1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT (vận dụng trong dạy học khóa trình lịch sử việt nam từ 1919 1930)

21 5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 564,19 KB

Nội dung

1 Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT Vận dụng trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1919-1930 Mind-map application on

Trang 1

1

Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT (Vận dụng trong dạy học khóa trình lịch

sử Việt Nam từ 1919-1930) Mind-map application on practice skill training in History subject for Complementary high school

students (applied for teaching activities onVietnam History from 1919-1930)

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng Sơ đồ tư duy (SĐTD) để rèn luyện Kỹ

năng thực hành (KNTH) bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc Trung học phổ thông (THPT) thông qua các nguồn tài liệu tâm lý học, giáo dục học và các căn cứ khoa học Khảo sát thực trạng việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho học sinh

hệ bổ túc THPT trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930, qua đó khái quát thực trạng việc rèn luyện KNTH lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT hiện nay Tìm hiểu chương trình, Sách giáo khoa lịch sử hệ bổ túc lớp 12, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930 Đề xuất các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT

Keywords: Lịch sử; Phương pháp dạy học; Sơ đồ tư duy

Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hành nói chung và thực hành bộ môn lịch sử nói riêng là một hoạt động trí tuệ nhằm phát triển các kĩ năng tư duy lịch sử, đặc biệt là rèn luyện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của chủ thể nhận thức, đem lại kết quả tốt nhất cho HS Tính đa dạng của các hoạt động thực hành lịch sử làm cho HS cảm thấy không bị nhàm chán, áp lực khi giờ học trên lớp toàn lý thuyết khô khan, cứng nhắc Tuy nhiên, việc thực hành không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả mong muốn nếu chúng ta không lựa chọn được các phương pháp, cách thức phù hợp nhằm kích thích khả năng tự tìm tòi, tự khám phá, từ đó khơi dậy tư duy, hứng thú học tập của các

em Cho nên, rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử là một nhiệm vụ hết sức khó khăn

Sử dụng SĐTD (còn gọi là sơ đồ, bản đồ tư duy) - một loại đồ dùng trực quan dưới sự hướng dẫn của GV là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ hoạt động học, giúp cho việc DHLS đạt hiệu quả, đặc biệt là rèn KNTH cho HS Trong DHLS, nhiều GV đã sử dụng sơ đồ hóa

- một dạng của SĐTD vào dạy học để rèn luyện các kĩ năng học tập cho HS Song, do nhiều

Trang 2

2

nguyên nhân khách quan và chủ quan nên việc hiểu và vận dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho

HS còn hạn chế không chỉ đối với HS phổ thông nói chung, đặc biệt là HS hệ bổ túc THPT

HS hệ bổ túc THPT đầu vào chất lượng thấp chủ yếu do khả năng nhận thức tư duy chậm,

ý thức tự giác chưa cao, các em ham chơi, lười học Từ thực tế đối tượng như vậy cho nên GV dạy hệ bổ túc cũng không đầu tư nhiều tâm huyết cho bài học Phần lớn các thầy cô chỉ chú trọng

đến việc truyền đạt kiến thức theo hướng một chiều, chưa chú ý dạy cách học, gắn học đi đôi với các hoạt động thực hành HS vì chưa yêu thích lịch sử nên còn thụ động, không hứng thú học tập,

thiếu khả năng sáng tạo Kết quả là trong các kì thi ở cấp quốc gia (thi Tốt nghiệp THPT) những năm qua cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp bộ môn lịch sử của HS hệ bổ túc THPT vẫn rất cao nhưng lại chưa phản ánh đúng thực trạng việc học tập lịch sử của HS Chính điều này cũng đang đặt ra những vấn đề về việc DHLS hiện nay đối với hệ bổ túc THPT

Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930 là một thời kì đặc biệt đã chứng kiến những bước ngoặt vĩ đại, lớn lao trên con đường phát triển của dân tộc Bởi vậy, cùng với việc trang bị tri thức thì tăng cường rèn luyện các KNTH cho HS có ý nghĩa quan trọng giúp các em củng cố sâu sắc hơn những tri thức về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hình thành ý thức trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ

môn cho HS hệ bổ túc THPT (Vận dụng trong dạy học khóa trình Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930)

với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới nâng cao nâng cao chất lượng DHLS hiện nay ở trường THPT

