1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KỸ NĂNG tự ĐÁNH GIÁ bản THÂN của học SINH lớp 5 ở hà nội

101 948 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 236,08 KB

Nội dung

Tuynhiên lên lớp 5, khi chuẩn bị bước vào đầu giai đoạn dậy thì, nhân cách của các em phát triển mạnh hơn giai đoạn trước, nhiều thuộc tính tâm lý được hình thành rõ nét như tình cảm, tí

Trang 1

Mục lục

PHỤ LỤC

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐÒ

Trang 3

Trong cuộc sống, con người luôn phải tham gia vào các mối quan hệ xãhội khác nhau, với những vai trò khác nhau Để có thể tồn tại, thích ứng thì cánhân phải biết tự đánh giá bản thân (TĐG BT) Khi trẻ nhận thức và đánh giáđược mình, các em sẽ có được quan hệ, giữ vị trí xứng đáng trong nhóm bạn,…

Vì vậy, một trong những kỹ năng (KN) quan trọng mà trẻ cần có khi tham giavào môi trường xã hội là KN TĐG BT

Ý thức về BT được hình thành từ rất sớm, ngay từ cuối tuổi ấu nhi - lúcnhân cách bắt đầu xuất hiện và thể hiện mạnh mẽ ở lứa tuổi thiếu niên Tuynhiên lên lớp 5, khi chuẩn bị bước vào đầu giai đoạn dậy thì, nhân cách của các

em phát triển mạnh hơn giai đoạn trước, nhiều thuộc tính tâm lý được hình thành

rõ nét như tình cảm, tính cách, xu hướng, năng lực, niềm tin,… Do vậy hìnhthành cho mình KN TĐG BT, phát hiện được những ưu nhược điểm, ý thứcđược vẻ bề ngoài, hành vi, những phẩm chất đạo đức,… của BT sẽ tạo tiền đềquan trọng cho trẻ học tập và hoạt động xã hội Khi trẻ nhận thức và đánh giá(ĐG) được mình, các em sẽ học tập tốt hơn, không tự ti cũng như không tự kiêu

Trang 4

khi học tập, vui chơi, lao động,… đặc biệt việc biết phát huy điểm mạnh, hạn chếđiểm yếu sớm làm các em trở thành một con người tự tin, vui vẻ, thành công

HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng đang trong quá trình hìnhthành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa cótính ổn định mà dần dần được hình thành và củng cố Các em có nhận thức, ĐGkhá rõ ràng về người khác nhưng việc ĐG về các đặc điểm sinh học, tinh thần,

xã hội của BT thì còn mơ hồ, chưa rõ nét; điều này tạo ra những khủng khoảngtrầm trọng, kéo dài hơn khi các em bước vào tuổi thiếu niên Do đó việc giáo dục

KN TĐG BT cho HS lớp 5 có vai trò vô cùng quan trọng, tạo hành trang vữngchắc để bước vào lứa tuổi thiếu niên, giúp các em vượt qua khủng hoảng tuổidậy thì một cách dễ dàng, là cơ sở nền tảng giúp HS phát triển nhân cách saunày

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về TĐG Tuy nhiên, cáccông trình này chủ yếu đi vào tìm hiểu thực trạng TĐG, có rất ít công trìnhnghiên cứu về KN TĐG, chủ yếu chỉ nghiên cứu trên đối tượng HS Trung học cơ

sở và HS Trung học phổ thông, hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu HS lớp 5

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng

tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 ở Hà Nội”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng KN TĐG BT của HS lớp 5 tại một số trường Tiểuhọc ở Hà Nội Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN TĐG BT chocác em

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ và biểu hiện KN TĐG BT của HS lớp 5

Trang 5

3.2 Khách thể nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu 320 khách thể, bao gồm:

- 280 HS khối lớp 5 ở hai trường Trường Tiểu học Hồng Phong – HuyệnChương Mỹ và Trường Tiểu học Mỹ Đình – Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

- 20 cán bộ giáo viên của hai trường Trường Tiểu học Hồng Phong – HuyệnChương Mỹ và Trường Tiểu học Mỹ Đình – Quận Nam Từ Liêm

- 20 phụ huynh HS của hai trường Trường Tiểu học Hồng Phong – HuyệnChương Mỹ và Trường Tiểu học Mỹ Đình – Quận Nam Từ Liêm

4 Giả thuyết khoa học

HS lớp 5 ở Hà Nội có KN TĐG BT ở mức độ trung bình Có sự khác biệt

về KN TĐG BT cơ bản theo giới tính, địa bàn sinh sống Có một số yếu tố chủquan và khách quan ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển KN TĐG BT củacác em như do sự thiếu đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục gia đình, nhàtrường, xã hội; do HS chưa quan tâm nhiều tới việc rèn luyện KN TĐG cho BT,

….; trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KN TĐG BT

5.2 Xác định thực trạng KN TĐG BT của HS lớp 5 tại các trường Tiểuhọc ở Hà Nội và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên.5.3 Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao KN TĐG BT cho

HS lớp

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Trang 6

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp thống kê toán học

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ KỸ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ

BẢN THÂN

1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong lịch sử phát triển của tâm lý học, vấn đề TĐG được nghiên cứu khásớm và ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học Nhìn chung, cáctác giả nghiên cứu TĐG dưới nhiều góc độ như: sự hình thành của TĐG, đặctrưng của TĐG, vai trò của TĐG với sự hình thành và phát triển nhân cách,…

Do TĐG được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau và nghiên cứu với nhiềukhía cạnh khác nhau, chúng tôi sẽ điểm qua một số vấn đề được quan tâm nhất

cả trong và ngoài nước

1.1.1 Vài nét nghiên cứu về kỹ năng tự đánh giá bản thân trên thế giới

Vấn đề TĐG của HS đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm ởcác nước thuộc Liên Xô (cũ), Ba Lan, Đức,…

A.I.Lipkina và L.A.Rưbak trong công trình “Tính phê phán và TĐG trong

hoạt động học tập” đã xác định bản chất tâm lý và nguồn gốc của TĐG Theo

họ, bản chất tâm lý của TĐG là: “thành phần không thể tách rời của ý thức, của

sự phản ánh chính BT mình cũng như mối quan hệ của mình với người khác, vớithực tế xung quanh” Như vậy, khi xem TĐG là sự phản ánh hiện thực kháchquan – BT và mối quan hệ xã hội của cá nhân, TĐG là hiện tượng tâm lý có thểnhận thức và ĐG được Họ cũng chỉ ra nguồn gốc của TĐG: “Sự phát triển lịch

sử xã hội tác động vào cá nhân thông qua hoạt động ngày càng phát triển, càng

Trang 7

phức tạp của BT” Là một hiện tượng tâm lý, TĐG chịu sự chi phối của các yếu

tố lịch sử, xã hội thông qua hoạt động và giao lưu của cá nhân Vì thế, khi nghiêncứu TĐG cần đặt trong lĩnh vực hoạt động cụ thể, một bối cảnh nhất định Kếtluận trên cũng xác định TĐG mang tính chất xã hội Những quan hệ xã hội,chuẩn mực xã hội,… được cá nhân lĩnh hội thông qua hoạt động và giao tiếp sẽtrở thành những tiêu chuẩn để ĐG người khác và BT Cho nên, khi xem xét TĐGcủa cá nhân cần lưu ý đến tiêu chuẩn xã hội và hoàn cảnh TĐG [16, 12]

V.P Levcovic khi nghiên cứu về “Sự TĐG và vai trò của nó trong quá

trình hình thành nhân cách”, đã xác định mối quan hệ giữa tự ý thức (TYT) và

TĐG, TYT phát triển đến một giai đoạn nhất định mới xuất hiện TĐG Khi đó,TĐG vừa mang những đặc tính của TYT đồng thời có những điểm đặc điểmriêng của mình, thể hiện qua cấu trúc: nhận thức về BT, ĐG đúng khả năng và cóthái độ phê phán đối với BT Từ việc phê phán BT, cá nhân sẽ điều chỉnh hành vi

để phù hợp với mong muốn của mình, yêu cầu của xã hội, TĐG trở thành mộttrong những động cơ thúc đẩy sự phát triển nhân cách Như vậy, TĐG là điềukiện bên trong điều khiển hành vi của con người, điều khiển sự phát triển nhâncách [16,24]

S Franz là một trong những tác giả nghiên cứu sâu về TĐG vì thế đóng

góp của bà ở lĩnh vực này rất đa dạng và bao quát Điều khác biệt với các tác giảkhác là bà xem xét TĐG dưới góc độ nhận thức luận Theo S Franz, “…TĐG làmột dạng đặc biệt của hoạt động tự nhận thức Bởi nền tảng của cách tiếp cậnnày quá trình tự nhận thức, Franz đã phân tích các quá trình cấu thành nên nó vàkhẳng định từ quá trình tự nhận thức sẽ dẫn đến TĐG” Như vậy, S Franz đãlàm rõ bản chất và cơ chế tâm lý của TĐG Ngoài ra, bà cũng nghiên cứu sâu vềcác đặc điểm của TĐG, đặc biệt tính khách quan của TĐG Từ kết quả nghiêncứu, bà đã đề xướng một số phương hướng phát triển khả năng TĐG, tổ chức

Trang 8

thực nghiệm để kiểm tra tính khoa học và thực tế các phương hướng đó [29,9].Cách tiếp cận của S Franz đã mở ra một hướng mới trong nghiên cứu TĐG.TĐG một hiện tượng tâm lý có mức độ biểu hiện cụ thể, có thể đo lường được.Hơn nữa, khi được xem là quá trình nhận thức gồm các quá trình cụ thể, TĐG cóthể tác động, điều chỉnh được qua việc tác động đến các quá trình thành phần của

nó Đây là điều mà ngoài Franz, các nhà nghiên cứu khác chưa chỉ ra được Ngoài các tác giả tiêu biểu trên, TĐG cũng được nhiều nhà tâm lý học quan

tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau: J.A.Andrusenco đã tìm hiểu

