c) Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
Cần thiết phải quy định cụ thể hơn cơ chế bảo vệ người tố cáo phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay trong Luật Tố cáo. Tuy hiện nay, Luật Tố cáo 2018 đã có riêng một chương để quy định về vấn đề bảo vệ người tố cáo nhưng chỉ có những quy định này là chưa hoàn toàn bảo vệ được quyền và lợi ích của người tố cáo. Bảo vệ người tố cáo cần được thực hiện thông qua một cơ chế hoạt động cụ thể của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giúp cho người tố cáo không bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù để họ có thái độ hợp tác tích cực, khai báo khách quan, trung thực và chính xác với cơ quan, người có thẩm quyền. Mục đích là quy định rõ thủ tục tiến hành, quyền và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của các chủ thể tham gia trong thực hiện bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người tố cáo và các quyền, lợi ích vật chất, tinh thần khác cho người tố cáo. Theo người nghiên cứu cần nên bổ sung các nội dung sau:
Thứ nhất, phải bảo vệ cho người tố cáo dù họ có yêu cầu hay không để đề phòng sự chủ quan, sơ suất hoặc đổ lỗi cho nhau của cả người tố cáo và cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo. Trong trường hợp nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không bảo vệ được người đi tố cáo mà bản thân họ bị thiệt hại thì Nhà nước nên có chính sách đối với họ nhằm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, trách nhiệm bảo vệ người tố cáo thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là những cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo, chính quyền và công an các cấp, có thể cả tổ chức công đoàn các cấp và công dân. Để bảo vệ người tố cáo có trường hợp phải sử dụng lực lượng phối hợp của nhiều ngành, nhiều tổ chức và tăng cường hơn nữa, thậm chí cả những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn. Những vấn đề này
[14] Hồ Thị Thu An (6/2011). “ Xây dựng cơ chế bảo vệ người tố cáo”, Nghiên cứu lập pháp, 12(197), tr 44-45.
phải được quy định cụ thể trong phần quy định về thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết, xây dựng một lực lượng chuyên biệt có phương tiện, công cụ để tiến hành bảo vệ người tố cáo.
Thứ ba, đối tượng bảo vệ phải bổ sung thêm những người cung cấp thông tin, tài liệu khác góp phần giải quyết vụ việc tố cáo và người thân thích của những người này. Điều này là hoàn toàn cần thiết bởi một vụ việc không chỉ có người tố cáo mới nắm giữ được nội dung và chứng cứ mà còn có thể có nhiều người khác.
Thứ tư, quy định rõ hơn phạm vi áp dụng biện pháp bảo vệ là khi tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ có nguy cơ bị người vi phạm hoặc thân nhân của họ tấn công hoặc xâm hại và việc áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện trong suốt thời gian mà nguy cơ đó là thực tế. Theo đó có thể hiểu nguy cơ tấn công, xâm hại được hiểu là có thể đã có sự tấn công hoặc xâm hại đã xảy ra trên thực tế; hoặc tuy mới chỉ là sự đe dọa tấn công hoặc xâm hại, nhưng mức độ nguy hiểm là đáng kể, cần có biện pháp bảo vệ kịp thời để bảo đảm an toàn cho người được bảo vệ. Bởi lẽ, việc quy định chung chung như hiện nay làm khó các cơ quan thi hành luật và không thể bảo vệ người tố cáo kịp thời.
Thứ năm, nên có cơ chế bảo vệ người tố cáo ngay tại nơi cư trú của họ. Điều này đảm bảo người tố cáo không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân tại nơi cư trú và các biện pháp khác có sử dụng lực lượng, công cụ, phương tiện bảo vệ nơi cư trú của họ. Đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương tại nơi có người tố cáo cư trú đồng thời nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức địa phương không hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, có thể xem nơi cư trú của người tố cáo là một trong những “nơi cần thiết” thiết lập cơ chế bảo vệ người tố cáo.
Thứ sáu, các biện pháp cụ thể để bảo vệ người tố cáo nên thêm vào là các biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, biện pháp bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú của họ... Pháp luật cần quy định cụ thể một số biện pháp đặc biệt khẩn cấp tạm thời để áp dụng trong trường hợp cần thiết. Phải có chế tài đối với hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, trong đó cần lưu ý hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật, xử lý hình sự đối với những người có hành vi này nghiêm minh hơn.
Thứ bảy, bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác như tố cáo qua email điện tử, điện thoại, fax,… kết hợp quy trình tiếp nhận và giải quyết tố cáo nặc danh. Các hình thức này có thể
đáp ứng nhu cầu bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo bởi hiện nay dù có biện pháp bảo mật thông tin nhưng trong một số trường hợp việc xác định danh tính người tố cáo hoàn toàn dễ dàng. Việc bổ sung này là cần thiết vì nếu không chấp nhận các hình thức này thì nguồn thông tin tố cáo không được đầy đủ, kịp thời, số cán bộ, công chức vi phạm pháp luật bị xử lý không được đầy đủ. Thêm vào đó là kết hợp với một quy trình xem xét giải quyết tố cáo nặc danh một cách hợp lý đảm bảo vừa giải quyết được vụ việc tố cáo vừa bảo mật được thông tin người tố cáo. Nếu cho rằng việc tố cáo nặc danh sẽ dẫn đến vu khống mà không chấp nhận các hình thức này thì tố cáo sẽ còn rất lâu để hoàn thiện và người dân sẽ mãi mãi giữ tư tưởng sợ trù dập, trả thù và không đi tố cáo. Đặc biệt quan trọng là xây dựng một quy trình bảo mật thông tin người tố cáo cụ thể, chi tiết và hướng dẫn cán bộ làm công tác tiếp dân thực hiện theo đúng quy trình.
Thứ tám, bổ sung quy định về biện pháp xử lý đối với các chủ thể vi phạm quy định về bảo vệ người tố cáo là những người thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo bằng nhiều hình thức kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự.
Ngoài ra, phải tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật tại địa phương để kịp thời giải quyết các vấn đề vi phạm nảy sinh. Đồng thời, giữa những người thực thi pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, công chính, nghiêm minh trong nhiệm vụ của mình. Ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cần được đề cao hơn hết trong tình hình hiện nay. Đồng thời tiến hành rà soát pháp luật, loại bỏ những quy định cũ không còn hiệu lực thi hành để đảm bảo người dân thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.