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Tài liệu nước ngoài

T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, nxb Giáo dục năm 1973, đã xem thực hành của

HS như một PPDH tích cực giúp các em hiểu sâu hơn bài học và phát huy được tính độc lập, sáng tạo của mình Trong tác phẩm này ông đã đề cập đến nhiều KNTH của HS, như kĩ năng làm việc với SGK; kĩ năng học tập ở phòng thí nghiệm, thực nghiệm; kĩ năng luyện tập, làm bài tập…

Cuốn “Giáo dục học” của N.V.Savin, năm 1978, đã nhấn mạnh mục đích của công tác

thực hành là để đảm bảo việc củng cố và cụ thể hóa các tri thức lý luận mà HS đã thu nhận được, thực hiện đầy đủ hơn mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn

M.N.Sacđacôp, trong cuốn “Tư duy của học sinh” (1970), đã đánh giá cao vai trò của tri giác tài liệu là phương tiện trực quan đối với hoạt động tư duy Ông nhận định: “Tư duy diễn ra

trong mối liên hệ chặt chẽ với tri giác…nhờ tri giác mà ta thu nhận được thuộc tính và phẩm chất bản chất hoặc không bản chất bên ngoài” [58; 20] Như vậy, các tài liệu trên đã đề cập đến vấn đề

thực hành ở góc độ khái niệm, phân loại… nhưng lại chưa chỉ ra cụ thể các con đường biện pháp

để rèn luyện KNTH cho HS

Trang 3

3

Có nhiều cách giúp HS hiểu sâu kiến thức và biết vận dụng chúng trong học tập cũng như

thực tiễn, đặc biệt là sử dụng SĐTD - bản đồ tư duy Mindmap Khái niệm SĐTD xuất hiện đầu tiên trong cuốn sách “Use your head” và cuốn “Mind maps at work” của tác giả Tony Buzan Đó

chính là SĐTD với cơ chế hoạt động dựa trên hình ảnh và mạng lưới liên tưởng có khả năng phát huy tối đa tiềm năng của bộ não, từ đó thấy được vai trò quan trọng của nó trong học tập và trong đời sống Hiện nay, ước tính có trên 500 tập đoàn và 250 triệu người sử dụng phương pháp bản đồ

tư duy của Tony Buzan Bản thân tác giả cũng đã nhiều lần sang Việt Nam để phổ biến cách vẽ và vận dụng bản đồ tư duy

Viết về vai trò của tư duy và hoạt động thực hành, trong cuốn“Chuẩn bị giờ học lịch sử

như thế nào” của tác giả N.G.Đai ri do Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy dịch, Nxb Giáo dục Hà

Nội 1973 đã khẳng định học là để giáo dục nên không thể dừng lại ở mức độ học thuộc lòng Ông cho rằng kiến thức khi HS vận dụng thì được củng cố và là công cụ phát triển,công cụ giáo dục và

công cụ thu nhận kiến thức mới, chúng trở thành phương pháp nhận thức hiện tượng của đời sống

xã hội Ông nhấn mạnh “Tính cụ thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [59; 25].

Trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” (1976)

I.F.Khar-la-mốp đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS ở trường phổ

thông: “Việc dạy học trực quan không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động, nó còn

góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho các em nhìn thấy bản chất của sự kiện, ẩn sau các hình thức và biểu hiện bên ngoài, kích thích tính ham hiểu biết cho các em” [53; 105-106]

Có thể nhận thấy cả N.G.Đai ri và I.F.Khar-la-mốp đã đề cập đến việc rèn KNTH qua làm bài tập lịch sử của HS, song chưa đi sâu vào bản chất, chỉ rõ tính toàn diện của các biện pháp rèn luyện KNTH cụ thể mà chỉ dừng lại ở việc khẳng định vị trí quan trọng của bài tập nhận thức đối với việc phát triển tư duy độc lập của HS

Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử qua sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ” các tác giả M.B Kô-rô-cô-va, Stu-đen-nhi-kin đã nêu rõ để đạt hiệu quả trong dạy học, GV nên giao các

nhiệm vụ học tập cần được xây dựng dựa trên các mục tiêu dạy học rõ ràng, định hướng đến các năng lực đầu ra của HS như năng lực tái hiện và tái tạo lại các biểu tượng lịch sử; năng lực phân tích, xử lý các nguồn thông tin; năng lực tư duy logic, tư duy niên đại với các nguồn tư liệu lịch sử; năng lực sơ đồ hoá; năng lực đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử Ngoài ra, tác giả cũng

nhấn mạnh việc ôn tập, củng cố thông qua hình thức giao bài tập cho HS

2.2 Tài liệu trong nước

Tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn “Giáo dục học” (2000) đã chỉ ra 5 khâu để tiến hành một QTDH đối với một bài học cụ thể: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ học tập; tổ chức cho học

sinh nhận thức tài liệu mới; hệ thống hóa tài liệu đã học; vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập thực hành; kiểm tra lại các kết quả học tập Các khâu này được sắp xếp theo trình tự và được vận dụng một cách linh hoạt Trong đó, khâu vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập

Trang 4

4

thực hành có mối quan hệ chặt chẽ với các khâu khác, tạo nên một quá trình dạy học thống nhất

[51; 68] Khâu này có thể tiến hành ở đầu, cuối hoặc kết thúc mỗi mục để củng cố kiến thức của bài học

Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” tập I, Nxb Giáo dục

1987 nhấn mạnh một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học là nhất định phải gắn tri thức HS đã được tiếp nhận với thực tiễn bằng những hoạt động cụ thể Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, qua đó tổng hợp được các tri thức, rèn kỹ năng,

kỹ xảo của HS Quá trình thực hành này phải được củng cố thường xuyên thì chúng mới tồn tại một cách vững chắc

Cuốn “Đồ dùng trực quan trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp II-III”

(1975), của các tác giả Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá đã trình bày hệ thống đồ dùng trực quan, về vai trò, ý nghĩa, đặc trưng của các loại đồ dùng trực quan trong DHLS và đưa ra các nguyên tắc chọn, sử dụng chúng sao cho hiệu quả Trong đó sử dụng sơ đồ được xem là một biện pháp để phát triển tư duy, rèn luyện các KNTH cho HS

Cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử” (2009), Nguyễn Thị Côi (chủ

biên) đã dành một chương khá chi tiết viết về rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong đó có sử dụng sơ đồ để diễn tả một sự kiện lịch sử giúp HS nắm vững sự kiện lịch sử

đó Đây cũng là một KNTH cần rèn luyện cho HS nhằm phát triển năng lực nhận thức toàn diện của các em

Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên) cho rằng: nhất định phải gắn học với hành để phát huy vai trò chủ thể của HS trong nhận thức, khắc phục cách học giáo điều, nhồi sọ “…đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng kì học lịch

sử, gây hứng thú học tập cho học sinh Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại” [33; 44]

Ngoài ra còn có một số cuốn sách như Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy

học, Dự án Việt Bỉ và cuốn Phương pháp dạy học – Truyền thống và hiện đại của tác giả Thái

Duy Tuyên đã đề cập rất chi tiết đến việc rèn luyện KNTH trong các giờ học lịch sử

Cùng với các tài liệu giáo dục học và giáo dục lịch sử, vấn đề thực hành còn được đề cập trong nhiều bài viết trên các tạp chí, tiêu biểu là:

Tác giả Trần Đức Minh - Đặng Công Lộng với bài viết “Thực hành trong môn lịch sử”,

Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6/1994, trình bày một cách vắn tắt sự cần thiết phải thực hành trong môn lịch sử

Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhiều sản phẩm phần mềm công nghệ

viết về SĐTD đã xuất hiện Cuốn “How to mind map” - Lập bản đồ tư duy – của Nhà xuất bản

Lao động Xã hội - 2008, Nguyễn Thế Anh dịch viết về SĐTD của tác giả Tony Buzan đã nói rất

rõ về vai trò, ý nghĩa và cách lập bản đồ tư duy

Bên cạnh đó còn rất nhiều bài viết về SĐTD: “Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp

hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán” của tác giả Trần Đình Châu (Tạp chí Giáo dục,

Trang 5

5

kì 2 tháng 9/2009); “Cách sử dụng phần mềm bản đồ tư duy” của Đặng Thu Thủy, Tạp chí Thiết

bị Giáo dục, số 51, tháng 11/2009; “Rèn luyện kỹ năng học tập môn lịch sử cho học sinh bằng bản đồ

tư duy” của Nguyễn Mạnh Hưởng, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 75, tháng 11/2011…

