Quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 26 - 29)

c) Cơ sở thực tiễn

1.3. Quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới

Các quốc gia trên thế giới có nên kinh tế đang ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là trong thời đại số hóa hiện nay. Đi liền với sự phát triển kinh tế là sự phát triển vượt bậc của các quy định pháp luật. Mà đang nói ở đây là pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mai Trang về “Pháp luật về bảo vệ người tố cáo của một số nước trên thế giới” có đề cập đến các quy định tiến bộ của pháp luật các quốc gia. Trong quy định về phạm vi người tố cáo được bảo vệ pháp luật các nước quy định không giống. “Một số nước chủ yếu chỉ hướng tới bảo vệ người tố cáo trong khu vực công, không mở rộng bảo vệ người lao động trong khu vực tư như Úc, Canada, Nga, Thụy Sỹ, Rumani... hoặc bảo vệ người tố cáo vì lợi ích công như Hàn Quốc. Trái lại, ở một số nước Châu Âu, luật lao động quy định bảo vệ người lao động để họ không bị sa thải một cách bất công, đồng thời các quy định hành chính và luật hình sự cũng yêu cầu thực thi quyền tố cáo về những hành vi sai trái. Tuy nhiên, việc quy định cơ chế bảo vệ người tố cáo trong luật lao động cũng có ý nghĩa là chỉ những người lao động trong khu vực kinh tế chính thức mới được bảo vệ hoặc đền bù khi bị trả thù. Các nhà tư vấn, nhà thầu, các bên thứ ba, nhà cung ứng và các cá nhân khác nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của luật này. Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Anh, phạm vi về bảo vệ người tố cáo được mở rộng toàn diện cho cả khu vực công và khu vực tư. Ví dụ Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích công (PPIW) của Hàn Quốc áp dụng cho “bất kỳ người nào” tố cáo hành vi vi phạm lợi ích công cộng. Trong khi đó, Luật Bảo vệ người tố cáo của Mỹ được ban

hành vào năm 1989, và sau đó được bổ sung bởi các quy định bảo vệ người tố cáo trong Luật Sarbanes-Oxley (Luật

SOX) và Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Cải cách phố Wall Dodd-Frank (Luật Dodd- Frank) lại chủ yếu hướng tới khu vực tư nhân.”[5].

Trong tiểu luận, các quốc gia tiêu biểu được nói đến ở đây là Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Úc. Hàn Quốc – quốc gia châu Á có nền kinh tế phát triển vượt bậc đồng thời cũng nổi tiếng bởi quản lý nhà nước thông qua công nghệ thông tin. Bên cạnh các quy định của Luật PCTN, Hàn Quốc đang tiến hành xây dựng Luật ngăn chặn vận động hành lang tiêu cực và xung đột lợi ích nhằm hạn chế những sơ hở trong các bộ luật hiện hành có liên quan đến PCTN, như: Bộ luật hình sự, Luật PCTN, Luật đạo đức công vụ. Dự thảo Luật này được xây dựng nhằm cấm vận động hành lang bất chính và giới hạn việc đưa nhận quà tặng của công chức, đồng thời ngăn chặn xung đột lợi ích khi thi hành công vụ, bảo đảm sự tin cậy của người dân đối với cơ quan công quyền và tăng cường sự trong sạch, liêm chính của công chức. “Pháp luật Hàn Quốc quy định trách nhiệm bảo mật mọi thông tin có thể có hại cho người tố cáo. Nếu người xử lý vụ việc tố cáo để lộ thông tin về người tố cáo mà không được sự đồng ý của người đó thì bị kỷ luật. Nếu người nào biết rõ thông tin cá nhân của người tố cáo mà cho người khác biết, công khai hoặc đăng tải khiến cho người khác biết đến người tố cáo thì có thể bị phạt tù dưới 3 năm hoặc phạt tiền dưới 10 triệu Won. Khi tiếp nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng và cần phải chuyển tố cáo đó đến cơ quan điều tra thì Ủy ban Dân quyền và Phòng, chống tham nhũng có quyền giấu đi thông tin về người tố cáo, chỉ chuyển nội dung tố cáo để yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ.”[6].

Hoa Kỳ - cường quốc kinh tế ở bên hia bán cầu, nổi tiếng với hệ thống pháp luật kiểm sát, đối trọng và cũng là một trong những hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới. Pháp luật Mỹ nghiêm cấm việc tiết lộ danh tính của người tố giác mà không có sự đồng ý, trừ trường hợp “xác định rằng việc tiết lộ danh tính của cá nhân là cần thiết vì một mối nguy hiểm sẽ xảy ra đối với sức khỏe hoặc an toàn công cộng hoặc sẽ vi phạm luật hình sự”. Việc tiết lộ hành vi vi phạm “không đáng kể” (trivial) không được bảo vệ.

Hay quy tắc về dịch vụ công của Úc cũng quy định không có nghĩa vụ phải điều tra những tố cáo mà nội dung “phù phiếm hoặc không đủ chứng cứ” (frivolous or vexatious). Có một giới hạn trong các đạo luật của các quốc gia về phạm vi nội dung tiết lộ được bảo vệ là không bảo vệ đối với những tiết lộ mà nội dung của nó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, hoặc ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao và mối quan hệ quốc tế hoặc những tố cáo mà nội dung thông tin có được do vi phạm các quyền cơ bản hoặc vi phạm các nghĩa vụ bảo mật chuyên nghiệp.

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã có các quy định khá hoàn thiện và có những biện pháp để bảo vệ người tố cáo, đặc biệt được nói đến ở đây là vấn đề bảo mật thôn tin người tố cáo đặc biệt rõ ràng. Đây cũng là một nguồn tham khảo khá hữu ích đối với công cuộc hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w