Thực trạng áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 29 - 40)

c) Cơ sở thực tiễn

2.1.1. Thực trạng áp dụng pháp luật

Có thể thấy hiện nay vấn đề bức xúc của nhân dân còn nhiều, đã có rất nhiều đơn tố cáo gửi đi đến các cơ quan chức năng nhưng giải quyết vẫn chưa thỏa đáng, để lọt tội phạm khiến người tố cáo bị trả thù, trù dập vì việc làm chính đáng của mình. Thực trạng hiện nay sau khi Luật Tố cáo đi vào đời sống cho thấy:

Thứ nhất, người tố cáo mong muốn được Nhà nước bảo vệ là một nhu cầu khá lớn với 699 trường hợp yêu cầu bảo vệ đã được các cơ quan nhà nước tiếp nhận trong thời gian qua. Nội dung mà người tố cáo mong muốn được bảo vệ cũng rất đa dạng, bao gồm cả bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, uy tín danh dự, nhân phẩm… nhưng chủ yếu là mong muốn được bảo vệ bí mật thông tin với 524/699 trường hợp (chiếm 75%). Tiếp đó những trường hợp yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ cũng khá cao, chiếm gần 9%. Điều đó thể hiện người tố cáo thường không muốn lộ thông tin về mình và khi đã bị lộ thì điều mà họ lo ngại nhất chính là tính mạng, sức khoẻ của bản thân, gia đình[7]. Nhu cầu này càng tăng lên trong lĩnh vực tham nhũng. Bởi theo khảo sát của Thanh tra Chính phủ thực hiện năm 2011 đối với 1.058 doanh nghiệp, 1.801 cán bộ, công chức và 2.601 người dân cho thấy 63,4% các doanh nghiệp, 58,9% cán bộ, công chức và 62% người dân không sẵn sàng tố cáo vì sợ bị trù dập, trả thù. Kết quả khảo sát của PAPI (Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) năm 2016 đối với trên 14.000 người dân cho thấy tỷ lệ công dân không sẵn sàng tố cáo do lo ngại bị trả thù là 17,4%.

[5]Nguyễn Mai Trang, “Pháp luật về bảo vệ người tố cáo của một số nước trên thế giới”, Nguồn: http://noichinh.vn

[6]Trần Anh Tuấn, “Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc về phòng, chống tham nhũng”, Nguồn: http://noichinh.vn

Thứ hai, các cơ quan chức năng cũng đã chú trọng thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo ngay cả khi người tố cáo không yêu cầu. Việc chủ động bảo vệ (chủ yếu là giữ bí mật thông tin) giúp cho người tố cáo sẽ không bị lộ danh tính và do đó giảm thiểu khả năng họ bị đe doạ hoặc trả thù.

Thứ ba, thực tế đã xảy ra một số trường hợp người tố cáo bị đe doạ, trả thù và cũng đã có trường hợp bị phát hiện, xử lý do trả thù người tố cáo. Các hành vi trả thù người tố cáo, đe dọa thân nhân người tố cáo vẫn thường xuyên xảy ra mặc cho pháp luật đã có không ít biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa. Điều này có thể làm cho người tố cáo lo ngại, không dám thực hiện hành vi tố cáo khi phát hiện có vi phạm pháp luật và do vậy, sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và phòng, chống tội phạm, nhất là các tội phạm liên quan đến tham nhũng và chức vụ, quyền hạn. Bởi trong thời đại hiện nay, nhiều người đã có hiểu biết pháp luật nhất định, những người này sẽ nghĩ ra “trăm phương ngàn kế” để ngăn chặn người tố cáo cung cấp thông tin tố cáo cho cơ quan chức năng mà không dẫn đến vi phạm pháp luật. Một khi ngăn chặn thành công người tố cáo cũng không thể tiếp tục tố cáo vì sợ người bị tố cáo trù dập do trước đó họ không được bảo vệ hay là biết dù họ có làm đi chăng nữa người thiệt sẽ là họ chứ không phải ai khác. Trong tình hình kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, hành vi trả thù, trù dập người tố cáo ngày càng tinh vi hơn. Hành vi trả thù tinh vi đến mức chỉ có những người trong cuộc mới biết được, người tố cáo chỉ biết ngậm ngùi chịu đựng mà không dám nói với ai. Cơ quan chức năng có tiến hành điều tra và xử lý một số trường hợp trả thù người tố cáo nhưng số vụ được giải quyết còn quá ít so với thực tế. Việc phát hiện và xử lý người trả thù, trù dập người tố cáo rất hạn chế. Cụ thể vụ việc của bà Nguyễn Thị Hồng Lam, nguyên Phó Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội. Năm 2007, bà Lam làm đơn tố cáo những tiêu cực xảy ra tại Bệnh viện Hữu Nghị. Gần một tháng sau, bà đã bị điều về làm công tác Điều dưỡng trưởng tại Khoa Chống nhiễm khuẩn. Sau khi có chỉ đạo trực tiếp từ Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Đoàn thanh tra của Bộ Y tế mới làm rõ những tố cáo của bà Lam. Theo đó, phần lớn tố cáo của bà Lam là có căn cứ, chỉ rõ nhiều sai phạm nhưng lại chưa có đủ căn cứ để kết luận có dấu hiệu Giám đốc trù dập và giáng chức bà Lam nên cuối cùng Đoàn thanh tra cũng chỉ kiến nghị “rút kinh nghiệm khi làm các thủ tục và ra quyết định điều động phải chặt chẽ hơn; đặc biệt trong trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo”. Hay tuy là có giải quyết nhưng chưa thực sự đáp ứng nguyện vọng của người dân, giải quyết qua loa cho có như trong vụ án 3 công an đánh dân tại tỉnh Bến Tre

