1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội

20 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 773,81 KB

Nội dung

Phân tích kết quả nghiên cứu: stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập, những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học, ảnh hưởng của stress tới các mặt hoạt đ

Trang 1

Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học

sinh tiểu học ở Hà Nội

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Người hướng dẫn: TS Đỗ Ngọc Khanh

Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận: lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở

giảng viên đại học, khái niệm stress và những vấn đề lý luận, khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi Tìm hiểu tổ chức và phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội Phân tích kết quả nghiên cứu: stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập, những nhân tố liên quan đến mức độ stress ở học sinh tiểu học, ảnh hưởng của stress tới các mặt hoạt động của học sinh tiểu học Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu những nhân tố có ảnh hưởng đến stress ở học sinh, qua đó giúp học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập và trong cuôc sống

Keywords: Tâm lý học; Tâm lý giáo dục; Học sinh tiểu học; Tâm lý học trẻ em;

Hà Nội

Content

Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó có stress) đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh quan tâm Đã có một

số công trình nghiên cứu về vấn đề học đường đã nhấn mạnh cách yếu tố như sức ép xã hội, gia đình, chương trình học quá tải, tình trạng dạy thêm học thêm, bệnh thành tích trong thi cử là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress học đường ngày càng tăng cao Hậu quả stress học đường có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và học tập của trẻ Trẻ trở nên rất khó tập trung trong học tập, học hành sa sút ở tất cả các môn bất chấp mọi nỗ lực cố gắng Nặng hơn, trẻ có những hành vi bột phát, thiếu kiểm soát như bỏ học, phá rối, bỏ nhà, đánh nhau thậm chí tự sát hoặc trở nên loạn thần Đối với học sinh bậc tiểu học hiện nay, các em có đang gánh chịu những sức ép học đường hay không? Nếu có

Trang 2

chúng ảnh hưởng như thế nào tới kết quả học tập và đời sống của các em? Và đâu là giải

pháp để ngăn chặn stress học đường ở học sinh tiểu học? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi

đã lựa chọn lựa chọn đề tài: Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở

Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp của mình

2.Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học

sinh tiểu học và yếu tố có liên quan, qua đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm

giảm thiếu những tác nhân có liên quan đến stress ở học sinh hiện nay

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ căng thẳng tâm lý (stress) của học sinh bậc tiểu học

3.2 Khách thể nghiên cứu

- 200 học sinh bậc tiểu học

- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên

4 Giả thuyết khoa học

- Tỷ lệ trẻ gặp stress ở mức độ vừa và cao ở bậc tiểu học chiếm từ 10 – 17% trên

tổng số trẻ đang theo học trong nhà trường Nguyên nhân chính là do những gánh nặng

trong học tập mà các em phải thực hiện trong quá trình học tập

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tài

- Xác định tỷ lệ học sinh mắc stress ở các mức độ khác nhau

- Xác định những yếu tố có liên quan đến stress trong học tập ở học sinh tiểu học

- Đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm giúp học sinh tránh được stress và đạt được

những thành tích cao trong học tập và trong cuộc sống

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về khách thể nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu mức độ stress ở học sinh lớp

4, 5 bậc tiểu học

Về địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn mẫu ngẫu nhiên tại 1 trường

tiểu học ở Hà Nội, đồng thời cũng lựa chọn thêm 1 trường tiểu học ở Quảng Ninh để so

sánh

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Comment [NK1]: Để một số thôi vì mình không

xem xét hết tất cả các yêu tố

Trang 3

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp trắc nghiệm tâm lý (test)

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp thống kê toán học

8 Đóng góp mới của luận văn

- Lần đầu tiên nghiên cứu mức độ stress theo cách tiếp cận tâm lý học lâm sàng đối với học sinh bậc tiểu học

- Đưa ra được con số chính xác và khoa học về tỷ lệ và mức độ stress ở học sinh tiểu học hiện nay

- Chỉ ra được những những yếu tố có liên quan đến stress và những ảnh hưởng của stress tới mọi mặt hoạt động của học sinh tiểu học

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề stress và stress ở học sinh tiểu học

1.1.1 Những nghiên cứu stress ở nước ngoài

Trong các khoa học nghiên cứu về stress hiện nay có ba hướng nghiên cứu cơ bản:

Hướng nghiên cứu thứ nhất là tiếp cận stress dưới góc độ sinh học Hướng nghiên cứu thứ hai coi stress như sự tác động từ môi trường

Hướng nghiên cứu thứ ba xem stress như quá trình tâm lý-quá trình tương tác giữa

con người với môi trường, trong đó chủ thể nhận thức sự kiện từ môi trường để huy động tiềm năng của mình để ứng phó

Như vậy, có thể nói quan điểm của các nhà nghiên cứu stress đã có sự thay đổi rất

cơ bản, từ cách tiếp cận coi stress như một phản ứng sinh học của cơ thể, như sự kiện từ môi trường tác động vào cơ thể, đến nghiên cứu stress ở bình diện tâm lý và sức khoẻ tâm thần Ngày nay nghiên cứu stress đã gắn liền với các lĩnh vực hoạt động, lao động cụ thể

Trang 4

của con người và mang tính thực tiễn rất cao Xu hướng nghiên cứu này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn bản chất stress để đưa ra cách phòng chống và ứng phó với stress

có hiệu quả

1.1.2 Những nghiên cứu stress ở trong nước

Stress đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm, nghiên cứu từ những năm bảy mươi cho đến hiện nay Các nghiên cứu stress trong những năm 1970 phần lớn được tiếp cận dưới góc độ sinh lý học và y học nhằm phục vụ cho công tác huấn luyện bộ đội

Từ những năm 1980 trở lại đây vấn đề stress đã được nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều cách khác nhau như: sinh lý học, y học, tâm lý học, xã hội học Nếu theo độ tuổi của khách thể nghiên cứu thì ở Việt Nam hiện nay có hai hướng nghiên cứu stress cơ bản sau: (1) nghiên cứu stress ở người trưởng thành (bộ đội, nhà quản lý, người lao động ) và (2) nghiên cứu stress ở trẻ em và thanh thiếu niên Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu và đánh giá mức độ và biểu hiện stress ở học sinh tiểu học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn

là khoảng trống, cần phải được nghiên cứu đầy đủ hơn

1.2 Khái niệm stress và các vấn đề liên quan

1.2.1 Định nghĩa stress

Khái niệm stress lần đầu tiên được nhà sinh lý học Canada Hans Selye sử dụng để

mô tả hội chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật

Vào thập niên 80, L.A.Kitaepxmưx đã nêu các quan điểm khác nhau về stress:

- Stress là những tác động mạnh ảnh hưởng không tốt và tiêu cực đến cơ thể, quan điểm này tồn tại một thời gian dài, nhưng nó lạt trùng với khái niệm về tác nhân gây stress

- Stress là những phản ứng mạnh không tốt của cơ thể về sinh lý hoặc tâm lý đối với tác động của tác nhân gây stress, cách hiểu này ngày nay khá phổ biến

- Stress là những phản ứng mạnh đủ loại, không tốt hoặc tốt đối với cơ thể

Hai cách hiểu này đều khẳng định stress là những phản ứng mạnh của cơ thể trước các tác động khác nhau của môi trường Nhưng trong thực tế không phải phản ứng mạnh nào của cơ thể cũng đều là stress và không phải chỉ có phản ứng mạnh mới là biểu hiện stress

Các nhà khoa học Việt Nam cũng có ý kiến riêng về đề tài stress Tô Như Khuê đã

cho rằng: "Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quản

Trang 5

thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích,

mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó" [19,33]

Từ những quan niệm khác nhau về stress như đã nêu ở trên, dưới góc độ tâm lý học

lâm sàng, chúng tôi cho rằng stress là sự phản ứng của cơ thể và nhân cách đối với những kích thích được nhận thức là đang đe dọa hoặc gây hại, phản ứng này có thể ít nhiều cải thiện được kích thích gây stress Đây cũng được xem là quan điểm tiếp cận của

chúng tôi khi nghiên cứu và đánh giá mức độ stress ở học sinh tiểu học

1.2.2 Khái niệm stress trong học tập

1.2.2.1 Định nghĩa

Hiện nay có rất nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về stress trong học tập,

nhưng trong đề tài này, chúng tôi hiểu “stress trong học tập là phản ứng tâm – sinh lý của học sinh trước những kích thích từ phía môi trường học tập (gia đình, nhà trường…) đang đe dọa sự cân bằng của cơ thể

