Hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại nền kinh tế hội nhập toàn cầu các sản phẩm không chỉ cạnhtranh với các sản phẩm trong nước mà còn cạnh tranh rất quyết liệt với các sảnphẩm nhập ngoại Các sản phẩm nhập ngoại đang dần được cắt giảm thuế quan lạicàng có lợi thế hơn Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững và pháttriển trên thị trường thì cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Ngày nay chúng ta thấy rất nhiều sản phẩm trên thị trường với đủ các chủngloại, mẫu mã khác nhau Bánh kẹo cũng vậy Với sự phát triển của thị trường, cácsản phẩm bánh kẹo rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã để người tiêu dùng lựachọn Các sản phẩm này được biết đến với rất nhiều hãng khác nhau, cạnh tranh vôcùng khốc liệt Không chỉ có các hãng trong nước mà các hãng nước ngoài cũngđang thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam Các công ty phải nỗ lực hết mình thìmới tồn tại được
Để các sản phẩm của mình có chất lượng không phải là một điều dễ dàng,
nó đòi hỏi sự tham gia nỗ lực và sự phối hợp của rất nhiều bộ phận Vai trò của bộmáy quản trị và lãnh đạo cấp cao là vô cùng quan trọng Chất lượng của bộ máyquản trị đóng vai trò quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp Để cho chươngtrình quản lý chất lượng mang lại hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn chomình một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp để áp dụng
Hội nhập kinh tế thế giới các sản phẩm xuất khẩu được lợi thế về thuế quannhưng lại đặt ra hàng rào phi thuế quan Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000 – 2000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sảnphẩm, dịch vụ của Công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt độngcủa Công ty đều được kiểm soát Chứng chỉ ISO 9001 – 2000 sẽ là tấm vé để cácdoanh nghiệp xâm nhập thị trường nước ngoài
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, em đượcbiết Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản trị định hướng chất lượng ISO 9001-2000 Em nhận thấy rằng việc xây dựng và triển khai hệ thống quản trị định hướng
chất lượng tại Công ty còn nhiều bất cập, vì vậy em chọn đề tài : “Hệ thống quản
Trang 2trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” để viết chuyên đề tốt nghiệp.
Đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1:Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Chương 2:Thực trạng xây dựng và vận hành hệ thống quản trị chất lượng theo
bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo bộtiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Em xin chân thành cảm ơn thầy:T.S Trần Việt Lâm và các cô chú trongcông ty đã giúp em hoàn thành đề tài này
Trang 3CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1.1.Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
1.1.1 Thông tin chung về công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Tên công ty: Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Tên giao dịch quốc tế: hai chau confectionnery joint stock company
Tên viết tắt: hachaco.jsc
- Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi – Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Theo quyết định số 1335 NN – TCCB ngày 29/9/1994 của Bộ Trưởng Bộ
NN & CNTP, nhà máy Hải Châu được bổ sung ngành nghề kinh doanh và đổi tênthành Công ty Bánh Kẹo Hải Châu
Theo quyết định 3656/QĐ/BNN – TCCB ngày 22/10/2004 của Bộ NN &PTNT về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Ngày30/12/2004 Công ty Bánh Kẹo Hải Châu đã được đổi tên thành công ty cổ phầnBánh kẹo Hải Châu
Trang 4 Diện tích mặt bằng của Công ty hiện nay: 55000 m2
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Châu
Trong thời gian từ khi thành lập đến 1975, ngoài những trang thiết bị banđầu, do tuổi đời còn non trẻ và với số vốn ban đầu khá hạn hẹp nên nhà máy hầunhư không đầu tư mới trang thiết bị công nghệ Năng lực sản xuất trong thời giannày cũng còn tương đối nhỏ bé và thô sơ
Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: một dây chuyền sản xuất mỳ thanh (mỳ trắngbán cơ giới), công suất 1 – 1,2 tấn/ca, sau nâng lên 1,5 – 1,7 tấn/ca Thiết bị sảnxuất mỳ ống 500 – 800 kg/ca, sau nâng lên 1 tấn/ca.Hai dây mỳ vàng công suất 1,2– 1,5 tấn/ca sau nâng lên 1,8 tấn/ca Sản phẩm chính của phân xưởng là: mỳ sợi, mỳthanh, mỳ hoa
Phân xưởng bánh 1: gồm dây chuyền máy cơ giới công suất 2,5 tấn/ca, 2máy ép lương khô công suất mỗi máy 1 tấn/ca Sản phẩm chính: bánh quy (hươngthảo, quy dứa, quy bơ, quýt), lương khô
Phân xưởng kẹo: gồm hai dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dâychuyền 1,5 tấn/ca
Số cán bộ công nhân viên trong thời kỳ này khoảng: 850 người/năm
1.1.2.2.Thời kỳ: 1976 – 1985
- Năm 1976 Bộ Công nghiệp thực phẩm cho sáp nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn(Lạng Sơn) thành phân xưởng Sấy phun Phân xưởng sản xuất 2 mặt hàng: Sữa đậunành (công suất: 2,4 – 2,5 tấn/ca), bột canh (công suất: 35 – 7 tấn/ca)
- Năm 1978, Bộ Công nghiệp thực phẩm thành lập phân xưởng mỳ ăn liền
Trang 5với 4 dây chuyền sản xuất, công suất mỗi dây chuyền: 2,5 tấn/ca
- Năm 1982, nhà máy dừng sản xuất mỳ ăn liền do khó khăn về nguyên liệu
và thay vào đó là việc đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp thủ công với công suất
- Năm 1989, để tận dụng diện tích mặt bằng của phân xưởng sấy phun và đểthử sức mình nhà máy đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 200lit/ngày
- Năm 1991, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loanvới công suất 2,5 – 2,8 tấn/ca
- Năm 1993, nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CộngHoà Liên Bang Đức công suất 1 tấn/ca
- Số cán bộ công nhân viên bình quân trong thời gian này là: 950 người/năm
1.1.2.4.Thời kỳ: 1993 – 2003
- Ngày 29/9/1994, theo quyết định số 1335 NN – TCCB/QĐ của Bộ trưởng
bộ NN&CNTP, nhà máy đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu
- Năm 1994, Công ty đầu tư dây chuyền phủ sôcôla của CHLB Đức côngsuất 0,5 tấn/ca đã làm cho sản phẩm của công ty phong phú và đa dạng hơn
- Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ sản xuất sôcôla, sản phẩm này tiêuthụ ở thị trường trong nước rất khó khăn( chỉ khoảng 30% sản phẩm làm ra), còn lại
Trang 6là xuất khẩu Do vậy mà đến năm 1998, Công ty đã ngừng sản xuất sản phẩm này.Cũng trong năm này Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền kẹo của CHLB Đức:
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất: 2400 kg/ca
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất: 1200 kg/ca
- Năm 1998, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh quy HảiChâu, nâng công suất lên 4 tấn/ca
- Năm 2001, Công ty đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp củaĐức nâng công suất từ 1 tấn/ca lên 1,6 tấn/ca và dây chuyền sản xuất sôcôla có năngsuất rót khuôn là 200 kg/giờ
- Năm 2002 - 2003, Công ty đã đầu tư 55 tỷ đồng đầu tư một dây chuyềnbánh mềm cao cấp, thiết bị công nghệ hiện đại của Hà Lan với công suất 2.200 tấnsản phẩm/năm
- Số cán bộ công nhân viên bình quân: 1050 người/năm
1.1.2.4 Thời kỳ: 2004 đến nay
- Năm 2004, Công ty đã triển khai chương trình sắp xếp lại doanh nghiệptheo quyết định của Chính phủ và lộ trình Cổ phần hoá của Tổng công ty mía đường
I Tháng 9/2004, Công ty chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần
- Tháng 10/2005, Công ty đầu tư mới hệ thống máy bao gói bột canh tự động,đến tháng 7/2006 đã đầu tư 7 máy bao gói tự động
- Số cán bộ công nhân viên bình quân: 900 người/năm
