Những vấn đề các tác giả đặt ra một mặt giúp cho người giáo viên văn ở trường phổ thông có được những kiến thức cơ bản, hệ thống về đặc trưng thi pháp của các thể loại từ đó giúp cho côn
Trang 1Dạy học thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ sở
theo đặc trưng thể loại Teach classical Chinese poem Vietnamese hieroglyph poetry In underpinning high
school according to genre characterization NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 114 tr +
Phạm Thị Tuyết Nhung
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ Văn);
Mã số: 60 14 10 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Phan Trọng Luận
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Nghiên cứ u mô ̣t số tiền đề lí luâ ̣n về đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c Văn ở trường Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể lo ại Khảo sát tình hình dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật ở Trung ho ̣c cơ sở để làm cơ sở cho viê ̣c đề xuất cách da ̣y ho ̣c th ể thơ này theo
đă ̣c trưng thể lo ại Đề xuất cách da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể lo ại Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của để tài trước khi đưa vào giảng dạy
Keywords: Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy; Thơ Nôm đường luật; Đặc trưng thể loại
Content
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới hình thức một loại thể nhất định Thể loại chính là chìa
khóa để khám phá được tầng nghĩa sâu của tác phẩm Việc dạy học tác phẩm văn chương hiện nay còn nhiều hạn chế do chưa ý thức được tầm quan trọng của thể loại Hiện nay cũng chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc hướng dẫn dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại thật tường tận
Do đó giáo viên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng trong cách soạn giáo án cũng như trong
cách dạy học các tác phẩm cụ thể
1.2 Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam Đó là những bài thơ được
viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá cách) Để dạy tốt những tác phẩm này, người dạy cần phải nắm rõ bản chất, đặc trưng của thể thơ Tuy nhiên, những đặc thù của thơ Nôm Đường luật vẫn chưa được thực sự coi trọng trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay
1.3 Hiện nay, một số tác phẩm thơ Nôm Đường luật được đưa vào giảng dạy cho học sinh Trung học
cơ sở Ở độ tuổi này, các em rất khó có thể tiếp nhận hết chiều sâu của tác phẩm Mặt khác, nhiều
Trang 2giáo viên chưa ý thức hết được tầm quan trọng của thể loại nên khi dạy thơ Nôm Đường luật thường dạy như thơ hiện đại Chính vì vậy mà hiệu quả giảng dạy thơ Nôm Đường luật chưa cao Trước thực trạng trên, việc đưa ra được các biện pháp dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật là yêu cầu quan trọng
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Vấn đề thể loại đã được các nhà lí luận văn học quan tâm từ khá sớm Tuy vậy, những giáo trình, những chuyên luận về giảng dạy văn học trong nhà trường theo thể loại không nhiều
Khi chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mới được biên soạn theo cụm bài, đã có một số
chuyên đề về đặc trưng thể loại Phó giáo sư Đỗ Bình Trị có chuyên đề Những đặc điểm thi pháp của
các thể loại văn học dân gian Tác giả Hoàng Ngọc Hiến có Nhập môn văn học và Phân tích thể loại
Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi có chuyên đề Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Đặc trưng truyện ngắn
giai đoạn 1930 - 1945 Hiện nay, trên các tạp chí, các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học
văn, tập huấn thay sách … đều có đề cập đến vấn đề giảng dạy văn theo đặc trưng thể loại Những vấn đề các tác giả đặt ra một mặt giúp cho người giáo viên văn ở trường phổ thông có được những kiến thức cơ bản, hệ thống về đặc trưng thi pháp của các thể loại từ đó giúp cho công việc giảng dạy
thuận lợi và có hiệu quả
2.2 Lịch sử nghiên cứu thơ Nôm Đường luật và dạy học thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ
sở
