2 Với những lí do nêu trên và mong muốn nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học thơ Đường nói riêng, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp tạo hứng th
Trang 11
Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp
METHODS TO CREAT INSPIRATION TO STUDY FOR 10 GRADE STUDENTS IN TEACHING THE TANG POETRY
NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 117 tr +
Phạm Thị Thủy
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn);
Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Ban
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp tạo hứng
thú học tập cho HS lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần thơ Đường đã đề xuất
Keywords: Hứng thú học tập; Thơ Đường; Phương pháp giảng dạy; Ngữ văn
Content
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Đối với dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc tạo hứng thú học tập cho
HS được coi là một yêu cầu cấp thiết Đã và đang có ngày càng nhiều HS thờ ơ hay coi thường môn Ngữ văn vì thấy môn học này nhàm chán, khuôn sáo, nặng nề, ít hấp dẫn Vậy cần phải có những biện pháp cụ thể để thay đổi cách nhìn trên đối với môn Ngữ văn, đem lại hứng thú học tập cho các em khi đến với môn học
1.2 Trong chương trình Ngữ văn THPT, thơ Đường có một vị trí quan trọng ở phần văn học nước
ngoài Đây là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học cổ điển Trung Hoa và của cả nhân loại Đưa học sinh THPT đến với thơ Đường chính là giúp các em tiếp cận với một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại Tuy nhiên, thơ Đường thực sự là một phần khó dạy đối với GV và khó học đối với học sinh THPT Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp dạy học hiệu quả để những giờ học thơ Đường thật sự hấp dẫn, lôi cuốn Qua đó HS có hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, say mê khám phá và chiếm lĩnh tri thức về thơ Đường – tinh hoa văn hóa nhân loại
1.3 Thực tiễn dạy học thơ Đường trong trường phổ thông hiện nay xét về góc độ tạo hứng thú cho
HS vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Mặt khác, việc nghiên cứu vấn đề dạy học thơ Đường trong trường phổ thông tuy đã được quan tâm, bàn luận khá nhiều, nhưng còn chưa thực sự chú trọng đến các biện pháp tạo hứng thú cho HS
Trang 22
Với những lí do nêu trên và mong muốn nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung,
dạy học thơ Đường nói riêng, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: Biện pháp tạo
hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Việc nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học nói chung và trong dạy
học môn Ngữ văn nói riêng từ lâu đã được các nhà khoa học và các nhà sư phạm quan tâm Ngoài các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn còn có rất nhiều các bài viết đăng trên các báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề trên Đối với việc tạo hứng thú trong giờ học thơ Đường thì hầu như chưa có một công trình nào chính thức được công bố cho tới thời điểm này
2.2 Thơ Đường được đưa vào sách giáo khoa Văn 10 cải cách từ năm học 1989 – 1990 Cho đến
nay, ở Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề giảng dạy thơ Đường trong nhà trường phổ thông Các công trình đó đã có những vai trò tích cực, định hướng cho việc dạy – học thơ Đường trong nhà trường chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra các đặc điểm, các đặc trưng, nội dung, cách tiếp cận, câu hỏi định hướng để giúp giáo viên cần giảng dạy những gì về những bài thơ Đường trong chương trình chú chưa đề cập đến các biện pháp cụ thể nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Các kết quả nghiên cứu về nội dung, nguyên tắc khi dạy học thơ Đường, những lí thuyết
