Nghiêncứutínhbềnvữngmôhìnhsảnxuất
chè antoàntạixãTânCương,thànhphố
Thái Nguyên
Nguyễn Thu Hường
Trung tâm nghiêncứutàinguyên và môi trường
Luận văn ThS. ngành: Môi trường trong phát triển bềnvững
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Trọng Cúc
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp; nông nghiệp bền vững; tìnhhình
sản xuấtchèantoàn trên thế giới và Việt Nam. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên –
kinh tế xã hội tạixãTân Cương. Nghiêncứu thực trạng hệ sinh thái nông nghiệp
trồng chètạixãTânCương,thànhphốThái Nguyên. Tìm hiểu quy trình sảnxuất
chè an toàn, thực trạng phát triển của hoạt động sảnxuấtchèantoàntạithànhphố
Thái Nguyên. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và áp lực đối với hoạt
động sảnxuấtchèan toàn; qua đó chỉ ra các rào cản và đề xuất một số giải pháp phát
triển bềnvững hoạt động sảnxuấtchèantoàntạixãTânCương,thànhphốThái
Nguyên.
Keywords. Môi trường; Phát triển bền vững; Tínhbền vững; Sảnxuất chè; Antoàn
thực phẩm; Tân Cương; TháiNguyên
Content
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và xã hội Việt Nam.
Hiện nông nghiệp mang lại khoảng 20% tổng thu nhập trong nước và 1/5 kim ngạch xuất
khẩu của quốc gia, tạo việc làm cho 48,4% lực lượng lao động trong cả nước. Ngành chè Việt
Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất, khoảng 90% sản lượng chèxuất
khẩu của nước ta vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng thấp. Thứ
hai, chất lượng của các sản phẩm chèxuất khẩu chưa cao, do đó giá trị xuất khẩu cũng thấp
hơn nhiều so với mặt bằng giá trị chung của thế giới (chỉ bằng 70% trong năm 2010). Thứ ba,
bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn do các
hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, nhưng đồng thời lại bị hạn chế bởi việc xuất hiện thêm
nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe, đặc biệt về vấn đề antoàn thực phẩm đối với các mặt hàng
nông sản.
Phát triển các vùngchèan toàn, tập trung đáp ứng yêu cầu sảnxuấtantoàn theo hướng thực
hành nông nghiệp tốt là một trong những hướng đi của ngành chè nhằm vượt qua các khó
khăn, thách thức trên. Chính vì vậy, năm 2012 đã được ngành chè Việt Nam chọn là năm
phát động chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sảnxuấtchè có trách nhiệm”.
Thực tế tổng diện tích và sản lượng chè trên toàn địa bàn tỉnhThái Nguyên. còn quá khiêm
tốn so với Câu hỏi đặt ra là, nếu sảnxuấtchèantoàn mang lại giá trị cao và ổn định hơn cho
người dân thì tại sao việc nhân rộng các mô hìnhsảnxuất - chế biến chèantoàn lại gặp khó
khăn và diễn ra chậm chạp như vậy? Phải chăng vấn đề liên quan đến khía cạnh phát triển
bền vững của các môhình này?
Để góp phần trả lời cho các câu hỏi trên và tìm hiểu các vấn đề liên quan, học viên lựa chọn
đề tài “Nghiên cứutínhbềnvững của môhìnhsảnxuấtchèantoàntạixãTânCương,
Thành phốThái Nguyên” để thực hiện luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sỹ chuyên ngành
Môi trường trong Phát triển bền vững.
Đối tƣợng nghiêncứu
Hệ sinh thái nông nghiệp vùngchèTân Cương và môhìnhsảnxuấtchèantoàntại khu vực
nghiên cứu.
