Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà Nội Hoàng Thu Huyền Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và v
Trang 1Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà Nội
Hoàng Thu Huyền
Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: TS Đặng Hoàng Minh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống hóa mô ̣t số vấn đề lý luâ ̣n cơ bản về mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 Điều tra thực tra ̣ng mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh lớp 5 Đưa ra những kết luâ ̣n
và kiến nghị nhằm giúp các em học sinh có thể tự đánh giá bản thân phù hợp hơn , kết
1 Lý do chọn đề tài
Tự đánh giá bản thân là một hạt nhân cơ bản của nhân cách, thực thi chức năng bảo vệ
và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh tâm lý của con người Quá trình tự đánh giá bản thân giúp con người biết mình là ai và đang tồn tại trên thế giới này như thế nào Những người có tự đánh giá bản thân mình phù hợp với năng lực thực tế thường có sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn trở ngại trong cuộc sống và đạt được sự hài lòng về bản thân Việc tự đánh giá quá cao hay quá thấp đều gây nên mâu thuẫn bên trong nhân cách Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người tự đánh giá bản thân mình là người vô dụng, thấp kém thường không có khả năng cải thiện tình thế mà họ phải đối diện
Lớp 5 là lớp cuối cấp, thời điểm các học sinh đã trải qua một quá trình gần 5 năm kể
từ khi bắt đầu bước vào môi trường học tập chính thức Đây là khoảng thời gian quan trọng để các em nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình về khả năng học tập, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội với vai trò, ý nghĩa của mình trong các mối quan hệ này Tự đánh giá bản thân một cách phù hợp sẽ giúp các em điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình và định hình tương lai theo hướng hợp lý, tích cực
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân của học sinh và một trong những yếu tố quan trọng cần phải kể đến đó chính là kết quả học tập Ở độ tuổi này, khi mối quan tâm của các em còn chưa được mở rộng như lứa tuổi mà các em sắp bước vào sau đó (lứa tuổi dậy thì) thì hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của học sinh Và kết quả học tập chính là một trong số những yếu tố giúp các em nhận biết khả năng và giá trị của bản thân mình Vậy cụ thể mối tương quan giữa kết quả học tập và tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 hiện nay là như thế nào?
Trang 2Trên thế giới, từ những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh Tuy vậy, các nghiên cứu trên thế giới, do những khác biệt về văn hóa, nên không thể phản ánh được thực tế của Việt Nam Ở nước ta, cho đến thời điểm này chỉ có nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Khanh về tự đánh giá bản thân của học sinh trung học cơ sở đề cập đến mối tương quan giữa kết quả học tập và tự đánh giá bản thân của học sinh như một nội dung thành phần [9] Như vậy, ở Việt Nam, cho đến thời điểm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5
Từ những lý do đó, chúng tôi triển khai đề tài "Mối tương quan giữa tự đánh giá bản
thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà Nội"
2 Đối tượng nghiên cư ́ u
Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà
Nô ̣i
3 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứ u mối tương quan giữa kết quả ho ̣c tâ ̣p và tự đánh giá bản thân của ho ̣c sinh lớp 5 và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mỗi quan hệ này