“Những điều kiện tâm lý để hình thành TĐG của HS cấp I ”; Ph.I.Ivasenco

quan tâm “Những đặc điểm TĐG của HS lớn trong học tập và lao động”.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu nhất địnhkhi luận giải các vấn đề cơ bản của TĐG A.I.Lipkina và L.A.Rưbak chỉ ra bảnchất, nguồn gốc xã hội, vấn đề tiêu chuẩn và hoàn cảnh xã hội của TĐG, V.P.Levcovic khẳng định vai trò của TĐG là động cơ thúc đẩy hành vi và điều khiển

sự phát triển nhân cách, thì S.Franz với cách tiếp cận nhận thức luận, đã phântích sâu sắc bản chất, cơ chế hình thành TĐG Đó là những cơ sở lý luận quantrọng phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này

Ở các nước phương Tây, TĐG được nghiên cứu từ rất sớm song song vớivấn đề TYT, cái “tôi” (self), “lòng tự trọng” (self-esteem) của cá nhân Gần đây,TĐG càng được nghiên cứu nhiều ở các nước phát triển Thống kê cho thấy ởPháp, trong vòng 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX đã có hơn 20.000 nghiên cứu

về sự TĐG BT Còn theo thống kê của hội tâm lý học Mỹ trong vòng 30 năm kể

từ 1967 đến năm 1996 đã có 13.787 bài viết về TĐG [7, 20]

Về mặt lịch sử, W Jame là người đặt viên gạch đầu tiên cho những nghiên

cứu về TĐG Những phát biểu về TĐG của ông đặt trên cơ sở lý luận về cái tôi,lòng tự trọng Theo ông, cái tôi là một cấu trúc bao gồm nhiều khía cạnh và cấp

Trang 9

độ khác nhau, mỗi khía cạnh thể hiện một giá trị, một vai trò đặc trưng TĐG là ýthức về giá trị của cái tôi, bao gồm cái tôi tổng quát và những cái tôi cụ thể Việcxác định giá trị liên quan đến kì vọng của cá nhân trong một lĩnh vực nào đó Vìvậy, kì vọng trở thành vấn đề quan trọng nhất trong công thức TĐG [54, 15-18].Nhìn chung, James đã phân biệt TĐG gồm TĐG tổng thể và TĐG những khíacạnh cụ thể của cái tôi và chỉ ra nội dung đa dạng của TĐG bao gồm: thể chất,tính cách, suy nghĩ, giá trị đạo đức,…của cá nhân Ông khẳng định kì vọng của

BT về khả năng của mình là yếu tố bên trong quan trọng nhất trong sự hìnhthành TĐG Hạn chế của James là chưa đưa ra khái niệm TĐG hoàn chỉnh cũngnhư chưa thấy được vai trò của các yếu tố xã hội đối với TĐG

Tiếp bước các nghiên cứu của James, Susan Harter đã đạt những thành tựu

to lớn trong lĩnh vực này Bà đã làm rõ hơn khái niệm TĐG, theo đó TĐG “gắnnhững giá trị cho các thuộc tính của BT” Những giá trị này có thể tích cực haytiêu cực, dựa trên những thuộc tính và trải nghiệm cảm xúc đối lập của BT.Harter phân tích kĩ TĐG tổng thể và TĐG những lĩnh vực cụ thể (nhận thức, xãhội, thể chất, cảm xúc) Từ đó, bà đã xây dựng thang đo TĐG cho trẻ em

(Perceied compentence scale for chilren), (1979), tổ chức thực nghiệm và đạt

được những kết quả cụ thể Theo Harter, trẻ đầu cấp tiểu học đã hình thành ýthức về giá trị BT, tuy nhiên, ý thức đó chủ yếu nghiêng về mô tả BT hơn làTĐG Với những trẻ ở cuối bậc tiểu học, đã có sự gia tăng tính khác biệt, chínhxác và ổn định một cách tương đối trong ý thức về giá trị BT trong mối quan hệvới bạn bè trang lứa, học tập, hành vi, thể thao và thể chất; TĐG tổng thể đượctrẻ xây dựng trên ý thức tổng quát về giá trị của của BT [54, 4] Thành tựu củaHarter là một trong những nguồn tham khảo đáng lưu ý khi tìm hiểu về TĐG

Một số nhà nghiên cứu như C.H.Cooley, G.H.Mead, J.M.Blaldwin,…

khẳng định TĐG có nguồn gốc xã hội, là kết quả của sự tương tác xã hội với

Trang 10

những người xung quanh và tri giác BT Lý thuyết về TĐG của C.H.Cooley dựatrên hình ảnh ẩn dụ về “chiếc gương xã hội”, mỗi cá nhân nhìn vào đó và rút ra ýtưởng từ ý kiến của người khác về anh ta Vì thế, TĐG của cá nhân là sự phảnánh xã hội, bao gồm:“(1) hình dung về vẻ bên ngoài của một cá nhân của nhữngngười xung quanh; (2) hình dung về ĐG của họ về vẻ bên ngoài đó; (3) một vàidạng cảm xúc về BT, chẳng hạn như phản ứng xúc động, dẫn đến những ĐGmang tính phản ánh xã hội Những hiện tượng này dần trở nên khác biệt vớinguồn gốc xã hội ban đầu thông qua quá trình tiếp thu có chủ định của cá nhân”[55, 18] Cooley cho rằng, TĐG là hiện tượng có xúc cảm đi kèm theo, đánh dấuvai trò chủ động của cá nhân trong sự phát triển TĐG, đặc biệt là TĐG về cảmxúc như tình cảm tự hào và xấu hổ Như vậy, Cooley khẳng định nguồn gốc xãhội của TĐG, thái độ của những người xung quanh đối với cá nhân sẽ quy định

ĐG của họ về BT

Tương tự Cooley, G.H.Mead khẳng định vai trò của tương tác xã hội đối

với sự hình thành TĐG Ông phát biểu: “Chúng ta thể hiện cái tôi của mình ởchừng mực nào phụ thuộc mức độ chúng ta nắm bắt thái độ mà người khác đối

xử với mình” Từ đó, TĐG được hình thành từ thái độ của người khác đối với

BT, những ĐG có ý nghĩa của nhiều người khác nhau, bằng cách này hay cáchkhác, đã tạo ra sức mạnh tâm lý tác động đến ý thức tự xác định giá trị của cánhân với tư cách một con người TĐG cũng được xây dựng trên cơ sở trẻ bắtchước vai trò của người lớn Khi hành động như người lớn, trẻ không chỉ nắmbắt vai trò của họ mà còn thừa nhận một người có rất nhiều vai trò trong xã hội,

từ đó trẻ điều chỉnh hành vi của mình Những kinh nghiệm này được khái quáthóa và cung cấp cho trẻ hình ảnh cái tôi của BT, giá trị của cái tôi

J.M.Blaldwin cho rằng TĐG hình thành từ việc bắt chước những người

xung quanh Ông xác nhận (1897): “Sự phát triển nhân cách của một đứa trẻ có

Trang 11

thể không tiếp tục nếu không có những biến đổi ý thức của nó về BT từ nhữngnhận xét của người khác.Vì vậy, đứa trẻ ở mỗi cấp độ, thật sự là một phần củangười khác, thậm chí một phần nào đó suy nghĩ của nó cũng vậy” [54, 20] Tuynhiên, đó không phải là sự bắt chước rập khuôn máy móc mà mang tính xã hội

và sáng tạo Đó là một quá trình tương tác, thông qua bắt chước trẻ phát triểnnhững hành vi đặc trưng của mình mà lúc đầu là từ gợi ý của người khác, sau đó

là của BT Ông cũng cho rằng gia đình là nơi cung cấp những mô hình đầu tiên

để đứa trẻ bắt chước, sau đó là nhà trường và môi trường xã hội rộng lớn hơn Với những nghiên cứu trên, quan niệm của những người xung quanh có ýnghĩa quan trọng trong việc hình thành TĐG của cá nhân, thông qua tương tác xãhội Cooley nhấn mạnh TĐG là sự phản ánh xã hội, Mead và Baldwin thống nhất

ý kiến khi xác định vai trò của bắt chước và việc thực hiện các vai trò xã hộitrong hình thành TYT nói chung, TĐG nói riêng Những nhận định này giúpchúng tôi khẳng định ảnh hưởng ý kiến của những người xung quanh đến TĐG

và củng cố ý tưởng phải tham khảo ý kiến của những người gần gũi cá nhân khinghiên cứu KN TĐG BT

Ngoài ra, một số tác giả như M Rosenberg, S Coopersmith,…đã có nhiềuđóng góp trong nghiên cứu TĐG, nhất là xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnTĐG

Theo Rosenberg, Coopersmith cả Harter, mức độ quan tâm chăm sóc

của cha mẹ, khả năng nhận thức của trẻ trong các lĩnh vực trẻ cho là quan trọng,

… đều có tác động đến TĐG của trẻ Rosenberg cho rằng tôn giáo, thứ tự sinh

cũng ảnh hưởng đến TĐG, đặc biệt trẻ con một, trẻ nam có TĐG cao hơn Theo

Coopersmith nghề nghiệp của cha mẹ, TĐG của cha mẹ, tình trạng hôn nhân,

hành vi ứng xử của cha mẹ, khả năng kết quả học tập của trẻ có ảnh hưởng đến

Trang 12

TĐG của trẻ [17, 18] Những kết quả này định hướng cho chúng tôi phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến KN TĐG BT của trẻ trong kết quả thực tiễn của đề tài Điểm qua những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, chúng tôi thấyTĐG được quan tâm nghiên cứu từ lâu, dưới nhiều góc độ khác nhau W.James,C.H.Cooley, G.H.Mead đã đặt những nền tảng đầu tiên cho lý luận về TĐG vàảnh hưởng đến các nghiên cứu sau này Họ tập trung vào những vấn đề cơ bảnnhư khái niệm, nguồn gốc của TĐG Các nhà nghiên cứu thuộc thế hệ tiếp theonhư M.Rosenberg, S.Coopersmith S.Harter,…đã có những thành tựu nổi bậcnhư: xây dựng các thang đo TĐG và tiếp tục bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đếnTĐG Tuy nhiên, các vấn đề như cơ chế, vai trò của TĐG chưa được họ quantâm Các nhà tâm lý học theo trường phái Mac-xít như A.I.Lipkina vàL.A.Rưbak, V.P Levcovic, S.Franz,… có nhiều phát hiện quan trọng ở các vấn