Mục tiêu nghiêncứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý hoạt động sảnxuấtchèantoàn theo hướng
bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mở rộng thị trường tiêu
thụ, tăng sức cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn công việc hoạt động sảnxuấtchèantoàn theo hướng
bền vững của khu vực sảnxuấtchèantoànThái Nguyên, bao gồm:
Thực trạng hệ sinh thái nông nghiệp trồng chètại khu vực nghiên cứu;
Tìm hiểu quy trình sảnxuấtchèan toàn, thực trạng phát triển của hoạt động sảnxuấtchèan
toàn tạitỉnhTháiNguyên và khu vực nghiên cứu;
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và áp lục đối với hoạt động sảnxuấtchèan
toàn; qua đó chỉ ra các rào cản và đề xuất một số giải pháp phát triển bềnvững hoạt động sản
xuất chèantoàntại khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Khu vực nghiêncứu có HST nông nghiệp điển hình với tiềm năng kinh tế lớn, tạo việc làm
cho nhiều lao động. Các kết quả nghiêncứu của đề tài hướng đến sự phát triển bềnvững của
khu vực, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.
Đề tài sử dụng các hướng tiếp cận trên để mô tả thực trạng HST nông nghiệp trồng chè
Sử dụng môhình SWOT để phân tích những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đưa ra những giải pháp để phát triển bềnvững hơn, là cơ sở khoa học cho các nhà quản
lý địa phương, quản lý ngành về quản lý bềnvững dựa vào để phát triển bềnvữngvùng chè,
phù hợp với nhu cầu của địa phương.
Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan các tài liệu.
Chương 2: Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiêncứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị và các phụ lục.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp
Như đã nói ở trên, chúng tôi xem HST vùngchè như một HST nông nghiệp.Dưới đây giới
thiệu tổng quan sơ bộ các thuộc tính cơ bản của HST nông nghiệp làm cơ sở lý luận cho thực
hiện đề tài.
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và thường đồng
nhất về cấu trúc, cho nên khó bền vững. Tuy nhiên, năng suất sinh vật (rễ, thân , lá, quả…) và
năng suất kinh tế của ruộng vườn là mục đích hoạt động chủ yếu của con người, lại phụ thuộc
vào hệ thống các nhân tố sinh như thời tiết-khí hậu, bao gồm: bức xạ mặt trời, nhiệt độ,
lượng mưa, ẩm độ không khí, gió, lượng khí O2, CO2… và các yếu tố vô cơ khác; các nhân
tố hữu sinh như đất, nước, bao hàm các chất hữu cơ, động vật và hệ vi sinh vật trong đất; các
yếu tố quần thể sinh vật bao gồm cây trồng, vật nuôi, các loài cỏ dại, côn trùng, nấm bệnh…;
và hệ thống các biện pháp kỹ thuật canh tác từ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón
phân, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh hại, đến thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ
nông sản phẩm trên từng hệ sinh thái nông nghiệp đó.
1.2. Nông nghiệp bềnvững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến
lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tàinguyên Thiên nhiên
Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác
động đến môi trường sinh thái học”. [10]
Nông nghiệp bềnvững không chỉ phù hợp về mặt sinh thái, khả thi về mặt kinh tế và chính trị
mà còn phải có khả năng thích nghi. Với luận văn “Nghiên cứutínhbềnvững của môhình
sản xuấtchèantoàntạixãTânCương,ThànhPhốThái Nguyên” tác giả lựa chọn nghiên
cứu hệ sinh thái nông nghiệp theo Conway với các thuộc tính: Năng suất, ổn định, bền vững,
công bằng, tự trị và hợp tác. [2] [15]
1.3. Tìnhhình chung về sảnxuấtchèantoàn trên thế giới
Cây chè có ở 58 nước sản suất, có một thị trường rộng lớn trên thế giới.Trên thế giới hiện nay
có diện tích trồng chè khoảng 2,55 triệu ha. Ấn Độ là nước sảnxuấtchè lớn nhất ,thứ hai là
Trung Quốc. Theo FAO, trong 20 năm gần đây sảnxuấtchè trên thế giới có xu hướng tăng,
sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 triệu tấn năm 1998), phần
lớn các nước sảnxuấtchè đều tăng sản lượng. [16]
Chè antoàn là chè có sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu thảo mộc, có thời gian cách
ly phù hơp theo quyết định số 99/2006/QĐ-BNN.