- Đề xuất giải pháp để tác đô ̣ng tích cực đến mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân
và kết quả học tập, giúp các em học sinh có tự đánh giá bản thân phù hợp hơn và kết quả học
tâ ̣p tốt hơn
4 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
- Nghiên cứ u lý luâ ̣n : hê ̣ thống hóa mô ̣t số vấn đề lý luâ ̣n cơ bản về mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh lớp 5
- Nghiên cứ u thực tiễn: Điều tra thực tra ̣ng mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh lớp 5
- Đưa ra những kết luâ ̣n và kiến nghi ̣ góp phần giúp các em ho ̣c sinh có tự đánh giá bản thân phù hợp hơn, kết quả ho ̣c tâ ̣p tốt hơn
5 Khách thể nghiên cứu
290 học sinh lớ p 5 tại 3 trường tiểu ho ̣c trong đi ̣a bàn Hà Nô ̣i
6 Phạm vi nghiên cứu
- Về nô ̣i dung : Luâ ̣n văn tâ ̣p trung vào mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và
kết quả ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh lớp 5
- Về thơ ̀ i gian: Đề tài được thực hiê ̣n trong 6 tháng: từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 1
năm 2012 Thời gian thực hiê ̣n điều tra được chia thành 2 đợt, cách nhau 3 tháng:
Thời điểm 1: tháng 10/2011: nghiên cứu tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 tại Hà Nội vào đầu năm học (lần 1)
Thời điểm 2: tháng 1/2012: nghiên cứu tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 tại
Hà Nội khi kết thúc học kỳ 1 và học sinh đã biết kết quả học tập của mình (lần 2)
- Về đi ̣a điểm: Tại 3 trường tiểu ho ̣c trên đi ̣a bàn Hà Nô ̣i : trường tiểu ho ̣c dân lập Đoàn
Thị Điểm , trường tiểu ho ̣c công lập Thành Công và trường tiểu học dân lập Đồng Nhân Chúng tôi lựa chọn 3 trường tiểu học trên để đảm bảo mẫu nghiên cứu của chúng tôi có những học sinh thuộc trường dân lập cũng như công lập
7 Giả thuyết nghiên cư ́ u
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mang tính dự báo Giả thuyết chúng tôi đặt ra là: tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà Nội có mối tương quan với nhau:
Trang 3- Tự đánh giá bản thân của học sinh có sự thay đổi qua 2 thời gian nghiên cứu cách nhau 3 tháng
- Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng trực tiếp của kết quả học tập
8 Phương pha ́ p nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản , tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi , bao gồm:
Thang đo tự đánh giá bản thân Toulouse, phiên bản việt Nam
Kết quả học tập: điểm trung bình tất cả các môn học của học kỳ 1
- Phương pháp xử lý số liê ̣u
9 Đo ́ ng góp mới của nghiên cứu
- Đây là mô ̣t trong những luâ ̣n văn tha ̣c sỹ đầu tiên nghiên cứu về mối tương quan giữa kết quả ho ̣c tâ ̣p và tự đánh giá của ho ̣c sinh lớp 5
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ mối tương quan giữa kết quả ho ̣c tâ ̣p và tự đánh giá của học sinh lớp 5 tại Hà Nội
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu mối tương quan giữa tự đánh giá và kết quả học tập
1.1.1 Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập
a Những quan điểm cho rằng không có tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập
Các tác giả Simon và Simon (1975), Hansford và Hattie (1982), Zimmerman, Copeland, Shope và Dielman (1997), Wilma, Patrick và Josep (2005) đã nhận thấy mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập rất thấp
b Những quan điểm cho rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập
Các tác giả Kifer (1973), Dorle, Rubin và Sandidge (1977), Davies và Brember (1999)
đã nhận thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh
Tại Việt Nam, tác giả Đỗ Ngọc Khanh (2005) đã đưa ra kết luận: Các học sinh có học lực yếu có mức độ tự đánh giá bản thân về học tập, cảm xúc và đạo đức thấp nhất và mức độ này của các em tăng lên dần theo mức độ tăng của xếp hạng học lực
Như vậy, hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có được một kết luận ngã ngũ về mối tương quan này
1.1.2 Cơ chế tác động trong mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập
a Quan điểm cho rằng không có mối tương quan đáng kể giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập
McFarlin và Blaskovich (1981) cho rằng sự thực hiện và thành công bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực nên có rất ít sự khác nhau về thành công giữa những người có tự đánh giá bản thân cao và những người có tự đánh giá bản thân thấp
Trang 4Robinson và Tayler (1991) cho rằng học sinh giải quyết với những đe doạ tự đánh giá thấp do kết quả học tâ ̣p thấp bằng cách giữ mình ở ngoài quan niệm văn hoá cho rằng chúng không tốt khi đi học
Tác giả Harter (1998) cho rằng những học sinh có kết quả học tập thấp, có thể bảo vệ
tự đánh giá của mình bằng cách giảm sự đầu tư trong lĩnh vực học tập, thay vào đó sẽ đầu tư vào những lĩnh vực khác mà các em có thể làm tốt như mối quan hệ liên nhân cách hay trong lĩnh vực thể thao
b Những quan điểm cho rằng có mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập
Holly (1987): 1, Cảm giác vô giá trị có thể dẫn đến trầm cảm và trầm cảm có thể hạn chế việc học tập; 2, Nỗi sợ thất bại có thể khiến cho học sinh chùn bước, trái lại, đối với những học sinh có tự đánh giá cao, các em sẵn sàng nắm lấy cơ hội thử thách; 3, Thất bại liên tiếp cộng với cảm giác bất tài có xu hướng làm cho các em cảm thấy chán nản và mất tinh thần
1.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập
a Văn hoá
b Giới tính
c Tầm quan trọng của việc học tập đối với mỗi cá nhân
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Tự đánh giá bản thân
1.2.1.1 Định nghĩa khái niệm tự đánh giá bản thân
a Khái niệm đánh giá
Người Hy Lạp cổ đại coi “oikeiosis” hay tự yêu bản thân như mục tiêu cuối cùng và ý
tưởng tự biết bản thân như là một cách thức để biết về Chúa Sau đó, thuật ngữ tự đánh giá bản
thân, trong tiếng Anh là “self esteem” được sử dụng lần đầu tiên trong từ điển tiếng Anh Oxford
từ những năm 1.600 và nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau
Theo quan điểm thông thường tại Việt Nam thì “đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật”
Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng khái niệm đánh giá chỉ việc định giá về giá trị của một con người, một sự vật, một hiện tượng
a Khái niệm tự đánh giá bản thân
Trong tâm lý học thế giới hiện nay, các tác giả đưa ra ba quan điểm khi định nghĩa về
tự đánh giá bản thân
Tự đánh giá bản thân như năng lực: William James (1890) là người đi đầu trong
quan điểm này
Tự đánh giá bản thân như giá trị: Morris Rosenberg (1965) là tác giả có quan điểm
chủ chốt trong vấn đề này
Tự đánh giá bản thân gồm cả năng lực và giá trị: Năm 1969, Nathaniel Branden
định nghĩa tự đánh giá bản thân có hai khía cạnh liên quan đến nhau: cảm giác về khả năng tự thực hiện và cảm giác về giá trị cá nhân
Trong bối cảnh văn hoá Việt Nam, tác giả Đặng Hoàng Minh đã đưa ra cách hiểu
về tự đánh giá bản thân như quá trình cá nhân có những phán xét, đánh giá về bản thân mình,
về sự thể hiện, khả năng và tính cách của mình
Trang 5Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng: “Tự đánh giá bản thân là giá trị, ý nghĩa mà cá nhân tự xác định cho bản thân nói chung cũng như các khía cạnh riêng lẻ của nhân cách, của hoạt động, của hành vi"