đề như: bản chất, cơ chế, vai trò của của TĐG trong hình thành và phát triểnnhân cách,… Trong đó, lý luận của Franz về TĐG dưới góc độ nhận thức luận đã

là kim chỉ nam cho những nghiên cứu về TĐG ở Việt Nam trong những năm gầnđây và là một trong những cơ sở lý luận chính cho đề tài nghiên cứu này

1.1.2 Vài nét nghiên cứu về kỹ năng tự đánh giá ở Việt Nam

Tại Việt Nam, KN TĐG được nghiên cứu nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niênvới các hướng nghiên cứu chủ yếu là TĐG trong học tập của thanh thiếu niên,TĐG đối với sự phát triển nhân cách, các yếu tố ảnh hướng đến TĐG của thanhthiếu niên … Có thể kể đến một số tác giả sau:

Tác giả Lê Ngọc Lan với luận án phó tiến sĩ “Nghiên cứu về mối quan hệ

giữa khả năng TĐG một cách phù hợp của HS đối với thái độ học tập và động

cơ học tập”, tác giả đã tìm ra được mối quan hệ về TĐG với thái độ, động cơ

học tập của HS, sự TĐG về thái độ đối với học tập của các em HS lớp 6 và lớp 8

Trang 13

phát triển chưa đầy đủ, không có sự khác biệt TĐG thái độ, động cơ học tập ởcác môn học khác nhau [12]

Tác giả Vũ Thị Nho (1998) với đề tài “Trình độ học lực và khả năng

TĐG phù hợp, ổn định của HS cuối bậc tiểu học”, tác giả cho thấy: HS tiểu học

đã có khả năng TĐG những phẩm chất nhân cách cơ bản song HS ĐG chưa ổnđịnh, hợp lý; HS giỏi TĐG phù hợp, ổn định hơn các HS khác Tác giả cho rằng,

ở độ tuổi tiểu học, TĐG có liên quan chặt chẽ với việc tự giáo dục, trẻ càng TĐGđúng, hợp lý về mình bao nhiêu thì càng biết cách sớm định hướng, điều khiển

BT HS cuối bậc tiểu học đã có khả năng TĐG những phẩm chất nhân cách cơbản của người HS, người đội viên Song việc ĐG ổn định và phù hợp chiếm tỷ lệchưa cao và phụ thuộc khá rõ vào nội dung, chuẩn ĐG cũng như trình độ họclực HS giỏi TĐG phù hợp, ổn định trội hơn hẳn so với HS các loại khác Tác giảcho rằng, với HS cuối bậc tiểu học, việc nâng cao chất lượng học tập, khả năngnhận thức là một trong những con đường nâng cao khả năng TĐG của các em,giúp các em định hướng chính xác, điều chỉnh và tự giáo dục một cách hiệu quả

Tác giả Nguyễn Thị Hoa (1999) trong bài viết “Con người thích TĐG và

được ĐG hình ảnh cái tôi của mình như thế nào?” đã khẳng định: tất cả mọi

người đều có nhu cầu muốn TĐG và được ĐG hình ảnh cái tôi, con người thíchnhững nhận xét thống nhất với nhận xét của họ hơn là những nhận xét tráingược, do vậy mọi người thường tìm cách để người khác ĐG về mình theo đúngnhững điều mình mong muốn

Đề tài “Những tổn thương tâm lý của thanh thiếu niên do bố mẹ li hôn”

của tác giả Văn Thị Kim Cúc (2003) đã chỉ ra được mối tương quan giữa biểu

tượng gia đình và sự TĐG BT của trẻ từ 10 – 15 tuổi Tác giả cho thấy: ở nhữngtrẻ có bố mẹ ly hôn, tồn tại nhiều dạng và mức độ tổn thương tâm lý khác nhau;các tổn thương tâm lý này ít nhiều có ảnh hưởng đến TĐG của trẻ, trẻ có bố mẹ

ly hôn thường TĐG BT thấp hơn so với TĐG của trẻ sống trong gia đình bình

Trang 14

thường Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: những biểu tượng trẻ có được về gia đìnhmình, về người bố, về người mẹ có mối tương quan rất chặt chẽ tới hình ảnh màtrẻ có về BT mình Sự hình thành biểu tượng về gia đình, về giá trị của người

mẹ, người bố trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng đến việc xácđịnh vị trí của trẻ trong gia đình: mình được tôn trọng, quan tâm như thế nào?,

bố mẹ có thật lòng yêu thương mình không?, Những gì trẻ cảm nhận được sẽ

là cơ sở để trẻ thiết lập nên những giá trị về mình [7, 23]

Tác giả Đỗ Ngọc Khanh (2004) với đề tài “Ảnh hưởng của sự TĐG BT

đến sự phát triển nhân cách” cho thấy TĐG có vai trò quan trọng trong sự phát

triển nhân cách, những người TĐG cao và hợp lý thường có các mối quan hệ liênnhân cách tốt đẹp, dễ dàng ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống, ngược lạiTĐG thấp sẽ gây tổn hại các mối quan hệ liên nhân cách , gây trầm cảm, lo lắng

… Năm 2005, tác giả này tiếp tục công bố nghiên cứu về TĐG qua bài viết

“TĐG của HS trung học cơ sở ở Hà Nội”, tác giả đưa ra kết luận: mức độ TĐG

của HS THCS ở Hà Nội đạt mức trung bình Nhìn chung, sự TĐG về học tập,đạo đức, xã hội đạt mức trung bình cao, sự TĐG về thể chất ở mức trung bình,các em hài lòng về sức khỏe của mình hơn là vóc dáng, sự TĐG về cảm xúc chỉ

ở mức trung bình thấp [17, 36]

Tác giả Ngô Thị Đẹp (2007) nghiên cứu TĐG ở sinh viên, đề tài “Những

yếu tố tác động đến TĐG của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

này cho thấy TĐG của sinh viên ở mức trung bình Trong đó, sinh viên TĐG sự

“quan tâm của gia đình” là cao nhất, tiếp theo là “trách nhiệm đối với BT” và

“TĐG về đạo đức”; các yếu tố “hoạt động xã hội”, “ngoại hình” và mặt trí tuệ”

có ảnh hưởng ít nhất đến TĐG của sinh viên

Tác giả Bùi Thị Hồng Thắm (2010) với đề tài “Khả năng TĐG các phẩm

chất ý chí của HS trung học phổ thông”, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng

Trang 15

TĐG phẩm chất ý chí của HS trung học phổ thông chưa cao, chưa có tính kháchquan, TĐG BT của HS ở mức trung bình [29]

Tác giả Bùi Hồng Quân (2011) với đề tài “KN TĐG của thiếu niên tại

các Trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu

này cho thấy, kỹ năng TĐG của thiếu niên chỉ đạt mức trung bình, các em khôngthường xuyên ĐG về mình, các em TĐG BT mình cao hơn sự ĐG của thầy cô,bạn bè về các em; phần lớn các em đã biết lắng nghe sự ĐG của người khác vềmình dù ý kiến đó đúng hay sai, tốt hay xấu

Tóm lại, vấn đề TĐG được rất nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nướcquan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứuchỉ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng TĐG, các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG củakhách thể nghiên cứu Có rất ít công trình đi sâu vào nghiên cứu KN TĐG

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Kỹ năng

1.2.1.1 Khái niệm kỹ năng

Trong bất kỳ hoạt động nào, muốn đảm bảo kết quả, con người không chỉcần có tri thức, kinh nghiệm mà cần phải có những KN, kỹ xảo nhất định

Trong tâm lý học tồn tại hai quan niệm khác nhau về KN:

* Quan niệm thức nhất: Xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động.

Đại diện là tác giả A.V Petrovxki, V.A Cruchetxki, A.G Covaliov, P.A Rudich,Trần Trọng Thủy,

- Tác giả V.A Cruchetxki cho rằng: “KN là sự thực hiện một hành động

hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật hay những phương thứcđúng đắn” Như vậy theo ông, KN chỉ là phương thức thực hiện hành động đãđược con người nắm vững Con người chỉ cần nắm vững thủ thuật hay phươngthức hành động là đã có KN, không cần tính đến kết quả của hành động

Trang 16

- V.V Tsebuseva quan niệm: “Muốn thực hiện được hành động phải nắm

được tri thức về hành động nghĩa là phải nắm được mục đích, cách thức, phươngtiện, điều kiện của hành động”

- P.A Rudich cho rằng: “KN là động tác mà cơ sở của nó là sự vận động

thực tế các kiến thức đã tiếp thu để đạt hiệu quả trong một hình thức hoạt động

cụ thể” Tuy ông có đề cập đến hiệu quả của hành động, nhưng điều quan trọngông nhấn mạnh là những động tác xuất phát từ những vận động thực tế Như vậytheo ông, KN được xem xét nghiêng về mặt kỹ thuật nhiều hơn

- Tác giả A.G Covaliov nghiên cứu về KN đã quan niệm: “KN là mặt kỹ

thuật của hành động, con người nắm vững được cách thức hành động có nghĩa là

có kỹ thuật hành động, có KN” Quan niệm của tác giả gần giống với quan niệmcủa V.A Cruchetxki

Nói chung, theo quan niệm này, KN là phương tiện thực hiện hành độngphù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững.Người có KN hoạt động nào đó là người nắm vững tri thức về hoạt động đó vàthực hiện hành động theo đúng yêu cầu mà không chú trọng kết quả của hànhđộng

* Quan niệm thứ hai: Xem xét KN không chỉ nghiêng về mặt kỹ thuật của hành

động mà là sự biểu hiện của năng lực con người Đại diện cho quan niệm này làcác tác giả như: X.I Kixegov, K.K Platonov, N.Đ Levitov, Nguyễn Quang Uẩn,Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Tất Dong,