So với các thể loại văn học khác trong nền văn học dân tộc, thơ Nôm Đường luật được nghiên cứu khá nhiều và sớm từ đầu thế kỉ XX Song do yêu cầu và mục đích khác nhau mà trong các bài viết ở giai đoạn đầu, thơ Nôm Đường luật với tư cách là thể loại văn học vẫn chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu Cuối năm 1991, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực” do Viện văn học và Trường Đại học sư phạm Hà Nội phối hợp tổ chức là một dịp tốt để thơ Nôm Đường luật trở lại vị trí xứng đáng của nó trong giới nghiên cứu văn học Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra mới chỉ ở giai đoạn tìm kiếm bước đầu Gần đây, thơ Nôm Đường luật dần được nghiên cứu với vị trí xứng đáng hơn và được nhìn nhận như một thể loại
văn học có giá trị của dân tộc Công trình phải kể đến là Thơ Nôm Đường luật của PGS Lã Nhâm
Thìn
Xét về góc độ phương pháp giảng dạy, đã có một số tác phẩm đề xuất biện pháp và định hướng
dạy học thơ Nôm Đường luật nói chung như Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại
thể của PGS Nguyễn Viết Chữ, Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại của PGS Lã Nhâm Thìn Gần đây, cũng có nhiều luận văn cao học và luận văn đại học viết về đề
tài dạy học tác phẩm văn chương trung đại theo đặc trưng thể loại trong đó có thơ Nôm Đường luật Song những vấn đề đặt ra trong các đề tài này mới chỉ ở giai đoạn tìm kiếm bước đầu và chung cho
Trang 3cả thơ trung đại chứ chưa đi sâu tìm hiểu biện pháp dạy học thơ Nôm Đường luật một cách riêng rẽ,
cụ thể
Những công trình, bài viết liên quan đến đề tài rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, vẫn chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu phương pháp dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
một cách cụ thể, toàn diện để có thể giúp học sinh thấy hết được giá trị của thể thơ này Cũng chưa
có công trình nào tập trung nghiên cứu dạy học thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ sở
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở mô ̣t số tiền đề lí luâ ̣n về thể loại , đề tài đề xuất các biện pháp da ̣y ho ̣c các văn bản thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể lo ại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mảng thơ này , đồng thời để tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu các văn bản văn học, góp phần nâng cao năng lực tự đọc, tự học văn bản cho học sinh
4 Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu
- Nghiên cứ u mô ̣t số tiền đề lí luâ ̣n về đổi mới phương pháp dạy học Văn ở trường Trung học cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại
- Khảo sát tình hình dạy học các văn bản thơ Nôm Đư ờng luật ở Trung ho ̣c cơ sở để làm cơ sở cho viê ̣c đề xuất cách da ̣y ho ̣c thể thơ này ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại
- Đề xuất cách da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại
- Thể nghiệm tính khả thi của để tài khi đưa vào giảng dạy
5 Phạm vi đề tài
Đề tài nghiên cứu các giờ da ̣y ho ̣c văn bản thơ Nô m Đường luâ ̣t theo đă ̣c trưng thể lo ại trong sách giáo khoa Trung học cơ sở
6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Hoạt động dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể
loại
- Đề tài đươ ̣c thực hiê ̣n trên đối tươ ̣ng là giáo viên và ho ̣c sinh lớp 7 trường Trung ho ̣c cơ sở
Lê Quý Đôn – Cầu Giấy – Hà Nội và trường THCS Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội
7 Giả thuyết khoa học
Viê ̣c da ̣y ho ̣c các văn bản thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở nếu được tiến hành theo đúng đặc trưng thể loại sẽ nâng cao hi ệu quả dạy học bộ phận văn học này đồng thời góp phần phát huy tính tích cực chủ đô ̣ng , sáng tạo của học sinh , đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c Văn trong nhà trường hiê ̣n nay
8 Phương pha ́ p nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứ u tài liê ̣u chuyên ngành, liên ngành
- Nghiên cứ u hê ̣ thống các kiến thức có liên quan đến đề tài
8.2 Phương pháp thu thập thông tin và xử lí thông tin
Trang 4- Dự giờ, tổng kết rút kinh nghiệm giờ dạy
- Phỏng vấn, điều tra, thu thập ý kiến
8.3 Phương pháp thực nghiệm
- Thiết kế thể nghiệm da ̣y ho ̣c các văn bản thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại và dạy thử ở một số lớp để đánh giá tính khả thi của đề tài