trong bài báo “3 công an đanh dân đã bị xử lý, gia đình nạn nhân vẫn chưa chịu” trên trang Tuổi trẻ online. Những công an này đã mời người đến cơ quan làm việc không có lý do và đã bị đáp đập. Theo xác minh thì đơn tố cáo của người cha của nạn nhân là đúng. Tuy nhiên, việc giải quyết chưa thực sự thỏa đáng. Ba chiến sĩ này chỉ bị kỷ luật khiển trách hoặc phê bình trước đơn vị, không xét nâng hàm, nâng lương trong năm 2019 – một hình phạt quá nhẹ nhàng cho người biết rõ pháp luật, thực thi pháp luật mà vẫn vi phạm pháp luật. Điều gì sẽ xảy ra tiếp khi những người này tiếp tục thực hiện công tác tại địa phương và có hành vi trù dập người tố cáo khi hình phạt không có tính răn đe.

Thứ tư, một số biện pháp bảo vệ được pháp luật quy định như: hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập, di chuyển và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập, thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhận dạng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe là những biện pháp rất cụ thể và mới mẻ, nhưng trên thực tế chưa được áp dụng triệt để. Thanh tra Chính phủ cho rằng, “các quy định về bảo vệ người tố cáo khó thực hiện, chưa tạo nên thiết chế pháp lý cần thiết để bảo vệ người tố cáo một cách hiệu quả và thực chất, chưa phù hợp với thực tiễn nhằm bảo vệ kịp thời, hiệu quả người tố cáo và người thân thích của người tố cáo”[8]. Thậm chí còn có tình trạng bao che khuyết điểm, không giải quyết hoặc giải quyết không triệt để. Các vụ án gần đây do người dân tố cáo vẫn kéo dài trong khi hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra.

Thông qua việc tiếp nhận các đơn tố cáo từ quần chúng nhân dân, có thể nhận thấy người tố cáo hầu như đều là những người bình thường không quyền thế, không tiền bạc. Có thể chia thành hai nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất là những công dân lao động bình thường: Những người này phải chịu cách thức trả thù nặng nề hơn từ việc quấy rối cuộc sống bằng tin nhắn đe dọa, ném vật bẩn vào nhà, hạ lương, chuyển công tác làm khó cho người lao động rồi lấy cớ đuổi việc hoặc ép họ không cò cách nào khác phải nghỉ việc… cho đến đe dọa, sử dụng bạo lực đe dọa tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người nhà của họ.