1.2.3 Phân loại stress

Stress bình thường

Thông thường stress có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng đời sống con người, những stress này được gọi là stress bình thường

Stress bệnh lý

Stress trở thành bệnh lý khi tình huống gây stress quá bất ngờ, quá dữ dội, hoặc

quen thuộc nhưng lặp di lặp lại vượt quá ngưỡng chịu đựng của chủ thể

1.2.4 Các biểu hiện và mức độ stress

1.2.4.1 Biểu hiện của stress

Trong nghiên cứu này, để xác định chủ thể có bị stress hay không, chúng tôi dựa vào những chỉ báo sau:

- Về tính khí bề ngoài:

- Về hành vi

- Về mặt cảm xúc

- Về biểu hiện cơ thể - sinh lý

1.2.4.2 Đánh giá các mức độ biểu hiện của stress

Mức độ 1: Không bị stress

Trang 6

Các triệu chứng và biểu hiện về mặt tính khí, hành vi, cảm xúc và trạng thái cơ thể xuất hiện không thường xuyên và không đầy đủ

Mức độ 2: Có dấu hiệu của stress

Ở mức này con người cảm nhận thấy có sự căng thẳng cảm xúc, sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn , các thông số hoạt động sinh lý cũng tăng mạnh, nhưng trạng thái này nếu kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái rất căng thẳng Mức độ 3: Bị stress nặng

Rất căng thẳng, ở mức này cơ thể cảm nhận thấy rất căng thẳng về tâm lý, đây là trạng thái khó chịu con người cảm nhận được và có nhu cầu được thoát khỏi nó

1.2.5 Những yếu tố có liên quan tới stress trong học tập của học sinh tiểu học

1.2.5.1 Các yếu tố bên ngoài

Nhóm yếu tố từ môi trường gia đình

Các quan hệ gia đình (cha mẹ, anh chị em ) là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tình cảm, lối sống và quan niệm của học sinh đối với các sự kiện trong xã hội

Nhóm yếu tố từ môi trường học tập

Nhóm nguyên nhân này bao gồm các nguyên nhân sau: lịch trình học tập quá căng, bài tập ngày càng gia tăng, phương pháp giảng dạy của thày, sức ép kỳ thi, thày cô cho điểm không công bằng, vi phạm kỷ luật học tập, căng thẳng trong quan hệ với thầy cô và các bạn cùng lớp, lớp học quá đông, không gian học tập không yên tĩnh, kết quả học tập kém, thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, thày cô

1.2.5.2 Các yếu tố bên trongi

Bên cạnh các nguyên nhân bên ngoài, thì các nguyên nhân bên trong cũng đóng vai trò hết sức quan trọng gây ra stress trong học tập của học sinh Có rất nhiều các nguyên nhân bên trong gây ra stress trong học tập của học sinh nhưng có thể phân ra làm ba nhóm cơ bản sau: (1) nguyên nhân cá nhân; (2) nguyên nhân tâm lý và (3) khả năng ứng phó đối với các tác nhân gây stress

1.2.6 Khả năng và kỹ thuật ứng phó với stress

Các nhà tâm lý học chỉ ra có ba chiến lược ứng phó với stress thường gặp ở học sinh là: nhận thức, hành vi và hỗ trợ xã hội

Trang 7

Thứ nhất-chiến lược ứng phó nhận thức Con người có thể ứng phó với những tác

nhân gây stress hoặc với cảm xúc của chính mình bằng cách giải quyết vấn đề, tự nói chuyện (self-talk) và nhận thức lại vấn đề, từ đó tái cấu trúc nhận thức

Thứ hai, chiến lược ứng phó hành vi Chủ thể cũng cần phải ứng phó với stress

bằng hành vi Các nhà nghiên cứu cho rằng có bốn loại hành vi ứng phó với stress sau: tìm kiếm thông tin; hành động trực tiếp; kiềm chế hành động và hướng hành vi sang người khác

