Chính tả cũng là môn học đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ, vănhóa nói chung.Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thựchiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ CẨM MI
NGÀY SINH: 25/10/1994LỚP: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC K13B
RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Hải Phòng, năm 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ CẨM MI
NGÀY SINH: 25/10/1994LỚP: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC K13B
RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Dung
Hải Phòng, năm 2016
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Rèn kĩ năng Chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Cẩm Mi Ngày sinh: 25/10/1994
Lớp: ĐHSPTH K13.2 Khóa: 2012 – 2016 - Trường Đại học Hải Phòng
Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Dung – GV Khoa GDTH&MN
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1 Ý thức tổ chức kỉ luật trong quá trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Mi luôn thựchiện tốt các yêu cầu của người hướng dẫn, có thái độ nghiên cứu khoa họcnghiêm túc, có tinh thần học hỏi và cầu tiến cao Mặc dù tham gia nhiều hoạtđộng Đoàn – Hội của nhà trường, khoa và lớp nhưng em đã dành thời giankhoa học cho việc nghiên cứu đề tài Với sự nỗ lực, say mê cùng thái độ làmviệc nghiêm túc, em đã hoàn thành khóa luận đúng tiến độ và đảm bảo chấtlượng
2 Khả năng nghiên cứu và vận dụng phương pháp
Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Mi là một sinh viên có khả năng tựnghiên cứu khoa học tốt, biết cách tìm tòi tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau,nắm bắt nhanh các vấn đề khoa học và vận dụng vào quá trình nghiên cứu
Bên cạnh đó, em có khả năng hiểu các phương pháp dạy học, biếtphân tích, tổng hợp kiến thức cũng như vận dụng linh hoạt các kĩ năng chính
tả vào thực tiễn dạy học ở Tiểu học Bước đầu sinh viên đã khẳng định được
Trang 4tính khả thi của vấn đề nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy họcTiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạy học Chính tả ở lớp 3 nói riêng
3 Nhận xét khác
Là người hướng dẫn, tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi, say mênghiên cứu khoa học và sự linh hoạt nhạy bén của sinh viên Nguyễn Thị Cẩm
Mi khi vận dụng các kĩ năng chính tả vào quá trình nghiên cứu
Khóa luận đảm bảo tính mới về nội dung và có ý nghĩa thực tiễn cao,
có thể là một tài liệu tham khảo dành cho giáo viên Tiểu học và sinh viênchuyên ngành Giáo dục Tiểu học Kính trình hội đồng xem xét!
Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm 2016
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.s Nguyễn Thị Dung
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI 5
1.1 Kĩ năng Chính tả 5
1.1.1 Chính tả là gì? 5
1.1.2 Rèn kĩ năng Chính tả 5
1.1.3 Rèn kĩ năng Chính tả có vai trò quan trọng trong nhà trường Tiểu học 5
1.1.4 Các nguyên tắc dạy học Chính tả 5
1.2 Chính tả trong chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 3 5
1.3 Thực trạng dạy học Chính tả ở lớp 3 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng 5
1.3.1 Đối tượng và địa bàn khảo sát 5
1.3.2 Nội dung và cách thức tiến hành 5
1.3.3 Phân tích thực trạng dạy học Chính tả cho học sinh lớp 3 5
CHƯƠNG 2: RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ CHO HS LỚP 3 Ở HẢI PHÒNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ 5
2.1 Rèn quy tắc, mẹo chính tả 5
2.1.1 Quy tắc chính tả 5
2.1.2 Mẹo chính tả 5
2.2 Rèn kĩ năng nghe-nói 5
2.2.1 Luyện kĩ năng nghe 5
2.2.2 Luyện phát âm và giải nghĩa từ 5
2.3 Rèn kĩ năng viết chính tả 5
2.4 Rèn kĩ năng Chính tả trong phần bài tập chính tả 5
2.4.1 Rèn kĩ năng Chính tả trong phần bài tập chính tả 5
2.4.2 Xây dựng các kiểu bài tập chính tả 5
CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 5
3.1 Mục đích 5
Trang 63.2 Đối tượng và địa bàn thử nghiệm 5
3.3 Nội dung thử nghiệm 5
3.4 Cách thức tiến hành thử nghiệm 5
3.5 Kết quả thử nghiệm 5
3.5.1 Đo nghiệm kết quả thử nghiệm 5
3.5.2 Nhận xét kết quả thử nghiệm 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5
1 KẾT LUẬN 5
2 KIẾN NGHỊ 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểuhọc và Mầm non đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trìnhhọc tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, khuyến khích, động viên
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm
2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Cẩm Mi
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi íchtrăm năm trồng người” Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, đặcbiệt là những mầm non tương lai của đất nước, Bác luôn kì vọng thế hệ trẻ sẽđưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu Để thực hiện nguyệnvọng đó của Bác, Đảng và Nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệptrồng người
Đảng ta nhận định: “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáodục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới bền vững vàkiên cố Mục tiêu của giáo dục là hình thành cho HS cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất, tình cảm và các kĩ năng cơbản Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là tiền đề hết sứcquan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới.Sai chính tả là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ Nó chứng tỏ sự thiếu hụttri thức văn hóa của người viết Viết sai chính tả là không tôn trọng mình vàkhông tôn trọng người khác, làm giảm hiệu quả thông tin, nhiều khi làmngười đọc hiểu sai ý định của người viết và gây phản cảm khi tiếp nhận vănbản Trong nhà trường Tiểu học, GV và HS càng không thể viết sai chính tả,bởi đây là giai đoạn đặt nền móng cho thế hệ tương lai của một đất nước.Rèn kĩ năng Chính tả cho HS tiểu học là một việc làm thiết thực nâng caochất lượng dạy và học, đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếngViệt, tăng thêm tình yêu của mọi người đối với tiếng mẹ đẻ
Nếu như chúng ta không biết chữ hoặc không viết đúng chuẩn, conngười tự hạn chế hoạt động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy Vìthế dạy chính tả cho HS tiểu học còn giúp cho các em hình thành và pháttriển năng lực tư duy Qua đó có thể cho mọi người thấy rằng Chính tả làmôn học có tính chất công cụ, có vị trí vô cùng quan trọng trong học tập của
Trang 10HS Chính tả cũng là môn học đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ, vănhóa nói chung.
Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thựchiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng nghe - nói -đọc - viết cho HS, và phát triển tư duy cho HS; mở rộng vốn hiểu biết vềcuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới; pháttriển tiếng mẹ đẻ cho HS trong đó có năng lực chữ viết Dạy chính tả cho HStiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cầnđạt tới Trong đó có kĩ năng viết đúng là một trong những kĩ năng vô cùng cơbản và quan trọng để giúp HS tiểu học tái hiện được những suy nghĩ, tâm tư,tình cảm của mình ở hình thức chữ viết và thể hiện được nội dung văn bảntheo yêu cầu, mục đích của người viết
Mặt khác, tiểu học là bậc học cơ sở nền tảng có vị trí quan trọng trong
hệ thống giáo dục nước ta Bậc học trang bị cho các em hành trang ngônngữ, kĩ năng giao tiếp…để chuẩn bị bước vào trường phổ thông và hòa mìnhvào cuộc sống xã hội Môn Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trongcông tác giảng dạy ở trường tiểu học cũng như trong thực tiễn cuộc sống Bộmôn chủ yếu rèn cho HS bốn kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết để hoạtđộng và giao tiếp Qua đó bồi dưỡng lòng yêu tiếng Việt, chữ viết tiếng Việt,thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giúp các em hoàn thiện nhâncách
Trong trường tiểu học tiếng Việt được chia làm bảy phân môn: Tập đọc,Luyện từ và câu, Học vần, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện Cácphân môn có vai trò và nhiệm vụ khác nhau Ở bậc tiểu học, phân mônChính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn thenchốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho HS Không phải ngẫunhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộcmôn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổthông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở
Trang 11phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn Chính
tả độc lập như tiểu học Chính vì vậy, việc dạy chính tả đang là vấn đề quantâm của nhiều người, song kết quả HS viết chính tả chưa đáp ứng yêu cầuhình thành các kĩ năng cơ bản cần có trong quá trình học Tiếng Việt ở bậcTiểu học Nhất là trong quá trình giao tiếp, HS còn nói và viết sai chính tả,gây hiểu nhầm cho người cùng giao tiếp với mình Nguyên nhân chính là donội dung và phương pháp dạy học chưa hiệu quả
Cụ thể về mặt nội dung, việc cung cấp hệ thống quy tắc và bài tập chưathành hệ thống, chưa đủ để HS có thể dựa vào đó mà sau này tự hoàn thiệnkhả năng chính tả Về mặt phương pháp, việc dạy học chủ yếu là hoạt độngcủa thầy, trò thụ động tiếp thu nên hiệu quả chưa cao Trong thực tế quá trìnhgiảng dạy, người GV vẫn còn phụ thuộc vào khung chương trình có sẵntrong SGK mà chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp truyền thụ,dẫn dắt HS về cách viết đúng bài chính tả và thực hành những quy tắc, mẹo,luật chính tả trong quá trình làm bài tập Chính tả Bên cạnh đó, HS chưa thểtạo lập được thói quen, kĩ năng chính tả Vì vậy, “việc rèn kĩ năng Chính tảcho HS” là việc làm cần thiết, giúp HS phát huy năng lực học tập phân mônChính tả và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Tiểu học
Trong thực tế hiện nay, thói quen và kĩ năng Chính tả của HS tiểu họcchưa tốt Đặc biệt là đối tượng HS tiểu học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng
xa do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế Các em ít được rèn luyện
về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo Một trong những nguyên nhânđưa đến thực trạng HS sai chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nàoviết như thế ấy Các em chưa nắm vững quy tắc ngữ âm của chữ quốc ngữ và
ít được biết đến một số mẹo luật chính tả cơ bản Các em HS chưa hứng thúvới môn học, chưa có ý thức tự giác, tích cực học tập Riêng với GV, việcdạy chính tả chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt hết nội dung của SGK qua bàiviết nhưng chưa chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ vùng miền đang ở Hơn nữa,
Trang 12việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho HS chưa được GV quan tâm đúng mứcdẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn Chính tả hiện nay.
Mặt khác, lớp 3 là sự chuyển giao giữa đầu và cuối bậc tiểu học nhằmgiúp các em củng cố những kiến thức, kĩ năng đã học, tích lũy được ở lớp 1,
2 và hoàn thiện ở lớp 4, 5 nên việc “rèn kĩ năng Chính tả cho HS lớp 3” luônđược chú trọng và quan tâm hơn cả
Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học Chính tả ở Tiểu học nóichung, ở Hải Phòng nói riêng trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở.Hiện tượng HS nói, viết không thành câu, thành chữ và đặc biệt là hiện
của phương ngữ Hải Phòng so với tiếng phổ thông đã có ảnh hưởng đến khảnăng định hướng viết đúng chính tả của HS phổ thông, đặc biệt là HS Tiểuhọc ở vùng này Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu tại Hải Phòng – thành phốnơi tôi sinh ra và lớn lên thuộc vùng phương ngữ Bắc Bộ, người dân HảiPhòng nói chung và HS tiểu học trên địa bàn thành phố nói riêng, do mỗivùng miền có đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…nên việc sử dụng ngôn ngữ ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau sao cho phù hợp Đối với HS Tiểu học tại Hải Phòng, các em thường không phát hiệnđược các phụ âm đầu một cách rõ ràng như các vùng phương ngữ Trung vàNam Bộ nên dẫn đến tình trạng phát âm lẫn lộn và dễ viết sai phụ âm đầu
l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,… đặc biệt là trường hợp sai phụ âm đầu l/n Cho nên
trong bài viết cũng như hoạt động giao tiếp của mình HS để lại rất nhiều lỗi.Ngoài ra, khi trẻ mới đến trường vẫn còn hiện tượng nói ngọng phụ âmđầu, phần vần, nguyên nhân là do các em chưa được rèn luyện phát âm nhiềutại gia đình cũng như chưa có điều kiện tham gia vào quá trình học tập thực
sự, phần lớn HS đều chưa có đủ các kĩ năng cơ bản để sử dụng một cách cóhiệu quả trong giao tiếp
Thực trạng nêu trên đặt ra cho các nhà giáo dục mà trước hết là GV,những người trực tiếp giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3 ở Hải Phòng nói
Trang 13riêng một vấn đề quan trọng là: “Làm sao để giúp HS từng bước loại bỏ lỗichính tả trong bài viết của mình?” và “Làm thế nào để rèn kĩ năng Chính tảcho HS ở Hải Phòng một cách hiệu quả?”.