Nghiên cứusảnxuấtchèantoàntại Trung Quốc. :
Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới, điển hình là Triết Giang sảnxuấtchè
an toàn từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhưng phải từ những năm 1998 đến nay mới thực sự
được coi trọng. [16]
Để khuyến khích nhanh chóng phát triển chèan toàn, hữu cơ trên toàn tỉnh, các cấp quản lý
từ tỉnh, huyện, thị xã đều có những chính sách hỗ trợ tương ứng bằng nhiều cách khác nhau.
Nghiên cứusảnxuấtchèantoàntại Nhật Bản.
Nhật Bản cũng chú ý đến sảnxuấtchè hữu cỏ và được trồng ở vùng núi cao thuộc Kanaguwa,
Shiga, Migazaki, Shizuoka Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đầu tư một lượng kinh phí lớn
khai thác sản phẩm chè tự nhiên (sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu VSATTP).Dư
lượng thuốc hoá học trong sản phẩm chè của Nhật Bản là vấn đề được nhà nước và người tiêu
dùng quan tâm.Người Nhật Bản rất thích dùng chè, nên lượng sảnxuất trong nước chưa đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường nội tiêu.Vì vậy, người trồng chè ở Nhật Bản không phải lo
lắng về tiêu thụ chè.
1.4. Nghiêncứu trong nƣớc
Tình hình chung về sản xuất, xuất khẩu chè Việt Nam:
Trong 10 năm qua, ngành chè Việt Nam đã có bước phát triển đáng chú ý về năng suất, sản
lượng và chế biến. Năm 2001, năng suất bình quân chè cả nước mới chỉ đạt 4,5 tấn/ha thì đến
năm 2011 đã vượt qua ngưỡng 7,5 tấn/ha với 133.300 ha đất chuyên canh chè. Số lượng các
nhà máy chế biến chè cũng tăng nhanh, từ 230 nhà máy, lên hơn 450 nhà máy với công suất
chế biến tăng từ 3.000 tấn/ngày lên 4.600 tấn/ngày.
Để đáp ứng yêu cầu về VSATTP ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè ở
cả thị trường trong và ngoài nước, nhiều môhìnhsảnxuấtchèantoàn đã được hìnhthành và
bước đầu cung cấp những sản phẩm chèantoàn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thừa
nhận rộng rãi. Tuy nhiên, phần lớn các môhình này không thể duy trì lâu dài do những
nguyên nhân sau:
Thiếu khả năng đầu tư cả về vốn, giống và lao động.
Đầu ra không ổn định, giá bán không chênh lệch nhiều so với sản phẩm chè thông
thường.
Thiếu hệ thống giám sát đánh giá việc áp dụng các quy trình kỹ thuật trồng chèan
toàn.
Hệ thống tiêu chuẩn chỉ mới áp dụng được ở khâu chế biến trong nhà máy, còn khâu
sản xuấtnguyên liệu đang gặp rất nhiều khó khăn.
CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiêncứu đề tài được chọn là xãTânCương,ThànhphốTháiNguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xã Tân Cương trực thuộc thànhphốThái Nguyên, tỉnhThái Nguyên, cách trung tâm thành
phố 12 km về phía Tây, có tọa độ 21
0
29’00’’ – 21
0
31’00’’ vĩ độ Bắc. 105
0
44’00’’-
105
0
46’00’’ kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 15km
2
,
Đặc điểm địa hình
Địa hìnhtạixãTân Cương chủ yếu có dạng gò đồi và bát úp, độ cao trung bình 30 m - 100 m
so với mực nước biển, rải rác có một số đồi đình tròn, cao khoảng 150m.
Đặc điểm thổ nhƣỡng
Xã Tân Cương có loại đất chủ yếu là Feralit vàng đỏ
Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính, ít chua được phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã
Tân Cương, loại đất này thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp đặc biệt là chè.