về hứng thú học tập của học sinh và các biện pháp tạo hứng thú ở các lĩnh vực kiến thức khác nhau mà các công trình trên đề cập đến đã gợi dẫn chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nội dung lí luận trong các công trình trên làm cơ sở lí luận cho đề tài của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường nhằm giúp HS yêu thích học nội dung này Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học thơ Đường nói riêng, dạy học văn học nước ngoài và môn Ngữ văn nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra ở trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học bao gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường
- Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS lớp 10 trong dạy học phần thơ Đường
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học phần thơ Đường đã đề xuất
Trang 33
4 Phạm vi nghiên cứu và hướng triển khai nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Quá trình dạy học phần thơ Đường trong chương trình Ngữ văn lớp 10 có vận dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Mẫu khảo sát:
Các bài học về thơ Đường, chương trình Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn)
Mẫu thực nghiệm:
Lớp 10A4 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
4.2 Hướng triển khai nghiên cứu
Nghiên cứu những lí thuyết tâm lí về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập và đặc trưng của thơ Đường, điều kiện để tạo hứng thú trong khi dạy học các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10
Có thể đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú cho HS trong giờ dạy thơ Đường như: Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp vấn đáp – đàm thoại tích cực, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp trò chơi học tập, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình dạy học
Việc xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú học tập trong dạy học thơ Đường chương trình Ngữ văn 10 giúp học sinh có hứng thú, say mê, sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh tri thức thơ Đường và có thể liên hệ tới quan niệm sống, suy nghĩ của bản thân trong đời sống hiện đại
5 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nhóm phương pháp chuyên gia bao gồm: Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng
vấn, phương pháp thảo luận, phương pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra qua phiếu hỏi
- Phương pháp thống kê
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Đề xuất biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần thơ
Đường
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 44
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát về thơ Đường
Thơ Đường được xem là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường (618– 907), là mẫu mực của thơ ca Trung Quốc nói riêng và thơ ca trung đại phương Đông nói chung, thậm chí là đỉnh cao của thơ ca nhân loại
Chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu, đề xuất biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS lớp
10 trong dạy học phần thơ Đường cần dựa trên những kiến thức cơ bản như sau:
1.1.1 Những yếu tố cơ bản chi phối đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Đường
1.1.1.1 Hoàn cảnh chính trị, xã hội
Mỗi thời kì có hoàn cảnh chính trị - xã hội khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, nghệ thuật của thơ Đường
1.1.1.2 Tư tưởng văn hóa
Về mặt tư tưởng, đặc điểm của đời Đường là sự tịnh thịnh của ba giáo thuyết Nho, Đạo và Phật Tình trạng Tam giáo đồng nguyên này có ảnh hưởng đối với khuynh hướng sáng tác của thi nhân, tạo ra những phong cách, trường phái và cảm hứng sáng tác đa dạng của thơ Đường
1.1.2 Các đề tài và trường phái thơ Đường
1.1.2.1 Đề tài
Đề tài trong thơ Đường có những nội dung đa dạng và phong phú, với nhiều hình thức diễn đạt phóng khoáng
1.1.2.2 Các trường phái