Do vậy, việc nghiên cứu rèn kĩ năng Chính tả cho HS là một việc làmhết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiệnmục tiêu môn Tiếng Việt ở trường tiểu học Xuất phát từ những lí do trên, tôi
đã chọn vấn đề: “Rèn kĩ năng Chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng”
làm đề tài nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu
Chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001, đánh dấumột bước phát triển đột phá, đưa việc giảng dạy tiếng Việt tiếp cận vớikhuynh hướng tiên tiến và hiện đại trong việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ của cácnước trên thế giới Tiếp đó, chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học năm
2006 là sự hoàn thiện tiếp tục chương trình dạy tiếng Việt năm 2001 Chính
vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra cácbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói chung và ởTiểu học nói riêng
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học của nhóm tác
giả Lê Phương Nga (chủ biên) – Lê A – Đặng Kim Nga – Đỗ Xuân Thảo(NXB Đại học Sư Phạm – 2014) với mục tiêu trang bị cho sinh viên nhữngkiến thức cơ bản, hiện đại Giáo trình cung cấp những vấn đề chung củaphương pháp dạy học Ngoài ra các tác giả còn đưa ra nhiều phương phápdạy học và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinhtrong từng phân môn Tiếng Việt cụ thể
Trong cuốn Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình
mới (NXB Giáo dục – 2007) đã cung cấp những thông tin tổng quát về
chương trình dạy tiếng mẹ đẻ ở cấp Tiểu học của một số nước trên thế giới.Tác giả Nguyễn Trí cho rằng: việc dạy tiếng Việt phải nhằm cả vào hai chứcnăng của ngôn ngữ (công cụ tư duy và công cụ giao tiếp); phải chú trọng vào
Trang 14cả bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết); phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụngphương pháp giao tiếp Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra vấn đề cần tiếp thukinh nghiệm và thành tựu dạy tiếng mẹ đẻ trên thế giới cũng như nhược điểmcần khắc phục của các chương trình Tiếng Việt trong mấy thập niên trước
đó Đó chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chương trìnhmới, đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và môn Chính
tả nói riêng
Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học – tài liệu đào
tạo GV - 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học đã
tổ chức biên soạn các môđun đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm nâng cao nănglực chuyên môn - nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phươngpháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chươngtrình, SGK tiểu học mới Điểm mới ở các tài liệu này là đưa ra nhiều phươngpháp dạy học mới như sử dụng băng hình, phương pháp giao tiếp nhằmtích cực hóa hoạt động học tập của HS
Trong cuốn Dạy học Chính tả ở tiểu học (NXB Giáo dục – 2002) đã
cung cấp những thông tin cụ thể chi tiết về đặc điểm ngữ âm và chữ viếttiếng Việt liên quan tới chính tả cũng như các quy tắc chính tả Đây thực sự
là tài liệu cần thiết cho các GV tiểu học đang giảng dạy Chính tả theo đặcđiểm phương ngữ của từng vùng miền Nhìn chung, các tác giả đã đề cập tớinhững vấn đề chung nhất của dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theochương trình mới cũng như đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượngdạy và học của từng phân môn, trong đó có Chính tả Tuy nhiên, các tác giảchưa đề cập nhiều tới vấn đề rèn kĩ năng chính tả cho HS Tiểu học, chưacung cấp cho HS những kiến thức về các quy tắc, mẹo chính tả
Trong cuốn: “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu
học” của Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng đã giải đáp những băn khoăn,
thắc mắc của nhiều GV hiện nay về nội dung và phương pháp giảng dạy môntiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả Đặc biệt là đưa ra những lỗi
Trang 15chính tả mà HS dễ mắc phải và biện pháp khắc phục, cách chấm chữa bàichính tả cho HS, cách luyện phát âm đúng, viết đúng chính tả rất hữu ích đốivới mỗi GV Ta có thể coi đây như một cuốn cẩm nang nhỏ dành cho GVdạy Tiếng Việt ở tiểu học.
Trong cuốn: “Tiếng Việt thực hành” của GS.TS Bùi Minh Toán –
PGS.TS Nguyễn Quang Ninh – 2004 (NXB ĐHSP – Giáo trình Cao đẳng Sưphạm) đã dành một chương bàn về việc luyện kĩ năng Chính tả tiếng Việt;các tác giả đã đưa ra một số nguyên tắc Chính tả tiếng Việt và cách luyệnchữa các lỗi chính tả thường gặp, đưa ra các quy tắc viết hoa và phương thứcbiểu đạt các từ ngữ và thuật ngữ nước ngoài; là tài liệu tham khảo thêmdành cho GV Tiểu học
Trong cuốn: “Bàn về Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Hà Thiên Vạn
(NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM) – 2012 cũng đã đưa ra một số lí luậnbàn về vấn đề phương ngữ, bàn về chính tả và quy tắc chính tả tiếng Việtdùng làm tài liệu cho GV tham khảo thêm rất bổ ích
Trong cuốn: “Vấn đề Việt – Ngữ” của tác giả Quốc – Bảo
(Quảng-Vạn-Thành - NXB Hà Nội) – 1951 đã đưa ra vấn đề thống nhất Chính tả vàtinh nghĩa Việt Ngữ, đề nghị một số nguyên tắc về Chính tả để tránh hiệntượng viết không rõ nghĩa hoặc viết sai chính tả, mà đọc nhầm ra chữ khácdùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà văn, nhà thơ, các tác giả trong quátrình sáng tác tác phẩm rất hữu ích
Trong “Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt”
(Ban hành kèm theo quyết định số 240/CĐ ngày 5-3-1984 của Bộ Giáo dục)
đã đưa ra một số quy định về Chính tả tiếng Việt đối với những từ tiếng Việt
mà chuẩn Chính tả hiện nay chưa rõ nghĩa, đối với tên riêng không phảitiếng Việt, về tên riêng tiếng Việt dùng làm tài liệu tham khảo thêm, tránhnhững sai sót trong quá trình viết Chính tả rất hiệu quả
Trong luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học “Lỗi chính tả của HS tiểu học
huyện Hải Hậu – Nam Định” của Lâm Thị Hòa, trường Đại học Thái
Trang 16Nguyên đã khảo sát và đưa ra rất nhiều nguyên nhân lỗi chính tả và đề xuấtcác biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS một cách hiệu quả.
Trong bài khóa luận tốt nghiệp “Sưu tầm và ứng dụng một số trò
chơi rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 2 trường tiểu học Ngọc
Mỹ - Tân Lạc – Hòa Bình” của Bùi Thị Dụt đã đề xuất một số trò chơi rèn
kĩ năng chính tả rất thú vị và hấp dẫn trong quá trình học tập phân mônChính tả của HS, kích thích các em sáng tạo và hứng thú học tập phân mônchính tả nói riêng và môn học Tiếng Việt nói chung Tuy nhiên, bài nghiêncứu này cũng chưa đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm rèn kĩ năng Chính tảcho HS Tiểu học
Trong khóa luận tốt nghiệp đại học “Rèn luyện kĩ năng viết đúng
chính tả cho HS lớp 3 trường Tiểu học Bình Sơn” của Vũ Thị Ngoan –
2014, Bộ GD&ĐT, trường Đại học Tây Bắc mới chỉ nghiên cứu và chú trọngtới các biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3 khá chi tiết màchưa chú ý đến các kĩ năng khác cần rèn cho HS
Trong khóa luận tốt nghiệp đại học “Một số biện pháp khắc phục lỗi
chính tả cho HS tiểu học trường tiểu học xã Hải Ninh huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định” của Nguyễn Quang Thuần – 2014, Bộ GD&ĐT, trường
Đại học Tây Bắc cũng đưa ra được các biện pháp giúp HS viết đúng chính tảbằng cách xây dựng hệ thống bài tập như bài tập điền vào chỗ trống, bài tậptìm từ, tìm tiếng, giải câu đố, lựa chọn và một số bài tập ngoài giờ học chính khóarất khoa học và sáng tạo, phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của HS
Trong mẩu tin “Một vài nhận xét về chính tả Việt Nam” của Mạnh –
Bích trên báo mạng đã nêu lên những sai lầm chính tả trong tiếng nói củamỗi vùng Bắc, Trung, Nam và vấn đề “thế nào là lỗi chính tả?” cũng là mộttài liệu tham khảo vô cùng hữu ích đối với người nghiên cứu đề tài