Đất xám Feralit trên đá cát (Xfq):
Đặc điểm khí hậu thời tiết
Vùng chèTân Cương măng đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa với 2 mùa rõ rêt
Thủy văn
Gần hồ Núi Cốc, có Sông Công chảy qua theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên rất thuận về
nguồn cung cấp nước tưới tiêu
2.1.2. Tìnhhình Kinh tế, xã hội
Diện tích tự nhiên của xã là 15km
2
, diện tích lúa là 200ha, diện tích chè là 450ha. Xã có 16
xóm với 1370 hộ với 6200 nhân khẩu Tổng thu nhập toànxã trung bình 69 tỷ đồng/năm và
thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình là 60 triệu đồng /năm
Diện tích trồng chè của xãTân Cương là 450 ha (chiếm 27,2% tổng diện tích đất tự nhiên).
Xã có 1.150 hộ sảnxuất chè. Hàng năm đã sảnxuất được 1.345 tấnchèthành phẩm
Hiện trạng nguồn nhân lực
Tổng dân số xãTân Cương năm 2011 là 6200 người, nguồn nhân lực tham gia trực tiếp sản
xuất chè trên địa bàn vẫn là dân số nông thôn
Thuỷ lợi
Hai hệ thống thuỷ nông là sông Cầu và sông Công có đủ điều kiện ổn định để tưới tiêu phát
triển nông nghiệp.
Giao thông
Nhìn chung mạng lưới giao thông của thànhphốTháiNguyên nằm trong những tuyến giao
thông đường bộ quan trọng, đường sắt và đường thuỷ hạn chế
Hệ thống điện
Đến nay toàn bộ xãTân Cương đã có điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản
xuất.Công tác quản lý và sử dụng điện ngày càng được củng cố và phát triển.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiêncứu đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2012 đến tháng
10/2012.
Nghiên cứu thực địa: Tác giả tiến hành nghiêncứu thực địa làm 2 đợt:
+ Đợt 1: Từ 01/05/2012 đến – 15/05/2012: Đến UBND xãTân Cương thu thập số liệu về
điều kiện tự nhiên, tìnhhình kinh tế xã hội. Đến Hội Nông Dân của xãTân Cương và Phòng
Nông nghiệp thànhphốTháiNguyên tìm hiểu về khu vực sảnxuấtchèan toàn, định hướng
phát triển môhìnhsảnxuấtchèan toàn. Quan sát thực địa và phỏng vấn nhanh người dân.
+ Đợt 2: Từ 25/5/2010 đến 10/6/2012: Đến phỏng vấn sâu người dân với những nội dung cần
thiết cho đề tài (phụ lục).
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
2.3.1. Phƣơng pháp luận
Phương pháp Tiếp cận hệ thống
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa tài liệu: kế thừa kết quả nghiêncứu của các công trình khoa học trong
lĩnh vực nghiêncứutínhbếnvững của hệ sinh thái nông nghiệp, sảnxuấtchèantoàn ở Việt
Nam và trên thế giới.
Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập
các thông tin về tìnhhình kinh tế, tìnhhình lao động và sự phân công lao động việc làm của
hộ gia đình và toànxã
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: để xử lý các thông tin từ các phiếu điều tra thực hiện
tại các điểm nghiêncứu
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): phương pháp này sử dụng các kỹ thuật như
quan sát trực tiếp, phỏng vấn bán cấu trúc (SSI), lịch thời vụ,
Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và mối đe dọa (SWOT):
phương pháp này được sử dụng để xác định tiềm lực, cơ hội cũng áp lực đối với người dân
địa phương khi tham gia vào môhìnhsảnxuấtchèan toàn.
Điểm mạnh, điểm yếu phản ánh yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và
áp lực phản ánh các yếu tố bên ngoài khách quan tác động vào cộng đồng. Điều này bao gồm
cả các khía cạnh về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, môi
trường và các khía cạnh khác.