- Theo N.Đ Levitov: “KN là sự thực hiện hành động có kết quả với việc

lựa chọn và sử dụng những phương tiện hợp lý trong những điều kiện nhất định.Người có KN không chỉ nắm vững lý thuyết về hành động mà phải biết vận dụngthực tế”

Trang 17

- Tác giả K.K Platonov quan niệm: “KN là năng lực của con người khi

thực hiện một công việc có kết quả với những điều kiện mới trong một khoảngthời gian tương ứng” “Bất kỳ một KN nào cũng bao hàm trong nó cả biểu tượng

về khái niệm, vốn tri thức, kỹ xảo,… Cơ sở tâm lý của KN là sự hiểu biết về mốiquan hệ qua lại giữa mục đích của hành động, các điều kiện, phương thức thựchiện”

Như vậy KN không chỉ được xem xét riêng về mặt kỹ thuật của hành động

mà còn là biểu hiện của năng lực trí tuệ KN được bộc lộ trong khi chủ thể giảiquyết những nhiệm vụ mới Nó đòi hỏi yếu tố định hướng vào những điều kiệnmới, không chỉ đơn giản nhắc lại những gì đã được lĩnh hội trước kia mà baohàm cả yếu tố sáng tạo

- M.A Đanhilov cũng quan niệm: “KN là một khái niệm phức tạp và súc

tích khác thường Đó là khả năng của con người biết sử dụng một cách có mụcđích và sáng tạo những kiến thức, kỹ xảo của mình trong quá trình hoạt động lýthuyết cũng như thực tế” Cơ sở của KN là sự thông hiểu mối quan hệ qua lạigiữa mục đích hành động; các điều kiện và kiến thức tiến hành hoạt động ấy KNxuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức, là kiến thức trong hành động.[22]

Một số tác giả Việt Nam quan niệm về KN không đơn giản chỉ về mặt kỹthuật của hành động:

- Tác giả Phạm Hữu Tòng cho rằng: KN là khả năng con người sử dụng

các kiến thức và kỹ xảo của mình một cách có kiến thức trong quá trìnhhoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

- Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi thì KN là khả năng con người thực hiện

công việc một cách có hiệu quả và chất lượng trong một thời gian thíchhợp, trong những điều kiện nhất định dựa vào tri thức, kỹ xảo đã có

Trang 18

Như vậy KN không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn làbiểu hiện năng lực của con người, có tính ổn định, mềm dẻo KN có nội dung lànhững quá trình tâm lý, luôn gắn với những hoạt động cụ thể KN được hìnhthành trong hoạt động và trong những điều kiện nhất định.

Hai quan niệm trên về KN hoàn toàn không phủ định nhau nhưng có sựkhác nhau ở chỗ thu hẹp hay mở rộng phạm vi triển khai một KN trong nhữngtình huống cụ thể

Qua việc phân tích các quan niệm về KN, chúng tôi cho rằng: “KN là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động nào đó trên cơ sở vận dụng những tri thức đã có trong điều kiện cụ thể”

1.2.1.2 Phân loại kỹ năng

Có rất nhiều cách phân loại KN khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi tácgiả Chẳng hạn:

- Dựa vào mức độ KN, V.V.Bôgoxloxki chia làm hai loại KN: KN sơ đẳng

có hiệu quả Có thể có nhiều KN hoạt động Căn cứ vào tính chất của mỗi hoạtđộng, người ta có thể chia thành các loại KN sau:

Trang 19

+ KN hoạt động trí tuệ: Là loại KN giúp con người tiến hành các hoạt

động trí tuệ có kết quả Nó được hình thành trong những loại hoạt động trí ócnhư học tập, nghiên cứu để tạo ra sản phẩm tính thần

+ KN hoạt động lao động sản xuất: Bao gồm các KN hoạt động trí tuệ và

hoạt động chân tay, tác động vào thế giới đối tượng, tạo ra sản phẩm vật chất

+ KN hoạt động tổ chức: Là loại KN phức tạp nhất, tác động đến cả hệ

thống con người và hệ thống các mỗi quan hệ giữa con người với công việc docon người đảm nhiệm

1.2.1.3 Cấu trúc tâm lý của kỹ năng

Trong khi hình thành, KN là đại lượng có hướng được hình thành theomột hướng xác định nhằm vào những mục đích, nhiệm vụ cụ thể Về tổng thể

KN có cấu trúc gồm 3 thành phần:

+ Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác và hành động cấu thành KN đó.+ Mục đích tiến hành hành động

+ Các thao tác tương ứng kèm theo những phương tiện thực hiện chúng

1.2.1.4 Các mức độ và giai đoạn hình thành kỹ năng

Có nhiều ý kiến khác nhau về quá trình hình thành KN Một số nhà tâm lýhọc như V.A Cruchetxki, Phạm Minh Hạc, N Đ Levitov, A.V Peterovxki,… chorằng: Quá trình hình thành KN hành động gồm ba bước:

- Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.

- Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu

- Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu và điều kiện

hành động nhằm đạt được mục đích đề ra

Như vậy, KN được hình thành phải trải qua ba bước và thực sự ổn định khingười ta thực hiện hành động có kết quả trong mọi điều kiện khác nhau Cơ chế

Trang 20

hình thành KN thực chất là cơ chế hình thành hành động và luyện tập hành động

đó với mọi điều kiện tình huống khác nhau trong thực tiễn

* Xuất phát từ góc độ chủ thể của các KN được hình thành, K.K Platonov vàG.G Golubev đã đưa ra 5 giai đoạn hình thành KN:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên hình thành KN sơ đẳng Ở giai đoạn này, con

người ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hànhđộng dựa trên vốn hiểu biết và kỹ xảo sinh hoạt đời thường, hành động đượcthực hiện bằng thử và sai

- Giai đoạn 2: Biết cách làm nhưng không đầy đủ Ở giai đoạn này, con người

có hiểu biết về phương thức hành động, sử dụng các kỹ xảo đã có, nhưng chưaphải là kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này

- Giai đoạn 3: Có những KN chung còn mang tính chất riêng lẻ Các KN này

cần thiết cho các hoạt động khác nhau

- Giai đoạn 4: Giai đoạn này có KN phát triển cao, con người biết sử dụng vốn

hiểu biết và kỹ xảo đã có Họ không chỉ ý thức được mục đích mà còn ý thứcđược động cơ, lựa chọn cách thức để đạt mục đích

- Giai đoạn 5: Giai đoạn có tay nghề, ở giai đoạn này con người biết sử dụng

một cách sáng tạo các KN khác nhau Có nghĩa là con người không chỉ sử dụngcác KN đã được hình thành ở mức độ thuần thục, điêu luyện mà còn sáng tạotrong thực hiện

* Trong tác phẩm “Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp” (Tập 1, NXB

GD – 1999), các tác giả Nguyễn Văn Khôi, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Bínhcho rằng: Quá trình hình thành KN trải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Là giai đoạn lĩnh hội, hiểu biết nhằm phục hồi những tri thức đã

có, làm cho nó có khả năng sẵn sàng áp dụng vào tình huống cụ thể một cáchtích cực

Trang 21

- Giai đoạn 2: Giai đoạn tạo dựng động hình vận động thành các vận động vật

chất (động tác, cử động)

- Giai đoạn 3: Giai đoạn hình thành KN nhờ sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần

những động hình đã có kết hợp với việc phân tích, TĐG và điều chỉnh vận động(luyện tập)

Có thể tóm tắt các quá trình hình thành KN ba giai đoạn như sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các giai đoạn hình thành KN

1.2.2 Tự ý thức

Trước hết, tự ý thức là một phạm trù của Triết học Tự ý thức được xem xét ởviệc “con người tự tách mình ra khỏi thế giới khách quan, nhận thức quan hệ củamình với thế giới, nhận thức BT mình với tư cách là một cá nhân, nhận thức các

cử chỉ, hành động, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của mình [16]

Trong Tâm lý học, tự ý thức là một vấn đề cơ bản trong nhiều công trình nghiêncứu lý luận và thực tiễn

Từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (chủ biên)

cho rằng: “Tự ý thức là phương thức quan hệ của con người với chính BT

.Tự ý thức phản ánh mối quan hệ của con người với nhu cầu và năng lực, sự đam

mê và động cơ hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của mình.”

Luyện tập

Quan sát bắtchước

Lĩnh hội hiểu

biết

Động hình vậnđộng

Hình ảnh biểu

tượng vận

động

KN

Trang 22

Trong từ điển Thuật ngữ Tâm lý học và Phân tâm học xuất bản tại New York, tự

ý thức được hiểu theo ba nghĩa:

- Một là, điều kiện cảm xúc của sự tập trung chú ý cao đến những người khác và

do đó hành vi của BT là nền tảng của những ấn tượng đó

- Hai là, ý thức về BT mình.

- Ba là, ý thức về sự tồn tại của mình như một cá nhân có bản sắc riêng [24]

Có thể hiểu tự ý thức là ý thức của cá nhân hướng và chính BT mình đồng thờivới việc phát hiện mình như một nhân cách độc đáo, tự ý thức phải đi đến việcxác định được vị trí, giá trị của BT trong mói quan hệ với những người kháctrong xã hội

A.G.Xpirkin cho rằng “Tự ý thức là sự tự giác của con người về hành động

cũng như kết quả hành động của mình, về tư tưởng, tình cảm, bộ mặt đạo đức,hứng thú, lý tưởng, động cơ và hành vi Đó là sự ĐG tổng thể về BT và vị trí củamình trong cuộc sống” [17, 19]

Từ các định nghĩa trên có thể thấy, nội dung của tự ý thức là toàn bộ những đặtđiểm, thuộc tính về cơ thể, tâm lý, nhân cách của BT chủ thể Tuy nhiên các nộidung của tự ý thức không xuất hiện cùng một thời điểm trong sự hình thành vàphát triển nhân cách

A.N Leonchev đã khẳng định: trong sự phát triển của tự nhận thức, lúc đầu đứa

trẻ nhận ra vẻ bề ngoài của mình, sau đó mới nhận biết những đặc điểm bêntrong; trước hết tách bạch được các đặc điểm về thể chất, tiếp đó mới đến cácđặc điểm tâm lý; ban đầu xác định đặc điểm của người khác và của mình mộtcách cục bộ theo từng mặt tách biệt nhau Nhưng về sau, cách ĐG đó nhườngchỗ cho các ĐG tổng quan hơn, bao quát con người trong toàn bộ và tách bạch ranhững nét bản chất của nó [19, 267]

Trang 23

Các nội dung của tự ý thức tạo thành một cấu trúc theo tầng bậc mà bậc phát

triển cuối cùng là tự dánh giá Tác giả I.S.Kôn đã đưa ra định nghĩa: “Tự ý thức

là một cấu trúc tâm lý bao gồm:

- Thứ nhất, ý thức về tính đồng nhất của mình.