Các sách, tài liệu trên tạo cơ sở tiền đề cho người viết quyết định chọn
đề tài: “Rèn kĩ năng chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng” Trên cơ sở
Trang 17đó xây dựng hướng đi mới cho quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao chấtlượng dạy học Chính tả trong nhà trường Tiểu học.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các biện pháp khắc phục lỗi vàrèn kĩ năng cho HS lớp 3 trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong quá trìnhdạy học phân môn Chính tả trong nhà trường tiểu học một cách hiệu quả Từ
đó, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo giúp cho người GV có sự vận dụnglinh hoạt, đúng đắn vào dạy học Chính tả lớp 3 nhằm nâng cao chất lượnggiảng dạy
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đưa ra những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Tìm ra những lỗi chính tả HS tại Hải Phòng dễ mắc phải trong quátrình học tập phân môn Chính tả
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng Chính tả cho HS Tiểu học
- Tiến hành thử nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kĩ năng Chính tả cho học
sinh lớp 3 ở Hải Phòng” làm đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích bổ sung cho
mình kiến thức về phân môn Chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Bàn về vấn đề dạy học Chính tả là một vấn đề rộng, song, do khuôn khổthời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên người viết chỉ tập trung vàovấn đề tìm hiểu các biện pháp giúp rèn kĩ năng Chính tả cho các em HS lớp 3tại thành phố Hải Phòng
Trang 18Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu đặc điểm và lỗi chính
tả trên đối tượng HS khối lớp 3 Vì lớp 3 là giai đoạn chuyển giao giữa đầu
và cuối bậc tiểu học, có ảnh hưởng trực tiếp đến các khối lớp sau này
Mặt khác, chúng tôi chọn HS ở Hải Phòng để nghiên cứu vì qua khảosát thực tế, chúng tôi nhận thấy các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, đặc biệt
là những lỗi cơ bản sau: Nhiều em vẫn còn phát âm và viết lẫn lộn giữa các
phụ âm đầu l/n, tr/ch và s/x đặc biệt là trường hợp phát âm ngọng l/n nên
chúng tôi mong muốn xây dựng đề tài để khắc phục những lỗi chính tả đó
cho HS Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kĩ năng Chính tả
cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng” làm đối tượng nghiên cứu.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trong đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng chủ yếucác phương pháp sau đây:
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các tài liệu có liênquan làm cơ sở lí luận cho đề tài
+ Phương pháp phân tích nguồn ngữ liệu trong các SGK và vở bài tậpTiếng Việt lớp 3 để tìm hiểu hệ thống các bài tập chính tả HS tiểu học đượclàm quen và luyện tập thường xuyên, để từ đó đề xuất và hệ thống một sốbiện pháp giúp GV rèn kĩ năng Chính tả cho HS một cách hiệu quả trong quátrình dạy và học
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát nội dung SGK, VBT, thực trạng rèn kĩnăng chính tả của GV trong quá trình dạy học và năng lực chính tả của HS + Phương pháp trò chuyện: Trao đổi với GV và HS của trường Tiểu học
ở Hải Phòng để tìm hiểu thực trạng dạy và học Chính tả
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm để khẳng địnhtính khả thi của đề tài
Trang 19+ Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: Sửdụng toán thống kê để xử lí thông tin, số liệu thu được.
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát quá trình GV và HS dạy vàhọc phân môn Chính tả
- Nghiên cứu đề tài này, đối với bản thân tôi là một sinh viên của khoaGiáo dục Tiểu học và Mầm non (hiện đang học tập các học phần Tiếng Việt
và phương pháp dạy học Tiếng Việt) có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết
Cụ thể việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ giúp tôi nắm chắc hơn vềphương pháp dạy học phân môn Chính tả nói riêng và môn học Tiếng Việtnói chung Nó không chỉ có ích cho việc học tập tại lớp mà còn giúp tôi cóthêm kiến thức cho việc giảng dạy sau này
- Công trình nghiên cứu này nếu thành công sẽ là tài liệu nhỏ cho cácbạn sinh viên và GV ngành Tiểu học tham khảo trong quá trình rèn kĩ năngChính tả cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả nói riêng và các mônhọc khác trong nhà trường Tiểu học nói chung, đáp ứng yêu cầu của toànngành Giáo dục và của cả xã hội
Trang 207 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Phụ lục, phần Nội dung đề tàigồm ba chương:
Chương 1: Những cơ sở của việc xây dựng đề tài
Chương 2: Rèn kĩ năng Chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng một cách hiệu quả
Chương 3: Thử nghiệm Sư phạm
Trang 21NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI 1.1 Kĩ năng Chính tả
1.1.1 Chính tả là gì?
Theo cuốn “Vấn đề Việt – Ngữ” của tác giả Quốc – Bảo
(Quảng-Vạn-Thành-NXB Hà Nội) – 1951: “Chính tả là viết cho đúng; đúng chữ nào
nghĩa ấy, đúng tiếng nào chữ ấy, không được sai hình thức” [1, tr.14].
Theo giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học” của Lê
Phương Nga đã đưa ra định nghĩa về Chính tả như sau: “Chính tả là viết
đúng, là cách viết hợp với với chuẩn và những quy định mang tính quy ước xã hội, được mọi người trong một cộng đồng chấp nhận và tuân thủ Những
quy định đó thường là những thói quen trong vận dụng thực tiễn, nhưng cũng
có thể do các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụngtrong xã hội” [13, tr.182]
Hay có thể hiểu Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhấtcho các từ của ngôn ngữ Nói cách khác là những chuẩn mực của ngôn ngữđược thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân, là phương tiện thuận lợi cho việctruyền thông tin Đảm bảo cho người viết, đọc đều hiểu thống nhất nhữngđiều đã viết Chính tả thống nhất là biểu hiện của trình độ văn hóa phát triểncủa một dân tộc
Trang 22đồng thời, cũng là quá trình HS tự rèn luyện, phấn đấu nhằm hình thành thói quen
và các kĩ năng nghe, phát âm và giải nghĩa từ, viết đúng chính tả cho các em.Ngoài ra, các em còn được rèn luyện các kĩ năng khác như kĩ năng nhậndiện và sửa lỗi chính tả, kĩ năng phân tích từ…nhằm mục đích giúp các emchiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, tạo tiền đề cho HS học tập các mônkhác trong trường tiểu học đạt kết quả cao
Nếu như chỉ dạy mà không rèn luyện cho HS thường xuyên, liên tục đểhình thành thói quen và kĩ năng chính tả, HS sẽ không thể nắm chắc kiếnthức chính tả, càng không thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo chúng trongcác hoạt động khác như vui chơi giải trí hay trong các hoạt động ngoại khóa Đặc trưng nổi bật của dạy học Chính tả là tính thực hành Tính chất nàyđược thể hiện rõ trong quá trình HS luyện tập, thực hành để từ đó hình thànhcác kĩ năng và kĩ xảo chính tả Vì vậy mà trong nội dung chương trình vàSGK luôn có sự lồng ghép, đan xen giữa đơn vị kiến thức lí thuyết và hệthống các bài tập Chính tả phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Tính chất thực hành quy định và chi phối việc lựa chọn nội dung,phương pháp, hình thức dạy học và yêu cầu về kĩ năng khi tổ chức dạy chính
tả cho HS Có thể thấy bài tập Chính tả là yếu tố không thể thiếu trong hệ thốngbài tập tiếng Việt giúp HS hình thành năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy
Ví dụ: Trong câu: “GV không được mặc quần, bò đến lớp” ở đây vị trí
của dấu phẩy đặt sai nên dẫn đến ý nghĩa của câu bị thay đổi hoàn toàn sovới ý định của người viết Mà dấu phẩy phải được đặt khi kết thúc 1 vế hoặc
một ý của câu, cụ thể câu đó phải được viết như sau: “GV không được mặc
quần bò đến lớp”.