Mục đích của SWOT là tìm ra điểm mạnh, cơ hội để phát huy, điểm yếu và áp lực để
khắc phục và giảm thiểu nhằm phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phát triển bềnvững
vùng chèantoànTân Cương.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tìnhhình canh tác cây chè và hiện trạng môi trƣờng tại khu vực nghiêncứu
3.1.1. Tìnhhình sử dụng phân bón
Tại xãTân Cương người dân hiện đang sử dụng phổ biến các loại phân bón sinh học trên chè
là: phân lân hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa hữu cơ Sông Gianh, phân bón sinh hóa
tổng hợp NPK Sông Gianh, phân phức hợp hữu cơ Fito, phân vi sinh Biogro, phân hữu cơ
Cầu Diễn, phân vi sinh Humix và phân Biomix
Đã có một sự phân hóa về mức đầu tư phân bón của các nông hộ. Rất dễ dàng nhận thấy có 3
mức đầu tư phân bón và tạm chia thành: Mức đầu tư rất cao (27,5%), mức đầu tư trung bình
khá (52,5%) và mức đầu tư thấp cực thấp (20%). Để thu được một năm 8 lứa hái chè chính và
2 lứa phụ (vụ đông), với 40 - 50 ngày một lứa thì các nông hộ đã đầu tư lượng phân bón trung
bình hàng năm như sau:
3.1.2. Tìnhhình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè
Người dân thường thay đổi các loại hóa chất BVTV để sâu bệnh khó có khả năng thích nghi.
Một điều đáng lưu ý là hầu hết người trồng chè không tuân thủ thời gian cách ly chỉ để thời
gian cách ly khoảng 7 - 10 ngày.
Nhưng những năm gần đây, qua khảo sát điều tra, 98% người dân đã không còn sử dụng chế
phẩm hóa học để phun cho cây chè trước hết sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người đi
phun, sau nữa sẽ làm hại cây chè, chỉ được vài vụ chè sẽ hỏng, rất xấu, không cho giá trị kinh
tế ổn định.
3.1.3. Hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiêncứu
Phân tích kim loại nặng trong đất, nước tưới vùngchèTân Cương xác định hàm lượng
của thuỷ ngân, asen, cadimi và chì. Kết quả cho thấy hàm lượng một số kim loại nặng (thuỷ
ngân, asen, cadimi, chì) trong nguồn nước thu tạiTân Cương đều ở mức rất thấp
3.2. Thực trạng phát triển mô hìnhsảnxuấtchè an toàntạiTân Cƣơng
3.2.1. Quy trình sảnxuấtchè an toàn
Hình 4: Quy trình sảnxuấtchèantoàntạixãTân Cƣơng, TP TháiNguyên
Kỹ thuật đốn chè
Đốn chè vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng không ra búp, thường đốn chè vào thời gian
từ tháng 11 đến cuối tháng 1
Kỹ thuật hái chè
Kỹ thuật chế biến chè
Giống
Chăm sóc
Sử dụng phân
sinh học,
BVTV thảo
mộc
Cây
chè
H
ái
Búp
chè
tươi
Héo nhẹ
Sao diệt
men
Vò
nhẹ
Vò
bằng
máy
Sao
khô
lần 1
Loại bỏ
cánh
cháy
Sao
khô
lần 2
Phân
loại
chè
Đánh
hươn
g
Đóng
gói
Chè
thành
phẩm
Sao diệt men: Diệt men là khâu quan trọng nhất quết định đến chăt lượng và các tính chất
đặc trưng của chè. Có nhiều phương pháp diệt mem khác nhau, nhưng hầu hết là dùng nhiệt
độ cao truyền vào khối chè làm đình chỉ hoạt tính sinh học của các hệ men có trong lá chè.
Sao diệt men bằng chảo: Đốt chảo đến nhiệt độ 250 – 300
0
C (đáy chảo chuyển mày đen sậm,
chuẩn bị xuất hiện màu hồng là được)
Vò nhẹ:
Sau khi sao diện men xong cho chè ra nong, vò nhẹ bằng tay 2- 3 lần để cánh chè có độ dẻo
đều và không bị giòn khô khi đưa vào máy vò rồi rũ tơi để chè nhanh nguội.
Vò bằng máy:
Máy vò: Phần chính của các máy vò đều có một thùng hình trụ chứa chè vò chuyển động theo
quý đạo tròn song song với bề mặt của một mâm vò.