Việc trả thù người tố cáo ngay tại nơi cư trú của họ vẫn đang xảy ra thường xuyên, có thể nhắc đến ở đây là hành vi có tính chất khủng bố ngay sau khi bị UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình làm lộ danh tính khi tố cáo cán bộ thôn, xã vi phạm pháp luật, buông lỏng quản lý đất đai mà gia đình người tố cáo phải chịu vào đầu 2019. Theo Báo Thanh tra có

[8]Thanh tra Chính phủ (2017), số 76 /TTr-CP Tờ trình dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), tr. 2-3. Nguồn:

đưa tin trong bài “Người tố cáo đang bị trả thù?”, ông Nguyễn Đình D, người dân thôn Tân Lập đã tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ xã cho biết nửa đêm nhà ông bị một số đối tượng ném rất nhiều vỏ chai bia vào nhà, mảnh thuỷ tinh vãi tung toé khắp sân hè, cũng may khi đó do sợ hãi nên tôi không ra ngoài, nếu không chẳng biết hậu quả ra sao. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông D đã báo chính quyền, Cơ quan Công an đến ghi nhận sự việc để điều tra vụ việc. Đồng thời có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị có các biện pháp quyết liệt, kịp thời nhằm bảo vệ người tố cáo. Nhưng sau đó, kết quả việc giải quyết tố cáo vẫn chưa dứt khoát và kéo dài. Hay ở một diễn biến khác, từ vụ việc nhiều năm tố cáo nạn cát tặc, đấu thầu, bán đất sai quy định tại địa phương, khi sai phạm được chỉ ra, bà Lê Thị Lý (ở Thường Xuân, Thanh Hóa) bị đe dọa, phá hoại tài sản…Bà Lý cho biết: “Gần 3 năm qua, bà tố cáo nhiều tiêu cực tại địa phương. Cụ thể, bà tố cáo ông Lê Thế Đức, nguyên trưởng thôn Trung Tiến, xã Xuân Cao lập bãi tập kết cát trái phép, dùng tàu hút trộm cát ven bờ sông Chu. Bà Lý còn tố cáo, thời kỳ ông Đức còn là Chủ nhiệm Hợp tác xã Trung Tiến đã để ngoài sổ sách 5ha đất nông nghiệp, bán cho anh em họ hàng, người quen 1,65ha đất chuyên trồng màu.”. Chủ tịch UBND xã đã khẳng định nội dung tố cáo là đúng nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả giải quyết rõ ràng. Bà Lý còn cho biết, hơn một năm từ khi có kết luận, sự việc không được xử lý dứt điểm nên gia đình bà bị đe dọa. Gia đình bà bị nhắn tin đe dọa chặt chân, uy hiếp bằng nhiều hình thức như ném đồ bẩn vào nhà anh em bà. Sau đó, 360 cây keo của gia đình bị nhổ gốc, chặt phá, bẻ gãy. Lực lượng Công an xã đã có mặt kiểm đếm, lập biên bản tại hiện trường, công an huyện Thường Xuân điều tra nhưng vẫn chưa có kết luận. Từ những vụ việc trên cho thấy hành vi trả thù người tố cáo diễn ra liên tiếp ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống thường ngày, kinh tế và tinh thần người tố cáo. Mặc cho người dân có yêu cầu bảo vệ nhưng hành vi vi phạm vẫn liên tiếp diễn ra trong suốt quá trình giải quyết tố cáo, còn kết quả giải quyết thì không rõ ràng, kéo dài làm cho tội phạm nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Người tố cáo càng ngày càng trở nên khốn đốn vì không biết phải nói với ai, bảo vệ mình và gia đình như thế nào. Hay là vụ ông Hoàng Văn Hưng, người đã dũng cảm tố cáo 30 cán bộ ở thị xã Hà Tiên tham nhũng đất đai. Sau khi bị ông Hưng tố cáo, một số người đã đánh tiếng đe dọa nhưng ông Hưng vẫn kiên quyết đấu tranh yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề. Khi đang trên đường đi về nhà, ông đã bị kẻ lạ tấn công bị gãy chân. Mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đều biết mình có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo khỏi sự đe dọa, trả thù, trù dập từ phía người vi phạm pháp luật hoặc thân

nhân của họ, nhưng do chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm, thủ tục, biện pháp và cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho công tác này và quan trọng hơn

là chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ người tố cáo nên cơ quan còn lúng túng trong việc quyết định và triển khai các biện pháp bảo vệ. Tất cả những điều này chứng tỏ rằng, cơ chế bảo vệ người tố cáo của chúng ta trên thực tế còn nhiều bất cập, không phát huy hiệu quả.