Thứ ba, hỗ trợ xã hội được dùng ở đây để nhấn mạnh bản chất tích cực và nhân văn

của chiến lược ứng phó này Hỗ trợ tinh thần là khi chủ thể cảm nhận được người khác yêu thương, đánh giá cao và tạo cơ hội để trao đổi, giao tiếp, chia sẻ Hỗ trợ thông tin là khi chủ thể được người khác cho biết ý nghĩa của những sự kiện gây stress, hoăc lời khuyên về chiến lược ứng phó với stress

1.3 Khái niệm học sinh tiểu học và những đặc điểm tâm lý cơ bản của lứa tuổi

Học sinh tiểu học là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đang theo học chương trình tiểu học

từ lớp 1 – lớp 5 tại các trường tiểu học trong hệ thống giáo dục Việt Nam Trẻ tiểu học có những đặc điểm đặc trưng về mặt tâm lý như sau:

Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ giao tiếp ra bên ngoài, thích làm quen với bạn bè cùng lứa và nhiều người lớn khác

Trong giai đoạn lứa tuổi này, các em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyền hoặc

Trẻ tiểu học có tâm hồn đa cảm, rất dễ xúc động, do đó, bất cứ hành động thô bạo nào đối với chính bản thân các em sẽ để lại trong tâm trí các em những ấn tượng sấu rất khó xóa mờ

Mặt khác, bên cạnh sự đa cảm, các em vẫn còn thiên nhiều về giác quan, rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi tuyên dương suông

Năng lượng ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào, khiến các em hoạt động không ngời Trong khi người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em đang chơi những trò quá hiếu động, có hại về sức khỏe và tâm lý, nên thường ngăn cấm các em mà không biết rằng điều này đã đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn, có thể dẫn đến stress

Về sinh hoạt học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để cho cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức lý thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc Ở điểm

Trang 8

này, đôi khi cha mẹ và thầy cô giáo không đủ bình tĩnh và kiên nhẫn trả lời đầy đủ các

câu hỏi của các em, thậm chí bực mình và khó chịu Điều này có thể dẫn các em đến sự

thu mình, sợ hãi khi đối mặt với người lớn trong những tình huống khó khăn

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và xây dựng phương pháp nghiên cứu

Từ khung lý thuyết, thao tác hóa các khái niệm để xác định bộ công cụ đo và đánh

giá về các vấn đề được nghiên cứu

2.1.2 Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng

Mục đích và nội dung chủ yếu của việc điều tra thực trạng là chỉ ra được các tỷ lệ

học sinh tiểu học mắc stress ở các mức độ, xác định nguyên nhân và đề ra những khuyến

nghị và giải pháp phù hợp

Mô tả mẫu: Mẫu được chọn gồm 204 học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học, trong đó

52,5% học sinh nam và 47,5% học sinh nữ

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nhóm các phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.1.2 Phương pháp chuyên gia

2.2.1.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.2.1.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

2.2.1.5 Phương pháp trắc nghiệm tâm lý

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin

2.2.2.1 Phương pháp thống kê toán học

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Stress của học sinh tiểu học trong quá trình học tập

3.1.1 Tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 204 học sinh được hỏi không có học sinh nào

mắc stress ở mức độ nặng, nhưng lại có đến 25.8% học sinh cả ở hai vùng nghiên cứu

mắc stress ở mức độ vừa, 74,2% số học sinh còn lại không bị mắc stress trong quá trình

học tập

Comment [NK2]: Tách nội dung và mục đích ra

riêng như phần trên

Trang 9

Để làm rõ hơn tỷ lệ mắc stress của học sinh tiểu học, chúng tôi có sử dụng thêm trắc nghiệm đánh giá lo âu của Zung để có những thông số tham chiếu Kết quả đo của trắc nghiệm cũng cho thấy một kết quả tương tự Cụ thể, trong số 204 học sinh có 29% lo âu

ở mức độ vừa và nhẹ, 70,9% không có dấu hiệu của lo âu (xem đồ thị 1) Như vậy, kết quả của trắc nghiệm và kết quả của bảng hỏi về tỷ lệ mắc stress của học sinh là tương đối trùng khớp

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ lo âu ở học sinh bậc tiểu học

