Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

1. Thực trạng về số lượng và phân bổ mạng lưới chợ

Những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm có nhu cầu ngày càng tăng về việc tổ chức địa điểm trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của dân cư. Ngoài ra, từ ngày thành lập quận cho đến nay, công tác phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn cũng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành. Vì thế, số lượng chợ tăng lên rất nhanh. Tính đến hết năm 2005, trên địa bàn quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, tăng thêm 7 chợ so với năm 1997. Bảy chợ xây mới sau khi quận thành lập là: chợ Quan Hoa, chợ Xe máy - đồ cũ Dịch Vọng, chợ đêm Nông sản Dịch Vọng, chợ Đồng Xa, chợ Trần Duy Hưng, chợ Hợp Nhất và chợ 337 Dịch Vọng.

quận Cầu Giấy (tính đến hết tháng 12/2005) Chỉ tiêu Phường Số chợ (chợ) Dân số (người) Dân số bình quân một chợ (người/chợ) Toàn quận 10 168.834 16.834 Trung Hoà 1 20.108 20.108 Yên Hoà 1 21.093 21.093 Quan Hoa 3 22.634 7.545 Dịch Vọng 3 19.748 6.583 Dịch Vọng Hậu 0 16.609 - Mai Dịch 1 25.459 25.459 Nghĩa Tân 1 20.490 20.490 Nghĩa Đô 0 22.693 -

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

Tuy nhiên, sự phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay vẫn chưa đồng đều giữa các phường, các khu vực. Có phường có đến 3 chợ như phường Quan Hoa, phường Dịch Vọng, do đó mật độ dân số bình quân của một chợ ở các phường này thấp hơn hẳn các phường khác. Trong đó có những phường chưa có chợ nào (phường Dịch Vọng Hậu, phường nghĩa Đô). Bên cạnh đó sự quy hoạch mạng lưới chợ không theo kịp với sự quy hoạch đô thị nên không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư ở đây. Từ đó dẫn đến việc hình thành các tụ điểm chợ xanh, chợ tạm, chợ cóc như chợ hoa tươi trước cổng Khu Tổng cục chính trị (phường Mai Dịch); chợ Bái Ân, chợ K800 (phường Nghĩa Đô); chợ đầu cầu Yên Hoà, chợ Xóm chùa (phường Yên Hoà), chợ Sân vận động Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân)…

2. Thực trạng phân loại chợ

Các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy theo các tiêu chí khác nhau được phân loại như sau:

Bảng 6: Phân loại mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy (tính đến hết tháng 12/2005)

Tiêu chí

phân loại tính chất Theo

mua bán

Theo đặc điểm

mặt hàng Theo tính chất và quy mô xây dựng

Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và

Tên chợ buônBán Bán lẻ Tổng hợp Chuyên doanh Kiên cố

Bán kiên

cố Loại 1 Loại 2 Loại 3

Cầu Giấy x x x x x Quan Hoa x x x x Nhà Xanh x x x x Nghĩa Tân x x x x x Đồng Xa x x x x Nông sản DV x x x x Xe máy DV x x x x 337 DV x x x x Hợp Nhất x x x x Trần Duy Hưng x x x x

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy Chú thích: Nông sản DV: Nông sản Dịch Vọng; Xe máy DV: Xe máy Dịch Vọng; 337 DV: 337 Dịch Vọng

Như vậy, toàn quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, nhưng không có chợ loại 1 nào, có 3 chợ loại 2, còn lại là các chợ loại 3. Chỉ có duy nhất một chợ Nông sản Dịch Vọng là chợ bán buôn, còn lại các chợ đều là chợ bán lẻ. Có hai chợ chuyên doanh là chợ xe máy cũ Dịch Vọng và chợ Nông sản Dịch Vọng, các chợ còn lại đều là chợ tổng hợp. Không có chợ nào được xây dựng kiên cố hoàn toàn, mà đa số các chợ đều được xây dựng bán kiên cố là chủ yếu hoặc kiên cố lẫn bán kiên cố.