Nhóm thứ hai được nói đến ở đây là các cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước: Ngoài việc bị đe dọa tính mạng, sức khỏe trong thầm lặng, họ còn bị bôi nhọ danh dự, hạ lương, thuyên chuyển công tác liên tục rồi lấy cớ không hoàn thành nhiệm vụ để đuổi việc, cách chức…

Dù chưa có cơ quan, đơn vị nào có báo cáo hoặc thống kê chính thức về tình hình đe dọa, xâm hại đối với người tố cáo nhưng qua nghiên cứu một số vụ án xảy ra, có thể xác nhận những tác động của người vi phạm hoặc thân nhân của họ như mua chuộc, đe dọa, gây thiệt hại là có thật và là nguyên nhân dẫn đến một số vụ án hình sự không được làm rõ hoặc không được xử lý triệt để và dẫn đến các kết quả tiêu cực khác. Có thể kể đến là vụ anh Đặng Vũ Thắng (nhân viên kế toán Thảo Cầm Viên TP HCM) bị sát hại do tố cáo hành vi vi phạm của Thảo Cầm Viên là một ví dụ điển hình.

Có nhiều vụ việc khác xảy ra trên thực tế khiến người tố cáo khốn đốn không biết bám víu vào đâu. Có thể kể đến như:

Vụ Ông Nguyễn S sau khi tố cáo cấp trên đã bị truy lùng danh tính nhằm thực hiện hành vi trả thù. Mặc cho quy định về pháp luật về bảo vệ danh tính của người tố cáo nhưng việc truy lùng vẫn diễn ra, người tố cáo vẫn bị trù dập.

Ông Nguyễn S., (đề nghị được giấu tên), đảng viên của Đảng bộ Urenco, trong đơn tố cáo gửi đến Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy các cấp, cho biết, sau khi nghi ngờ ông S. là người tố cáo, ông Phạm Ngọc Hải, Chủ tịch HĐTV Urenco, đã tìm mọi cách truy lùng danh tính, trù dập, gạt tên ông khỏi đề án nhân sự chuẩn bị Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2015-2018 của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội. Trong đơn tố cáo được gửi đi từ tháng 7/2014, ông S. tố cáo ông Hải nhiều nội dung: Coi thường sự lãnh đạo của Đảng trong việc bổ nhiệm cán bộ; Vi phạm Điều lệ Đảng và 19 điều đảng viên không được làm, đó là chỉ đạo, tổ chức chỉ đạo, thực hiện không đúng, không đủ, cùng người khác tham gia viết đơn, ký đơn tố cáo; Sai phạm trong công tác điều hành; Bao che cho cán bộ sai phạm, đó là bao che, không xử lý kỷ luật ông Nguyễn Xuân Huynh, Phó Tổng GĐ, trong vụ thanh quyết toán sai cho

nhà thầu hơn 265 triệu đồng (đã có kết luận của Phòng Cảnh sát kinh tế - CA Hà Nội); Đi nước ngoài không xin phép cấp quản lý. Sau khi nhận được đơn tố cáo của ông S., tháng 11/2014, Đảng ủy khối DN Hà Nội đã có kết luận, trong đó nêu rõ có nội dung tố cáo đúng và yêu cầu ông Hải rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, ông S. bắt đầu phải nhận những “đòn thù” từ vị lãnh đạo của mình.[9]

Hay là tố cáo được nhiều người xác nhận là đúng nhưng người tố cáo lại phải nhận hình phạt chuyển công tác thậm chí là giáng chức. Thêm vào đó là lấy một lý do để tiến hành kỷ luật. Sai phạm không chỉ xảy ra một lần mà là nhiều lần nhưng người tố cáo vẫn là người chịu trận sau cùng, hết người này lại đến người khác.

Trước đó, ngày 24/2/2014 báo chí phản ánh việc dược sỹ Võ Ngọc Trường Sơn, Trưởng khoa Dược thuộc Trung tâm Y tế Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh và một số người tố cáo lãnh đạo Trung tâm Y tế Hòa Thành sai phạm trong việc mua thuốc, cấp phát thuốc quá hạn hoặc cận hạn sử dụng cho bệnh nhân. Sau khi Thanh tra Sở Y tế Tây Ninh kết luận, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo Ban Giám đốc Trung

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w