Kiến nghị bảo vệ người tố cáo trong xã hộ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 45 - 49)

c) Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kiến nghị bảo vệ người tố cáo trong xã hộ

Đối với cộng đồng xã hội: Song song với các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo, cần tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, đoàn thể chính trị - xã hội, đấu tranh để bảo vệ quyền lao động của các đoàn viên, bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, trẻ em,…; Cho các đoàn thể, cộng đồng địa phương tiến hành cảnh giác, bảo vệ, giúp đỡ những người tố cáo tại địa phương đó; tăng cường giáo dục, tuyên truyền pháp luật về tố cáo cho người dân trong trường học, khu phố, cộng đồng để họ hiểu rõ quy trình tố cáo và thực hiện cho đúng quy định pháp luật; phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong việc thông tin những vụ việc về tố cáo để lấy lại tiếng nói cho nhân dân trong những trường hợp cần

thiết,… Bởi xây dựng một xã hội dân chủ mạnh là nhân tố vô cùng cần thiết để bảo vệ người tố cáo.

Đối với bản thân người tố cáo: Họ phải là người đầu tiên bảo vệ mình và người thân trong gia đình. Người tố cáo cần nhận thức rõ ràng trong việc để lộ thông tin tố cáo ra cộng đồng và phải hiểu rõ pháp luật để thực hiện đúng quy trình tố cáo. Bảo vệ thông tin tố cáo là bước đầu tiên bảo vệ bản thân họ khỏi sự trù dập của các đối tượng bị tố cáo. Đồng thời, họ cần nhanh chóng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo tại địa phương trước khi mọi việc quá muộn. Thêm vào đó là thông báo cho cơ quan chức năng khi bị trù dập, trả thù để tránh hậu quả nặng nề về sau khó có thể bù đắp được.

KẾT LUẬN

Ở chương 1 người nghiên cứu tiến hành phân tích khái niệm, nội dung, yêu cầu bảo vệ người tố cáo cũng như kinh nghiệm quy định pháp luật ở các quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó là sự phát triển của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và pháp luật bảo vệ người tố cáo hiện hành. Đây là cơ sở để phân tích về vấn đề áp dụng và bất cấp của pháp luật ở nội dung sau.

Chương 2 chủ yếu nêu lên thực trạng áp dụng pháp luật từ đó cho thấy bất cập trong pháp luật bảo vệ người tố cáo hiện hành, đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm góp phàn nào hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam.

Tố cáo và bảo vệ người tố cáo là vấn đề khá nhạy cảm và gây ra nhiều khó khăn cho các nhà làm luật. Tuy nhiên, hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo là vấn đề cần thiết và cấp thiết trong tình hình hiện nay. Chỉ khi bảo vệ được người tố cáo thì các quyền cơ bản của công dân mới được đảm bảo và các hành vi vi phạm pháp luật được ngăn chặn kịp thời. Điều này không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường ý thức trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Vai trò này chỉ có nhà nước mới có đủ sức mạnh về vật chất cũng như lực lượng để thực hiện triệt để. Đồng thời hoàn thiện pháp luật tố cáo cũng là mục tiêu quan trọng giúp nước ta tiến đến mục đích cuối cùng là xây dựng một nhà nước vững mạnh và phát triển.

Các quốc gia trên thế giới đã có rất nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy công dân thực hiện quyền tố cáo trong khi vẫn bảo đảm an toàn cho công dân đó. Tùy vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà việc quy định này là khác nhau nhưng tựu chung đều bảo vệ được người tố cáo. Vì vậy, Việt Nam vẫn có thể xây dựng hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo phù hợp với điều kiện của quốc gia.

Qua những phân tích nêu trên cho thấy, việc xây dựng một chương riêng trong Luật Tố cáo 2018 là chưa đủ và chưa hoàn thiện. Kể cả đã có những tiến bộ vượt bậc trong quy định nhưng bất cập vẫn còn. Nhiều quy định mới chưa được hướng dẫn chi tiết cụ thể gây khó khăn không chỉ cho người dân khi thực hiện quyền của mình mà còn cho cơ quan có thẩm quyền trong thực thi pháp luật. Do đó, cấp thiết hiện tại Nhà nước nên có một văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung những quy định bảo vệ người tố cáo. Việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo không chỉ góp phần bảo vệ người tố cáo nói riêng mà còn giúp phát triển xã hội và bảo đảm trật tự xã hội. Đây chính là mục tiêu cần hướng đến ngay lúc bây giờ và cả tương lai khi đất nước đang ngày càng phát triển và sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật:Hiến pháp 1946Hiến pháp 1959Hiến pháp 1980Hiến pháp 1992Hiến pháp 2013Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Luật khiếu nại, tố cáo 1998

Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991

Luật Tố cáo 2018

Luật phòng, chống tham nhũng 2005

Tài liệu tham khảo:

Đặng Quang (2015), “Trù dập, truy lùng” danh tính người tố cáo, Nguồn:

https://dantri.com.vn

Dương Tùng (2014), Kiểm tra vụ “chống tiêu cực xong bị mất chức”, Nguồn: https://khampha.vn

Thanh Huy, Vụ chống tiêu cực lãnh đạo huyện bị mất chức: ‘Đứng hình’ với ông chuyên viên ‘quèn’ bán nước mía, Nguồn: https://motthegioi.vn

Thanh tra Chính phủ, Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2020 của ngành Thanh tra, Nguồn:

http://www.thanhtra.gov.vn

Thanh tra Chính phủ, Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2020 của ngành Thanh tra, Nguồn:

http://www.thanhtra.gov.vn

Hồ Thị Thu An (6/2011). “Xây dựng cơ chế bảo vệ người tố cáo”, Nghiên cứu lập pháp, 12(197), tr 44-45.

Nguyễn Mai Trang, “Pháp luật về bảo vệ người tố cáo của một số nước trên thế giới”, Nguồn: http://noichinh.vn

Trần Anh Tuấn, “Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc về phòng, chống tham nhũng”, Nguồn: http://noichinh.vn

Báo cáo số 180/BC-TH ngày 28/9/2015 của Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ

Báo Thanh tra điện tử, “Cần có cách thức bảo vệ người tố cáo”, Nguồn:

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.asp

x?ItemID=2754

Thanh tra Chính phủ (2017), số 76 /TTr-CP Tờ trình dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), tr. 2-3. Nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn

Nguyễn Bạch Tuyết - Viện Khoa học Thanh tra, “Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo” (2016), Nguồn:

http://mt.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/1107/43607/mot-so-van-de-dat-ra-trong-viec-

thuc-hien-cac-quy-dinh-phap-luat-ve-bao-ve-nguoi-to-cao--.aspx

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo”, Nguồn: https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/193

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT TỐ CÁO (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w