại phân thành các nhánh con Từ khoá trên các nhánh con là đại diện của các hình thức trao đổi khí ngoài và đặc điểm của các hình thức trao đổi khí ngoài…
Bước 4: Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy
2.2 Sử dụng Bản đồ Tư duy trong chữa bài tập
2.2.1 Phương thức sử dụng Bản đồ tư duy trong chữa bài tập cho học sinh
2.2.2 Quy trình sử dụng Bản đồ Tư duy trong chữa bài tập cho học sinh
Sơ đồ 2.1: Quy trình sử dụng Bản đồ Tư duy trong chữa bài tập cho học sinh
Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tư duy để trả lời
Đưa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm của Bản đồ Tư duy về câu hỏi
Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của
Bản đồ Tư duy về câu hỏi
Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy
2.2.2.1 Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tư duy để trả lời
2.2.2.2 Đưa ra từ khoá và hình ảnh trung tâm của Bản đồ Tư duy về câu hỏi
2.2.2.3 Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của Bản đồ Tư duy về câu hỏi
2.2.2.4 Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy
2.2.3 Câu hỏi minh hoạ
Bước 1: Lựa chọn câu hỏi có thể sử dụng Bản đồ Tư duy để trả lời
Bước 2: Xây dựng từ khoá và ý tưởng về hình ảnh trung tâm
Bước 3 Phát hiện các ý tương ứng các nhánh của Bản đồ Tư duy về câu hỏi
Bước 4: Tô màu và đưa ra hình ảnh minh hoạ cho Bản đồ Tư duy
Trang 9Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
Kiểm tra tính khả thi của các phương thức đã đề xuất trong giả thuyết vểư dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật”
3.2 Nội dung thực nghiệm
3.2.1 Thiết kế một số bài dạy theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy
Phương thức 1: Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học một mục, một bài mới Chúng tôi
đã soạn 6 bài học lí thuyết trong chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật” thuộc chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 11 theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học các bài mới trên lớp bằng các giáo án đã soạn
Phương thức 2: Sử dụng Bản đồ Tư duy trong chữa bài tập Chúng tôi xây dựng được 4 câu
hỏi theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy để thiết lập đáp án cho câu hỏi
3.2.2 Sử dụng các bài dạy đã được thiết kế để giảng dạy trên lớp
3.3 Phương pháp thực nghiệm
3.3.1 Bố ttrí thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương án thực nghiệm song song tức là cứ một lớp đối chứng có kèm theo một lớp thí nghiệm trong cùng một trường Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ lớp đối chứng, chúng tôi dạy theo giáo án được thiết kế theo phương pháp sử dụng chủ yếu là thuyết giảng và cho học sinh ghi chép; còn lớp thực nghiệm, chúng tôi dạy theo giáo án được thiết
kế theo định hương sử dụng Bản đồ Tư duy
3.3.2 Xử lí số liệu
Đối với cả hai phương thức, chúng tôi đều phải thông qua kết quả các bài kiểm tra chung cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm thì mới có thể thu được kết quả để so sánh giữa các phương pháp giảng dạy
Đối với kết quả các bài kiểm tra thu được, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích định lượng
So sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập
ở lớp thí nghiệm và lớp đối chứng [62]
Tính giá trị trung bình (X) và phương sai (S 2
)
Giá trị trung bình và phương sai của mỗi mẫu được tính một cách nhanh chóng và chính xác bởi hàm fx trên thanh công cụ của phần mềm Excel
3.4 Kết quả thí nghiệm
3.4.1 Thiết kế một số bài theo định hướng Bản đồ Tư duy
3.4.1.1 Quy trình thiết kế
Sơ đồ 3.1: Quy trình thiết kế giáo án theo định hướng Bản đồ Tư duy
Đọc và tóm lược nội dung của bài dạy
Xác định các nội dung có thể thiết kế dựa trên Bản đồ Tư duy
Xây dựng các hoạt động định hướng cho học sinh thành lập Bản đồ Tư duy
Đưa ra đáp án về các Bản đồ Tư duy
sẽ cho học sinh xây dựng
Trang 10Bước 1: Đọc và tóm lược nội dung của bài dạy
Trong bước này, dù là bài mới hay câu hỏi, chúng tôi cho rằng đều phải đọc qua và thành lập được những điểm nhấn cần nói khi lên lớp giảng dạy cho học sinh
Bước 2: Xác định các nội dung có thể thiết kế dựa trên Bản đồ Tư duy
Trong bước này, giáo viên cần phải cân nhắc các nội dung bài học và câu hỏi, phần nào nhiều ý và trong các ý lớn có nhiều ý nhỏ hơn
Bước 3: Xây dựng các hoạt động định hướng cho học sinh thành lập Bản đồ Tư duy
Trong bước này, giáo viên sẽ phải xây dựng được hệ thống các hoạt động theo nhóm hoặc theo cá nhân để học sinh có thể thảo luận và suy nghĩ nhằm xây dựng nên từ khoá và hình ảnh trung tâm cùng với các nhánh chính cũng như các nhánh con của mỗi Bản đồ tư duy
mà giáo viên đang định hướng cho học sinh xây dựng
Bước 4: Đưa ra đáp án về các Bản đồ Tư duy sẽ cho học sinh xây dựng
3.4.1.2 Thiết kế một số bài giảng và câu hỏi
Sau khi áp dụng quy trình thiết kế ở trên, chúng tôi thu được kết quả thiết kế một số bài dạy
và câu hỏi như sau:
Bảng 3.1 Các bài soạn theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy
trong dạy học các nội dung kiến thức mới
5 Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn 1 tiết
Bảng 3.2 Các bài soạn theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy
trong dạy học các nội dung kiến thức mới
STT Câu hỏi
1 Câu 1: Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh
dưỡng được thể hiện như thế nào?
2 Câu 2: Trình bày sự tiêu hoá ở động vật nhai lại?
3 Câu 3: Tim hoạt động như thế nào?
4 Câu 4: Biến đổi hoá học ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra ở những phần nào
của ống tiêu hoá, chúng xảy ra dưới tác động của những nhân tố nào?
3.4.2 Thực nghiệm giảng dạy
3.4.2.1 Kết quả định lượng các bài kiểm tra trong thí nghiệm trên học sinh tại trường THPT Yên Lạc I
Kết quả tổng hợp được thống kê trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Tần suất điểm các bài kiểm tra trong thí nghiệm
trên 2 lớp tại trường THPT Yên Lạc I
Phương
án
xi
ĐC 46 4.64 10.48 14.82 16.77 21.26 19.01 9.88 3.14 6.52 3.10
TN 45 2.98 8.18 11.90 16.22 21.58 22.92 11.16 5.06 6.84 2.96
Sau khi kiểm định bằng phương pháp thống kê, chúng ta thấy FA > F tiêu chuẩn (Fcrit), giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp dạy học khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh Cụ thể là ở lớp đối chứng cho kết quả cao hơm kết quả ở lớp thí nghiệm
3.4.1.2 Kết quả các bài kiểm tra trong thí nghiệm tại trường THPT Lê Xoay