Để phản ánh hiện thực xã hội phong phú muôn màu muôn vẻ, thơ ca đời Đường xuất hiện nhiều trường phái, phong cách và phát triển một cách rầm rộ, nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng ở thời kì này được đời sau truyền tụng và ca ngợi Căn cứ vào đề tài sáng tác, các nhà văn học sử Trung Quốc đã chia thơ Đường thành các trường phái sau:
- Trường phái Điền viên sơn thủy
- Trường phái thơ Biên tái
- Trường phái lãng mạn
- Trường phái hiện thực
Nói tóm lại, thơ Đường phong phú về đề tài, nổi bật và tập trung nhất vào hai khuynh hướng sáng tác là hiện thực và lãng mạn Hiện thực và lãng mạn là hai bộ phận thống nhất trong một chỉnh thể của thi ca đời Đường góp phần cống hiến to lớn cho văn học Trung Quốc
1.1.3 Thi pháp thơ Đường
Thi pháp thơ Đường rất phong phú, đa dạng Với khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ trình bày một số yếu tố tiêu biểu trong hệ thống thi pháp thơ Đường qua các phương diện sau: Quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thể loại và ngôn ngữ
Trang 55
1.1.3.1 Quan niệm nghệ thuật về con người
- Con người vũ trụ: Con người xuất hiện trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời “đầu đội trời, chân đạp đất”, hòa hợp đất trời Con người trong thơ Đường luôn khát vọng hòa hợp với thiên
nhiên, ở giữa đất trời, cảm ứng với đất trời Tống hữu nhân của Lí Bạch, Đăng cao của Đỗ Phủ là
những ví dụ tiêu biểu
Hình tượng con người vũ trụ thể hiện khát vọng của con người được sống thanh bình, hòa hợp vào nhịp sống của vũ trụ vô biên
- Con người xã hội: Trong thơ Đường, con người xã hội chủ yếu là tầng lớp nhân dân thấp cổ
bé họng được phản ánh bằng quan hệ mâu thuẫn, đối lập gay gắt với tầng lớp thống trị
1.1.3.2 Không gian nghệ thuật
- Không gian vũ trụ: Để chiếm lĩnh không gian vũ trụ, con người thường dùng hai cách, đó
là: lên cao và đi xa, ví dụ như Đăng cao, Thu hứng của Đỗ Phủ, Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch Vì vậy
không gian vũ trụ trong thơ Đường là không gian mở
- Không gian đời thường: Đó chính là không gian tồn tại của lớp người “thấp cổ bé họng” Trong không gian ấy đầy nỗi bi ai, con người bị vây bủa, trói buộc Họ phải đi (hoặc chạy) trong những thôn xóm, làng mạc, chiến trường Đây là kiểu không gian xuất hiện nhiều trong thơ hiện thực
Nhìn chung, trong thơ Đường không gian vũ trụ vẫn chiếm ưu thế hơn Không gian nghệ thuật của thơ Đường đã đạt đến mức hoàn mĩ, tiêu biểu cho không gian nghệ thuật thơ Trung Quốc
1.1.3.3 Thời gian nghệ thuật
- Thời gian vũ trụ: Trong thơ Đường có rất nhiều địa danh và đằng sau địa danh ấy vẫn thấy sự tiềm ẩn, bóng dáng của thời gian Với tư cách là thời gian vũ trụ, thời gian nghệ thuật trong thơ Đường ít chịu đóng khung trong thời hiện tại mà luôn có xu hướng vận hành trong vòng lưu chuyển của thời gian, ngược về quá khứ, xuôi đến hiện tại
- Thời gian đời thường: Thời gian đời thường chủ yếu là thời hiện tại, có tính cụ thể khi
kể về cái đang diễn ra rất thực, rất đời thường như trong bài Thạch hào lại hay Mao ốc vị thu
phong sở phá ca của Đỗ Phủ
1.1.3.4 Thể loại và ngôn ngữ
Thể loại: Các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính là cổ thể và kim thể
Ngôn ngữ:
Thơ Đường ít lời nhiều ý, ý ở ngoài lời Ngôn ngữ thơ Đường là ngôn ngữ tinh luyện, có tính khái quát cao, giàu hình ảnh và cảm xúc
1.2 Thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10
1.2.1 Nội dung dạy học thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10
1.2.1.1 Khảo sát các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10
Trong số rất nhiều tác giả, tác phẩm như trên, chương trình Ngữ văn lớp 10 (chương trình chuẩn) chỉ tuyển chọn 5 bài thơ Đường là:
Trang 66
Bảng 1.1 Các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10
1 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng)
Lí Bạch
3 Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) Thôi Hiệu Đọc thêm
4 Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) Vương Xương