3. Thực trạng về quy mô các loại chợ

Ta phân tích thực trạng quy mô các loại chợ theo 2 tiêu thức diện tích chợ và số người bán. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 7: Quy mô các loại chợ theo hai tiêu thức diện tích chợ và số người bán (tính đến hết tháng 12/2005)

Tiêu thức Chợ

Diệc tích (m2) Số người bán (người)

Tổng diện tích Diện tích xây dựng Tổng số người bán Số người bán cố định Toàn quận 35.166 16.102 2730 1830 Cầu Giấy 1685 2300 157 157 Quan Hoa 1200 900 89 69 Nhà Xanh 1755 1470 220 157

Nghĩa Tân 6220 3321 558 476 Đồng Xa 9739 3320 456 456 Nông sản DV 3964 898 700 0 Xe máy DV 5900 2220 195 195 Hợp Nhất 3203 873 170 150 Trần Duy Hưng 1500 800 185 170

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

3.1. Quy mô theo tiêu thức diện tích chợ

Với 9 chợ trên địa bàn toàn quận (không kể chợ 337 Dịch Vọng xây dựng năm 2005) có tổng diện tích là 35.166 m2, bình quân mỗi chợ có diện tích là 3907 m2; bình quân diện tích cho mỗi người bán là 12,9 m2/người, trong đó diệc tích xây dựng là 5,9 m2/người.

Ta thấy đa số các chợ mặc dù có tổng diện tích không nhỏ nhưng diện tích được xây dựng còn ít (chiếm chưa đến 50% tổng diện tích), do đó cần thiết phải đầu tư để mở rộng quy mô diện tích chợ được xây dựng, đặc biệt là xây dựng kiên cố, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh buôn bán ở chợ được thoải mái và đầy đủ.

3.2. Quy mô theo tiêu thức người bán

Hiện có 2730 người bán hàng tại các chợ trên địa bàn quận, trong đó số người bán cố định là 1830 người (chiếm 67%) và số người bán không cố định trong đó bao gồm cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản xuất là khoảng 900 người (chiếm 33%).

Tuy nhiên, tỷ lệ số người bán cố định và không cố định này giữa các chợ là không giống nhau, có chợ tỷ lệ này là 100% (chợ Cầu Giấy, chợ Đồng Xa, chợ Xe máy cũ Dịch Vọng), số chợ còn lại tỷ lệ này khoảng 70-90%, riêng chợ Nông sản Dịch Vọng số người bán trong chợ 100% là không cố định, điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của chợ là chợ đầu mối, tập trung lượng hàng nông sản từ các nguồn, các hộ trực tiếp sản xuất để tiếp tục phân phối tới

Từ đó ta có thể thấy, hoạt động buôn bán trong chợ chưa có tính chuyên sâu, tức là trong chợ, hình thức tự sản xuất và tự bán thành phẩm vẫn xảy ra tương đối, nó hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại trong chợ, các hoạt động chợ sẽ dẫn tới sự thất thường do phụ thuộc một phần vào lực lượng người bán không cố định này. Mặt khác, số lượng người bán trung bình trong mỗi chợ chỉ khoảng 203 người, như thế quy mô đa số các chợ hiện nay trên địa bàn quận vẫn còn nhỏ. Vì vậy, cần thiết phải phát triển hệ thống chợ trên địa bàn quận, mở rộng hơn nữa cả về diện tích lẫn số người bán.

4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật

Thực trạng về cơ sở vật chất của mạng lưới chợ trên địa bàn quận thể hiện rằng có bao nhiêu diện tích chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố hay còn lều lán tạm, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 8: Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng lưới chợ (tính đến hết tháng 12/2005) Đơn vị: m2 Chợ Diện tích kiên cố (tầng, kiểu cách xây dựng…) Diện tích bán kiên cố (khung thép, mái tôn…) Lều lán tạm Toàn Quận 301 12.509 1863 Cầu Giấy 207 1.400 900 Quan Hoa 1.200 Nhà Xanh 1.795 Nghĩa Tân 94 2.406 763 Đồng Xa 2.720 Nông sản DV 720 Xe máy DV 800 200 Hợp Nhất 768 Trần Duy Hưng 700

Ta thấy, hiện tại trung bình chỉ có khoảng 301 m2 (chiếm 2,3%) diện tích các chợ trong toàn quận được xây dựng kiên cố, có tới 85% diện tích xây dựng bán kiên cố; 12,7% số diện tích các chợ vẫn trong tình trạng lều, lán tạm thời.