Hay trong câu “cô giáo Lớp em” dấu chấm phải được đặt khi kết thúc
một ý tương đối trọn vẹn thì câu mới có nghĩa và người nghe, người đọc mới
có thể hiểu được ý của người viết, người nói
Ngoài ra, Chính tả còn đưa ra quy tắc viết hoa chữ cái đầu câu, tênriêng, đây là chuẩn mực, quy định chung mà toàn dân phải tuân theo
Trang 23Các chữ cái đứng đầu câu, chương mục, bài… đều phải viết hoa
+ Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu của mỗi
tiếng Ví dụ: Nguyễn Tất Thành, Cao Bá Quát…
+ Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài, có hai cách viết:
\ Phiên âm, viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó;nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối Ví dụ:
Vích-to Huy-gô, En-ri-cô…
\ Viết như cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam nếu tên nước
ngoài được phiên âm theo âm Hán - Việt Ví dụ: Bạch Cư Dị, Lỗ Tấn…
+ Đối với tên gọi theo ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số Việt Nam
có bộ phận tạo thành gồm nhiều tiếng thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ
phận đó, giữa các tiếng có gạch nối Ví dụ: Krông A-na, Khơ-me…
+ Tên tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức…thường là một cụm từ Ápdụng quy tắc chung, SGK viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành
tên riêng ấy Ví dụ: Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Tiểu học Lê Lợi…
1.1.3 Rèn kĩ năng Chính tả có vai trò quan trọng trong nhà trường Tiểu học
Chính tả là phân môn học có vị trí quan trọng trong nhà trường Tiểuhọc, vì đây là bậc học nền tảng, khởi đầu nên các em cần nắm chắc kiến thứctrong quá trình học tập và giao tiếp, giúp HS học tập tốt, giao tiếp tốt, dẫnđến đặt nền móng tốt Rèn kĩ năng Chính tả trong trường tiểu học góp phầnrèn cho HS các kĩ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết một cách hiệu quảnhất, giúp các em hình thành, củng cố tri thức và kĩ năng chính tả, phát triểnnăng lực sử dụng ngôn ngữ ở các em
Chỉ khi nào các em nắm chắc các kiến thức và kĩ năng Chính tả mới cóthể học tập hiệu quả các môn học khác Đồng thời, việc rèn kĩ năng Chính tảcòn góp phần phát triển các cơ quan, vận động các cơ bắp và những thao táctrí óc của người học
Trang 24Thực tế cho thấy việc viết đúng chính tả và thực hành tốt các kĩ năngviết chữ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp mà còn thể hiệnnăng lực tư duy và trình độ văn hóa của mỗi người, được thể hiện trong quátrình “Luyện nét chữ - rèn nết người” của đối tượng HS cũng như GV.Không biết chữ hoặc viết không đúng chuẩn sẽ hạn chế khả năng giao tiếp vànăng lực tư duy của HS Nhờ biết chữ mà HS nắm được các tri thức trong thếgiới khách quan, biết chữ được hiểu ở khía cạnh đọc thông, viết thạo mộtngôn ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ Để biết chữ, HS phải nắmđược chính tả, kĩ năng viết thể hiện qua việc nhận dạng chữ viết, tạo ra chữ
và tiến tới dùng chữ để diễn đạt ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ một cáchlinh hoạt Qua đó có thể thấy được Chính tả là môn học có tính chất công cụ,
có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của HS
Trước tuổi đi học, trẻ chưa biết chữ và hoàn toàn không có khả nănggiao tiếp bằng ngôn ngữ viết Thông qua quá trình dạy và học chữ ở Tiểu học
đã giúp các em hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ viết trong mọi hoạtđộng của bản thân Qua đó cho ta thấy được vai trò của nhà trường Tiểu học
đã xây dựng được cái nền tốt, tức là khi HS có kiến thức chính tả tốt sẽ giúpcho các em vận dụng được các kiến thức và kĩ năng vào quá trình học tập vàgiao tiếp một cách hiệu quả
Rèn kĩ năng chính tả cho HS là một việc làm vô cùng cần thiết và quantrọng trong nhà trường Tiểu học Chính vì vậy, trong dạy học Chính tả,người GV cần hướng tới thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, cụ thể hơn là hình thành ở HSnăng lực viết đúng chính tả, thể hiện ngôn ngữ và văn bản viết trên các phươngtiện như bảng, vở,… từ đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS
- Cùng với phân môn Tập viết, phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp
HS nắm vững các quy tắc chính tả, tạo lập các kĩ năng chính tả, giúp HShình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả Qua đó củng cố và hoàn
Trang 25thiện các tri thức cơ bản về tiếng Việt, chuẩn bị cho HS công cụ để học tập
và giao tiếp
- Đồng thời, thông qua phân môn Chính tả còn bồi dưỡng tình yêu tiếngViệt, hướng tới giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giúp HS hình thành thóiquen cẩn thận, kiên trì, góp phần hình thành và phát triển nhân cách ngườihọc, rèn cho HS óc thẩm mĩ, sự quan sát tinh tế và hướng đến các đẹp, cáichân – thiện – mĩ, nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chính tả
1.1.4 Các nguyên tắc dạy học Chính tả
Do tính chất đặc trưng của Chính tả là mang tính thực hành, vì vậy,trong dạy học chính tả cần phải tuân theo các nguyên tắc:
1.1.4.1 Nguyên tắc dạy học theo khu vực
Mỗi vùng miền, mỗi khu vực đều có một quy tắc Chính tả nhất định, dođặc điểm vùng miền, thói quen và do quy tắc Chính tả ở mỗi địa phương chiphối và quy định Vì vậy mà nguyên tắc này đòi hỏi dạy học Chính tả phảibám sát với phương ngữ, tình hình mắc lỗi ở từng địa phương, từng khu vực
để hình thành nội dung giảng dạy cho phù hợp Có như vậy thì hiệu quả họctập cũng như năng lực tư duy, giao tiếp của HS mới được nâng cao bởi nộidung dạy học thiết thực, gần gũi và mang tính sáng tạo, phù hợp với HS từngđịa phương giúp các em dễ nắm bắt và tiếp thu, hướng tới hình thành các quytắc, mẹo chính tả, đồng thời, khi dạy học Chính tả không để cho HS bị quá
gò ép khi phát âm
Cụ thể chúng tôi tìm hiểu tại khu vực Hải Phòng thuộc vùng phươngngữ Bắc Bộ, người dân Hải Phòng nói chung và HS lớp 3 nói riêng, các emthường không phân biệt được một số phụ âm đầu một cách rõ ràng như cácvùng phương ngữ Trung và Nam Bộ nên dẫn đến tình trạng phát âm lẫn lộn
và dễ viết sai phụ âm l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,… đặc biệt là trường hợp nói ngọng
l/n là phổ biến hơn cả.