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi cho rằng tự đánh giá bản thân là quan
điểm và thái độ của cá nhân hướng tới giá trị của chính bản thân mình trong nhiều khía cạnh khác nhau của nhân cách
1.2.1.2 Quá trình phát triển và cơ sở hình thành tự đánh giá bản thân
a Quá trình phát triển tự đánh giá bản thân
Khi một đứa bé mới ra đời, nó chưa có ý thức về mình như một cá thể riêng lẻ của loài người và vì vậy chưa thực sự có tự đánh giá bản thân Khi người xung quanh tương tác với chúng, chúng mới ý thức về sự tồn tại của mình Ở tuổi chập chững biết đi, trẻ nhìn chính mình thông qua con mắt của người khác mà đặc biệt là cha mẹ Đến trước tuổi đi học, tự đánh giá bản thân của trẻ phát triển về mặt thể chất Khi bước vào tiểu học, tự đánh giá bản thân ở giai đoạn này là về việc chúng quản lý nhiệm vụ học tập ở trường, chơi thể thao, ngoại hình, các mối quan hệ bạn bè Ở tuổi vị thành niên, tự đánh giá bản thân có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về hóc môn và cơ thể
b Cơ sở cho quá trình hình thành tự đánh giá bản thân
Một số quan điểm cho rằng những yếu tố bên trong mỗi con người chính là nền tảng cho việc hình thành tự đánh giá bản thân của mình
Laurence Steinberg (1993) cho rằng ở nữ, khi bước vào tuổi dậy thì, những thay đổi về
cơ thể là yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của các em
Shower (1992) cho rằng sự hợp nhất giữa các suy nghĩ tiêu cực và tích cực có ảnh hưởng đến tự đánh giá
Các yếu tố bên ngoài: C.H Cooley (1902) cho rằng tự đánh giá của chúng ta về giá
trị của bản thân mình dựa trên sự đánh giá mà chúng ta tưởng tượng rằng người khác có về chúng ta
Mead (1934) cho rằng con người tiếp thu những ý tưởng, thái độ của những người quan trọng với họ để hình thành tự đánh giá bản thân
Sự kết hợp hai yếu tố bên trong và bên ngoài
Coopersmith (1967) đưa ra bốn yếu tố đóng góp vào quá trình phát triển tự đánh giá bản thân: thái độ tôn trọng và chấp nhận mà trẻ nhận được từ những người quan trọng khác; trải nghiệm về thành công - thân phận và vị trí của trẻ trong môi trường sống của mình; định nghĩa của trẻ về thành công và thất bại - điều phản ánh kinh nghiệm riêng của trẻ; thái độ
chung của trẻ hướng tới những phản hồi tiêu cực hoặc làm giảm giá trị
1.2.1.3 Cấu trúc tự đánh giá bản thân
Có hai cách tiếp cận về cấu trúc hay tính toàn thể của tự đánh giá bản thân: thứ nhất,
tự đánh giá bản thân như bức chân dung thống nhất toàn thể về con người; thứ hai tự đánh giá bản thân như bức chân dung nhiều chiều với những thành tố độc lập
Robins, Hendin và Trzesniewski (2001) đã phát triển một thang đo toàn thể về tự đánh giá để chứng minh quan điểm tự đánh giá bản thân như một cấu trúc tổng thể
Susan Harter (1979) đã chia tự đánh giá bản thân của trẻ thành 5 yếu tố: 1) Tự đánh giá tổng quát; 2) Tự đánh giá về học tập; 3) Tự đánh giá về thể chất; 4) Tự đánh giá về giao tiếp xã hội;
Khi nghiên cứu về tự đánh giá bản thân của học sinh trung học phổ thông, tác giả Đỗ Ngọc Khanh đã sử dụng thang đo của Harter và thích nghi vào văn hoá Việt Nam Tác giả đã
bổ sung thêm khía cạnh đạo đức
Trang 6Các nhà tâm lý học Pháp đã xây dựng một thang đo tự đánh giá bản thân gồm có 5 thành phần là xã hội, học đường, thể chất, tình cảm và tương lai Sau đó, thang đo này đã được tác giả Đặng Hoàng Minh thích nghi tại Việt Nam, bổ sung thêm thành tố gia đình và thu được một thang đo tự đánh giá bản thân gồm có 3 khía cạnh khác nhau là gia đình, thể chất và học đường - xã hội [26]
1.2.1.4 Tính bền vững của tự đánh giá bản thân
a Những quan điểm cho rằng tự đánh giá bản thân không có tính bền vững