Sao khô
Chè sau khi để nguội từ máy vò sẽ được cho vào thùng tôn để sao khô, mục đích của sao khô
là làm bốc hơi lượng nước dư trong lá chè, tăng hương thơm, định hình sợi chè xoăn chặt
hơn, mặt chè sáng bóng
Phân loại chè:
Sau 2 lần sao khô chè được để nguội và phân loại ngay tại chỗ, với các loại là: Chè ban
(những búp chè, cánh chè chưa xoăn); chè cánh (những búp chè, sợi chè xoăn chặt); chè vụn.
Sau khi phân loại xong, các loại chè sẽ được bảo quản trong túi nilon để giữ hương thơm và
được lấy hương trước khi chè được giao bán.
Lấy hƣơng chè:
Sao thật nhỏ lửa từ 4 – 5 phút để tạo hương thơm cho chè, mỗi lần lấy hương khoảng 2- 3kg
chè/1 mẻ. Sau khi lấy hương từ 2- 3 ngày chè sẽ có mùi thơm nhất.
3.2.2. Những thuộc tính của hệ sinh thái nông nghiệp vùngchèxãTân Cƣơng
Hình 13. Mô hìnhsảnxuấtchè an toàntạixãTân Cƣơng, TP Thái Nguyên
Ngườ
i
trồng
chè
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên khí
hậu
Hệ sinh thái
Điều kiện tự
nhiên
Dư lượng phân
bón và hóa chất
bảo vệ thực vật
trong nước, đất và
sản phẩm chè
Ảnh hưởng môi
trường
Chính sách hỗ trợ
Cơ chế đối với đầu ra
Kỹ thuật, công nghệ
Lao động
(Trồng,
chăm sóc,
thu hoạch,
chế biến)
- Phân
bón
- Hóa
chất
bảo vệ
thực
vật
- Giống
- Vật tư
ngành
chè
Thị trường
Sản phẩm
chè
- Xuất
khẩu
- Tiêu
thụ
trong
nước
Thị trường
Năng suất
Trung bình mỗi vụ người ta thu được 500 kg/ha.
Hình 5. Sản lƣợng chè trung bình theo tháng hàng năm
Quá trình chăm sóc là khâu quan trọng nhất để tạo nên sản phẩm chèan toàn. Và sự sinh
trưởng phát triển của cây chè cũng phụ thuộc nhiều vào lượng mưa.
Ổn định
Năng suất của cây chè qua các tháng có sự thay đổi do thời tiết đặc biệt là phân bố lượng mưa
nhưng sự thay đổi đó mang tính chu kỳ đều đặn năm này qua năm khác nên không ảnhhưởng
đến tổng năng suất cây chè của một năm.
Điều đặc biệt của cây chè nếu mất mùa một vụ thì vụ sau vẫn có chè để thu hoạch mà không
bị mất trắng hoàn toàn như những cây nông nghiệp khác.
Hình 7. Năng suất trung bình của chè qua các năm 2006 – 2011
Bền vững
Khi sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật không đúng tiêu chuẩn sẽ gây dư
lượng chất bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm nguồn nước và đất. Những gia đình không có điều
kiện chăm sóc chè nên đồi chè xấu, năng suất thấp cộng với khu vực đồi này có Sông Công
chảy qua nên dưới tầng đất trồng trè là tầng cát rất đẹp nên xẩy ra hiện tượng người dân phá
đồi chè để lấy tầng cát ở dưới bán với giá khoảng 1 mẫu cát được 100.000.000 VNĐ
Công bằng
Các hoạt động chăm sóc, chế biến chè thay đổi theo mùa vụ hàng năm. Kể từ khi môhìnhsản
xuất chèantoàn phát triển, số hộ giầu trong xã tăng lên 20% là một kết quả đáng mừng
nhưng sự giầu lên đó chỉ là của một số hộ gia đình có diện tích trồng chè lớn với diện tích
hơn 2000ha đã nhận được sự hỗ trợ về Tôn Inox, giống chè, phân bón của các dự án để phát
triển môhìnhsảnxuấtchèan toàn. Đồng thời, các hộ gia đình này có kinh tế khá giả đã đầu
tư vốn cao hơn cho máy móc thiết bị sản xuất, quy trình chế biến cẩn thận nên giữ được
khách và mở rộng thị trường.Nhưng những gia đình có kinh tế thấp rất khó vay vốn từ ngân
hàng để đầu tư bởi tàisản thế chấp của họ không có giá trị lớn.