Ví dụ như: l/n: lấp lánh – nấp nánh, nông dân – lông dân, là – nà…
s/x: cánh sen – cánh xen, sao – xao, xuyên suốt – suyên suốt…
Trang 26ch/tr: che chắn – tre trắn, trong – chong, cây tre – cây che, châu chấu – trâu trấu… r/d/gi: ra vào – da vào, rổ rá - giổ giá, gia đình – da đình…
Vì vậy, GV tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòngtrong quá trình giảng dạy cần đặc biệt chú ý đến để kịp thời uốn nắn, sửa lỗi chocác em sao cho khi phát âm và viết phải đúng chuẩn chính tả của cả nước
Bên cạnh việc nắm vững các trọng điểm chính tả, GV cần có sự mềmdẻo, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy những nội dung cụ thể sao cho sáthợp với đối tượng HS mình dạy học Trong một chừng mực nào đó, có thểgiảm bớt những nội dung giảng dạy trong SGK không phù hợp, đồng thời bổsung những nội dung thấy cần thiết mà SGK chưa đề cập đến
1.1.4.2 Nguyên tắc kết hợp giữa Chính tả có ý thức và không có ý thức trong dạy học Chính tả
Chính tả không có ý thức là việc GV hướng dẫn HS viết đúng chính tả
từng trường hợp cụ thể mà không học quy tắc, không cần biết với nghĩa nàothì được viết với hình thức như thế HS viết được đúng là do thói quen vàviết nhiều nên nhớ được trường hợp chính tả đó đã được viết như thế Tuynhiên, cách dạy này có nhược điểm là không tổ chức và chọn những trọngđiểm chính tả để tập trung giải quyết, không giúp người học nắm được bảnchất để xác định cách viết đúng, không hình thành được các quy tắc và mẹochính tả cho HS, làm hạn chế năng lực học tập của các em
Chính tả có ý thức là việc GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập
Chính tả dựa trên những hiểu biết về ngữ âm, chữ viết, về từ vựng, ngữ nghĩa
có liên quan đến Chính tả Phương pháp này đòi hỏi người viết phải cónhững hiểu biết nhất định về ngữ âm và ý thức về nghĩa từ, đòi hỏi nhiềucông sức trong suy xét, ghi nhớ hơn là phương pháp không có ý thức nhưng
bù lại nó giúp người học nắm được vấn đề một cách có căn cứ, có hệ thống
Do đó, phương pháp này có hiệu quả vững chắc hơn Nhà trường chính là nơi
có điều kiện và trách nhiệm nhiều nhất trong việc dạy chính tả theo phương pháp
có ý thức
Trang 27Sự kết hợp giữa 2 con đường có ý thức và không có ý thức sẽ hướng tớihình thành ở HS các quy tắc, mẹo Chính tả và kĩ năng Chính tả, phát huy vaitrò tích cực của người học.
Việc phối hợp giữa phương pháp có ý thức với phương pháp không có ýthức trong dạy học Chính tả có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng
và tổ chức giải các bài tập Chính tả Hệ thống bài tập Chính tả phải được tínhtoán để phân bố theo các vùng phương ngữ khác nhau Người quen nói theophương ngữ nào thì luyện chính tả theo phương ngữ đó Đối với từng vùng,phải tập trung giải quyết những trường hợp gây lẫn lộn (trường hợp trọngđiểm) có tính chất phổ biến, đi sâu vào những từ, những tiếng có tần số xuấthiện cao (chính tả tần số)
Khi xây dựng các bài tập, GV cần vận dụng phương pháp có ý thức làchủ yếu Ngoài việc sắp xếp tổ chức các bài tập theo kiểu loại, theo trình tự
có tính toán (về phía người soạn), phương pháp này còn thể hiện ở chỗ ngườihọc sẽ được giải thích các căn cứ, các quy tắc để dựa vào đó mà chọn cáchviết đúng Song, với phương pháp có ý thức, việc xây dựng bảng từ thườngdùng có cách viết chính tả cần nhớ cũng có ý nghĩa quan trọng Nếu thườngxuyên xem đi xem lại bảng từ đó thì cũng có ích vì HS sẽ ghi nhớ được phầnnào bằng trí nhớ máy móc
Một số căn cứ để xây dựng các bài tập chính tả dựa trên sự phối hợpgiữa phương pháp có ý thức và phương pháp không có ý thức dựa trên:
a Quan hệ âm – nghĩa:
Đây là quan hệ dễ nhìn nhận nhất bởi vì nghĩa (của từ) là cái hiển nhiên
đối với người nói Ví dụ, để phân biệt s, x, tác giả Phan Ngọc đưa ra những
mẹo chính tả sau:
- Tên các thức ăn thường viết với x: xôi, xúc xích, lạp xường, thịt xá xíu,…Tên
gọi các đồ dùng liên quan đến chế biến thức ăn cũng viết với x: cái xanh,…
- Ngoài những trường hợp trên, hầu hết các danh từ đều viết với s chứ không viết với x:
Trang 28+ Danh từ chỉ người: ông sư, bà sãi, sứ thần,…
+ Danh từ chỉ cây cối: cây sung, cây sen, cây si,…
+ Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: sao, sương, song,…
+ Danh từ chỉ động vật: cá sấu, con sò, con sếu,…
+ Danh từ chỉ đồ vật: cái sọt, súc vải, siêu thuốc,…
Ngoại lệ có: cái xe, cái xẻng, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, xưởng, trạm
xá, mùa xuân, xã Ngoại lệ này dễ nhớ, nếu ta thuộc câu: “Mùa xuân đi xuồng
gỗ xoan mang xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng để mang về cho trạm xá”
b Quan hệ trong âm tiết:
Âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất gồm có 5 thành phần: âm đầu, âmđệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu Các thành phần này có quan hệ qua lạivới nhau và căn cứ vào tác động có tính quy luật đó, các nhà nghiên cứu đã xáclập được những quy tắc chính âm, chính tả nhất định Sau đây là 1 ví dụ:
Trong âm tiết tiếng Việt, trừ 4 ngoại lệ là: bà góa, khăn voan, noãn bào,
cu – roa, âm đệm không bao giờ xuất hiện sau các phụ âm môi (b, m, ph, v)
và sau các âm: g, gi, n, r Dựa vào quy luật này có thể xác lập được quy tắc chính tả sau: “Trước âm đệm, nếu có băn khoăn giữa gi, r, v với d thì cứ viết
d Chính vì vậy, người miền Bắc không viết duyên nợ thành ruyên nợ, người
miền Nam không viết duyệt binh thành việt binh, và người các miền khác không viết quốc doanh thành quốc gioanh.
c Quan hệ trong từ:
c.1 Trong từ láy âm: Từ láy âm là từ gồm 2 tiếng hoặc 3, 4 tiếng, trong
đó các tiếng xét về mặt ngữ âm có sự lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thứcngữ âm của tiếng gốc Ngoài yêu cầu về thanh điệu, xét về nghĩa, từ láy âmphải có ít nhất 1 tiếng không có nghĩa Trong từ láy âm, những tương ứngngữ âm đều có tính quy luật Chẳng hạn, quy tắc chính tả “Luật hỏi – ngã”sau đây là quy tắc vận dụng quan hệ ngữ âm trong từ láy âm: quy tắc này chỉ
gồm 6 tiếng cần học thuộc là: huyền – ngã – nặng, sắc – hỏi – không Có
Trang 29nghĩ là gặp 1 chữ không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy tạo 1 từ láy âm,nếu chữ láy lại viết với dấu sắc, hỏi hoặc không dấu thì chữ đang xét sẽ viết
với dấu hỏi (so sánh: nghĩ ngợi – ngợi viết dấu nặng thì nghĩ phải viết dấu ngã, nghỉ ngơi – ngơi không dấu thì nghỉ viết dấu hỏi).
