1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông

19 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 434,47 KB

Nội dung

Khảo sát thực tiễn dạy học và những biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11trung học phổ thông THPT.. Đề xuất một số

Trang 1

1

Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện

hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở

lớp 11 trung học phổ thông Wrought perceptual skills and language teaching reproduced image in lyrical poetry in

grade 11 high school NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 109 tr +

Trần Thị Hồng

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn);

Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Chữ

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho những nghiên cứu

về việc rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng Khảo sát thực tiễn dạy học và

những biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng cho học sinh trong dạy

học thơ trữ tình ở lớp 11trung học phổ thông (THPT) Đề xuất một số biện pháp rèn kỹ

năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Keywords: Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Thơ trữ tình; Hình tượng văn học; Kỹ năng

tri giác

Content

1 Lí do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay đòi hỏi con người phải có năng lực,

trình độ nhận thức, hiểu biết và phải có tầm khái quát toàn diện và sâu sắc Để đáp ứng được yêu

cầu trên thì chất lượng giáo dục phổ thông phải được nâng cao Cùng với các môn học khác, Ngữ

văn có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục việt Nam Ngữ văn là bộ môn nghệ thuật,

chất liệu xây dựng là ngôn từ Hình tượng là vấn đề sống còn của nghệ thuật ngôn từ Chính nhờ

hình tượng được ngôn ngữ tạo thành mà hình tượng văn học có tính phi hình thể và sự tổng hợp

khái quát kì lạ

Để hiểu tác phẩm văn chương, người đọc phải huy động thoạt đầu là tri giác và sau đó là

tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản Nếu quá trình

này không xảy ra thì người đọc, dù bằng cách nào đi nữa, cũng khó có thể hiểu được sâu sắc văn

bản mình đọc

Một xu hướng dạy học hiện đại và tiến bộ được đưa ra đó là thay đổi vị trí của người thầy

và người trò: người thầy đóng vai trò chủ đạo, thầy là người cố vấn, người kích thích, người điều

Trang 2

2

khiển, tổ chức và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, học sinh đóng vai trò tích cực, chủ động,

tự giác, tự lực trong quá trình lĩnh hội tri thức

Thực trạng các giờ dạy học văn nói chung và giờ dạy học tác phẩm trữ tình nói riêng còn đơn điệu, tẻ nhạt, không lôi cuốn học sinh, thậm chí nhiều học sinh có tâm lí chán học văn do đó hiệu quả dạy học không cao Hơn nữa, các tác phẩm văn học thực sự có giá trị lại chưa có được vị trí, chỗ đứng xứng đáng trong lòng những người yêu văn chương

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng nguyên nhân chính là do khi tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn chương chúng ta không xác định đúng “chất của loại” trong thể, chưa bám sát đặc trưng thể loại Mỗi tác phẩm văn chương đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định vì thế đòi hỏi một phương pháp, một cách thức giảng dạy phù hợp Bên cạnh đó nhiều giáo viên trong quá trình dạy văn chưa có sự đổi mới phương pháp dạy học, chỉ chú ý đến đọc văn, hay nói cho đúng phát âm mà không chú ý giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng tiếp nhận văn học, đặc biệt là kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho học sinh

Các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 11 đều là những tác phẩm đạt tới trình độ nghệ thuật cao Để đọc hiểu các tác phẩm đó đòi hỏi học sinh phải được rèn luyện thực sự, đúng phương pháp để bồi dưỡng, phát huy hết khả năng tiềm ẩn, tạo cho các em niềm yêu thích bộ môn và có những năng lực văn học nhất định Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi giảng dạy, giáo viên chưa chú ý tới việc tri giác ngôn ngữ của học sinh, không giúp học sinh rèn luyện trí tưởng tượng tái hiện để khai thác chiều sâu tư tưởng, giá trị nghệ thuật của bài thơ

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài : Rèn kỹ năng tri giác ngôn

ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông Với đề tài

này, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp, cách thức rèn luyện kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình để góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lưu tâm đến những ý kiến thuộc hướng nghiên cứu về

năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình

Trong chuyên đề Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ

thông, tác giả Nguyễn Viết Chữ đã khẳng định: “phát triển năng lực tiếp nhận của học sinh là hạt

nhân của quá trình dạy học văn hiện đại” Trong Hiểu văn, dạy văn, tác giả Nguyễn Thanh Hùng

cũng cho rằng muốn cắt nghĩa văn bản “…phải nghiên cứu và xác định mối quan hệ bên trong mỗi tác phẩm trữ tình thông qua tác động và chức năng của hình tượng âm thanh, của cấu trúc câu thơ, của khổ thơ, của tính hình ảnh” Như vậy, để cắt nghĩa văn bản đòi hỏi người dạy và người học phải nhận diện được hình thức nghệ thuật, các mối quan hệ bên trong của tác phẩm trữ tình

Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu có giá trị như: Tác phẩm trữ tình và

phương pháp giảng dạy của Nguyễn Thanh Hùng, Về sự phân tích tác phẩm ngôn ngữ trong nhà

Trang 3

3

trường (Tạp chí ngôn ngữ số 2/1975) của Đinh Trọng Lạc, Suy nghĩ về một phương pháp phân tích văn bản thơ của Trần Ngọc Thêm đăng trên Tạp chí văn học số 5/1981, Phương pháp giảng dạy văn, Văn chương bạn đọc sáng tạo, Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn… của Phan Trọng

Luận, Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương của Nguyễn Trọng Hoàn

Bên cạnh đó còn có một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về phương pháp dạy học thơ trữ

tình trong nhà trường phổ thông như: Lê Thị Thúy Huân với đề tài: Giảng dạy Thơ mới (1930-1945)

trong trường Trung học phổ thông, Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp của Nguyễn

Thị Lượm, Nguyễn Thị Na với Tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học các tác

phẩm Thơ mới ở lớp 11, ban cơ bản, trung học phổ thông

Trân trọng, kế thừa các tư tưởng đi trước và vận dụng linh hoạt, chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học thơ trữ tình ở cấp trung học phổ thông

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học thơ trữ tình để xác định các biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng cho học sinh

- Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung và rèn năng lực cảm thụ, năng lực tiếp nhận văn học trong dạy học thơ trữ tình nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho những nghiên cứu về việc rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng

- Đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Điều tra dạy học thực nghiệm một số lớp 11 của trường THPT Kinh Môn II và trường

THPT Kinh Môn Cả hai trường đề nằm trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn này tập trung vào việc rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT, cụ thể là vận dụng các biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn

ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học một số tác phẩm thơ trữ tình tiêu biểu như Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp phân tích , tổng hợp

5.2 Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát

Trang 4

4

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

5.4 Phương pháp thống kê

6 Dự kiến đóng góp của luận văn

6.1 Về lý luận

- Góp phần hệ thống hoá lý luận về dạy học văn THPT nói chung và và dạy học thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng

- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học văn THPT

6.2 Về thực tiễn

- Đề xuất các cách thức rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình lớp 11cho học sinh THPT Luận văn đưa ra một số thiết kế cụ thể cho một số văn bản được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 11, giúp giáo viên tham khảo và vận dụng trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn

được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Những tiền đề lý luận về rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông

Chương 2: Thực tiễn dạy học và những biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11trung học phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1

NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÈN KỸ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ, TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Khái niệm về kỹ năng

Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế

Có nhiều quan điểm về vấn đề này, chúng tôi chấp nhận cho rằng kỹ năng như là phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả

1.2 Ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương

1.2.1 Ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật và đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu thực hiện các chức năng nhận thức và giao tiếp trong quá tình hoạt động của con người Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm… của mình

Trang 5

5

Ngôn ngữ nghệ thuật được cấu tạo nên từ hệ thống ngôn ngữ tự nhiên nhưng được tổ chức, cấu tạo lại chức năng thẩm mỹ trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm và trong quan hệ với những nhân tố của hoạt động sáng tác, tiếp nhận văn chương

Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật: tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật, tính truyền cảm, tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật, tính cụ thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật

1.2.2 Hình tượng, hình tượng nghệ thuật và đặc trưng của hình tượng nghệ thuật

Trong nghiên cứu văn học, hình tượng là khái niệm được xem xét ở nhiều khía cạnh: Hình tượng như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng; hình tượng như là một nhân vật văn học