- Thứ hai, ý thức về cái tôi của BT như là cơ sở của tính tích cực hoạt động.

- Thứ ba, ý thức về những thuộc tính và phẩm chất tâm lý của mình.

- Thứ tư, hệ thống xác định những ý kiến TĐG về mặt đạo đức xã hội” [24]

Tác giả cũng cho rằng các nội dung của tự ý thức không xuất hiện cùng một thờiđiểm trong đời sống cá nhân Ở mỗi giai đoạn, phù hợp với sự phát triển nhâncách nói chung, một số nội dung nào đó sẽ được bộc lộ rõ rệt hơn như là nét cơbản của sự phát triển nhân cách giai đoạn đó

A.V.Petrovski quan niệm: Tự ý thức chính là sự phát hiện ra “cái tôi” và “hình

ảnh của cái tôi” Con người khi tham gia vào quan hệ xã hội đã tách biệt BT rakhỏi môi trường xung quanh, cảm thấy mình là chủ thể của các trạng thái, hoạtđộng, của các quá trình tâm lý, thể chất của mình, xuất hiện cho chính mình như

“cái tôi” “Cái tôi” tương phản với “người khác” nhưng luôn luôn quan hệ mậtthiết với nhau Xem xét quá trình khám phá ra “cái tôi” của nhân cách TĐG cóthể được hiểu như là mức độ phát triển cao của tự ý thức, vì vậy, giữa TĐG và tự

ý thức có mối liên kết chặt chẽ với nhau TĐG chỉ có được trên cơ sở của tự ýthức

Theo Vưgotski thì tự ý thức là ý thức xã hội được chuyển vào bên trong, như thế

TĐG chỉ xảy ra khi nào có tự ý thức, nhờ có tự ý thức mới có thể có TĐG [17,34]

S.L.Rubinstein cho rằng: Trong sự phát triển của tự ý thức diễn ra một loạt

các mức độ từ sự nhận thức đơn giản về BT dẫn tới sự nhận thức ngày càng sâusắc hơn Từ sự nhận thức sâu sắc đó gắn liền với một sự TĐG Tự ý thức là sản

Trang 24

phẩm tương đối muộn của ý thức Tự ý thức đòi hỏi đứa trẻ phát triển thành chủthể tách mình khỏi môi trường của nó một cách có ý thức Thoạt đầu, đứa trẻchưa có ý thức, lại càng chưa thể có tự ý thức, mà ý thức lại là dấu hiệu của nhâncách Trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ, dưới ảnh hưởng của hoàn cảnhsống, xã hội, mối quan hệ xã hội dần dần được mở rộng ra giúp trẻ nhận ra mình,

vị trí của mình trong các quan hệ xã hội [17, 34]

Ở Việt Nam, tác giả Phạm Hoàng Gia, trong bài “Ý thức và tự ý thức” đã trình

bày những biểu hiện của tự ý thức và chức năng của nó: “Tự ý thức biểu hiện ra

ở dấu hiệu tự nhận thức của mình (về bên ngoài, về nội dung tâm hồn, vị trí cácquan hệ xã hội của mình…), có thái độ đối với mình (tự phê bình, TĐG, tự nhậnđịnh, có dự định về đường đời của mình, chọn người mẫu để bắt chước, có lýtưởng chí hướng) và có khả năng tự kìm chế, tự thúc đẩy, tự kiểm tra… và là kếttinh của hoạt động tự giáo dục”

Tác giả Lê Văn Hồng đã chỉ ra nội dung của tự ý thức bao gồm:

vụ học tập được các em ý thức trước Sau đó là những phẩm chất thể hiện thái độđối với BT Cuối cùng là những phẩm chất tổng hợp, thể hiện mối quan hệ nhiềumặt của nhân cách

Tóm lại, khi phân tích khái niệm TYT chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Trang 25

1 TYT là hình thức phát triển cao của ý thức Nên cấu trúc của TYT tương

tự như cấu trúc của ý thức, bao gồm: nhận thức, thái độ và hành vi của cánhân

2 Bản chất của TYT là khả năng hiểu BT, “năng lực phân tích các hiệntượng tâm lý trong ta, diễn biến của nó, dự kiến kết quả và khi có kết quảthì phân tích lợi hại,…của kết quả”

3 Nội dung của TYT rất phong phú và phát triển không giống nhau ở mỗi cánhân cũng như mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau, từ bên ngoài vào bêntrong, từ phân biệt đến khái quát, từđơn giản đến phức tạp,… Có thể nói,nội dung TYT phát triển cùng với sự phát triển của trình độ lý luận vànhững yêu cầu của hoạt động học tập và giao lưu của lứa tuổi

- TYT phát triển đến giai đoạn nhất định sẽ xuất hiện TĐG TĐG là mộtmặt biểu hiện, mức độ phát triển cao của TYT Là mặt biểu hiện của tự ýthức ở mức độ cao, TĐG là một khái niệm hẹp hơn, xuất hiện muộn hơntrong sự phát triển tâm lý cá nhân Tự ý thức phát triển tới một giai đoạnnào đó thì TĐG mới xuất hiện

Những kết luận trên là tiền đề, cơ sở để xem xét khái niệm TĐG và nhữngvấn đề cơ bản có liên quan

1.2.3 Tự đánh giá

1.2.3.1 Khái niệm tự đánh giá

Để hiểu khái niệm TĐG, trước hết chúng tôi tìm hiểu về ĐG

Theo quan điểm Triết học, ĐG là thái độ đối với những hiện tượng xã hội, hoạt

động, hành vi của con người; xác định những giá trị của chúng trong tương xứngvới các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhất định, được xác định bằng vị thế

xã hội, thế giới quan, trình độ văn hóa

Theo từ điển Tâm lý học, TĐG là việc cá nhân ĐG mình, ĐG những năng

lực, phẩm chất và vị trí của mình so với những người khác, giá trị mà cá nhân

Trang 26

gán cho mình hoặc cho những phẩm chất riêng biệt của mình TĐG là hạt nhâncủa nhân cách, là yếu tố điều chỉnh quan trọng hành vi của cá nhân Mối quan hệqua lại của con người với những người xung quanh, tính phê phán, tính đòi hỏicủa BT, mối quan hệ qua lại đối với những thành tích và thất bại của người đóđều phụ thuộc vào TĐG TĐG liên quan chặt chẽ với mức độ tự vươn lên, tức làmức độ khó khăn của những mục đích mà con người đặt ra cho mình TĐG cónhững biểu hiện khách quan khi con người ĐG những năng lực và kết quả hoạtđộng của người khác Kinh nghiệm của xã hội và tập thể được cá nhân lĩnh hộiđóng vai trò to lớn trong việc hình thành TĐG Hình thành TĐG đúng mức lànhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục và tự giáo dục Chức năng của TĐG là:

- Chức năng điều chỉnh – trên cơ sở này, cá nhân có quyết định cho nhữnglựa chọn của mình

- Chức năng bảo vệ - đảm bảo sự ổn định và độc lập tương đối của nhâncách

TĐG liên quan chặt chẽ với mức độ kỳ vọng của con người – mức độ khó khăncủa mục đích mà họ đặt ra cho BT Khoảng cách giữa kỳ vọng và khả năng thực

tế dẫn đến việc cá nhân ĐG không đúng về BT, mà hệ quả là các hành vi khôngphù hợp, làm xuất hiện những rối loạn cảm xúc, tăng mức độ lo lắng, Việc ĐGnhững người xung quanh và mức độ thành công của cá nhân đóng vai trò quantrọng trong việc hình thành TĐG

Dựa vào đối tượng ĐG, có thể chia ĐG thành hai loại: ĐG về những đối tượngbên ngoài BT như về người khác, về sự vật, hiện tượng khách quan,… và ĐGchính mình ĐG về mình còn được gọi là TĐG BT

Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TĐG Tuy nhiên, xuất phát từgóc độ nhìn nhận TĐG là giai đoạn phát triển cao của tự ý thức, thể hiện là một

Trang 27

trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách,chúng tôi nêu lên một số quan niệm về TĐG như sau:

V.P Lecovic cho rằng: “TĐG là giai đoạn phát triển cao của tự ý thức, nó bao

gồm không chỉ năng lực nhận thức về BT mà cả sự ĐG đúng sức lực, khả năng

và tỏ thái độ phê phán đối với chính mình [24, 19]

I.A Paloxava quan niệm: “Có thể hiểu TĐG theo hai nghĩa Thứ nhất, đó là biểu

tượng của con người về chính mình đã được hình thành một cách bền vững Thứhai, đó là quá trình cá nhân ĐG mình trên biểu tượng nhân cách về mình đượcnảy sinh, kiểm tra và cải biến [16, 24]

Theo Lipkina, TĐG là thái độ của con người đối với những năng lực, những

khả năng, phẩm chất nhân cách cũng như đối với toàn bộ mặt bên ngoài củamình

Tác giả đã xuất phát góc độ nghiên cứu TĐG ở mặt thái độ, và nhận định đó làquá trình hình thành và phát triển thái độ đối với chính BT Đối tượng của TĐGbao gồm toàn bộ thế giới bên trong của cá nhân cũng như toàn bộ mặt biểu hiệncủa thế giới đó ra bên ngoài Hơn thế nữa, đối tượng mà TĐG nhằm vào khôngchỉ là những giá trị cá nhân đã có mà cả những giá trị cá nhân mong đợi, dự kiến:

“Những biểu tượng của đứa trẻ về cái đã đạt được cũng như những cái mongmuốn đạt được, những dự án về tương lai của nó (có thể còn chưa được hoànthiện) cũng được phản ánh trong sự TĐG” [17,24]

Đóng góp của A I Lipkina là tác giả đã vạch ra bản chất và nội dung củaTĐG Tuy nhiên việc bà đưa ra định nghĩa mà không phân tích nội dung của nó

đã gây khó khăn cho việc nghiên cứu sâu về hiện tượng tâm lý được đề cập tớitrong định nghĩa Mặt khác, trong nghiên cứu của mình tác giả cũng chưa chỉ rõmức độ của sự TĐG của HS và cơ chế TĐG là gì, tức là do đâu mà cá nhân tỏthái độ được với BT

Trang 28

TĐG là giá trị, ý nghĩa mà cá nhân tự xác định cho BT nói chung cũng như cáckhía cạnh riêng lẻ của nhân cách, của hoạt động, của hành vi TĐG xuất hiện nhưmột tổ chức có cấu trúc tương đối ổn định, như là cấu thành quan niệm về BT, tựnhận thức như là quá trình TĐG TĐG được xem là tổ chức trung tâm của nhâncách, là yếu tố trung tâm của quan điểm về BT.