Linh
Đọc thêm
5 Khe chim kêu (Điểu minh giản) Vương Duy Đọc thêm
Mỗi tác phẩm được lựa chọn ở trên đều là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tác giả và các trường phái thơ Đường
So với các chương trình trước đây, tuy số lượng các văn bản thơ Đường có giảm đi nhưng vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong phần văn học nước ngoài (xem bảng 1.2)
1.2.1.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt khi dạy học thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 10 quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với chủ đề thơ Đường như sau :
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lí Bạch, Thu hứng – Đỗ Phủ ; các bài đọc thêm : Hoàng Hạc lâu – Thôi
Hiệu, Khuê oán – Vương Xương Linh, Điểu minh giản – Vương Duy) : đề tài, cấu tứ, bút pháp tình
cảnh giao hòa ; phong thái nhân vật trữ tình; tính cách luật và vẻ đẹp hàm súc, cổ điển
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường ; biết liên hệ để hiểu một số đặc điểm của thơ Đường luật Việt Nam
- Biết cách đọc – hiểu tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng thể loại
Với một thời lượng dạy học hạn chế cùng nhiều nguyên nhân khác, việc đạt được các mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng theo quy định không phải là điều dễ dàng Và càng khó khăn hơn để giúp HS
đạt được mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trên với một niềm say mê, hứng thú học tập thật sự
1.2.2 Ý nghĩa của việc dạy học thơ Đường
Về việc đưa thơ Đường vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, cụ thể là chương trình Ngữ văn 10, không phải ngẫu nhiên mà thơ Đường giữ một vị trí quan trọng trong phần văn học nước ngoài Nếu GV giúp HS khám phá và thấy được vẻ đẹp huyền diệu sâu xa của các bài thơ Đường, HS sẽ bước đầu cảm nhận được giá trị đích thực của một trong những di sản văn học độc đáo nhất của nhân loại Hiểu thơ Đường chính là hiểu tiếng nói của người xưa, rung cảm, thấm thía được những tâm hồn cao đẹp Thời đại nhà Đường cách đây hơn một ngàn năm nhưng việc đọc thơ Đường vẫn có những bài phù hợp với ý nghĩa tư tưởng của thời đại mới
Trang 77
Ở một phương diện khác, thơ Đường có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng sâu sắc với thi
ca Việt Nam cả về nội dung và nghệ thuật Do đó, giúp HS hiểu và yêu thơ Đường, các em sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn đối với văn học Việt Nam từ việc chọn đề tài, xây dựng hình ảnh, cấu tứ đến
sử dụng ngôn ngữ, bút pháp hay thi liệu Nắm được thi pháp thơ Đường sẽ có điều kiện để lí giải nhiều hiện tượng của thi pháp thơ cổ điển Việt Nam Nói cách khác, nếu hiểu và yêu thơ Đường, học sinh sẽ cảm nhận sâu sắc, thấu đáo vẻ đẹp của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam
1.3 Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh
1.3.1 Các khái niệm
1.3.1.1 Hứng thú
Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với hiện tượng nào đó do ý nghĩa của nó trong dời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó
1.3.1.2 Hứng thú học tập môn Ngữ văn
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân
Dựa vào định nghĩa trên, có thể đưa ra định nghĩa về hứng thú học tập môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông như sau: Hứng thú học tập trong môn Ngữ văn là thái độ say mê tự giác tích cực đặc biệt của cá nhân đối với môn Ngữ văn do nhận thức được tầm quan trọng của môn Ngữ văn và có sự gắn bó tình cảm với nó
1.3.2 Những đặc trưng cơ bản của hứng thú học tập
1.3.2.1 Tính lựa chọn
Tính lựa chọn của hứng thú biểu hiện ở thái độ đặc thù của mỗi cá nhân đối với từng môn học, từng nội dung học tập Một HS có thể có hứng thú với nội dung học này mà không có hứng thú với môn học khác, điều đó phụ thuộc vào thái độ đặc thù của mỗi cá nhân
1.3.2.2 Sự kết hợp nhuần nhuyễn và hữu cơ giữa quá trình nhận thức và quá trình tình cảm của