Hình tượng nghệ thuật là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật

Mỗi loại hình nghệ thuật ngôn từ không phải là một thực thể vật thể mà là một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ

Để tái hiện hình tượng nghệ thuật một cách hoàn chỉnh thì phải tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, và để tri giác ngôn ngữ thì cần tri giác được nghĩa từ vựng Trên cơ sở nghĩa từ vựng, người đọc mới liên tưởng, tưởng tượng để tìm ra nghĩa hình tượng

1.3 Năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tƣợng nghệ thuật

1.3.1 Năng lực và năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật

Năng lực là “sức làm việc, trình độ thành thạo của một người có điều kiện tự nhiên hay do rèn luyện, học tập… tạo ra để làm tốt mọi việc”

Năng lực tri giác ngôn ngữ ở đây là cảm nhận được những thông tin nghệ thuật từ hệ thống tín hiệu ngôn ngữ hình tượng Không tri giác được ngôn ngữ nghệ thuật, lớp vỏ vật chất của tác phẩm thì không thể đi vào thế giới sống động, phập phồng hơi thở bên dưới các con chữ - các kí hiệu câm lặng của tác phẩm

Biểu hiện tiếp theo của năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật là khả năng giải mã các thông tin nghệ thuật vừa tri giác được, nếu không giải mã được các thông tin nghệ thuật thì sẽ không hiểu được tác phẩm

Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh còn được biểu hiện ở khả năng biết tri giác “điểm sáng thẩm mĩ” có định hướng

1.3.2 Năng lực tái hiện hình tượng trong tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ

Tái hiện hình tượng nghệ thuật là làm cho nhân vật “đi đứng, nói năng, khóc cười, cuộc sống đang vận động, đang chuyển trước mắt người đọc” Nói như Stanilapxki là phải làm cho người đọc “nhìn bên trong” tác phẩm Muốn được như vậy, học sinh cần có khả năng tưởng tượng

để dựng lại hiện thực cuộc sống mà nhà văn đã xây dựng

Trang 6

6

Năng lực tái hiện hình tượng của học sinh được biểu hiện ở chỗ các em biết bám sát bài thơ, trung thành với văn bản, tái hiện chính xác các chi tiết nghệ thuật do tác giả xây dựng nên Có như vậy công việc tái hiện hình tượng mới không rơi vào trạng thái qua loa, hời hợt, “diễn nôm” Bên cạnh đó, người có năng lực tái hiện hình tượng sẽ biết hướng sự tái hiện vào việc làm nổi bật

tư tưởng, chủ đề của bài thơ, biết lấy ý nghĩa của các hình tượng thơ làm đích cho sự tái hiện của mình

Muốn tái hiện hình tượng tốt cần phải biết tưởng tượng Vấn đề năng lực tưởng tượng lệ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện vốn sống, vốn văn hóa, thói quen văn học, năng lực đọc và hiểu biết về ngôn ngữ nghệ thuật…

1.3.3 Năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình của học sinh lớp 11 THPT

Học sinh lớp 11 THPT, ở lứa tuổi này tuy các em chưa trưởng thành như những học sinh khối lớp 12 nhưng các em cũng không còn non nớt , bỡ ngỡ như học sinh lớp 10 Vì vậy, hoạt động tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng của học sinh lớp 11 có bước phát triển hơn so với học sinh lớp dưới Hơn nữa, lứa tuổi này dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng Sự phát triển mạnh mẽ về cảm xúc giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận tác phẩm thơ trữ tình – là

tiếng nói của cảm xúc thi nhân

Bên cạnh đó, sự chuyển biến trong phát triển năng lực văn ở lứa tuổi học sinh lớp 11 cũng ảnh hưởng quyết định đến năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng ngôn từ của các em

Nhìn chung, với học sinh lớp 11, các phẩm chất tư duy đã có bước phát triển nhưng việc cảm thụ còn chưa nhanh, chưa trúng; khả năng tái hiện hình tượng ở nhiều học sinh còn hạn chế

Vì thế, rất cần các biện pháp hỗ trợ, kích thích của giáo viên thì khả năng đó mới có thể phát triển bền vững và ổn định

1.4 Thể loại văn học

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau: Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy

Các tác giả trong cuốn “Lí luận văn học” quan niệm: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật, loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung nhất định có một hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể”

Có nhiều cách hiểu về thể loại văn học nhưng theo chúng tôi: Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản

Trang 7

7

Tác phẩm văn học được chia ra làm ba loại chính: loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình, loại tác phẩm kịch

1.5 Thơ trữ tình và yêu cầu dạy học thơ trữ tình

1.5.1 Thơ trữ tình

Thơ trữ tình là một thể thơ thuộc loại trữ tình, thể hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tư của nhà thơ trước các hiện tượng của đời sống, mang đậm tính cá thể hóa và dấu ấn chủ quan của nhà thơ

1.5.2 Đặc điểm thơ trữ tình

1.5.2.1 Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình

Ngôn ngữ thơ trữ tình vừa mang đặc điểm chung của ngôn ngữ tác phẩm văn học là tính hình tượng và tính hàm súc nhưng cũng có những đặc điểm riêng

Trước hết, ngôn ngữ thơ trữ tình cô đọng, gợi cảm, bão hòa cảm xúc Ngôn ngữ thơ trữ tình không khách quan như ngôn ngữ tự sự; lời thơ trữ tình thường là lời đánh giá trực tiếp, thể hiện một quan hệ của chủ thể với cuộc đời Hơn nữa, lời thơ trữ tình phải khác thường

Một trong những đặc điểm nổi bật nữa của ngôn ngữ thơ trữ tình là ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính

1.5.2.2 Đặc điểm hình tượng thơ trữ tình

Hình tượng thơ trữ tình là hình tượng con người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm Để tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ trữ tình, chúng ta cần phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình

Thơ trữ tình luôn mang lại quan niệm về một cá nhân con người cụ thể, sống động, một cái

“tôi” có nỗi niềm riêng

Trong thơ trữ tình, nhà thơ có thể hóa thân trong một nhân vật khác, tạo thành nhân vật trữ

tình nhập vai

Rèn kĩ năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng ngôn từ là giúp học sinh nhân ra nhân vật trữ tình, nhân vật trong tác phẩm thơ trữ tình và nhân vật trữ tình nhập vai Phải phát hiện ra mạch vận động cảm xúc của chủ thể trữ tình để từ đó làm sống dậy hình tượng cảm xúc của bài thơ

1.6 Yêu cầu luyện tập kỹ năng cho học sinh

Theo quan điểm của dạy học hiện đại là dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,…Để có thể nhận diện và giải mã các “điểm sáng thẩm mĩ”, tái hiện chuẩn xác hình tượng để dựng lại bức tranh đời sống mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm Từ đó, lần ra “điều mới mẻ” mà nhà văn gửi gắm tới bạn đọc

Việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng trên trong dạy học thơ trữ tình cần thiết hơn cả và cũng thuận lợi, khó khăn hơn cả Cần thiết là do thơ trữ tình mở ra cảm xúc điển hình tiêu biểu cho con người Thuận lợi là bởi ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình hàm súc và giàu nhạc tính Hình

Trang 8

8

tượng thơ là hình tượng cảm xúc, dễ gây cảm hứng cho người đọc Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn của việc tiếp thu thơ ca trữ tình cũng chính ở nội dung hàm súc và hình thức tinh tế của bài thơ

Đáp ứng yêu cầu rèn luyện kỹ năng cơ bản của học sinh trong quá trình dạy học văn nói chung và dạy học thơ trữ tình nói riêng, người giáo viên Ngữ văn cần định hướng rèn luyện cho các em những năng lực nhất định Một trong những năng lực cần thiết đối với các em là năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng nghệ thuật

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN DẠY HỌC VÀ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ, TÁI HIỆN HÌNH TƯỢNG TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG 2.1 Khảo sát khả năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh

2.1.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng dạy và học thơ trữ tình ở trường THPT để thấy được những ưu điểm và hạn chế của năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng thơ trữ tình, nguyên nhân dẫn đến

những hạn chế, yếu kém để từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể cho đề tài của luận văn

2.1.2 Đối tượng khảo sát

Chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là:

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 33 giáo viên thuộc ba trường THPT Kinh Môn II, THPT