9 Cấu tru ́ c luâ ̣n văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luâ ̣n và thực tiễn của viê ̣c da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại
Chương 2: Biện pháp da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đường luâ ̣t ở Trung ho ̣c cơ sở theo đă ̣c trưng thể loại Chương 3: Thiết kế thể nghiệm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUÂ ̣N VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DA ̣Y HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT Ở
TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 1.1 Cơ sơ ̉ lí luâ ̣n
1.1.1 Thể loa ̣i và viê ̣c dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại trong nhà trường
1.1.1.1 Quan niệm chung về thể loại văn học
Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể Loại và thể phụ thuộc chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng có ba loại: loại tự sự, loại trữ tình, loại kịch Mỗi loại lại gồm một số thể nhỏ
Việc xác định thể loại văn học chỉ có tính chất tương đối Song vẫn cần thống nhất rằng thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm Thể loại văn học là sự thống nhất giữa loại nội dung, một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống
1.1.1.2 Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Việc xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương Không xác định đúng “chất của loại ” trong thể khi dạy các thể loại khác nhau giáo viên sẽ không tránh khỏi bệnh công thức cứng nhắc, rập khuôn máy móc
Mỗi thể loại có một phương pháp dạy học riêng Vì vậy, khi tiến hành giảng dạy, giáo viên phải xuất phát từ đặc trưng thể loại Đặc trưng thể loại là điều kiện quyết định hiệu quả tiếp nhận của học sinh
Tùy vào mỗi thể loại khác nhau mà giáo viên đề ra các yêu cầu về hoạt động của học sinh khác nhau Tùy thuộc vào từng thể loại tác phẩm văn học mà giáo viên tiến hành soạn giáo án, xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp tránh rập khuôn máy móc dẫn đến hiện tượng nhàm chán ở học
Trang 5sinh Xác định đúng thể loại, giáo viên sẽ lựa chọn được cách thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh nắm bắt được chiều sâu của tác phẩm
1.1.2 Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
1.1.2.1 Thơ Nôm Đường luật
Theo PGS Lã Nhâm Thìn trong Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại, khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật
Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách có những bài xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào bài thơ thất ngôn
1.1.2.2 Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật
Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật nhìn chung trải qua ba chặng: giai đoạn hình
thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối
*Giai đoạn hình thành
Cho đến nay chưa có bằng chứng cụ thể nào về thời gian ra đời chính xác của thơ Nôm
Đường luật Nhưng theo Đại Việt sử kí toàn thư, một bộ sử chính thức của nhà nước phong kiến,
cũng như theo nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về khả năng của chữ Nôm, thơ Nôm Đường luật ra đời
từ cuối thế kỉ XIII Tuy nhiên văn bản chữ viết đầu tiên của thể thơ này còn giữ được là Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi Chính vì vậy, việc nghiên cứu về thơ Nôm Đường luật bắt đầu từ tập thơ này
*Giai đoạn phát triển:
Từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú Xương, được coi là
năm thế kỉ phát triển có nhiều thành tựu của thơ Nôm Đường luật Song trong năm thế kỉ đó, thơ Nôm Đường luật lại trải qua những chặng phát triển với những đặc điểm riêng
- Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương thơ Nôm Đường luật ở vào giai đoạn phát triển rực rỡ
- Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật phát triển với nhịp
độ bình thường
- Bước vào nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, thơ Nôm Đường luật khởi sắc trở lại và người có công lớn chính là Hồ Xuân Hương
*Giai đoạn cuối:
Tú Xương, Nguyễn Khuyến là hai tác giả đã chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học trung đại sang văn học cận – hiện đại Do sự phát triển của xã hội, để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu thưởng thức mới, văn học dân tộc xuất hiện những thể loại khác thực hiện tốt chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ mà Đường luật Nôm không vươn tới được Sinh mệnh nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật chấm dứt khi chữ Nôm không còn được dùng trong sáng tác