Ở một khía cạnh khác, kết quả nghiên cứu cho thấy dường như có một mối liên quan giữa kết quả học tập với tỷ lệ mắc stress của học sinh Bảng 3 cho thấy học sinh có kết quả học tập càng cao thì tỷ lệ mắc stress càng lớn Cụ thể, trong số những học sinh có kết quả học tập loại giỏi thì có đến 33% có dấu hiệu của stress trong khi đó ở nhóm học sinh có kết quả học tập trung bình tỷ lệ này chỉ có 21,1%, và tỷ lệ nhóm học sinh khá là 24,5%

Bảng 3.3 Mức độ stress ở học sinh (phân theo kết quả học tập)

Học sinh

tiểu học

Có dấu hiệu của

stress

Không có dấu hiệu

của stress

2%

27%

70.90%

Lo âu mức độ vừa

Lo âu mức độ nhẹ Không lo âu

Trang 10

100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Để đạt thành tích cao trong học tập, bên cạnh tố chất và phương pháp học tập đúng, học sinh cần phải nỗ lực, chăm chỉ làm nhiều bài tập so với yêu cầu của chương trình Ở nhiều gia đình, để con chuẩn bị tốt các kỳ thi tuyển chọn vào các trường chuyên lớp chọn

đã thúc em các em phải đi học thêm nhiều giờ trong tuần, đồng thời giảm bớt thời gian nghỉ ngơi, giải trí của các em Vì vậy, ở một số học sinh để duy trì lực học, các em phải

cố gắng, nỗ lực nhiều hơn do vậy các em cũng phải chịu nhiều sức ép và căng thẳng hơn

3.1.2 Những biểu hiện lâm sàng của học sinh mắc stress trong học tập

a Phản ứng cơ thể:

Trong nghiên cứu này, khi xem xét những dấu hiệu mang tính cảnh báo về tình trạng stress của học sinh, kết quả thu được cho thấy biểu hiện rõ nhất của những học sinh mắc stress đó là trạng thái mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ chập chờn (58,8% thường xuyên, 25,5% thỉnh thoảng), khó khăn khi đưa ra những quyết định (35,3% thường xuyên, 29,4% thỉnh thoảng), trạng thái lo âu, tinh thần bất ổn (37,3% thường xuyên, 37,3% thỉnh thoảng) Bên cạnh đó, ở những học sinh mắc stress, về mặt hành vi các em trở nên cáu kỉnh, không giữ được bình tĩnh, sẵn sàng đôi co hoặc cãi nhau với bạn (chiếm gần 30%) Triệu chứng thường gặp khác ở những học sinh mắc stress đó là các em thường xuyên đau đầu, khó chịu trong cơ thể (29,4% thường xuyên, 41,2% thỉnh thoảng); ra mồ hôi tay, tim đập nhanh và hồi hộp, ăn kém ngon ngay cả những món ăn trước đây các em rất thích Một số em khác lại có biểu hiện bi quan, chán nản, cảm nhận mình trở nên kém cỏi, là đồ bỏ đi (25,5% thường xuyên, 51% thỉnh thoảng gặp); nhiều em biểu hiện sự mất tập trung trong học tập khó hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao…

b Thời điểm và tình huống gặp stress ở học sinh

Nhìn vào bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy rằng trạng thái stress của học sinh tiểu học thường gặp nhất vào thời điểm khi có bài kiểm tra (chiếm 76,5%), kế tiếp là tại các giờ tự học ở nhà (chiếm 17.6%) và chỉ có một số ít có biểu hiện rõ nét trong các giờ học trên lớp

Bảng 3.5 Thời điểm học sinh tiểu học thường gặp các trạng thái stress

Ngày đăng: 08/02/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Mức độ stres sở học sinh (phân theo kết quả học tập) - Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội
Bảng 3.3. Mức độ stres sở học sinh (phân theo kết quả học tập) (Trang 9)
Bảng 3.3. Mức độ stress ở học sinh (phân theo kết quả học tập) - Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội
Bảng 3.3. Mức độ stress ở học sinh (phân theo kết quả học tập) (Trang 9)
Bảng 3.7. Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tích cực của học sinh - Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội
Bảng 3.7. Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tích cực của học sinh (Trang 11)
Bảng 3.7. Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tích cực của học sinh - Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở hà nội
Bảng 3.7. Quan hệ giữa mức độ stress và cách ứng phó tích cực của học sinh (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w