Một số chợ tuy đã được xây dựng kiên cố, sau một thời gian sử dụng, do không được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, không phát huy hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minh thương nghiệp. Bên cạnh đó, các hạng mục như đường đi lại trong chợ, hệ thống cấp nước, công trình vệ sinh, xử lý nước thải, rác thải… chưa được quan tâm đúng mức nên điều kiện vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng không được đảm bảo.

Như vậy, có thể thấy, cơ sở vật chất mạng lưới chợ trên địa bàn toàn quận hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của chợ, chưa đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. Do đó cần có sự đầu tư thoả đáng để phát triển hơn nữa mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng.

5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chợ

5.1. Về hàng hoá kinh doanh tại chợ

Ngoài chợ Nông sản Dịch Vọng, chợ Xe máy cũ Dịch vọng là chợ chuyên doanh, số chợ còn lại đều là chợ kinh doanh tổng hợp, nhưng chủ yếu vẫn là hàng nông sản thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng hàng ngày, bao gồm các loại hàng hoá cụ thể sau:

- Hàng lương thực; - Hàng thực phẩm; - Hoa quả các loại; - Nông sản;

- Lâm sản;

- Cây con giống;

- Hàng công nghiệp, điện tử.

Trong đó sự phân bổ hàng hoá như sau:

Hàng hoá Tỷ lệ (%)

Hàng lương thực 9 Hàng thực phẩm 43 Hoa quả các loại 12

Nông sản 7

Lâm sản 2

Cây con giống 3

Hàng tiểu thủ công nghiệp 14 Hàng công nghiệp, điện tử 10

Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy

Biểu đồ 1: Phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ

Ta thấy, các mặt hàng chủ yếu được bán trong chợ là hàng tiêu dùng (lương thực, thực phẩm, hoa quả…), các mặt hàng trong chợ tỏ ra có lợi thế về chủng loại, đa dạng và phong phú về hình thức, nhãn hiệu… Và vì thế, rất tiện lợi cho công việc nội trợ, mua sắm, các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất nhỏ. Như thế nó đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, ta thấy được sự hạn chế rất lớn của các loại hàng hoá bán tại chợ hiện nay đó là:

- Hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện đang còn rất nhiều trên thị trường, và đặc biệt là trong chợ.

- Giá cả hàng hoá trong chợ không theo một quy định nào, gây lên rất nhiều phiền toái cho người tiêu dùng, giá cả giao bán tăng lên nhiều so với giá thực tế cần bán làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang, thiệt thòi.

- Việc đo lường các đơn vị hàng hoá ở chợ còn nhiều bất cập, tình trạng gian lận còn khá phổ biến, chưa có đầy đủ các dịch vụ đo lường chính xác ở chợ. Hiện tượng này đang làm ảnh hưởng tới uy tín của các chợ.

- Hàng hoá trong chợ chưa được kiểm tra độ an toàn vệ sinh thực phẩm một cách nghiêm chỉnh, trình độ của đội ngũ kiểm tra an toàn thực phẩm còn hạn chế.

5.2. Hiệu quả sử dụng mặt bằng kinh doanh ở các chợ

5.2.1. Thực trạng khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ

Về khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ, có thể chia làm 3 loại: loại chợ không khai thác hết mặt bằng kinh doanh; loại chợ khai thác hết mặt bằng kinh doanh; loại chợ khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh.

Theo kết quả khảo sát, đến hết năm 2005 đối với toàn bộ mạng lưới chợ trong quận có 23% số chợ không sử dụng hết công suất; 49,3% số chợ sử dụng hết 100% công suất thiết kế và 27,7% số chợ sử dụng quá công suất thiết kế ban đầu. Số liệu trên cho thấy, đa số các chợ khai thác hết công suất hoặc vượt quá công suất thiết kế ban đầu. Một số chợ như chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Nhà Xanh…, các khoảng trống xung quanh chợ được bố trí các quầy sạp kinh doanh, gây lên tình trạng quá tải, mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường. Việc các chợ kinh doanh quá công suất thiết kế thường gắn liền với việc giải toả các chợ tự phát lấn chiếm lòng, lề đường, đồng thời đưa các hộ tiểu thương vào kinh doanh ở các chợ.