Nhiều khóa luận tốt nghiệp đã đi sâu vào việc sử dụng SĐTD trong dạy học Tiêu biểu như “Sử

dụng phần mềm Mind Manager trong dạy học các bài ôn tập, sơ kết lịch sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) ” của Phan Thị Tuyền, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011; “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài “Mắt và các dụng cụ quang” - Vật lý 11 nâng cao nhằm nâng cao sự hứng thú học tập, chủ động, sáng tạo của học sinh” - Liễu Văn Toàn (Khóa luận tốt

nghiệp, khoa Sử, Đại học Giáo dục)

Thực tế, ở trường phổ thông hiện nay một số GV đã sử dụng SĐTD trong dạy học như thầy Hoàng Đức Duy – Trung tâm giáo dục thường xuyên Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh; hay thầy Trần Huy Đoàn, GV dạy lịch sử Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) về việc

ôn tập môn lịch sử bằng phương pháp SĐTD…

Như vậy, việc sử dụng SĐTD (sơ đồ, bản đồ tư duy) - một loại đồ dùng trực quan trong dạy

học để rèn luyện KNTH, hướng dẫn HS học tập qua đó phát triển tư duy người học đã được các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử nước ngoài và trong nước coi trọng, đề cập đến trong các tài liệu giáo dục học, giáo dục lịch sử, các sách chuyên khảo Tuy nhiên, sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho đối tượng HS hệ bổ túc THPT thì chưa được nguồn tài liệu nào đề cập đến Vậy, làm thế nào sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH phù hợp với HS hệ bổ túc THPT? Đây là đòi hỏi đặt ra trong đề tài chúng tôi cần giải quyết

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiêm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT thông qua các nguồn tài liệu tâm lý học, giáo dục học và các căn cứ khoa học để hoàn thiện một số vấn đề lí luận về v ấn đề này

- Khảo sát thực trạng việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930, qua đó khái quát thực trạng việc rèn luyện KNTH lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT hiện nay

- Tìm hiểu chương trình, SGK lịch sử hệ bổ túc lớp 12, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ

1919 - 1930

- Xác định, đề xuất các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT

Trang 6

6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Quá trình sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT qua dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930 (chương trình chuẩn)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu của đề tài là s ử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT theo chương trình, SGK lịch sử hiê ̣n hành

- Do thời gian có hạn, trong đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp

sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT qua dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930 (chương trình chuẩn) ở trường Trung cấp Kỹ thuật Vĩnh Phúc

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn

đề lí luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành trong giáo dục và đào tạo

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu tài liê ̣u Giáo du ̣c ho ̣c , Giáo dục l ịch sử, tâm lý học về vi ệc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT

- Nghiên cứ u nội dung khoá trình l ịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930 lớp 12 hệ bổ túc THPT

- Tiến hành điều tra thực tiễn thông qua khảo sát , phỏng vấn trực tiếp GV và HS về tình hình sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT bằng phát phiếu điều tra, dự giờ, quan sát

- Khái quát lí luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH và tiến hành thực nghiê ̣m sư pha ̣m để kiểm chứng hiê ̣u quả của các bi ện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng DHLS cho HS hệ bổ túc THPT

- Sử du ̣ng phương pháp thống kê toán ho ̣c và các thành tựu của công nghê ̣ thông tin để xử

lý kết quả thực nghiệm

6 Đóng góp của đề tài

Về lí luận: Góp phần làm phong phú lí luận PPDH lịch sử ở trường phổ thông về vấn đề sử

dụng SĐTD - một loại đồ dùng trực quan để rèn luyện KNTH cho HS hệ bổ túc THPT Đồng thời, giúp cho bản thân và các đồng nghiệp có thêm những hiểu biết lý luận về một PPDH hiệu quả

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những gợi ý, tham khảo bổ ích trước hết cho

GV và HS h ệ bổ túc THPT trong viê ̣c t ự rèn luyện KNTH thông qua sử dụng SĐTD để đạt được mục tiêu giáo dục

