Thực trạng quy định pháp luật

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 40 - 41)

c) Cơ sở thực tiễn

2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật

Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến nay điểm tích cực có nhưng tiêu cực cũng không ít. Mặc cho đã có một chương riêng để luật hóa vấn đề bảo vệ người tố cáo, quy định về vấn đề bảo vệ người tố cáo hoàn chỉnh hơn. Luật này vẫn còn một số bất cập hạn chế gây khó khăn cho việc triển khai trên thực tế:

• Không chấp nhận các hình thức tố cáo qua mail, fax,… làm hạn chế việc tiếp nhận đầy đủ nội dung tố cáo, bỏ lọt tội phạm.

• Theo quy định khoản 1 và khoản 2 Điều 58: “Đưa người tố cáo đến nơi an toàn”

“Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết”. Nhưng địa điểm bảo vệ người tố cáo được quy định là “nơi cần thiết” và “nơi an toàn” vẫn chỉ là khái niệm chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, rất khó để thi hành.

• Về tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ: Pháp luật tố cáo không quy định cụ thể đối với xử lý đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ, nếu như đơn có nội dung rõ ràng, người tố cáo đã cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu hoặc các bằng chứng khác được kiểm chứng xác thực thì cơ quan có thẩm quyền có thể thụ lý để giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích công bằng và đáp ứng yêu cầu phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tế nhiều vụ việc tố cáo không rõ họ, tên địa chỉ, bút tích của người tố cáo vẫn được một số cơ quan xem xét, giải quyết hoặc một số trường hợp thì không xem xét. Thực tiễn trên gây ra sự thiếu thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật. Thiết nghĩ, cũng đã đến lúc Nhà nước ta cần công nhận đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện và xử lý, đặc biệt đối với những hành vi tham nhũng. Bởi trên thực tế không phải lúc nào cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng nhận được tố cáo với đầy đủ thông tin về họ, tên, địa chỉ người tố cáo. Hiện tượng này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là do người tố cáo sợ bị trả thù, trù dập nên đã không dám ghi tên, địa chỉ thật của mình khi làm đơn tố cáo. Vấn đề này xảy ra không ít trên thực tế gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Từ đó, thực tế đặt ra nhu cầu cấp thiết phải bổ sung thêm một cơ chế tiếp nhận tố cáo theo nhiều hình thức khác nhau vừa đảm bảo tiếp nhận đầy đủ thông tin tố cáo không bỏ lọt tội phạm vừa bảo vệ danh tính người tố cáo, góp phần bảo vệ người tố cáo.

• Đối tượng bảo vệ theo pháp luật tố cáo chỉ có người tố cáo và người thân thích của người tố cáo, trong khi đó người cung cấp thông tin, chứng cứ (không phải người tố cáo) và người thân thích của họ không phải là đối tượng được bảo vệ. Những người này cũng là chủ thể dễ bị “tấn công” bởi các đối tượng bị tố cáo. Chỉ vì một lần cung cấp thông tin, chứng cứ tố cáo hành vi phạm tội mà bị đe dọa thậm tệ. • Chưa có quy định cụ thể về thời gian, quy trình bảo mật thông tin người tố cáo

một cách cụ thể. Vấn đề này gây khó khăn cho những người thực thi pháp luật trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo của công dân. Cán bộ nhà nước biết luật nhưng không biết thi thành như thế nào cho đúng. Còn người tố cáo lại không biết rõ quy định của pháp luật về việc thực hiện tố cáo. Họ thường đưa đơn tố cáo đến báo chí hoặc tổ chức khác không có thẩm quyền giải quyết, người này chuyền người kia cho đến khi đến tay cơ quan có thẩm quyền thì không biết bao nhiêu người đã đọc nội dung tố cáo. Như vậy, nội dung tố cáo hay danh tính người tố cáo đã bị lộ. Từ đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tiết lộ thông tin người tố cáo trên thực tế.

• BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Luật Tố cáo 2018 chưa thông nhất trong việc quy định các hành vi pháp luật bảo vệ người tố cáo phải bị xử lý hình sự. Các hành vi cấm liên quan đến bảo vệ người tố cáo quy định tại Điều 8 Luật Tố cáo 2018 không được BLHS đưa vào mà chỉ quy định xử lý hình sự đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo và Trả thù người khiếu nại, tố cáo.

Ngoài ra, bài viết “Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo” của Viện Khoa học Thanh tra cũng đưa ra rất nhiều hạn chế của pháp luật bảo vệ người tố cáo cho thấy cho đến nay pháp luật đã có bước tiến lớn nhưng thực trạng bất cập vẫn còn tồn tại và vẫn tồn tại cho dù đến nay đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới. Đây cũng là nguyên nhân gây nên thực trạng nhiều người tố cáo không được bảo vệ an toàn khi thực hiện quyền cơ bản của họ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w