1.2 Các đặc điểm chủ yếu của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Châu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1 Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Loại hình hoạt động: Sản xuất kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh bánh kẹo, sôcôla, gia vị, mỳ ăn liền và chế biến cácloại thực phẩm khác, sản xuất và kinh doanh nước uống có cồn và không cồn
Trang 7Kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty, dịch vụthương mại tổng hợp, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh nữ hành nội địa,
lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch
Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, mua bán vật liệu xây dựng
Tư vấn chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
Chế biến gỗ và kinh doanh các sản phẩm làm từ gỗ
Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu
- Đặc điểm về sản phẩm của công ty:
Sản phẩm của công ty có thời hạn sử dụng ngắn và khó bảo quản Sản phẩmảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng Vì vậy mà việc chế biến vàbao gói phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là loại sản phẩm rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ Vì vậy sản phẩm ngộnghĩnh, màu mè kết hợp với hương vị ngọt nhẹ có thể sẽ chiếm ưu thế hơn
Đây là loại sản phẩm có tính chất thời vụ, được tiêu thụ mạnh nhất là vào dịp
lễ tết, hội hè
Là loại sản phẩm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã Người tiêu dùng thoảsức lựa chọn các loại sản phẩm khác nhau với giá cả phù hợp với nhiều tầng lớp.Vìvậy các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau rất gay gắt Các doanh nghiệp muốn tồntại và phát triển thì phải tạo được sản phẩm có chất lượng, giữ được uy tín vớikhách hàng
1.2.2 Cơ cấu tổ chức.
1.2.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Trang 9Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu được tổ chứctheo kiểu trực tuyến - chức năng Trước đây, mô hình này có nhiều ưu điểm và được
áp dụng rộng rãi ở Việt Nam Nhưng hiện nay mô hình này đã nỗi thời, bộc lộ nhiềunhược điểm, không còn phù hợp với môi trường kinh doanh ngày nay Vì vậy Công
ty nên thay đổi cơ cấu tổ chức của mình cho phù hợp hơn với môi trường kinhdoanh ngày càng phức tạp hiện nay
1.2.2.2.Bộ máy quản trị
Hội đồng quản trị: Nắm quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty, quyếtđịnh mọi vấn đề liên quan đến lợi ích và quyền lợi của công ty, xây dựng các chiếnlược kinh doanh để tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế tối thiểu các đe doạ
- Ban kiểm soát có chức năng, nhiệm vụ sau:
Kiểm tra các sổ sách chứng từ và tài sản của công ty
Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông về các sự kiện tài chính bất thường xảy
ra, những ưu điểm và khuyết điểm trong quá trình quản lý tài chính của hội đồngquản trị
- Ban điều hành:có nhiệm vụ quản lý chung, quản lý toàn bộ hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty
- Phòng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ:
Tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển để đưa ra những sản phẩm mớiphù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Quản lý máy móc thiết bị, quản trị quy trình quy phạm kỹ thuật, quản lý các
hồ sơ, tài liệu kỹ thuật
Tổ chức công tác bảo dưỡng, sửa chữa, đo lường
Tổ chức các hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sảnxuất
- Phòng tổ chức: chịu trách nhiệm về nhân sự của Công ty (tuyển dụng nhân
sự, sắp xếp, bố trí nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho cán bộ côngnhân viên), đưa ra kế hoạch tiền lương, giúp Tổng giám đốc xây dựng các phương
Trang 10án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh laođộng trong quá trình sản xuất.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tổchức các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng
từ sổ sách thu – chi, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, tính toán tríchnộp đúng quy định các khoản nộp ngân sách nhà nước, tổng hợp đề suất giá bán chophòng kế hoạch vật tư