7 Giả thuyết khoa học

Có thể phát huy tính tích cực học tập cho HS hệ bổ túc THPT, nâng cao chất lượng

DHLS nếu vận dụng các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH mà đ ề tài đã đ ề xuất

Trang 7

7

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 2 chương:

Chương 1 Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT - Lí luận và thực tiễn

Chương 2 Các biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT (Vận dụng vào khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1919-1930)

CHƯƠNG 1

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH BỘ MÔN CHO HS HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG- LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch

sử cho học sinh hệ bổ túc THPT

1.1.1 Cơ sở xuất phát

* Mục tiêu giáo dục

Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã đưa ra mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con

người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [35] Từ mục tiêu chung của giáo dục, mục tiêu của giáo dục THPT được cụ thể hóa

như sau: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo

dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [35]

Do đó, trong quá trình học tập HS không chỉ đơn thuần học hỏi, tiếp thu các kiến thức cơ bản

mà còn phải gắn liền với thực tiễn, thực hành Đây là năng lực không thể thiếu để các em tự hoàn thiện

mình và hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một

nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [36, 496]

Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào để rèn KNTH cho HS luôn là câu hỏi thường xuyên của mỗi người thầy khi dạy học ở các hệ đào tạo để đạt hiệu quả cao nhất Ngày nay, để phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại thì việc kết hợp giữa sơ đồ - SĐTD và việc rèn KNTH một cách nhuần nhuyễn sẽ đáp ứng yêu cầu cơ bản mà mục tiêu giáo dục đặt ra

Trang 8

Về kĩ năng

- Bồi dưỡng tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, so sánh, liên hệ và rút ra kết luận

- Rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành bộ môn như sử dụng SGK, kỹ năng làm bài tập,

hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng diễn đạt, những hoạt động ngoại khóa của môn học và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống

Về thái độ

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ đất nước

- Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc; có ý thức làm nghĩa vụ công dân, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực và trình độ khoa học nhất định, hình thành những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống có thể thích nghi với mọi điều kiện

* Đặc trưng của kiến thức lịch sử

Thứ nhất, việc nhận thức kiến thức lịch sử đảm bảo tính quá khứ

Thứ hai, việc nhận thức kiến thức lịch sử đảm bảo tính không lặp lại

Thứ ba, việc nhận thức kiến thức lịch sử đảm bảo tính cụ thể

Thứ tư, việc nhận thức kiến thức lịch sử tuân thủ tính hệ thống, lô gic: Thứ năm, việc nhận thức kiến thức lịch sử đảm bảo tính thống nhất giữa sử và luận

* Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THPT

Tâm lý học lứa tuổi chia quá trình phát triển tâm lý của HS ra làm ba thời kỳ: tuổi nhi đồng (từ 6 đến 11, 12 tuổi); tuổi thiếu niên (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi); tuổi thanh niên (14,15 tuổi đến 17, 18 tuổi) Lứa tuổi HS THPT nằm trong độ tuổi thanh niên với sự phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tâm hồn Ở lứa tuổi này tâm lý của các em có những biến đổi quan trọng Một mặt luôn luôn nhắc nhở các em là người phải có trách nhiệm, độc lập và phải thích ứng với những đòi hỏi của người lớn; mặt khác lại muốn các em luôn nghe lời và nghe theo sự quản lý của mình Ở lứa tuổi này tư duy của HS THPT đã có những thay đổi rõ rệt, trở nên chặt chẽ, logic,

Trang 9

9

nhất quán và có căn cứ hơn, như năng lực phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa Các em đã biết sắp xếp tài liệu học tập theo một trật tự mới, nên nếu có biện pháp khoa học, khả năng ghi nhớ của các em sẽ rất nhanh

* Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh hệ bổ túc THPT

Cùng mang những đặc điểm chung của lứa tuổi THPT nhưng HS hệ bổ túc lại mang nhiều nét khác biệt căn bản Thể chất có sự thay đổi lớn, tiếng nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh nên thường rối loạn về hệ thần kinh nên các em dễ xúc động, dễ bực tức, dễ nổi nóng, cáu gắt hay phản ứng dữ dội, hoặc thờ ơ với mọi người…Do chịu nhiều tác động như vậy đôi khi làm các em chán nản, không có hứng thú học tập, lơ là chỉ muốn chơi bời thỏa thích, lêu lổng với bạn bè nhưng chính trong suy nghĩ tình cảm của các em có sự mâu thuẫn Nếu nhà sư phạm nắm được điều đó thì việc giáo dục những HS này sẽ đạt kết quả bởi trong thâm tâm chúng vẫn lờ mờ cảm thấy sự sai trái về hành vi đạo đức do mình gây nên Do vậy ta phải bình tĩnh tránh xa lánh và cô lập đối tượng HS này mà phải luôn quan tâm theo dõi và dành cho các em một tình thương mến thật sự, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ chia sẻ giúp đỡ của gia đình và xã hội

Như vậy, rõ ràng sự phát triển về tâm lý cũng như nhận thức, tư duy của lứa tuổi thanh niên (dù là HS THPT hay HS bổ túc) có nhiều điểm chung là điều kiện để giáo dục phổ thông đưa

ra những giải pháp nhằm tối ưu hóa sức mạnh trí tuệ của HS Sử dụng SĐTD được xem như một công cụ đa năng nhằm phát huy hết sức mạnh của bộ não con người Điều này càng phù hợp đối với các HS hệ bổ túc bởi nó khơi dậy những điều mới mẻ, tư duy vốn có và tâm lý muốn khẳng định mình của các em

* Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Ở Việt Nam những năm gần đây vấn đề đổi mới trong giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng đang là yêu cầu cấp thiết được đặt lên hàng đầu trong cải cách giáo dục Trong quá trình đó,

Đảng và chính phủ đã xác định rất rõ phương hướng đổi mới dạy học theo hướng “tích cực, tự giác,

chủ động, sáng tạo” [35; 23] và dạy học hướng về người học, lấy HS làm trung tâm

Sử dụng SĐTD để rèn KNTH bộ môn cho HS là một giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực Bởi vì

sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS là một hình thức đa dạng hóa các hoạt động nhận thức trong các điều kiện sư phạm khác nhau, gợi nên hứng thú hăng say học tập của các em

1.1.2 Một số quan niệm

* Sơ đồ tư duy - Sơ đồ - Bản đồ tư duy

Khái niệm sơ đồ trong DHLS được đề cập đến với nghĩa chính là việc liên hệ kiến thức của bài học theo một quy luật nhất định, phù hợp với khả năng tiếp thu của HS Tiến hành sơ đồ hoá kiến thức sẽ giúp HS nhớ bài lâu hơn, có tư duy lôgic hơn nên sơ đồ càng ngắn gọn càng dễ phản ánh chính xác nội dung sẽ đem lại kết quả tốt hơn GV có thể áp dụng cả trong khâu hướng dẫn về nhà và kiểm tra bài cũ của HS

Trang 10

10

Hiện nay, do nhu cầu phát triển ngày càng cao của nhân loại, công nghệ thông tin có những bước tiến rõ rệt nên nhiều trường trong cả nước đã sử SĐTD trong dạy học đặc biệt là trong DHLS Có hai cách để lập SĐTD là trên giấy và thí điểm trên phần mềm chuyên dụng iMindMap, mind maneger trong việc dạy học mà nhiều người vẫn quen gọi là Bản đồ tư duy

Có thể vận dụng SĐTD vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ,

ôn tập hệ thống hóa kiến thức, phát triển một ý tưởng Căn cứ vào từng điều kiện cụ thể GV

có thể lựa chọn loại sơ đồ thích hợp để giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao nhất Do đó, có thể nói

ba khái niệm sơ đồ - SĐTD - bản đồ tư duy có rất nhiều nét đồng nhất với nhau, trong luận văn này tôi xin thống nhất dùng khái niệm SĐTD để nghiên cứu, tìm hiểu

* Thực hành - Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch sử

Quan niệm về thực hành

Từ điển tiếng Việt thì định nghĩa thực hành “nói một cách khái quát là làm để vận

dụng lý thuyết vào thực tế” [38]

Quan niệm về kỹ năng

Có ý kiến quan niệm về kỹ năng khác nhau nhưng đều thống nhất rằng: kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã

có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép

Rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn lịch sử

Căn cứ vào lý luận DHLS, thực hành trong môn lịch sử gồm:

Thực hành bộ môn: vẽ sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, làm bài tập (bài tập nhận thức, bài

tập thực hành)

Sử dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

1.1.3 Các bước xây dựng sơ đồ tư duy

* Cách 1: Vẽ bằng tay trên giấy:

Bước 1: Chuẩn bị giấy trắng, bút

Bước 2: Bắt đầu từ ý tưởng trung tâm vẽ các nhánh chính

Bước 3: Vẽ bổ sung các nhánh cấp 2, 3 và chú ý sử dụng màu sắc khi vẽ vì điều này sẽ tạo

ra cảm giác dễ chịu, dễ nhớ và dễ tiếp thu kiến thức

* Cách 2: Vẽ trên máy:

Bước 1: Vẽ phác họa ý tưởng SĐTD trên giấy

Bước 2: Thiết kế SĐTD trên máy vi tính

Bước 3: Vẽ bổ sung các nhánh cấp 2, cấp 3… và những chi tiết hỗ trợ

Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện SĐTD

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT

Vai trò: Sử dụng SĐTD trong DHLS thường xuyên sẽ giúp GV nâng cao trình độ, kỹ

năng, kỹ xảo… đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đánh giá lại

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Châu Vân Anh (2010), “Sử dụng bản đồ tư duy rèn luyện một số kỹ năng học tập cho HS”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục (63) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bản đồ tư duy rèn luyện một số kỹ năng học tập cho HS”
Tác giả: Châu Vân Anh
Năm: 2010
2. Nguyễn Mạnh Hưởng (2009), Thiết kế giáo án điện tử môn Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, Tạp chí Thiết bị Giáo dục (48) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thiết bị Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hưởng
Năm: 2009
3. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) (1976), Phương pháp dạy học lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học lịch sử
Tác giả: Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1976
4. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (1999), Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Lịch sử ở trường THCS. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
Tác giả: Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
5. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh Tường (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề phương pháp dạy học Lịch sử
Tác giả: Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh Tường
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2002
6. Phan Ngọc Liên (chủ biên)(2009), Phương pháp luận sử học. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận sử học
Tác giả: Phan Ngọc Liên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
7. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2009), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Phương pháp DHLS tập 1. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp DHLS tập 1
Tác giả: Phan Ngọc Liên (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
12. Lương Ninh (1978), “Mấy vấn đề về nghiên cứu cải cách chương trình bộ môn lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về nghiên cứu cải cách chương trình bộ môn lịch sử”", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Lương Ninh
Năm: 1978
13. Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Năm: 1992
14. Trịnh Đình Tùng (1998), “Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục của bài học Lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục của bài học Lịch sử”
Tác giả: Trịnh Đình Tùng
Năm: 1998
15. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) (2006), Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS
Tác giả: Trịnh Đình Tùng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
17. Phan Thị Tuyền (2011), Sử dụng phần mềm Mind Manager trong dạy học các bài ôn tập, sơ kết LS lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) ”, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phần mềm Mind Manager trong dạy học các bài ôn tập, sơ kết LS lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)
Tác giả: Phan Thị Tuyền
Năm: 2011
18. Từ điển Bách Khoa (2001), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách Khoa (2001)
Tác giả: Từ điển Bách Khoa
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách Khoa
Năm: 2001
19. Nguyễn Thị Phương Thanh (2009), Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong đổi mới PPDH Lịch sử lớp 10 trường THPT (chương trình cơ bản), Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong đổi mới PPDH Lịch sử lớp 10 trường THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thanh
Năm: 2009
20. Văn kiện nghị quyết TW 2 (1997), khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện nghị quyết TW 2 (1997)
Tác giả: Văn kiện nghị quyết TW 2
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 1997
21. Văn kiện nghị quyết TW 4, khóa VIII(1997). Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện nghị quyết TW 4, khóa VIII(1997)
Tác giả: Văn kiện nghị quyết TW 4, khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 1997
22. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2011
23. Phạm Viết Vƣợng (2000), Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Phạm Viết Vƣợng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
24. Nguyễn Nhƣ Ý (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng. Nxb Giáo dục, Hà Nội. * Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt thông dụng
Tác giả: Nguyễn Nhƣ Ý
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
25. I.F.Kharlamop (1970), Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào
Tác giả: I.F.Kharlamop
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1970

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w