Tự trị
Ngành chè phụ thuộc lớn vào nền kinh tế trong nước và thế giới, khi có biến động sẽ ảnh
hưởng đến giá phân bón, giá thuốc BVTV
Giá các mặt hàng thiết yếu tăng, giá nhân công lao động đòi hỏi phải tăng, giá bán chè phụ
thuộc lớn vào biến động kinh tế.
Hợp tác
Hàng năm, hội nông dân xã kết hợp với Phòng Kinh tế thànhphố hoặc các dự ánnghiêncứu
tổ chức từ 2 – 3 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè, kết quả đã nâng cao nhận
thức của người làm chè trong việc nhân giống, trồng, chăm sóc, BVTV, thu hái và chế biến
…, mỗi lớp có khoảng 20 – 30 học viên, những học viên được tham gia lớp tập huấn này đều
là những người có diện tích trồng chè lớn.
3.3. Những thuận lợi và khó khăn
ĐIỂM MẠNH
ĐIỂM YẾU
Được thiên nhiên ưu đãi
Người lao động có kinh nghiệm lâu năm,
cần cù, chịu khó
Lực lượng lao động dồi dào
Người dân nhận thức đúng về việc tại sao
phải sảnxuấtchèantoàn
Khu vực chè nổi tiếng trên khắp cả nước,
đã được chỉ dẫn địa lý
Thị trường tiêu thụ lớn
Được các cấp chính quyền quan tâm
Có khả năng hồi phục sản lượng
Chè antoàn nên đòi hỏi sự chăm sóc khắt khe
Việc làm không ổn định
Nguồn vốn hạn chế
Thị trường không ổn định
Kỹ thuật yếu, thiếu vật tư
Mùa hè hay bị cắt điện trong 2- 3 ngày
Thời tiết lạnh và mùa đông làm giảm năng
suất.
CƠ HỘI
ÁP LỰC
Đường giao thông đang được mở rộng,
thuận lợi cho khách du lịch thăm nom và
thu mua
Nhiều khách hàng ưa chuộng sản phẩm
chè Tân Cương đặc biệt là chèantoàn
Thường xuyên có các lớp tập huấn
Cán bộ khuyến nông quan tâm, thường
xuyên đến thăm non chè và tư vấn để tạo
ra sản phẩm chèantoàn tốt nhất.
Chuyển sang kinh doanh chè mà không sản
xuất chè vì làm chè rất vất vả mà thu nhập
không cao bằng kinh doanh chè.
Đường giao thông phát triển, phương tiện đi lại
nhiều sẽ gây ô nhiễm đồi chè.
Sự giả mạo nhãn mác và thương hiệu
Các dự án hỗ trợ thường ít chú trọng đến hộ có
diện tích nhỏ
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả
Thu mua cát với giá cao 100triệu / mẫu, các hộ
sẽ phá đồi chè.
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hệ sinh thái nông nghiệp vùngchè của xãTânCương,ThànhphốTháiNguyên có vai
trò rất quan trọng với cuộc sống của người dân địa phương, tạo ra thu nhập chính, nâng cao
cuộc sống gia đình, đặc biệt khi các hộ sảnxuấtchèantoàn sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe
của chính bản thân và thế hệ con cháu.
Có sự cách biệt lớn về nguồn thu nhập của gia đình có diện tích trồng chè lớn và gia
đình có diện tích trồng chè nhỏ. Xét về tổng thu nhập của toànxã có tăng lên nhưng chưa thật
sự đồng đều giữa các hộ gia đình. Do đó tính công bằng của hệ sinh thái nông nghiệp vùng
chè antoàn chưa cao.