- Phòng kế hoạch vật tư: Xây dựng kế hoạch về vật tư nguyên vật liệu, kế hoạchsản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịutrách nhiệm cung cấp kip thời, đầy đủ các loại vật tư, nguyên vật liệu, máy móc và phụtùng thay thế để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất đúng tiến độ
- Phòng hành chính bảo vệ: Quản lý công tác hành chính quản trị, theo dõi vàgiám sát giờ làm việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo,
y tế, quản lý sức khỏe Tổ chức công tác bảo vệ Công ty, tuần tra , canh gác ra vào,giữ gìn vệ sinh, môi trường trong Công ty
- Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: Thiết kế, xây dựng nhà xưởng, kho tàng, bốtrí máy móc thiết bị hợp lý để đảm bảo hiệu quả sản xuất được tốt nhất, lập kếhoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sủa chữa nhỏ
- Phòng kinh doanh thị trường: tiếp nhận khách hàng, chao đổi buôn bán vớikhách hàng, giới thiệu mẫu mã sản phẩm với khách hàng, nghiên cứu và tìm kiếmthị trường mới, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng nhằm giúp Công ty đưa ranhững sản phẩm có khả năng cạnh tranh
- Xí nghiệp: giám đốc hoặc phụ trách các xí nghiệp là người chịu trách nhiệmtrước Ban Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của đơn vịtheo quy định của Công ty
Trang 11 Phân xưởng bánh 1:Sản xuất bánh Hương thảo, Lương khô, Bánh quy hoaquả trên dây chuyền của Trung Quốc.
Phân xưởng bánh 2: Sản xuất bánh kem xốp các loại, kem xốp phủ sôcôlatrên dây truyền của CHLB Đức
Phân xưởng bánh 3: Sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Châu, bánh Marie,petit,… trên dây chuyền của Đài Loan
- Xí nghiệp Bánh cao cấp có :Phân xưởng bột canh: Chuyên sản xuất các loạibột canh thường, bột canh Iốt do Việt Nam tự sản xuất
- Xí nghiệp Kẹo có: Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm,kẹo xốp trên dây chuyền sản xuất của CHLB Đức
- Xí nghiệp Bánh cao cấp có: Phân xưởng bánh mềm sản xuất bánh mềm caocấp trên dây chuyền bánh mềm của Hà Lan
- Phân xưởng phục vụ sản xuất (dịch vụ): Đảm nhiệm sửa chữa, bảo dưỡngmáy ,…phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng các sản phẩm
- Mỗi tổ trong các phân xưởng được chia làm 4 nhóm để làm việc theo ca.Mỗi ca đều do trưởng ca phụ trách, chịu trách nhiệm chung các công việc diễn ratrong ca
Trang 12Sơ đồ 1.2: Hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu.
(Nguồn: P kế hoạch vật tư)
1.2.3 Đội ngũ lao động của Công ty.
1.2.3.1.Cơ cấu lao động của CTCP Bánh kẹo Hải Châu
Do đặc điểm của bánh kẹo là tiêu thụ theo mùa, vì vậy mà nguồn nhân lựccủa Công ty cũng không ổn định Ngoài số công nhân chính thức thì Công ty cònphải ký hợp đồng theo thời vụ, số lượng công nhân ký hợp đồng theo thời vụ là baonhiêu phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trường Ta có bảng số liệu lao động của Công
ty trong một số năm gần đây như sau:
Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu
PXKẹo
Kẹo Kẹo Kẹo cứng mềm xốp
PXBột canh
BC BC
iốt thường
PX Bánhmềm
Bánh Bánh
Sôcôla Kem xốp
PX Bánh II
Bánh Lương quy khô
Trang 13Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
số LĐ
Phân loạiTheo giới tính Theo trình độ Theo hình
tiếp
LĐgiántiếp
Trang 14- Cùng với tiến trình cổ phần hoá của đất nước, cuối năm 2004 Công ty đãchuyển sang hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần Việc sắp xếp lại cơ cấu tổchức và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, lượng lao động của Công ty năm 2005giảm đáng kể so với 2003 Các năm tiếp theo Công ty tiếp tục đầu tư theo chiều sâu,thực hiện triệt để tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm nhằm đưa Hải Châu đến với mọingười tiêu dùng Với việc nhập khẩu máy móc thiết bị có trình độ tự động hoá ngàycàng cao, Công ty dần giảm nhẹ số lượng công nhân viên của mình trong các nămgần đây.