Robins, Trzesniewski, Tracy, Gosling và Potter (2002), tự đánh giá bản thân có thể được định hình từ khi còn bé nhưng nó tiếp tục thay đổi và phát triển trong suốt cuộc đời một con người
Leary và đồng nghiệp (1995) cho rằng tự đánh giá bản thân liên quan đến tình trạng mối quan hệ của một người với người khác
b Những quan điểm cho rằng tự đánh giá bản thân có tính bền vững
Tác giả Kernis (1993): tự đánh giá bản thân dao động lên xuống xung quanh một
đường ổn định bền vững
c Một số các tác giả khác cho rằng tính bền vững của tự đánh giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Brown và Mankowski cho rằng một thay đổi nhất thời trong trạng thái tâm lý dẫn đến
sự thay đổi nhất thời tương đương trong tự đánh giá bản thân
1.2.1.5 Phân loại tự đánh giá bản thân
Chris Mruk đã đưa ra một biểu đồ về tự đánh giá và chia tự đánh giá bản thân thành những loại khác nhau
Tự đánh giá bản thân thấp
Tự đánh giá bản thân cao
Tự đánh giá bản thân dựa trên giá trị
Tự đánh giá bản thân dựa trên năng lực
1.2.1.6 Vai trò của tự đánh giá bản thân trong phát triển nhân cách
Tự đánh giá bản thân cho chúng ta biết rằng chúng ta là ai và chúng ta sống trên đời này như thế nào Nó hoạt động trong cả các tình huống, trải nghiệm, trạng thái tồn tại tích cực
và tiêu cực
Trong những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ trước, người ta đã khẳng định rằng
tự đánh giá bản thân là nguyên nhân ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh trong đời sống của con người Tự đánh giá bản thân có mối quan hệ với các yếu tố như trầm cảm, hạnh phúc, hành vi chống đối xã hội
1.2.2 Kết quả học tập
1.2.2.1 Định nghĩa
Good (1973) đã định nghĩa kết quả học tập là thái độ, kiến thức hoặc kỹ năng trong học tập được đánh giá bởi điểm số của các bài kiểm tra hay các bài tập do giáo viên đưa ra [32]
Theo quan điểm của chúng tôi, kết quả học tập là thành tích mà cá nhân đạt được trong học
tập, được đánh giá bằng các bài tập hoặc các bài kiểm tra tại trường lớp, là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực học tập của con người
1.2.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
Các tác giả đã nhận thấy nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh: 1, Bối cảnh văn hoá; 2, Trường học; 3, Điểm cá nhân
1.2.2.3 Cách thức đánh giá kết quả học tập
Trang 7Đối với học sinh lớp 5, kết quả học tập của học kỳ 1 thể hiện ở điểm thi cuối kỳ của các em Có 3 môn học quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc xếp loại học lực của các em đó là: Toán, tiếng Việt và Sử địa
1.3 Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh lớp 5
1.3.1 Đặc điểm phát triển tâm lý chung của học sinh lớp 5
a Sự phát triển của các quá trình nhận thức
Ở tuổi học sinh diễn ra một sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, sự tập trung, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy
b Sự phát triển của xúc cảm - ý chí
Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực Tâm trạng sảng khoái, vui tươi thường bền vững, lâu dài là biểu hiện vốn có ở học sinh
c Sự phát triển nhân cách
Sự phát triển nhân cách của học sinh chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập Vào độ tuổi lớp 5, những tấm gương, những lời đánh giá của bạn bè bắt đầu có ý nghĩa lớn trong việc nhìn nhận, đánh giá bản thân Đó là cơ sở quan trọng của tính tự đánh giá bản thân, nó cho phép phân tích một cách hợp lý khách quan những phán đoán và hành vi của trẻ - một phẩm chất nhân cách quan trọng
1.3.2 Tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5