Nắm được các quy tắc chính tả dựa vào từ láy âm như thế, người viết sẽ
có chỗ dựa khách quan để xác định cách viết đúng chính tả những trườnghợp mà mình còn lúng túng
c.2 Trong từ Hán – Việt: Từ Hán – Việt là những từ vay mượn của tiếng
Hán thời kì Đường – Tống (thế kỉ VIII – thế kỉ X) mà cách đọc hiện nay đãbiến đổi theo quy luật ngữ âm của tiếng Việt Từ Hán – Việt hiện nay được
sử dụng khá phổ biến, chiếm tỉ lệ 70% tổng số từ trong tiếng Việt
Người nói không thể phân biệt được nguồn gốc lịch sử của từ ngữ tiếngViệt, không biết từ nào là gốc Hán, từ nào là hoặc không là từ Hán - Việt.Nhưng các nhà nghiên cứu dựa trên những quy luật ngôn ngữ học đã đề rađược một số biện pháp đơn giản để có thể nhận ra từ Hán – Việt mà khôngcần viện đến những hiểu biết về ngôn ngữ học lịch sử Chẳng hạn, gặp 1 từtrong đó có 1 tiếng có nghĩa nhưng không thể tách thành từ để dùng độc lập thì
đó là từ Hán – Việt, như: trong từ Tổ quốc, ta biết quốc là nước nhưng không thể đặt câu: “Quốc ta gọi là Việt Nam”, cho nên Tổ quốc là từ Hán - Việt.
Từ Hán Việt có những đặc điểm riêng về chính tả, ví dụ không có từ Hán
- Việt nào viết với vần “iu” Dựa vào đặc điểm này, 1 người miền Bắc khi băn khoăn không biết nên viết bưu điện hay biu điện thì lời giải đã rõ ràng: phải viết bưu vì đó là yếu tố Hán – Việt Và quan hệ ngữ âm và ngữ nghĩa
trong từ Hán – Việt cũng là cơ sở để xây dựng các bài tập theo phương pháp
có ý thức trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học
[13, tr 195-199]
Trang 301.1.4.3 Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái đúng và loại
bỏ cái sai trong dạy học Chính tả
- Phương pháp xây dựng cái đúng: phương pháp này cung cấp cho HS
các quy tắc chính tả, hướng dẫn HS thực hành, luyện tập nhằm hình thànhcác kĩ xảo chính tả
- Phương pháp loại bỏ cái sai: phương pháp này đưa ra các trường hợp
viết sai chính tả, hướng dẫn HS phát hiện, sửa chữa rồi từ đó hướng đến cáiđúng, loại bỏ các lỗi chính tả
Có thể thấy, cả 2 phương pháp trên đều có ưu, nhược điểm riêng nhưng
ưu điểm bên này sẽ khắc phục được nhược điểm bên kia và ngược lại Do đó,trong dạy học chính tả cần chú ý phối hợp cả 2 phương pháp Như thế, việcdạy học sẽ đạt hiệu quả cao và vững chắc hơn
1.2 Chính tả trong chương trình và SGK Tiếng Việt lớp 3
Nội dung Chính tả bao gồm hệ thống các quy tắc sử dụng con chữ đểghi lại âm thanh của lời nói mà khúc đoạn ngắn nhất của dòng âm thanh ấy
là âm tiết (tiếng) và một số chữ ngoại lệ cần phải ghi nhớ - những trường hợpchính tả không hoàn toàn theo quy tắc ngữ âm học
Nội dung cơ bản của chính tả tiếng Việt là dạy cho HS cách sử dụngchữ viết để ghi lại các âm tiết Viết đúng chính tả tiếng Việt trước hết là viếtđúng các âm tiết trong lời nói và trong văn bản viết Rèn luyện chính tả làviệc làm cần thiết và có nhiều ý nghĩa, không chỉ giúp HS tiểu học hiểu đúngnghĩa của từ ngữ, trên cơ sở đó hiểu văn bản tốt mà còn rèn luyện cho HSbậc tiểu học đức tính cẩn trọng ngay từ khi còn nhỏ
Nội dung phân môn Chính tả trong chương trình SGK:
Chính tả gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc và Chủ điểm của từngtuần học Các văn bản để tập chép và nghe – viết thường được trích hoặc tómtắt từ các bài Tập đọc trong tuần Văn bản nhớ - viết là 1 đoạn văn bản mới
có nội dung phù hợp với chủ điểm đang học để viết chính tả Độ dài bài viếtchính tả cho HS lớp 3 khoảng từ 55 – 60 từ Ngay các bài tập điền chữ, điền
Trang 31vần hay tìm tiếng có âm, vần cho trước nhiều khi cũng gần với chủ điểm,góp phần làm rõ thêm chủ điểm.
Cấu tạo nội dung một tiết học Chính tả gồm: Chính tả đoạn – bài vàphần bài tập Chính tả
Chính tả đoạn bài gồm 3 hình thức: Chính tả Tập chép, Chính tả Nghe– viết và Chính tả Nhớ - viết HS nhìn – viết (tập chép) hoặc nghe – viết mộtđoạn hay một bài có độ dài trên dưới 60 chữ (tiếng) Phần lớn các bài chính
tả này được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắtcủa bài tập đọc
Chính tả đoạn – bài (phần bài viết Chính tả) phải xây dựng theo chủ đề,đảm bảo tốc độ viết và dựa vào SGK (khuyến khích GV xây dựng các bàiviết Chính tả để phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong dạy học, song,phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS)
Phần bài tập Chính tả thường hướng tới hình thành một quy tắc, mộtmẹo chính tả nào đó cho HS giúp các em nắm vững các kiến thức và kĩ năngchính tả, từ đó tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác và vậndụng vào học tập có hiệu quả các bậc học cao hơn
Bên cạnh kiểu bài tập Chính tả bắt buộc, trong SGK còn có kiểu bài tậplựa chọn (bài tập mới), đưa ra nhiều phương án luyện tập khác nhau để GV
và HS lựa chọn theo đặc điểm phát âm của từng địa phương hay của bản thân
HS và những loại lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc phải
Nội dung chương trình được phân bố 1 tiết/ tuần gồm một phần bài viết
và một phần bài tập chính tả có nội dung gần gũi và phù hợp với trình độnhận thức của HS khối lớp 3
Những vấn đề cụ thể mà chính tả ở lớp 3 cần giải quyết là:
+ Nghe – viết chính tả những bài Tập đọc đã học (chính tả nghe đọc) + Viết theo trí nhớ các bài học thuộc lòng, các bài hát (chính tả trí nhớ).+ Viết các âm tiết dễ lẫn lộn phụ âm, vần và thanh (chính tả so sánh)
Trang 32[13, tr 186]
1.3 Thực trạng dạy học Chính tả ở lớp 3 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.3.1 Đối tượng và địa bàn khảo sát
Để nắm được thực trạng dạy học phân môn Chính tả, chúng tôi tiếnhành khảo sát trên đối tượng là HS và GV lớp 3 tại các trường Tiểu học trongđịa bàn thành phố Hải Phòng, đại diện cho 2 khu vực: Nội thành và Ngoạithành Đó là các trường:
10 Trường Tiểu học Núi Đèo – Huyện Thủy Nguyên
Sự chênh lệch về chuyên môn của các GV và trình độ nhận thức của HS
ở các trường là không nhiều
1.3.2 Nội dung và cách thức tiến hành
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng rèn kĩ năng Chính tả trong dạy
học phân môn Chính tả trong SGK Tiếng Việt của 112 GV và khảo sát hứngthú học tập, các hoạt động khi học phân môn Chính tả của 5040 HS lớp 3 tại
10 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng bằng cách xây dựngphiếu hỏi ý kiến và phiếu điều tra với nội dung đã chuẩn bị
Nội dung điều tra GV tập trung vào một số vấn đề của phương pháp dạyhọc Tiếng Việt nói chung và phương pháp dạy học phân môn Chính tả nói
Trang 33riêng Có 7 nội dung cơ bản, có những nội dung tương ứng với một câu hỏi, cónhững nội dung tương ứng nhiều câu hỏi Chúng tôi thống kê thành bảng sau:
Bảng điều tra đối với GV
A Không quantrọng
B Rất quantrọng
kĩ năng chính tảcho HS lớp 3?