- Về cơ cấu lao động ta thấy: tỷ lệ lao động nữ thường gấp 1,9 – 2,4 lần laođộng nam Đây cũng là một điều dễ hiểu vì công việc sản xuất kẹo không nặng nhọcnhưng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tháo vát và đảm bảo vệ sinh Điều này hợp với phụ
nữ hơn Tuy nhiên đây cũng là một bất lợi đối với công ty do lao động nữ có chế độnghỉ thai sản, nuôi con ốm
- Tỷ lệ công nhân viên có trình độ học vấn cao ngày càng tăng, tỷ lệ người cótrình độ đại học và cao đẳng tăng lên qua các năm Số người này trong các nămtrước tập trung chủ yếu ở các phòng ban của công ty, nhưng trong các năm gần đây
do công ty có chính sách đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân của mình và docông ty có chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với những người có năng lực, tay nghềcao nên thu hút được nhiều kỹ sư, lao động giỏi; số người có trinh độ học vấn cao ởcác phân xưởng cũng dần tăng lên Đây là lợi thế của Công ty, nếu biết tận dụng vàphát huy được hết khả năng của họ thì sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển củacông ty
- Đây là doanh nghiệp sản xuất nên lao động gián tiếp chỉ chiếm khoảng11,6% – 16,0 % trong tổng số lao động của công ty Lực lượng lao động gián tiếp
có xu hướng giảm qua các năm, trong đó số lượng công nhân viên ở các phòng ban
có xu hướng giảm xuống, đó là do công ty đang dần sắp xếp lại cơ cấu của mình vớiphương trâm gọn nhẹ và tiết kiệm nhưng hiệu quả Tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên
so với lao động gián tiếp, tay nghề của họ cũng dần được nâng lên (bậc thợ bình
Trang 15quân của công nhân hiện nay là 4/7) góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạgiá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
1.2.3.2.Tình hình trả lương và thời gian làm việc của người lao động trong CTCP Bánh kẹo Hải Châu
ta không thể khẳng định mức sống của người lao động cao hơn hẳn so với các nămtrước vì năm 2007 nước ta có tốc độ lạm phát khá cao (12,6 %) Mặc dù vậy, đờisống công nhân viên cũng đã được cải thiện hơn so với trước Đây cũng là một điềuđáng ghi nhận
- Thời gian lao động: Thời gian lao động của mỗi công nhân dài hạn là
45h/tuần; số ngày nghỉ phép, ốm là 12 ngày và 7,5 ngày nghỉ lễ trong một năm
1.2.4 Cơ sở vật chất và nguồn vốn kinh doanh của CTCP Bánh kẹo Hải Châu
1.2.4.1 Cơ sở vật chất
Nhà máy bánh kẹo Hải Châu được trang bị các dây chuyền thiết bị tiêntiến theo công nghệ tự động hoá, như:
Trang 16 Dây chuyền kẹo cứng (CHLB - Đức): sản xuất kẹo cứng, kẹo cúng có nhân.