TĐG của một cá nhân phát triển hình hành nên một hệ thống phức tạp, quyếtđịnh tính chất tự quan hệ của cá nhân, bao gồm cả TĐG chung, phản ánh mức độ

tự tôn trọng, tiếp nhận hay không tiếp nhận toàn bộ, cục bộ trong từng phần củaTĐG, là hệ thống đặc trưng cho mối quan hệ với từng khía cạnh nhân cách củamình, với các hoạt động, với hiệu quả của từng dạng hoạt động riêng lẻ TĐG cóthể ở các mức độ ý thức khác nhau

Như vậy, có nhiều quan niệm của các tác giả khác nhau về TĐG Chúng tôi quanniệm TĐG như sau:

TĐG là mức độ phát triển cao của tự ý thức, là sự ĐG của cá nhân đối với mặt bên ngoài và những khả năng, năng lực, những phẩm chất nhân cách của BT.

1.2.3.2 Tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5

Có rất nhiều lý thuyết cho rằng giai đoạn trẻ em từ 6 hay 7 tuổi đến 11hoặc 12 tuổi là giai đoạn trong đó tự đánh giá bản thân của cá nhân có sự pháttriển mạnh mẽ

Theo hai tác giả Harter và Whitesell (2003), giai đoạn từ 7 đến 11 tuổi

là khoảng thời gian quyết định nhất đối với sự phát triển tự đánh giá bản thân củatrẻ vì đó là khi trẻ khám phá, được biết đến, được nhận dạng với khả năng vànhững đặc điểm của chính mình Tự đánh giá bản thân của trẻ thường liên quanđến đánh giá các chức năng xã hội, thể chất và nhận thức [55]

Trang 29

Theo Erikson, ở giai đoạn từ 7 đến 11 tuổi, trẻ phát triển ý thức về sự

chăm chỉ và học cách hợp tác với những người khác Các hoạt động tại trườnglớp giúp trẻ hiểu về vai trò xã hội mới của mình Năng lực cũng như sự thể hiệncủa trẻ mang lại cho chúng một vị trí xã hội nào đó Những trẻ không phát triểnđược những KN cần thiết để đảm nhận vị trí mới trong môi trường mới bắt đầuphát triển “ý thức về sự thấp kém”, điều này có thể dẫn tới những hậu quả về trítuệ, cảm xúc và mối quan hệ liên nhân cách [50, 2]

Những nhà nghiên cứu theo quan điểm của Erikson lưu ý rằng cảm giác về nănglực và tự đánh giá đóng vai trò quan trọng cốt yếu trong sự phát triển tự đánh giábản thân lành mạnh của trẻ Ví dụ, những trẻ không nhìn bản thân chúng nhưmột người có năng lực trong lĩnh vực học tập, xã hội hay các lĩnh vực khác (thểchất, âm nhạc, nghệ thuật) trong suốt giai đoạn tiểu học có xu hướng bị trầmcảm, cô lập xã hội cũng như giận dữ và gây hấn nhiều hơn

Cảm giác thất bại và không có năng lực trong những năm mới đi học khiến chotrẻ hình thành mẫu hình tiêu cực về trường học Những học sinh có khó khăntrong học tập đứng trước nguy cơ gặp các khó khăn về hành vi, học tập và cácrối loạn tâm thần về mặt lâu dài Các em có nguy cơ bị đúp hoặc đuổi khỏitrường Dù gặp thất bại hay thành công khi tham gia các hoạt động ngoài nhàtrường thì việc tham gia những hoạt động này vẫn đóng vai trò quan trọng trong

sự phát triển của trẻ Những trải nghiệm thành công giúp trẻ có được quan điểmtích cực, lành mạnh về năng lực của bản thân và thái độ tích cực hướng đến việchọc tập cũng như các hoạt động và thử thách trong cuộc sống [56, 553-618]

Trong giai đoạn này, trẻ cũng dần dần phát triển năng lực suy nghĩ logic,

có thể nhìn sự vật hiện tượng trong các mối quan hệ với nhau Các em có khảnăng nhìn thấy mặt trái của sự vật, hiện tượng, ĐG chúng và đặt mình vào vị trícủa người khác Đứa trẻ đánh giá thành công hay thất bại của bản thân mình

Trang 30

thông qua so sánh với những bạn cùng trang lứa Gia đình ổn định và mối quan

hệ giữa người lớn với trẻ là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong suốtgiai đoạn này Cảm giác về tự đánh giá bản thân không chỉ liên quan đến thànhcông hay thất bại cá nhân mà còn liên quan đến sự chấp nhận của gia đình Điềukiện hoàn cảnh gia đình có thể dẫn tới cảm giác tự hào hoặc xấu hổ

Sự phát triển khái niệm về BT: trẻ em bước vào những năm đầu của độtuổi đến trường với một sự lạc quan về khả năng làm chủ và thực hiện các nhiệm

vụ, hoạt động của mình Ví dụ, nếu được hỏi về khả năng giải quyết một câu đốkhó, phần lớn học sinh sáu tuổi sẽ trả lời là mình có thể làm được mặc dù chúngkhông làm được những câu tương tự Ở tuổi lên mười, trẻ không còn giữ được sựlạc quan như vậy nữa vì chúng đã có sự kết nối giữa tự đánh giá bản thân với khảnăng thực tế của mình mạnh mẽ hơn Quan điểm về năng lực của bản thân vànhững kỳ vọng về thành công có xu hướng giảm trong những năm học tiểu học

Có một số yếu tố khiến cho sự tự tin của trẻ giảm đi trong suốt những năm họctiểu học Trước hết, đó là do ở mẫu giáo và trong năm đầu tiên đi học, trẻ nhậnđược những đánh giá và nhận xét phản ánh kết quả theo mong đợi hơn là theothực tế Bên cạnh đó, khi trẻ còn bé, chúng có thể cải thiện các KN của mình mộtcách nhanh chóng, nhưng việc chuyển từ thất bại sang thành công khi chúng lớnhơn lại không đơn giản như vậy Cùng với thời gian, chúng nhận được nhiềuphản hồi về sự thất bại hơn, chúng có thể phản ánh về sự thể hiện của mình và sosánh với những trẻ khác nhiều hơn [48, 32-36]

Khi nói về tự đánh giá bản thân ở trẻ em, hai học giả Ryan và Deci đề cập

đến một số vấn đề về TĐG mà trẻ em có thể gặp phải trong độ tuổi này khi trẻgặp khó khăn, trở ngại trong sự phát triển năng lực và giá trị Những vấn đề vềhành vi, học tập, không có sự củng cố tích cực của cha mẹ, môi trường khôngthuận lợi có thể ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân của trẻ theo hướng chuyển

Trang 31

động tiêu cực (Harter, Whitehall và Junkin , 1998) Thứ hai, năng lực của trẻ cóthể không liên quan đến những KN cần có để thành công trong môi trườngchúng tham gia và vì vậy đã hạn chế những KN này Những điều này có thể dẫntrẻ đến nguy cơ thất bại Thứ ba là sự phát triển cá nhân có thể dẫn đến nhữngxung đột về giá trị Những kinh nghiệm về bản chất và bên trong có thể hữu íchcho sự phát triển TĐG bản thân ở trẻ nhưng những kinh nghiệm bên ngoài vàtình cờ không thực hiện được nhiệm vụ này

Khi gặp vấn đề với TĐG thì có nhiều yếu tố khác nhau giúp hoặc cản trở

sự phát triển tinh thần, sự tự đánh giá bản thân của trẻ Đó là những vấn đề vềgen (thuận lợi hay không cho sự phát triển của trẻ trên thế giới), cách quan sát vàgiáo dục của cha mẹ, sự quan tâm và chối bỏ của giáo viên, sự hỗ trợ của nhữngtrẻ khác, nền văn hoá của trẻ nhấn mạnh tính cá nhân hay những giá trị cộngđồng Những trẻ nhận thấy hoàn cảnh thuận lợi vì có những yếu tố tích cực sẽtrưởng thành dễ dàng hơn, trái lại, những trẻ không có sự thuận lợi này sẽ bắtđầu gặp phải những vấn đề về tự đánh giá [67]

Tổng kết lại có thể thấy rằng độ tuổi cuối tiểu học là độ tuổi có nhiều biếnđộng đối với tâm lý của trẻ em Ở giai đoạn này, khả năng tự nhận thức về bảnthân mình và người khác của các em đã được nâng cao Việc thực hiện cácnhiệm vụ học tập trong tương quan so sánh với những bạn khác có thể giúp các

em hiểu rõ hơn về năng lực của người khác cũng như chính bản thân mình Trảinghiệm thất bại hay thành công trong các mối quan hệ và trong lĩnh vực học tậptrong năm năm học đầu tiên của cuộc đời góp phần hình thành cho các em những