A Chưa chútrọng
A Cần thiết
B Không cầnthiết
C Tùy từng đốitượng HS
tác chuẩn bị của
GV trước giờ lên
lớp tiết Chính tả
5 GV có cần thiếtphải chuẩn bị tâmthế, đồ dùng dạyhọc trước mỗi giờlên lớp tiết Chínhtả?
Trang 34trình tổ chức dạy
học Chính tả
của GV trong quátrình HS nghe -viết Chính tả có ýnghĩa như thếnào?
là gì?
A Chưa thống
kê được nhữnglỗi chính tả phổbiến của HS
B GV chưa chú
ý đến đặc điểmphương ngữ
C Việc phát âmcủa GV chưađược chuẩn
trọng khắc sâuquy tắc, mẹochính tả trongtiết dạy cho HS
B GV chưa vậndụng sáng tạonội dung dạyhọc phần bài tậpchính tả
80,4 % chọn A
(90/112 GV)
19,6 % chọn B
(22/112 GV)
Trang 35Tìm hiểu thực tế
việc rèn kĩ năng
Chính tả
10 Thực tế việcrèn kĩ năng Chính
tả cho HS lớp 3 ởHải Phòng như thếnào?
A Không đồngđều
môn của GV khi
giảng dạy phân
môn Chính tả
12 GV có thườngxuyên được bồidưỡng để nângcao chuyên môn,năng lực để rèn kĩnăng chính tả cho
A Không quantrọng
GV trong việc rèn
Trang 36Chính tả cho HS
lớp
kĩ năng Chính tảphân môn Chính
tả cho HS lớp 3hay không?
15 Cần làm gì để
GV trẻ chưa cónhiều kinh nghiệmđạt chất lượngtrong việc rènluyện kĩ năngChính tả?
A Tập huấn, bồidưỡng nâng caochuyên mônnghiệp vụ
B Tự tìm tòi,trau dồi kiếnthức của bảnthân về rèn kĩnăng chính tảcho HS
C Cả 2 đáp ántrên
Bảng điều tra đối với HS
Tìm hiểu nhu cầu,
hứng thú của HS
khi học tiết Chính
tả
1 Em thấy việcrèn kĩ năng Chính
tả có quan trọnghay không?
A Quan trọng
B Không quan trọng
Trang 37sự hứng thú haykhông?
A Đọc, tìm hiểu, trước nội dung bài viết chính tả
B Tìm hiểu nội dung phần bài tập chính tả
C Cả 2 đáp ántrên
A HS yêu thích tiết học Chính tả hơn
B Nắm được nội dung của bài học
khó khăn của HS
lớp 3 khi rèn kĩ
năng Chính tả
6 Em gặp nhữngkhó khăn gì trongquá trình rèn kĩnăng Chính tả?
A Chưa nắm được quy tắc
và mẹo chính tả
B Chưa nắm được cách trình bày bài viết chính tả
Trang 38dẫn bạn cách sửa lỗi
Trang 39khắc phục lỗi chính tả
khi viết chính tả
B Nắm được các quy tắc vàmẹo chính tả
cơ bản
C Các đáp án trên
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành hỏi đáp trên 2 đối tượng GV và HS
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu những tài liệu có liên quanđến nội dung khảo sát (SGK, SGV, sách về phương pháp dạy học môn TiếngViệt, các tài liệu viết về phân môn Chính tả khác và thế giới quanh ta…)
1.3.3 Phân tích thực trạng dạy học Chính tả cho học sinh lớp 3
Qua khảo sát thực trạng dạy và học Chính tả, người viết nhận thấy thực
tế của việc dạy và học chính tả ở một số trường Tiểu học trên địa bàn thànhphố Hải Phòng hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định Những tồntại phổ biến hiện nay thường biểu hiện qua mấy điểm sau:
a) Về phía giáo viên
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy:
Trang 40- Đa số các GV có chuyên môn vững, có kinh nghiệm vận dụng nhiềuphương pháp vào quá trình dạy học Chính tả (trong đó có sử dụng phươngpháp dạy học tích cực).
- GV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phân môn Chính tảcũng như sự cần thiết phải tiếp thu, đổi mới cách dạy các môn học nói chung
và phân môn Chính tả nói riêng
- GV biết vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy (giáo ánđiện tử, máy chiếu ) làm cho giờ học thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn
- Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo vềchuyên môn, nghiệp vụ (tổ chức bồi dưỡng GV, cung cấp tài liệu, phươngtiện để nghiên cứu, học hỏi )
- Tổ chức dự giờ định kì; tổ chức các buổi học chuyên đề thảo luận vềchuyên môn để rút ra kinh nghiệm, đề xuất những phương pháp dạy học mới,hiệu quả
- Đội ngũ GV có ý thức tốt về trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp
về chuyên môn cũng như tháo gỡ những khó khăn trong công tác giảng dạy
Tuy nhiên thực tế giảng dạy, GV vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắcnhất định Đó là nguyên nhân làm cho chất lượng dạy Chính tả chưa cao Nhìn chung, GV chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, nhiệm vụ củamôn Chính tả trong trường Tiểu học, thường ít quan tâm đến khả năng chính
tả của từng HS, chưa xác định được yêu cầu, kiến thức cần đạt được về chính
tả ở khối lớp mình phụ trách, chưa chú ý đến việc rèn các kĩ năng Chính tả
cơ bản cho HS Từ những quan niệm, nhận thức lệch lạc đó nên trong giảngdạy phân môn chính tả, GV ít dành thời gian và ít nghiên cứu để dạy tốt phânmôn Chính tả, các tiết chính tả hầu như chưa được GV đầu tư cao mà chủyếu dựa vào SGK và sách GV là chính, cụ thể như: không chú ý để thống kênhững lỗi phổ biến ở lớp mình phụ trách, của địa phương HS đang sinh sống,chưa vận dụng sáng tạo những từ, những bài dạy ngoài sách HS, để bài dạythêm đa dạng