Có rất nhiều lý thuyết cho rằng giai đoạn trẻ em từ 6 hay 7 tuổi đến 11 hoặc 12 tuổi là giai đoạn trong đó tự đánh giá bản thân của cá nhân có sự phát triển mạnh mẽ
Harter và Whitesell (2003) cho rằng: giai đoạn từ 7 đến 11 tuổi là khoảng thời gian quyết định nhất đối với sự phát triển tự đánh giá bản thân của trẻ vì đó là khi trẻ khám phá, được biết đến, được nhận dạng với khả năng và những đặc điểm của chính mình Tự đánh giá bản thân của trẻ thường liên quan đến đánh giá các chức năng xã hội, thể chất và nhận thức [35]
Theo Erikson, ở giai đoạn từ 7 đến 11 tuổi, trẻ phát triển ý thức về sự chăm chỉ và học cách hợp tác với những người khác Những nhà nghiên cứu theo quan điểm của Erikson lưu ý rằng cảm giác về năng lực và tự đánh giá đóng vai trò quan trọng cốt yếu trong sự phát triển
tự đánh giá bản thân lành mạnh của trẻ
Khi gặp vấn đề với tự đánh giá thì có nhiều yếu tố khác nhau giúp hoặc cản trở sự phát triển tinh thần, sự tự đánh giá bản thân của trẻ Đó là những vấn đề về gen, cách quan sát và giáo dục của cha mẹ, sự quan tâm và chối bỏ của giáo viên, sự hỗ trợ của những trẻ khác, nền văn hoá của trẻ nhấn mạnh tính cá nhân hay những giá trị cộng đồng
Tổng kết lại có thể thấy rằng ở giai đoạn này, khả năng tự nhận thức về bản thân mình
và người khác của các em đã được nâng cao Trải nghiệm thất bại hay thành công trong các mối quan hệ và trong lĩnh vực học tập trong năm năm học đầu tiên của cuộc đời góp phần hình thành cho các em những ý niệm về bản thân mình và cảm giác về giá trị Có thể thấy đây
là giai đoạn mà tự đánh giá bản thân của trẻ em cần được quan tâm nghiên cứu
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 82.1 Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mang tính dự báo Giả thuyết nghiên cứu của
- Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng trực tiếp của kết quả học tập
Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành xác định các biến nghiên cứu của đề tài là:
- Biến độc lập (independent variables): tự đánh giá bản thân của học sinh lần 1, giới
tính, trường, cán bộ lớp, hoạt động ngoại khoá
- Biến phụ thuộc (dependent variables): tự đánh giá bản thân của học sinh lần 2
- Biến trung gian (mediator): điểm trung bình học tập
2.2 Thiết kế nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Hồi cứu những tài liệu có nội dung về:
2.2.1.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu
a Tính tương quan
b So sánh hai giá trị trung bình
c Phân tích phương sai ANOVA
d Phân tích hồi quy
e Mô hình tuyến tính chung
2.2.2 Công cụ nghiên cứu
2.2.2.1 Thang đo tự đánh giá bản thân
Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn thang đo tự đánh giá bản thân của Toulouse (1994) đã được tác giả Đặng Hoàng Minh thích ứng vào Việt Nam
Tác giả Đặng Hoàng Minh đã thích nghi thang đo này thu được là 1 thang đo có 13 câu trải rộng qua cả ba nhân tố gia đình (6 câu), thể chất (4 câu) và học đường – xã hội (3 câu) Độ hiệu lực của toàn thang đo là 0,78, của nhân tố tự đánh giá bản thân về gia đình là 0,82, tự đánh giá bản thân về thể chất là 0,74, tự đánh giá bản thân về học đường – xã hội là 0,44 [26]
Bảng cấu trúc tự thang đo đánh giá bản thân
Gia đình Gia đình tôi yêu thương tôi
Trong gia đình, mọi người không nghĩ đến tôi
Tôi có một vị trí quan trọng trong gia đình
Tôi luôn cảm thấy mình là người thừa trong gia đình tôi
Tôi tin là gia đình tôi sẽ tốt hơn nếu không có tôi
Tôi ước là mình được sinh ra trong gia đình khác
Thể chất Nói chung, tôi nghĩ là mọi người đều thấy tôi ưa nhìn
Tôi thấy mình vụng về, hậu đậu, tay chân lóng ngóng, thừa thãi
Tôi tự hào về cơ thể mình