Tính năng suất và ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp vùngchèantoàn là cao nhưng
tính bềnvững và tính công bằng của hệ sinh thái nông nghiệp vùngchèantoàn này là thấp,
vì vậy hệ này chưa bềnvững
2. Khuyến nghị
Chính sách đầu tư về vốn: áp dụng chính sách vay vốn ưu đãi, đa dạng hoá nguồn vốn
vay phát triển chè (đầu tư cho trồng mới, đối mới công nghệ, xúc tiến thương mại và phát
triển thương hiệu).Vốn ngân sách từ địa phương hỗ trợ tiền trồng chè bằng giống mới và phá
bỏ diện tích chè già cỗi hoặc năng suất thấp để trồng thay thế, hỗ trợ nhiều hơn đối với những
gia đình có diện tích đồi chè nhỏ.
Xây dựng một số trang trại chè khép kín từ sản xuất, chế biến tiêu thụ để ứng dụng
các môhình khuyến nông, khuyến công (trang bị cơ khí hoá trong sản xuất) hìnhthành phát
triển danh trà và thương hiệu.
Xây dựng một số môhình trang trại khép kín: sảnxuất - chế biến - tiêu thụ (ứng dụng
mô hình khuyến nông, khuyến công) để xây dựng và khai thác hết tiềm năng của những
người giàu kinh nghiệm làm chè.
References
1. Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambor, 1990, Hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền núi phía
Bắc
2. Lê Trọng Cúc (1995). Sinh thái học và sinh thái nhân văn, Trung tâm nghiêncứuTài
nguyên và Môi trường
3. Vũ Cao Đàm. Xã hội học môi trường
4. Nguyễn Đình Hòe, 2005, Tiếp cận hệ thống trong nghiêncứu môi trường và phát triển,
5. Hiệp hội chè Việt Nam (2007),tạp chí thế giới chè, các số năm 2007, 2008
6. Lê Văn Khoa và cộng sự (1999) Nông nghiệp và môi trường. NXB Giáo dục Hà Nội
7. Nguyễn Ngọc Kính (1979).Giáo trình cây chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
8. Đỗ Ngọc Quỹ, 1997, Cây chè Việt Nam, NXB Nông nghiệp
9. Đỗ Ngọc Quỹ (2003),Cây chè, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, NXB Nghệ An
10. Phạm Bình Quyền. Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Đại học Quốc gia
11. Ủy ban nhân dân thànhphốThái Nguyên. 2008. Báo cáo kết quả thực hiện dự án ứng
dụng khoa học công nghệ “Xây dựng mô hìnhsảnxuất - chế biến chèan toàn”.
12. Ủy ban nhân dân thànhphốTháiNguyên 12/2009. 2011. Báo cáo tổng hợp quy hoạch
vùng chè đạn sảnTân Cương thànhphốTháiNguyên theo hướng antoàn gian đoạn 2008-
2010 và đến năm 2020.
12. Ủy ban nhân dân thànhphốThái Nguyên. 2011. Đề án phát triển vùngchè đặc sản
Tân Cương thànhphốTháiNguyên giai đoạn 2011 – 2015
13. Viên quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. 2007. Báo cáo đề tài Hoàn thiện cơ sở dữ liệu
và thủ tục bảo hộ “chỉ dẫn địa lý Tân Cương” cho chèTân Cương TỉnhThái Nguyên.
14. Barua. D. N. (1989),Science and Practice in Tea Culture, Calcutta – Jorhat, India, First
Published, pp. 81 -82.
15. Conway Gordon R (1985) Agroecosytem analysis, IAR
16 FAO (1967),A Practical Manual of Soil Microbiology Laboratory Methods, Rome.
17. International Plant Genetic Resources Institute (IPGRI) (March, 1997),Descriptors
for Tea (Camellia Sinensis).
18. Đỗ Hƣơng, Vực dậy ngành chè từ chính cây chè. http://baodientu.chinhphu.vn. Ngày truy
cập: 17/08/2012.
19. AGROINFO, Chè Việt Nam: “Có tiếng nhưng ít miếng”. http://agro.gov.vn. Ngày truy
cập: 12/10/2012.
. Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất
chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố
Thái Nguyên
Nguyễn Thu Hường
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên. luận văn Nghiên cứu tính bền vững của mô hình
sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, Thành Phố Thái Nguyên tác giả lựa chọn nghiên
cứu hệ sinh thái nông