Dây chuyền kẹo mềm (CHLB - Đức): sản xuất kẹo mềm
Dây chuyền bột canh Iốt (Việt Nam): sản xuất bột canh
Dây chuyền sôcôla viên (Tây Âu): sản xuất sôcôla
Dây chuyền sản xuất bánh trứng (Hà Lan): sản xuất bánh trứng
1.2.4.2 Nguồn vốn kinh doanh
Ngồn vốn kinh doanh là điều kiện không thể thiếu được của một doanhnghiệp ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuỳtừng loại hình doanh nghiệp mà có cách huy động vốn khác nhau để có lợi nhất.Vốn điều lệ của công ty là 30 tỷ đồng, đây chủ yếu là vốn của Nhà nước Sau khi cổphần hoá nhà nước chỉ nắm giữ 58% cổ phần, người lao động nắm giữ 38,7% cổphần, còn lại là người ngoài nắm giữ 3,3% cổ phần Số vốn này tăng không ngừngqua các năm Ta có bảng tình hình tài sản của công ty trong những năm gần đây nhưsau:
Bảng 1.3 Tình hình tài sản của Công ty trong những năm gần đây
Trang 177 NVKD 27805,7 31678,4 26391,9 40235,6 39847,8
(Nguồn: P Tài chính kế toán)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản của công ty không ngừng tăng lên quacác năm Nhất là năm 2004 và 2005, năm 2004 so với 2003 tăng 15502,4 triệu đồngtương ứng tăng 11,72%; năm 2005 so với 2004 tăng 18242,3 triệu đồng tương ứngtăng 12,34% Có được điều đó là do trong năm này doanh nghiệp doanh nghiệpchuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hoá nên thu hút được nhiều vốn đầu
tư Trong năm 2005 doanh nghiệp đầu tư mua máy móc thiết bị hiện đại nên TSCĐ
và ĐTDH trong năm này tăng cao Đây là điều rất tốt giúp công ty nâng cao năngsuất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của mình
Việc bán cổ phiếu cũng giúp nguồn vốn CSH của công ty tăng lên nhanhchóng trong hai năm 2004 và 2005 Những năm gần đây tốc độ tăng của VCSH cóchậm lại, đó là vì giá cổ phiếu của công ty tăng chậm và số lượng cổ phiếu bánthêm hàng năm rất hạn chế Nguồn vốn kinh doanh năm 2005 và 2007 đều giảm sovới năm trước Cụ thể là năm 2005 so với 2004 giảm 5286,5 triệu đồng tương ứnggiảm 16,7%, năm 2007 so với 2006 giảm 387,8 triệu đồng tương ứng giảm 0,96%;
đó là do khách mua hàng trả chậm diễn ra thường xuyên và số nợ quá hạn tăng giảmthất thường Điều này rất bất lợi cho công ty vì công ty đã thiếu vốn lại càng thiếuhơn Công ty cần có kế hoạch đòi nợ và có chính sách bán hàng phù hợp để luôn cóvốn để sản xuất
1.2.4.3 Khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh của Công ty
1.2.4.3.1.Khách hàng
Khách hàng của Công ty chủ yếu là những đối tượng thuộc thu nhập thấpđến trung bình Các sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng ở các vùng nông thônmiền bắc nước ta Tại các thành phố lớn với những người có thu nhập cao thì sảnphẩm của công ty không cạnh tranh được với các sản phẩm của Kinh Đô, Bibica,Hải Hà và các loại bánh kẹo ngoại
1.2.4.3.2 Thị tr ư ờng
Trang 18Hiện nay công ty đã có mặt trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước Công ty
đã có 350 đại lý là đầu mối chính tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, sắp tới công
ty sẽ mở thêm các cửa hàng bán lẻ bánh mềm cao cấp kèm theo đồ giải khát, thức
ăn nhanh tại các thành phố lớn, thị trấn và khu công nghiệp…đây là cách bán hàng
dự định sẽ thu hút lượng khách hàng lớn cho công ty
Các vùng thị trường của công ty được chia ra như sau:
- Khu vực miền Bắc gồm các tỉnh miền Bắc và Thanh Hoá, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình
- Khu vực miền Trung gồm có: Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, QuảngNgãi, Huế, Đắc Lắc, Nha Trang
- Khu vực miền Nam gồm TP HCM, các tỉnh miền Đông và miền Tây đượcquản lý thông qua chi nhánh HCM
Tuy có mặt ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước nhưng thị trường chủ yếu củacông ty là khu vực miền Bắc Đó là do trụ sở chính của công ty tại Hà Nội đã tồn tạitrong thời gian dài và nắm được khẩu vị của người tiêu dùng tại đây Tại các thịtrường miền Trung và Nam do công ty chưa có chính sách nghiên cứu thị trườnghợp lý nên chưa hiểu biết về tâm lí và khẩu vị của người dân nơi đây nên lượng tiêuthụ ở đây là rất nhỏ
Cùng với việc đầu tư mở rộng hơn nữa thị trường nội địa, trong thời gianqua công ty tiếp tục triển khai trương trình xúc tiến thương mại và tham gia cácchương trình hội trợ quốc tế và từng bước đưa sản phẩm của mình xuất khẩu xangLào, Trung Quốc, Nga
Trang 19bình và cấp thấp thì các sản phẩm của Hải Hà, Tràng An hay các sản phẩm kẹo giacông…cũng là đối thủ rất đáng lo ngại.