Tôi thấy rằng cơ thể của mình rất cân đối
Trang 9Học đường – xã
hội
Kết quả học tập không tốt rất dễ làm tôi nản chí
Ở trường, khi tôi không hiểu điều gì, tôi không dám nói ra
Trong nhóm, tôi có cảm giác cô độc, một mình
Những câu hỏi được chúng tôi in nghiêng là những câu hỏi trái chiều
2.2.3 Quy trình nghiên cứu
Thời gian 1: Đo tự đánh giá bản thân của học sinh lần 1 vào thời điểm đầu năm học
(tháng 10/2011)
Thời gian 2: Đo tự đánh giá bản thân của học sinh lần 2 sau 1 tuần công bố kết quả
học tập cuối học kỳ 1 (tháng 1/2012)
2.2.4 Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu là 290 học sinh lớp 5 tại 3 trường tiểu học trên Cụ thể
là 107 học sinh trường Thành công, 90 học sinh trường tiểu học Đồng Nhân và 93 học sinh
trường tiểu học Đoàn Thị Điểm
Đặc điểm của khách thể nghiên cứu:
- Về mặt giới tính: số lượng khách thể nam và nữ tương đương nhau với 146 học sinh nam
và 144 học sinh nữ
- Cán bộ lớp: Trong tổng số mẫu khách thể nghiên cứu, có 66 học sinh là cán bộ lớp và 224
học sinh không phải là cán bộ lớp
- Điểm trung bình: chúng tôi chia khoảng điểm theo quy định chung về học lực với điểm 6
– 7 (học lực trung bình), 7 – 8 (học lực khá), 9 – 10 (học lực giỏi) Kết quả cho thấy, 24.5 %
học sinh đạt điểm trung bình, 50.3 % học sinh đạt loại khá, 13.0% học sinh đạt điểm giỏi
- Hoạt động ngoại khoá: 72,1% học sinh có tham gia hoạt động ngoại khoá, 15,8% học sinh
không tham gia hoạt động ngoại khoá nào
2.3 Tổ chức nghiên cứu
2.3.1 Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học công lập Thành Công B (quận Ba Đình, Hà
Nội) với 1700 học sinh, trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (quận Từ Liêm, Hà Nội) với
3000 học sinh và trường tiểu học dân lập Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với 700 học sinh
2.3.3 Tiến trình thực hiện nghiên cứu
2.3.3.1 Nghiên cứu tài liệu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu
2.3.3.2 Khảo sát thực trạng
- Thời gian 1: tháng 10 năm 2011
Bước 1: Liên hệ với ban lãnh đạo của 3 trường tiểu học, lựa chọn ngẫu nhiên các lớp
tham gia vào nghiên cứu
Trang 10Bước 2: Liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để trao đổi về thời gian và cách thức tiến
hành nghiên cứu
Bước 3: Thực hiện phát phiếu vào thời gian sinh hoạt lớp
- Thời gian 2: tháng 1 năm 2012
Làm việc với giáo viên chủ nhiệm để phát phiếu lần 2 cũng vào giờ sinh hoạt lớp và thu thập
dữ liệu về điểm số của học sinh từ giáo viên chủ nhiệm
2.3.3.3 Làm sạch và xử lý dữ liệu
a Trong công đoạn làm sạch dữ liệu, chúng tôi thực hiện một số thao tác sau:
- Mã hoá lại các câu theo hướng trái chiều, bao gồm những câu sau:
- Kiểm tra các trường hợp bị thiếu (missing data)
- Kiểm tra các trường hợp ngoại lai (outliers) bằng biểu đồ và sắp xếp biến (Sort Case)
- Kiểm tra và loại bỏ những khách thể không thực hiện đủ hai lần đo tự đánh giá bản thân Số liệu chúng tôi thu được gồm có 345 khách thể, sau khi loại bỏ những khách thể không cần thiết như trên, chúng tôi còn 290 khách thể
b Trong công đoạn xử lý số liệu, chúng tôi sử dụng các thống kê mô tả, tính trung bình, tính tương quan, phân tích phương sai, sử dụng mô hình tuyến tính chung phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 tại Hà Nội
3.1.1 Thực trạng tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)
3.1.1.1 Mức độ tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)
Điểm trung bình tự đánh giá bản thân tổng thể của học sinh là 3,94 (gần với mức “phần
nào đồng ý” trên thang đo tự đánh giá bản thân) Độ lệch chuẩn là 0,62 nói lên rằng mức độ