Kinh Môn và THPT Phúc Thành

- Học sinh khối 11 thuộc ba trường THPT Kinh Môn II, THPT Phúc Thành và THPT Kinh

Môn trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

2.1.3 Phương pháp khảo sát

- Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên và học sinh

- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của sinh lớp 11

- Thống kê, nghiên cứu định hướng nội dung, phương pháp dạy học các tác phẩm thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn 11

2.1.4 Nội dung khảo sát

- Đặc điểm, định hướng rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình qua

hệ thống câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11

- Phương pháp tổ chức học sinh tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình

- Khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh qua giờ học văn

2.1.5 Thời gian, địa điểm khảo sát

Trang 9

9

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành làm đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát trong thời gian tháng 1 và tháng 2 năm 2012 Địa điểm cụ thể là ba trường THPT: Khối 11- Trường THPT Kinh Môn II, khối 11 - Trường THPT Phúc Thành và khối 11- Trường THPT Kinh Môn

2.1.6 Kết quả khảo sát

2.1.6.1.Khảo sát việc rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình đặt ra trong sách giáo khoa

Bảng 2.1 Thống kê số câu hỏi tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của các bài thơ trữ tình hiện đại lớp 11

STT Tên bài thơ Tổng số

câu hỏi phần hướng dẫn học bài

Câu hỏi tri giác ngôn ngữ

Tỉ lệ % Câu hỏi

tái hiện hình tượng

Tỉ lệ %

2.1.6.2 Khảo sát phương pháp dạy thơ trữ tình của giáo viên trung học phổ thông

- Tiến hành khảo sát giáo án của giáo viên đang dạy trực tiếp Ngữ văn 11 ở ba trường: THPT Kinh Môn II, THPT Kinh Môn và THPT Phúc Thành (ba trường đều thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương)

- Tiến hành khảo sát giáo viên bằng phiếu 5 câu hỏi với tất cả giáo viên của tổ Ngữ văn ở ba trường trên (33 giáo viên)

Kết quả như sau:

Bảng 2.2 Thống kê kết quả khảo sát giáo án

STT Tên trường

THPT

Số giáo

án khảo sát

Kết quả khảo sát

Có chú trọng rèn năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng

Tỉ lệ

%

Chưa chú trọng rèn năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng

Tỉ lệ

%

Bảng 2.3 Thống kê kết quả phiếu khảo sát giáo viên

Nội dung khảo sát Số giáo viên lựa chọn Tỉ lệ %

2.1.6.3 Khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh qua giờ học văn

Trang 10

10

Chúng tôi đo năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh bằng điều tra qua phiếu bài tập để học sinh làm bài (thời gian 15 phút) Mỗi phiếu được khảo nghiệm trên học sinh khối 11 ở 3 trường: THPT Phúc Thành, THPT Kinh Môn và THPT Kinh Môn II

Bảng 2.4 Thống kê kết quả khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật

Bài Trường Lớp

Tổng

số học sinh

Kết quả tri giác

Tốt % Chưa

tốt %

Tri giác sai

%

Bảng 2.5 Thống kê kết quả khảo sát năng lực tái hiện hình tượng

thơ trữ tình

Bài Trường Lớp

Tổng

số học sinh

Kết quả tái hiện hình tượng

Tốt %

Chưa hoàn chỉnh

%

Không tái hiện

%

2.1.7 Kết luận về năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng nghệ thuật trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT

Các văn bản thơ trữ tình ở chương trình lớp 11 bao gồm thơ trữ tình trung đại và thơ trữ tình hiện đại Số lượng các tác phẩm thơ trữ tình so với số lượng văn bản chiểm tỉ lệ khá lớn

Khảo sát hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong tất cả các bài thơ hiện đại ở lớp 11, tác giả luận văn cũng nhận thấy có 39,5% là câu hỏi tri giác ngôn ngữ nghệ thuật; 11,6% câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện hình tượng nghệ thuật Số liệu trên chứng tỏ sách giáo khoa đã có chú ý tới việc rèn năng lực tri giác ngôn ngữ cho học sinh, nhưng việc rèn luyện năng lực tái hiện hình tượng nghệ thuật lại chưa được chú trọng