Như vậy, vẫn còn nhiều chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh. Một số chợ không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh trong khi đó một số chợ lại bị quá tải. Trong cùng một chợ, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu mặt bằng kinh doanh diễn ra một cách khá phổ biến.

Dưới đây là một số biểu hiện của việc khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh:

- Đối với chợ có tầng lầu (chợ Cầu Giấy) vẫn chưa khai thác mặt bằng tầng lầu để đưa vào kinh doanh. Diện tích tầng lầu bị bỏ trống là 261 m2.

- Đã xảy ra hiện tượng các hộ tiểu thương không kinh doanh trong quầy mà lấn chiếm ra ngoài kinh doanh dẫn đến tình trạng dư thừa mặt bằng trong các quầy nhưng lại quá tải ở các khu vực ngoài khác, nhất là các tuyến đường vào chợ. - Nhiều chợ không sử dụng hết công suất thiết kế ban đầu.

5.2.2. Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh

Việc khai thác mặt bằng kinh doanh ở một số chợ vẫn chưa hiệu quả là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, một số chợ khai thác quá công suất thiết kế về mặt bằng kinh doanh, có nhiều quầy sạp ở ngay cả lối đi vào chợ. Nhiều hộ kinh doanh trong chợ có xu hướng bỏ cả ra ngoài để kinh doanh, nhất là các loại hàng thực phẩm tươi sống, rau quả… Khai thác vượt quá công suất thiết kế còn gây lên tình trạng mất an ninh trật tự, không đảm bảo vệ sinh môi trường, khó khăn trong phòng cháy chữa cháy và làm mất mỹ quan chợ.

Thứ hai, vệ sinh môi trường ở các chợ không được đảm bảo. Việc không đảm bảo vệ sinh môi trường ở các chợ làm cho người đi chợ không muốn vào trong chợ mua hàng mà mua ở ngoài chợ, các sạp ở các tuyến đường vào chợ. Điều này gây lên tình trạng phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh.

Thứ ba, các hộ kinh doanh trong chợ phải nộp các khoản thuế và chi phí dẫn đến giá thành cùng một mặt hàng của những hộ kinh doanh trong chợ cao hơn những hộ kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường. Mặt khác, những mặt hàng kinh doanh của những hộ trong chợ và ngoài chợ là giống nhau cùng với tâm lý của người đi chợ là không muốn gửi xe vào chợ mua hàng mà muốn mua ở lề đường đã gây lên những bất lợi cho những hộ kinh doanh trong chợ. Điều này đặt ra vấn đề phải bảo vệ lợi ích chính đáng của những người kinh

doanh trong chợ thông qua việc xoá bỏ triệt để các hộ kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng, lề đường.

Thứ tư, công suất thiết kế không phù hợp. Nhiều chợ được xây dựng có quy mô lớn hơn so với mật độ dân cư trong vùng dẫn đến tình trạng dư thừa công suất.

Thứ năm, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương nhất là cấp phường còn yếu kém, sự thiếu kiên quyết trong việc giải toả các chợ tự phát, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường.

Thứ sáu, sự phát triển của mạng lưới siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, sự hình thành mạng lưới chi nhánh, đại lý của các cơ sở sản xuất ở các nơi… đã làm giảm lượng hàng hoá bán ra ở các chợ đồng thời giảm sức mua của người dân đối với các hàng hoá tiêu dùng mà giá không có sự chênh lệch so với trong siêu thị.

5.3. Về các loại dịch vụ trong chợ

Hầu hết các chợ đều chưa có đầy đủ các dịch vụ, mới chỉ có một số các dịch vụ tối thiểu cho hoạt động của chợ như dịch vụ vệ sinh, trông giữ xe, bảo

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w