cá nhân
Trong cấu tạo của hứng thú bao gồm hai phần: nhận thức và tình cảm Hai phần này kết hợp nhuần nhuyễn, hữu cơ với nhau và tạo nên một hứng thú hoàn chỉnh, trọn vẹn Khi có hứng thú họ tập tức là HS có thái độ nhận thức tích cực đồng thời có được cảm xúc, tình cảm trong sáng với một ý chí tập trung cao đô, trên cơ sở đó nắm chắc và đi sâu vào bản chất đối tượng
1.3.2.3 Thống nhất giữa chủ thể và khách thể
Giữa chủ thể và khách thể trong hứng thú có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau Đây là một đặc điểm quan trọng khi nghiên cứu về hứng thú, nó là cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp thích hợp kích thích hứng thú của HS
Trang 88
1.3.3 Các điều kiện để tạo hứng thú học tập
1.3.3.1 Điều kiện tâm lí chủ thể
Để tạo hứng thú, không những chủ thể người học tự điều chỉnh cấu trúc của mình mà GV, bạn bè…có thể tác động vào cấu trúc ấy tạo ra sự mong muốn nhận thức và ý thức về vai trò quan trọng của nội dung kiến thức môn học
1.3.3.2 Điều kiện về nội dung học tập và mục tiêu học tập
Nội dung học tập muốn trở thành điều kiện tạo hứng thú trong HS thì nó phải đảm bảo:
- Hấp dẫn về mặt nhận thức
- Đa dạng hóa trong cách trình bày và mô tả đảm bảo HS có nhu cầu học và thích học
- Nội dung học tập đưa ra nhiều cơ hội cho phép người học kiến tạo kiến thức
- Nội dung học tập phải đảm bảo tính liên tục trong sự liên kết lẫn nhau ở mức độ cao
1.3.3.3 Điều kiện về phương tiện và PPDH
- Phương pháp vận dụng phải phù hợp với mục tiêu, đặc trưng nội dung và nguyên tắc dạy học
- PPDH phải phát huy tính tích cực của HS
1.3.3.4 Điều kiện về môi trường học tập
Để tạo được một môi trường tâm lí học tập thoải mái người GV phải biết cách tổ chức lớp học, chia nhóm, phải biết tạo niềm tin cho HS qua những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời, hợp lí
1.3.3.5 Điều kiện về các hình thức kiểm tra đánh giá
Đánh giá đúng, kịp thời sẽ khiến HS có tâm lí thoải mái, tạo được động cơ học tập bên trong nhưng ngược lại đánh giá không kịp thời, không đúng với năng lực của HS sẽ làm các em thấy tổn thương, tâm lí không thoải mái, việc nhận thức do đó mà bị ảnh hưởng
1.3.4 Biểu hiện của hứng thú học tập môn Ngữ văn
1.3.4.1 Biểu hiện của hứng thú học tập nói chung
1.3.4.2 Biểu hiện cụ thể của hứng thú học tập Ngữ văn
Gồm có các mặt biểu hiện: Biểu hiện về mặt trí tuệ, biểu hiện về mặt ý chí, luôn muốn vươn lên và khẳng định mình, biểu hiện về mặt tình cảm, biểu hiện về mặt kết quả, biểu hiện về mặt năng lực
1.3.5 Vai trò của hứng thú học tập đối với môn Ngữ văn
1.3.5.1 Vai trò của hứng thú học tập
Có thể kết luận, hứng thú học tập có vai trò quan trọng đối với hoạt động nhận thức và năng lực học tập của HS
1.3.5.2 Vai trò của hứng thú học tập trong việc học tập môn Ngữ văn
Hứng thú học tập sẽ là cơ sở nền tảng quan trọng nhất giúp HS cảm thụ văn học bằng hình tượng.Hứng thú cũng là cơ sở để phát triển tài năng văn học ở HS
Trang 99
Với phần thơ Đường, hứng thú học tập sẽ giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, say
mê khám phá và chiếm lĩnh tri thức về thơ Đường Qua đó, các em đến với những tâm hồn cao đẹp, những bài học nhân sinh sâu sắc trong cuộc sống
1.4 Thực trạng dạy học thơ Đường ở lớp 10 xét từ góc độ tạo hứng thú học tập cho học sinh
1.4.1 Về phía giáo viên
Dạy học thơ Đường luôn là một thử thách hết sức khó khăn đối với giáo viên Không phải chỉ học sinh mới cảm thấy khó, nhiều giáo viên cũng chưa cảm nhận được hết những giá trị độc đáo, vẻ đẹp tinh tế của thơ Đường Một thực tế đang xảy ra là hiện nay, nhiều giáo viên e ngại, thậm chí né tránh dạy các giờ thao giảng, giờ dạy mẫu với các bài thơ Đường Về phương pháp dạy học, qua dự giờ các tiết dạy học thơ Đường kết hợp với điều tra bằng bẳng hỏi, chúng tôi nhận thấy phương pháp được sử dụng chủ yếu vẫn là thuyết trình Các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm có được sử dụng nhưng rất ít
Qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận định thực trạng đã nêu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân như sau:
- Do phân phối thời lượng chương trình chưa hợp lí:
- Do sự nhận thức chưa đúng, đánh giá sai về ý nghĩa và tầm quan trọng của thơ Đường
- Khó khăn do khoảng cách ngôn ngữ, thời đại
1.4.2 Về phía học sinh
Trước hết, có thể thấy là nội dung thơ Đường thường có nhiều điển tích, điển cố, từ ngữ
cổ, niêm luật thơ Đường khó nên HS cảm thấy ít hấp dẫn Thực trạng chung là đa số HS ít hứng thú, chưa có tâm thế khi học tập
Nói chung, ít hứng thú trong khi học các bài thơ Đường là một thực tế khó tránh khỏi với
HS khi mà bản thân các bài thơ Đường có nhiều khoảng cách với HS Hơn nữa, tâm lí của HS cho rằng đây là các bài học không quan trọng lắm Trong hầu hết các đề thi, phần thơ Đường nói
riêng và văn học nước ngoài nói chung ít được đưa vào kiểm tra, điều này vô tình dẫn tới sự xem
thường các bài thơ Đường trong chương trình
CHƯƠNG 2
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
LỚP 10 TRONG DẠY HỌC PHẦN THƠ ĐƯỜNG 2.1 Nguyên tắc tạo hứng thú cho HS trong dạy học thơ Đường
2.1.1 Đảm bảo tính hình tượng, tính nghệ thuật
Đây cũng là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng đối với việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học phần thơ Đường nói riêng trong trường phổ thông
Trang 1010
2.1.2 Đảm bảo tính vừa sức, tạo sức
Tính vừa sức đồng thời tạo sức trong khi tạo hứng thú cho HS trong khi dạy học phần thơ Đường được thể hiện trên các mặt sau:
- Khối lượng kiến thức đưa vào trong bài học vừa đủ, nằm trong vùng hiểu biết gần của người học
- Các hoạt động tổ chức cho HS nhằm giúp các em có hứng thú học tập phải đảm bảo phù hợp với tâm lí, trình độ phát triển của lứa tuổi
2.1.3 Đảm bảo tính dân chủ
Tính dân chủ sẽ tạo cho người học cảm giác thoải mái, được tôn trọng trong khi học Giờ học nhờ đó sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn, HS có hứng thú hơn
2.1.4 Đảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ, tình cảm và hứng thú của tập thể
Đối với các bài học thơ Đường, mặc dù mỗi cá nhân HS có năng lực cảm thụ khác nhau,
có sự yêu thích khác nhau, nhưng nếu tạo được không khí học tập sôi nổi chung trong lớp học, đặc biệt là với các hoạt động nhóm khuyến khích các HS cùng tham gia, chắc chắc các em sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hào hứng hơn
Trong các nguyên tắc đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng cần phải đặc biệt chú trọng đến hai
nguyên tắc: Đảm bảo tính hình tượng, nghệ thuật và đảm bảo phát huy sức mạnh trí tuệ, tình cảm
và hứng thú của tập thể
2.2 Sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn một cách có hiệu quả để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học thơ Đường
2.2.1 Phương pháp đọc sáng tạo
2.2.1.1 Bản chất của phương pháp đọc sáng tạo và khả năng vận dụng để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học thơ Đường
Có thể nói, đọc sáng tạo là phương pháp đổi mới tích cực trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông Phương pháp này có một số ưu điểm nổi bật như:
- Đọc sáng tạo giúp đào sâu vào giá trị nội dung và hình thức của tác phẩm
- Đọc sáng tạo hình thành được bầu không khí văn chương và khắc sâu trong lòng HS ấn tượng về tác phẩm
- Đọc sáng tạo phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, đồng thời giúp HS phát triển tư duy và mạnh dạn bộc lộ chính kiến cá nhân
- Đọc sáng tạo giúp HS thực hiện sự giao tiếp nghệ thuật với tác giả thông qua tác phẩm Nếu như hoạt động đọc đơn thuần có thể khiến HS cảm thấy nhàm chán thì đọc sáng tạo với những ưu điểm riêng của nó như trên thực sự có khả năng tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học thơ Đường