phân tán điểm trung bình về tự đánh giá bản thân của học sinh thấp Như vậy, nhìn chung học sinh có tự đánh giá bản thân tương đối đồng nhất và đạt mức độ trung bình khá
Trong số các khía cạnh của tự đánh giá bản thân thì trong lĩnh vực gia đình, học sinh
tự đánh giá mình cao nhất với điểm số trung bình là 4,38 Xếp sau nhân tố gia đình là hai nhân tố tự đánh giá bản thân về học đường – xã hội với = 3,88 và tự đánh giá bản thân về thể chất với = 3,31 Như vậy, học sinh có xu hướng đánh giá bản thân mình tương đối cao trong khía cạnh gia đình Điều này đồng nghĩa với việc trong môi trường gia đình, các em cảm thấy
được yêu thương, quan tâm, được chấp nhận và có giá trị
Trái với mức độ tự đánh giá bản thân về mặt gia đình là mức độ tự đánh giá bản thân
về mặt thể chất Điểm trung bình của khía cạnh tự đánh giá bản thân về thể chất ( = 3,31)
nằm ở mức ranh giới giữa hai mức đối lập nhau là đồng ý và không đồng ý trên thang đo tự
đánh giá bản thân Điều này chứng tỏ học sinh không thực sự tự tin về đặc điểm cơ thể, ngoại hình của mình
Tự đánh giá bản thân về mặt học đường xã hội xấp xỉ với mức độ “phần nào đồng ý” trên thang đo của chúng tôi khi có giá trị trung bình = 3.88 Con số này chỉ ra rằng trong môi trường học đường và các nhóm xã hội, học sinh cũng có xu hướng đánh giá bản thân hướng theo hướng tích cực hơn là hướng tiêu cực
Tự đánh giá bản thân ở khía cạnh học đường xã hội của học sinh lớp 5 ở mức giữa so với hai khía cạnh trên, tức là mức trung bình khá với điểm trung bình = 3,88
Trang 113.1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 đầu năm học (lần 1)
a Giới tính
Kết quả cho thấy yếu tố giới tính không hề ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân tổng thể của học sinh hay các khía cạnh tự đánh giá bản thân về mặt gia đình, thể chất và học đường – xã hội Giá trị F thu được đều rất nhỏ và các giá trị p đều lớn hơn 0,05 Mối quan hệ giữa giới tính và tự đánh giá bản thân tổng thể có giá trị F = 0,15 và giá trị p = 0,70 > mức ý nghĩa là 0,05 Điều này phản ánh sự bình đẳng về giới trong cảm nhận về giá trị và năng lực bản thân giữa nam và nữ, cũng như phản ảnh phần nào sự bình đẳng về giới trong xã hội hiện nay
Trong tự đánh giá bản thân theo khía cạnh trường học, giữa trường Đoàn Thị Điểm
và trường Đồng Nhân, trường Đồng Nhân và Thành Công có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị p lần lượt là 0,01 và 0,06 (khi xét mức ý nghĩa p < 0,1)
Giữa trường Đoàn Thị Điểm và trường Đồng Nhân (p = 0,02), trường Đồng Nhân và trường Thành Công (p = 0,04) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tự đánh giá bản thân trong khía cạnh học đường – xã hội
Trường Đồng Nhân là trường dân lập với số lượng học sinh tương đối ít (700 học sinh) cho cả 5 khối lớp, không phải là trường có tiếng tăm như trường Đoàn Thị Điểm hay trường Thành Công Có thể vì vậy mà những học sinh học tại trường này cảm thấy ít tự tin về giá trị và năng lực của bản thân mình hơn hai trường tiểu học còn lại
Những học sinh không phải là cán bộ lớp chưa chắc đã phải là người không có năng lực Hơn thế nữa, tuy không phải là cán bộ lớp nhưng các em nhận thấy mình làm tròn nghĩa
vụ của người học trò, cảm thấy hài lòng với bản thân thì điều này cũng là một yếu tố tích cực tác động đến tự đánh giá của các em Còn với những em học sinh tuy là cán bộ lớp, các em có thể đánh giá bản thân mình cao về vị trí trong lớp học nhưng về những mặt khác, các em cũng chỉ như những bạn còn lại trong lớp và vì vậy, tự đánh giá bản thân của các em nhìn chung cũng tương đồng với những bạn không phải là cán bộ lớp
d Tham gia các hoạt động ngoại khoá