1.1.2.3 Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật
Ngoài những đặc điểm chung của văn học trung đại, đặc điểm của thơ Nôm Đường luật nói một cách ngắn gọn và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật” Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật
Trang 6Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại Tuy nhiên, trong một bài thơ Nôm Đường luật thường có cả hai yếu tố trên Tất nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong từng bài thơ Giáo viên cần thấy được giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố đồng thời thấy được sự hòa quyện, xuyên thấm của hai yếu tố này trong việc làm nên giá trị chung của bài thơ
1.1.2.4 Quan điểm dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại là đề tài thuộc chuyên ngành phương pháp giảng dạy Văn
Dạy học thơ Nôm Đường luật theo đúng đặc trưng thi pháp thể loại là rất cần thiết vì chính đặc trưng thể loại của mỗi bài thơ sẽ quy định cách dạy và học cho giáo viên và học sinh Dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS càng phải bám sát hơn đặc trưng thể loại để có thể khắc phục được những hạn chế đó và khai thác hết giá trị thẩm mĩ của các bài thơ Bám sát đặc trưng thể loại cũng có nghĩa là ta phải chỉ ra được cái tiếp thu cũng như sáng tạo của tác giả Từ đó chỉ ra đặc điểm phong cách của tác giả Đồng thời để tiếp cận tác phẩm, ta có thể tiến hành liên hệ tác phẩm với hiện thực
xã hội và đặt tác phẩm trong mối tương quan với tác phẩm khác cùng thể loại trước, trong và sau đó Mỗi thể loại có một phương pháp riêng, không có phương pháp nào chung cho mọi thể loại Chính vì vậy, người dạy cần phải nắm chắc được đặc trưng của thể loại thơ Nôm Đường luật nói chung và đặc điểm của các bài thơ Nôm Đường luật cụ thể để từ đó có biện pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có thể cảm thụ được cái hay cái đẹp của thể thơ này
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở
Trong phân phối chương trình, thời lượng dành cho các văn bản thơ Nôm Đường luật đều là 1 tiết, chiếm 3 tiết/140 tổng số tiết trong chương trình, 3 tiết/7 tiết thơ Trung đại Việt Nam Việc dạy học thơ Nôm Đường luật có vị trí khá quan trọng trong việc tìm hiểu về thơ Trung đại Việt Nam nói chung, giúp học sinh tiếp cận được cái hay, cái đẹp của thể thơ này nói riêng cũng như hiểu về xã hội, con người Việt Nam lúc bấy giờ
Thơ Nôm Đường luật được giảng dạy duy nhất ở lớp 7 và đều là các văn bản hay, đã được tuyển chọn Tuy nhiên, các soạn giả chủ yếu nhằm mục đích đặt việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật trong việc tìm hiểu đặc điểm văn bản trữ tình nói chung để phục vụ việc giảng dạy phần Tập làm văn biểu cảm; đặt thơ Nôm Đường luật trong nhóm các bài thơ Trung Đại nói chung chứ chưa tách ra để tìm hiểu kỹ thể loại thơ này so với các thể thơ Trung đại khác Các soạn giả chưa chú ý nhiều đến đặc trưng thể loại nên gây nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu các bài thơ này
Gần đây, vào năm học 2010-2011, Bộ giáo dục và Đào tạo có ban hành cuốn Hướng dẫn thực
hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mới Thơ Nôm Đường luật nói riêng và các văn bản khác nói chung
Trang 7được chú trọng hơn về đặc điểm thể loại Điều này đã giúp giáo viên có những định hướng cụ thể để lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp phục vụ cho việc dạy tốt thể loại thơ này
1.2.2 Thư ̣c tiễn dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
1.2.2.1 Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THCS
*Mục đích khảo sát:
- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THCS ở Hà Nội nhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi,
những ưu điểm và hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nôm Đường luật ở THCS hiện nay
- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục
*Thời gian và đối tượng khảo sát:
Để tìm hiểu thực tiễn dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát 90 học sinh lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn- Cầu Giấy- Hà Nội và 90 học sinh lớp 7 trường THCS Minh Trí- Sóc Sơn- Hà Nội để thu thập các thông tin về sở thích, kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật
Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của một số giáo viên giảng dạy Ngữ văn lớp 7 (những giáo viên phụ trách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về quá trình dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS hiện nay
Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS là trong năm học 2012 – 2013
*Nội dung khảo sát:
- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật
- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật của giáo viên
- Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật
- Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nôm Đường luật của học sinh
Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục
*Phương pháp khảo sát:
- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát
- Nghiên cứu bài làm của học sinh
- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên
- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo
1.2.2.2 Kết quả khảo sát
Trang 8Bảng 1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy thơ
Nôm Đường luật ở THCS
Tổng số
phiếu
Nội dung khảo sát Thuận lợi Khó khăn
12
Đổi mới phương pháp dạy học 06 06
Hiểu biết về thơ Nôm Đường Luật 09 03
Bảng 1.4, Những thuận lợi và khó khăn trong việc học thơ
Nôm Đường luật của học sinh THCS Tổng số phiếu Nội dung khảo sát Thuận lợi Khó khăn
180
Bảng 1.5 Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ Nôm Đường luật đã
học trong chương trình Ngữ văn THCS Tổng số phiếu Bài đúng, hay Bài đủ ý Bài sơ sài Lạc đề Không làm
1.2.2.3 Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS hiện nay
* Ưu điểm:
- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ý thức học tương đối tốt Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa đã trở thành việc làm thường xuyên của các em Nhiều em còn dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học
- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bản của các bài thơ Nôm Đường luật Các em đều thích học 3 bài này hơn so với các bài thơ Trung đại khác cũng như các bài thơ Đường của Trung Quốc Nhiều em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai trò quan trọng của hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tác phẩm thơ Nôm Đường luật với hoàn cảnh xã hội đương thời Nhiều em có khả năng cảm thụ tương đối tốt đối với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
Trang 9-Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, hầu hết đều đạt trình độ trên chuẩn Các thầy cô đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và yêu nghề Giáo viên đều ý thức được vị trí vai trò của thơ Nôm Đường luật, đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi học các tác phẩm văn học này Giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, nhiều giáo viên không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin thu hút hứng thú học của học sinh
- Các trường, tổ, nhóm bộ môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng (những bài thơ Nôm Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nên giáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu hơn các bài thơ Nôm Đường luật Thông qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm cho giờ dạy của mình
- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh có những hướng dẫn
cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đường luật được tốt hơn
* Hạn chế:
- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7 là chưa phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểu hết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm hiểu biết văn học sử chưa đủ
- Cũng nhiều học sinh không thích học văn học Trung đại trong đó có thơ Nôm Đường luật vì đây là phần văn khô và khó Nhiều học sinh học xong bài vẫn không hiểu học những tác phẩm thơ Nôm Đường luật để làm gì Từ việc không hiểu ý nghĩa nhân văn, giá trị bất tử của các tác phẩm thơ Nôm Đường luật dẫn đến việc không có hứng thú tiếp nhận