ý niệm về bản thân mình và cảm giác về giá trị Các em bắt đầu hình thành thái

độ rõ hơn hướng tới cái tôi của mình liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhaucủa mỗi người như năng lực học tập, năng lực thể chất hay các giá trị trong giađình, nhà trường, xã hội Có thể thấy đây là giai đoạn mà tự đánh giá bản thân

Trang 32

của trẻ em cần được quan tâm nghiên cứu Từ tổng quan những nghiên cứu trướcđây trong nước và trên thế giới, chúng tôi nhận thấy các tác giả chưa chú trọngđến giai đoạn độ tuổi này và đây là một khoảng trống còn bị bỏ ngỏ trong nghiêncứu về tự đánh giá bản thân ở con người Độ tuổi lên 10 cũng chính là giai đoạn

mà các em sắp bước vào thời kỳ mở rộng hơn thế giới xung quanh mình, khôngchỉ hướng đến học tập mà còn hướng đến các mối quan hệ tình cảm và các nhóm

xã hội khác, đồng thời đây cũng là giai đoạn mà các em sắp bước vào tuổi dậythì với những thay đổi lớn về cơ thể và nhận thức Khi đó, các em có thể đứngtrước những xung đột về định hướng và giá trị khi một mặt theo quan điểm vănhoá và mong đợi của xã hội, các em cần coi trọng việc học nhưng trên thực tế,các em lại bị những thứ khác trong cuộc sống cuốn hút Có thể coi đây như mộtgiai đoạn chuyển giao trong sự phát triển tâm lý của trẻ em Và trong bất cứ giaiđoạn chuyển giao nào bao giờ cũng ẩn chứa nhiều xung đột Chính vì vậy KNTĐG BT của HS lớp 5 được chúng tôi tập trung nghiên cứu trong đề tài này

1.2.3.2 Bản chất và cơ chế tự đánh giá

Tác giả S Franz đã phân tích bản chất tâm lý và cơ chế của TĐG dưới góc độnhận thức “sự TĐG là một hình thức đặc biệt của hoạt động nhận thức” [16,25].Quá trình tự nhận thức bao gồm các quá trình sau:

Thứ nhất: Quá trình ghi nhận thông tin bước đầu

Thứ hai: Quá trình dẫn đến sự xác định đơn giản về BT

Thứ ba: Quá trình dẫn đến sự TĐG

Thứ tư: Quá trình dẫn đến sự tự phê phán

Quá trình tự nhận thức dẫn đến TĐG diễn ra theo 4 bước:

Bước 1: Cá nhân tiếp nhận các nguồn thông tin khác nhau về BT

Bước 2: Cá nhân xử lý thông tin và xác định những hiện tượng cơ thể, tâm lý,những thái độ đang tồn tại ở BT

Trang 33

Bước 3: Cá nhân xác định được các hiện tượng tâm lý của mình tồn tại ở mức độnào (Cá nhân xem xét, đối chiếu các hiện tượng đã được xác định với một thangbậc các mức độ ĐG và chỉ ra mức độ tương ứng của hiện tượng đó).

Bước 4: Cá nhân đưa ra nhận xét, ĐG về BT

Ở bước đầu tiên, cá nhân có thể thu nhận thông tin bằng hai con đường:

- Cá nhân tự quan sát, phân tích để có những thông tin về BT

- Cá nhân tiếp nhận sự nhận xét, ĐG của người khác về BT mình trongtương tác với người xung quanh Đây là những thông tin bên ngoài Kếtquả thu thập thông tin phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài (nội dung, độchính xác, khách quan, của thông tin) và các yếu tố bên trong (trình độnhận thức của cá nhân, mối quan hệ giữa chủ thể và người phát thông tin,

…)

Những thông tin bên ngoài có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nhận thứccủa BT về những đặc điểm tâm lý đã có Đối với những thông tin phù hợp thì cánhân tiếp nhận một cách dẽ dàng Khi những thông tin bên ngoài không phù hợpvới nhận thức của BT thì sẽ xuất hiện một khoảng cách về nhận thức giữa cánhân với người xung quanh Nhưng theo xu hướng chung, cá nhân có nhu cầuthống nhất về mặt xã hội với nhóm cơ sở Từ đó, cá nhân sẽ tìm cách xóa bỏkhoảng cách trên Tuy nhiên, cách thức tiến hành để xóa bỏ khoảng cách đómang tính chủ thể của mỗi cá nhân

Ở bước hai, sau khi đã thu nhận thông tin về mình, cá nhân sẽ so sánh nhữngthông tin đó với tự nhận thức của BT để xác định những hiện tượng tâm lý này

có hay không tồn tại ở BT

Bước thứ ba, cá nhân xem xét những hiện tượng tâm lý đã được xác định đó trênmột thước đo mang tính chủ quan (đó chính là những giá trị chuẩn mực, đạo đứccủa xã hội, của nhóm mà cá nhân tiếp thu được thông qua lăng kính chủ quan

Trang 34

của mình) Kết thúc quá trình này, cá nhân xác định được các hiện tượng tâm lýcủa mình đang tồn tại ở mức độ nào.

Bước thứ tư, cá nhân đưa ra phát biểu về BT mình dưới hình thức TĐG

Khi diễn ra bốn bước trên, cá nhân có sự liên hệ với hệ thống quan điểm về giátrị và thái độ với đặc điểm riêng của BT mà S Franz xem xét đó là tự phê phán.Khái niệm TĐG mà S Franz đưa ra cũng như sự phân tích cơ chế TĐG theoquan niệm của ông đã làm sáng tỏ một số điểm quan trọng về lý luận TĐG Ôngnhìn nhận TĐG như một quá trình tự nhận thức đặc biệt, bao gồm các bước tiếpnối nhau trong một cấu trúc vừa chặt chẽ về logic, vừa linh hoạt trong sự sosánh, đối chiếu với ĐG bên ngoài, với hệ thống các tiêu chuẩn khách quan Vớicách nhìn nhận đó đã cho phép đi sâu vào cơ chế của quá trình phức tạp này.TĐG là một hiện tượng tâm lý phức tạp nhưng có thể điều chỉnh được Chúng ta

có thể làm theo từng bước của quá trình để tìm ra nguyên nhân sai sót và khắcphục:

- Có thể cá nhân bị thiếu sót trong việc thu nhận thông tin từ bên ngoài hay

tự quan sát

- Có thể quá trình xử lý thông tin bị sai

- Cá nhân có thể TĐG sai do không hiểu đúng nội dung, tiêu chuẩn ĐG vàthang bậc các mức độ ĐG Do vậy không xác định được các hiện tượngtâm lý của mình trong tương ứng với mức độ nào trong hệ thống thang bậcĐG

- TĐG cũng có thể sai lầm do tổng hợp nhiều nguyên nhân khác nhau

Thông qua việc tác giả phân tích về cơ chế TĐG, ta có thể coi TĐG đúng là một

cơ sở để tìm hiểu khả năng nhận thức, thái độ của cá nhân Tuy nhiên khi tìmhiểu một quá trình TĐG cụ thể nào đó, cần phân biệt khả năng TĐG của cá nhânvới việc cá nhân đó sẵn sàng bộc lộ chân thực kết quả TĐG của mình ra bênngoài Trong thực tế, những yếu tố của bầu không khí tập thể có ý nghĩa rất quan

Trang 35

trọng Để cá nhân sẵn sàng bộc lộ chân thực kết quả TĐG của mình ra bên ngoài.Trong thực tế, những yếu tố của bầu không khí tập thể có ý nghĩa rất quan trọng.

Để cá nhân sẵn sàng bộc lộ TĐG của mình ra bên ngoài, phải có những điều kiệnnhất định như bầu không khí tập thể lành mạnh, các thành viên đoàn kết, thươngyêu lẫn nhau, không phân chia bè phái, tập thể có thái độ đúng đắn trước TĐGcủa họ

Tóm lại, lý luận về TĐG của S Franz đã làm sáng tỏ bản chất và cơ thế TĐG.Tác giả xem TĐG như một quá trình nhận thức đặc biệt, trong đó cá nhân khôngchỉ xác định được các hiện tượng tâm lý đang có ở BT mà còn phải chỉ ra mức

độ của các hiện tượng tâm lý đó

1.2.3.3 Nội dung tự đánh giá

TĐG là mức độ cao của tự ý thức nên nội dung của tự ý thức cũng quy định nộidung của TĐG Tuy nhiên, TĐG là một hoạt động nhận thức đặc biệt nên có nộidung riêng của nó TĐG có nội dung rất phong phú, đa dạng bao gồm tất cảnhững gì thuộc về cá nhân như những đặc điểm thuộc về thể chất, những khảnăng, những biểu hiện thái độ, những thuộc tính nhân cách,…Tuy vậy, tùy theoyêu cầu của hoạt động, do những đặc điểm tâm lý lứa tuổi hoặc do một động cơ

có tính chất cá nhân nào đó mà trong một giai đoạn nhất định của cuộc sống,TĐG của cá nhân chủ yếu hướng vào một số nội dung nhất định

Theo Lipkina, nội dung của TĐG bao gồm tất cả những mặt bên trong cũng như

bên ngoài của cá nhân Khi nghiên cứu về TĐG của trẻ em, tác giả nhận thấyTĐG không chỉ hướng vào những giá trị cá nhân đã có mà còn cả những giá trị

cá nhân mong đợi “những biểu tượng của đứa trẻ về những cái đã có cũng nhưcái mong muốn đạt được, những dự án tương lai của nó (có thể chưa hoàn thiện)được phản ánh trong sự TĐG” [16,30]

Trang 36

Theo kết quả nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi của T.V.Dragunova cho thấy

HS lớp 5 thướng hay nêu lên những phẩm chất và đặc điểm của người bạn cóliên quan tới vẻ mặt bề ngoài, tới thái độ lao động, thái độ học tập, quan hệ bạn

bè, hứng thú và các nét ý chí khác thì ở các lớp sau tần số các phẩm hcaats khácnhau được nêu lên sẽ thay đổi Đối với những phầm chất bề ngoài thì tần sốkhông ngừng giảm sút Càng trưởng thành, cá nhân càng chú ý đến những phẩmchất nhân cách hơn Từ sự ĐG hình thức bên ngoài của mình, cá nhân đi đếnphân tích sâu thế giới nội tâm, ĐG những phẩm chất tâm lý, những nét nhân cáchcủa BT

Như đã đề cập ở trên, Harter nghiên cứu TĐG ở các nội dung cụ thể của

cái tôi, cụ thể: nhận thức (khái niệm học tập), giao tiếp, thể thao, cảm xúc Sau

đó bà tiếp tục bổ sung thành 9 nội dung: khả năng học tập, khả năng công việc,khả năng thể thao, hình thức thể lực, sự chấp nhận xã hội của bạn cùng lứa, mốiquan hệ bạn thân, tình yêu, mối quan hệ với cha mẹ, đạo đức Các nội dung củaTĐG liên quan chặt chẽ với cấu trúc cái tôi và thể hiện nhiều mặt trong đời sốngtâm lý cá nhân Tuy nhiên, các nội dung này vẫn chưa bao quát hết các khía cạnhtrong đời sống tâm lý con người, cần xem xét các hướng nghiên cứu khác

Theo P.R.Tramata, các nội dung TĐG không xuất hiện cùng một lúc.