Qua dự giờ, xem xét giáo án các tiết dạy thơ trữ tình hiện đại; dựa vào kết quả khảo sát giáo viên, tác giả luận văn thấy nhìn chung các thầy cô đã chú ý khai thác tác phẩm thơ trữ tình trong mối quan hệ hữu cơ giữa hình thức và nội dung

Điều đáng lưu tâm hơn cả ở các tiết đọc hiểu văn bản thơ là có ít hoặc thiếu hệ thống bài tập rèn luyện Các thầy cô chỉ cố truyền tải cho xong kiến thức Hầu hết bài giảng không khai thác sâu hình thức biểu hiện, có bài tập thì cũng chỉ là các bài tập đánh giá, cảm thụ, nhưng số lượng bài tập dạng này cũng rất ít Bài tập rèn cho học sinh năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ hầu như bỏ trống

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Viết Chữ (2008), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
3. Nguyễn Văn Đạm (1999-2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
4. Trần Thanh Đạm (1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb Giáo
Năm: 1978
5. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
6. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn, dạy văn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn, dạy văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
7. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận văn chương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
8. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
9. Nguyễn Thị Dƣ Khánh (2006), “Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường”, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường”
Tác giả: Nguyễn Thị Dƣ Khánh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
10. Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1977
11. Phan Trọng Luận (1969), Rèn luyện tư duy giảng dạy văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy giảng dạy văn học
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1969
12. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương bạn đọc sáng tạo
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
13. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Thiết kế Ngữ Văn 11, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế Ngữ Văn 11
Tác giả: Phan Trọng Luận (chủ biên)
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2006
14. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)(2006), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ Văn 11
Tác giả: Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2006
16. Phan Trọng Luận (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
17. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 11 THPT
18. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục 19. Hoài Thanh, Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học, "Nxb Giáo dục 19. Hoài Thanh, Hoài Chân (1988), "Thi nhân Việt Nam
Tác giả: Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục 19. Hoài Thanh, Hoài Chân
Nhà XB: Nxb Giáo dục 19. Hoài Thanh
Năm: 1988
20. Trần Ngọc Thêm (1981), “Suy nghĩ về một phương pháp phân tích tác phẩm văn bản thơ”, Tạp chí văn học, Số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về một phương pháp phân tích tác phẩm văn bản thơ”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Năm: 1981
21. Đỗ Lai Thúy (2000), “Mắt thơ”, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mắt thơ”
Tác giả: Đỗ Lai Thúy
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
22. Bùi Minh Toán (1989), “Những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học”, Ngôn ngữ, Số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mối quan hệ hệ thống của ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học”", Ngôn ngữ
Tác giả: Bùi Minh Toán
Năm: 1989
23. Nguyễn Trí – Nguyễn Trọng Hoàn (tuyển chọn, giới thiệu) (2001), Đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng việt ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng việt ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Trí – Nguyễn Trọng Hoàn (tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án (Trang 9)
Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi tri giác ngôn ngữ và tái hiện   hình tượng thơ trữ tình của các bài thơ trữ tình hiện đại lớp 11 - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của các bài thơ trữ tình hiện đại lớp 11 (Trang 9)
Bảng 2.4. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng 2.4. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 10)
Chúng tôi đo năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh bằng điều tra qua phiếu bài tập để học sinh làm bài (thời gian 15 phút) - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
h úng tôi đo năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh bằng điều tra qua phiếu bài tập để học sinh làm bài (thời gian 15 phút) (Trang 10)
Bảng 2.4. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng 2.4. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật (Trang 10)
Bảng 2.5. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tái hiện hình tượng - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng 2.5. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tái hiện hình tượng (Trang 10)
hiện hình tượng của các em đã có sự tiến bộ. - Kết quả từ phiếu kiểm tra:  - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
hi ện hình tượng của các em đã có sự tiến bộ. - Kết quả từ phiếu kiểm tra: (Trang 15)
Bảng kết quả kiểm tra lớp đối chứng và lớp thực nghiệm - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng k ết quả kiểm tra lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (Trang 15)
Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra lớp 11D, 11E          Xếp loại  - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra lớp 11D, 11E Xếp loại (Trang 16)
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra lớp 11G, 11H          Xếp loại  - Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra lớp 11G, 11H Xếp loại (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w