- Đa số giáo viên được hỏi về phương pháp giảng dạy của ba bài thơ Nôm Đường luật đều sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết giảng, hỏi đáp, đọc chép còn các phương pháp đọc diễn cảm, đọc sáng tạo, so sánh đối chiếu về thi pháp thể loại, giảng bình thì rất ít Do đó chất lượng giờ dạy trên lớp chưa cao
- Nhiều giáo án chưa thấy được tính chất trữ tình của tác phẩm, chưa dạy tác phẩm đúng đặc trưng thể loại; hệ thống câu hỏi chưa hợp lý còn vụn vặt, đơn điệu, chưa phân loại được các đối tượng học sinh; lượng kiến thức còn hạn chế Nhiều giáo viên được phỏng vấn có tâm lý ngại đổi mới phương pháp, giáo
án soạn một lần dạy trong nhiều năm trừ các tiết hội giảng mới đầu tư hơn
*Nguyên nhân:
+ Giáo viên chưa nhận ra mối liên hệ giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc, chưa chú ý đến đặc trưng
thể loại của tác phẩm
+ Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy, học hiện nay tràn lan trên thị trường hầu hết đều xa rời đặc trưng thể loại
+ Do khoảng cách thời đại tác phẩm ra đời với thời đại học sinh đang sống
+ Do khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết của học sinh và thời Trung đại
Trang 10+ Việc tiếp nhận văn học Trung đại nói chung, thơ Nôm Đường luật nói riêng phải dựa trên hệ thống
đề tài, chủ đề, hệ thống hình tượng- nghệ thuật Nhưng những hệ thống này hiện nay đều không phù hợp nữa Vì thế việc dạy học văn học thơ Nôm Đường luật gặp nhiều lúng túng
+ Thơ Nôm Đường luật phát triển và tồn tại có chịu ảnh hưởng lớn của văn học Trung Quốc Vì thế việc tìm hiểu thơ Nôm Đường luật không thể tách rời với việc xem xét ảnh hưởng của văn học Trung Quốc Công việc này gần như quá sức với cả giáo viên và học sinh
+ Giáo viên chưa có các biện pháp thích hợp với đặc trưng thể loại của thơ Nôm Đường luật, chưa chú trọng đến hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên sức hấp dẫn, trường tồn của thơ Nôm Đường luật
Vì vậy, giờ học chưa có trọng tâm, chỉ tìm hiểu bề ngoài mà không thấy hết chiều sâu của tác phẩm
Từ những cơ sở thực tiễn trên, muốn giảng dạy tốt thơ Nôm Đường luật ở THCS giáo viên phải có những biện pháp thích hợp gắn với đặc trưng thể loại Hiểu đặc trưng thể loại thì mới có cơ
sở để hiểu quan niệm nghệ thuật cũng như cách sử dụng ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật
và quan niệm nhân sinh của các nhà thơ biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể Có như vậy, giáo viên mới tạo cho học sinh tầm đón nhận cần thiết để hiểu được kết cấu, ngôn ngữ, quan niệm nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP DA ̣Y HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT Ở
TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
2.1 Coi trọng khai thác tư tưởng hạt nhân nhân văn, yếu tố làm nên giá trị bền vững muôn đời của thơ Nôm Đường luật và của thơ ca Trung đại Việt Nam
Trong chương trình Ngữ Văn THCS hiện nay, những tác phẩm thơ Nôm Đường luật chứa đựng nhiều tiềm năng giáo dục học sinh những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta thuở trước Khai thác những giá trị bền vững, những hạt nhân tư tưởng nhân văn trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật chính là biện pháp hữu hiệu để hạn chế khoảng cách tiếp nhận giữa tác phẩm và bạn đọc là học sinh THCS Những giá trị nhân văn chứa đựng trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THCS chủ yếu là tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu thương con người
Tình yêu thương con người, sự cảm thông với những số phận bất hạnh trong cuộc sống được
thể hiện rất rõ trong thơ Hồ Xuân Hương nhất là bài thơ Bánh trôi nước Mượn hình ảnh chiếc bánh
trôi nước bình dị, dân dã, khiêm nhường, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã cho người đọc thấy hình tượng người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến: luôn phụ thuộc vào người khác, không có quyền tự
do quyết định lấy tương lai, số phận của chính mình, cuộc đời bấp bênh, vô định, trôi nổi theo dòng đời Nhưng trên hết, giáo viên phải hướng dẫn học sinh hiểu bản lĩnh cao cả luôn tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ Bản lĩnh ấy làm hiện lên một vẻ đẹp mà không một thế lực nào, một sức mạnh nào có thể làm hoen ố, mai một Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn sáng ngời tấm lòng son sắt, thủy chung