TĐG diễn ra theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu, đứa trẻ TĐG giới hạn trong những hành động, hành vi

- Giai đoạn hai, TĐG bao gồm cả những trạng thái nội tâm, khả năng và nhữngphẩm chất đạo đức Sự hình thành giai đoạn hai - giai đoạn cao của TĐG bắt đầu

từ tuổi vị thành niên kéo dài suốt cuộc đời con người cùng sự phát triển của trình

độ nhận thức và tích lũy kinh nghiệm

I.A.Paloxova đã chỉ ra con đường phát triển của nội dung TĐG gồm những bước

sau:

Trang 37

Bước 1: Khả năng dự đoán kết quả của những hành động riêng lẻ.

Bước 2: Khả năng ĐG về những năng lực riêng của mình

Bước 3: Có sự hình dung khái quát về những khả năng của mình, những khátvọng đến được đích ở những mức độ nhất định, trong hoạt động xác định

Bước 4: Sự hình dung của cá nhân về nhân cách BT Đây là mức độ cao nhất củaTĐG

Khi coi nội dung của TĐG như một cấu trúc chỉnh thể gồm nhiều bậc phát triểnliên tục, có quan hệ kế thừa nhau, mỗi bậc trong một chừng mực đáng kể đều

phản ánh những đặc điểm lứa tuổi, L.I Ruvinxki và A.E Xoloviva đã chia nội

- Mức độ thứ ba: bảo lưu – chất lượng Đặc trưng của mức độ này là cánhân xác lập được mối liên hệ trực tiếp giữa những hành vi của mình vàchất lượng tương ứng của các hành vi ấy

- Mức độ thứ tư: năng động – chất lượng Mức độ này được đặc trưng bởi

sự nhận thức mối liên hệ phức tạp giữa phẩm chất nhân cách với các hành

vi của BT [24, 24]

Như vậy, nội dung TĐG gắn với mức độ phát triển năng lực nhận thứcdiễn ra theo chiều hướng: từ cái bên ngoài đến bên trong, từ đơn giản đến phứctạp, từ những hành vi có thể quan sát được đến những diễn biến tâm lý bên trongchỉ phân tích được bởi tư duy lý luận phát triển cao Có sự thống nhất của các tácgiả khác nhau khi xem xét nội dung của TĐG Nội dung của TĐG rất phong phú,

đa dạng và sinh động, bao gồm cả những đặc điểm bên ngoài cơ thể lẫn những

Trang 38

nội dung bên trong, kết quả trong hiện tại và những dự định tương lai Tính chấtphong phú, đa dạng và sinh động này có mối quan hệ với tính phức tạp của hoạtđộng mà cá nhân tham gia và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi hoạt động ngày càng

đa dạng, phức tạp thì nhân cách càng phát triển dẫn đến nội dung của TĐG vàkhả năng TĐG của cá nhân càng được nâng cao Do đó khi xem xét TĐG củamỗi người phải dựa trên cơ sở hoạt động của người đó

Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 5, trong phạm vi đề tài này,chúng tôi xác định bốn nhóm giá trị chính trong TĐG của HS lớp 5 đó là: thểchất, học tập, năng lực xã hội, đạo đức

- Về mặt thể chất: Ngoại hình, thể chất là tiền đề của sự phát triển các yếu

tố tinh thần, tâm lý, xã hội của cá nhân Nhận diện, ĐG được thể chất củamình là điều quan trọng để HS củng cố tiền đề thể lực tạo ra sự phát triểntinh thần, tâm lý bền vững TĐG về về thể chất biểu hiện ở khả năng: ĐGđược khiểm khuyết, ưu điểm về thể chất: chiều cao, cân nặng, dáng người,khuôn mặt, tật bệnh, sức khỏe của mình, …

- Về mặt học tập: Học tập là hoạt động chủ đạo của HS tiểu học, vì vậy trẻ

thường xuyên ĐG khả năng học tập của mình thông quan nhận xét, ĐGcủa cô giáo và các bạn cùng lớp HS biết được khả năng học tập của mình(biết được mình giỏi môn nào, kém môn nào?,…), TĐG được sự cố gắng,

nỗ lực của BT trong học tập, biết ĐG kế hoạch, phương pháp học tập củamình

- Về mặt năng lực xã hội: HS có khả năng ĐG được các năng lực xã hội của

BT: khả năng kết bạn, giúp đỡ bạn bè, hợp tác, chiếm được cảm tình củangười khác, ĐG được một năng lực cơ bản: tự phục vụ, tự chăm sóc BT,

- Về mặt đạo đức: Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực mà cá nhân cần

phải tuân theo trong việc ứng xử, giao tiếp với mọi người trong các mối

Trang 39

quan hệ xã hội TĐG được phẩm chất đạo đức là khả năng HS nhận thức,điều khiển các phẩm chất đạo đức của BT như: Có tính cách ra sao? Cótrung thực, khiêm tốn không? Vâng lời, kính trọng cha mẹ thầy cô ra sao?Thể hiện phẩm chất đạo đức như thế nào đối với bạn bè?

1.2.3.4 Đặc điểm của tự đánh giá

Đặc điểm của TĐG tuy không được nghiên cứu nhiều nhưng các tác giả cũng có

sự quan tâm đáng kể Dựa vào các quan điểm khác nhau, các tác giả nêu ra cácđặc điểm khác nhau của TĐG thông qua:

- Tính phù hợp: xét TĐG trong mối quan hệ với thực tế khách quan được

ĐG

- Tính phân biệt và tính khái quát: xét theo nội dung và phạm vi hoạt độngđược ĐG

- Độ cao của TĐG: được xét trong mối quan hệ với hệ thống mức độ ĐG

- Tính bền vững: xét TĐG trong khoảng thời gian nhất định

a Tính phù hợp của tự đánh giá

Cũng như mọi hiện tượng tâm lý khác, TĐG là hình ảnh của hiện thực kháchquan Ở góc độ triết học, ta có thể nói, một hình ảnh được coi là phù hợp “nếu nóđồng nhất với đối tượng được phản ánh trong đó, nếu nó phản ánh đúng đốitượng tương ứng với nó”

Nói đến ĐG thì bao giờ cũng phải nói tới độ chính xác hay mức độ phù hợp của

ĐG TĐG là một hình ảnh của thực tế khách quan được ĐG sẽ coi là có tính phùhợp nếu sự phát biểu đó là chính xác, sát thực với thực tế được ĐG Cho nên,phải lấy thực tế khách quan làm tiêu chuẩn để xem xét tính phù hợp của TĐG

Cá nhân ĐG người khác và người khác ĐG cá nhân đó được gọi là ĐG bênngoài Sự ĐG này phải phù hợp với thực tế khách quan mà cá nhân có Khi ýkiến của cá nhân về mình trùng khớp với ý kiến bên ngoài (sát thực tế) thì TĐG

Trang 40

được coi là phù hợp TĐG được coi là không phù hợp (TĐG cao hoặc thấp sovới những cái thực có của mình) mà nguyên nhân sai lầm có thể nằm ở một hoặcbốn khâu của quá trình TĐG mà chúng ta đã nêu ở trên.

Nhiều tác giả đồng ý rằng, có thể coi ĐG bên ngoài là những tiêu chuẩn để xemxét TĐG Song ĐG bên ngoài phải phù hợp, hoặc giống tựa thực tế khách quan.Bởi lẽ đặc điểm của hoạt động phản ánh là: Kết quả của quá trình phản ánhkhông thể hoàn toàn đúng đắn, phong phú và rộng rãi như chính thực tế kháchquan được phản ánh

Với các công trình nghiên cứu trên HS, thì ĐG bên ngoài thường gặp nhiều là

ĐG của giáo viên, ĐG của bạn học, ĐG của gia đình Mỗi ĐG bên ngoài đó cónhững ưu điểm nhất định, sự ảnh hưởng của những ĐG bên ngoài đó đối với cánhân là khác nhau ở từng lứa tuổi, từng cấp học, lớp học, thậm chí ở từng cánhân HS Tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện khác nhau mà chúng ta sử dụngtừng ĐG bên ngoài cho hợp lý để phát huy tính ưu việt của nó, nhưng khôngphải mọi ĐG bên ngoài đều có thể được coi là tiêu chuẩn để xem xét tính phùhợp của sự TĐG

Vì bản chất xã hội của con người, và cũng vì TĐG không đơn giản nên người taphải dựa trên những ĐG của những người khác về cá nhân để ĐG độ chính xáccủa TĐG TĐG từ góc độ tâm lý là ĐG về những phẩm chất tâm lý bên trong củacon người, cho nên đòi hỏi những người ĐG về cá nhân đó phải là những ngườibiết rõ về đối tượng ĐG

Trong thực tế, không thể so sánh một cách tuyệt đối với thực tế khách quan được

ĐG mà chúng ta chỉ đạt đến mức độ “tựa như” thực tế khách quan TĐG mộtcách chính xác đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nhân cách Tuynhiên, ĐG nói chung là việc làm khó khăn và ĐG chính xác BT càng khó khănhơn rất nhiều

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w