Ta có bảng so sánh sản phẩm của một số công ty trong ngành sản xuất bánhkẹo
Bảng 1.4 Bảng so sánh sản phẩm của một số công ty trong ngành
số ở miềnTrung
Mỗi vùng cómột loại sảnphẩm riêngphù hợp
Rất phù hợpvới ngườimiền Bắc vàmột số miềnTrung
Ngon miệng
và tạo sựkhác lạ
Không phùhợp
Kênh phân
phối
Khắp cảnước nhưngtập trung chủyếu ở miềnBắc
Tập trungchủ yếu ởcác thànhphố
Khắp cảnước
Ở các siêuthị , cửa hàngbán lẻ lớn tạicác thành phốlớn
Rất nhiều,khắp cảnước, ở mọingõ ngách
Kinh Đô, Bibica, Hải Hà… là những thương hiệu nổi tiếng đang đượcngười tiêu dùng rất ưa chuộng với các sản phẩm như: Mỗi nhà sản xuất đã tạo chomình một ưu thế riêng đối với nhóm sản phẩm nhất định Chẳng hạn, Hải Hà mạnh
Trang 20trong khi Bibica lại mạnh về kẹo và bánh bông lan
Không chỉ thị trường TP HCM mà ngay cả thị trường miền Bắc, người tiêudùng cũng rất ưa thích sản phẩm của các hãng này Đây là những sản phẩm có chấtlượng và có uy tín trên thị trường
Trong thời đại hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì hàng nhậpngoại ngày càng nhiều với chất lượng cao, giá cả rất phải chăng Đây sẽ là nhữngđối thủ cạnh tranh rất quyết liệt của không chỉ Hải Châu mà tất cả các hãng bánhkẹo trong cả nước
Ngoài ra, các sản phẩm hàng gia công, hàng nhập lậu từ Trung Quốc trànlan khắp mọi nơi với giá rất rẻ cho mọi đối tượng Bên cạnh đó là hiện tượng làmgiả, làm nhái hàng kém chất lượng làm giảm uy tín của các công ty
Đối thủ cạnh tranh của Hải Châu rất nhiều và rất mạnh, vì vậy để có thểđứng vững trên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như thế, công ty phải cố gắngnâng cao chất lượng không chỉ là chất lượng sản phẩm mà cả chất lượng trong toàn
bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua nguyên vật liệu đếndịch vụ sau bán hàng, thực hiện tốt chiến lược giá của mình
1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.3.1.1 Tình hình sản xuất
Mỗi công ty đều phải có kế hoạch làm việc của mình để dựa vào đó để sắpxếp công việc và thời gian cho phù hợp Cứ cuối mỗi kỳ tổng kết, phòng kế hoạchvật tư sẽ dựa vào kết quả kinh doanh của kỳ đã qua để có kế hoạch sản xuất cho kỳsắp tới Hàng năm công ty cung cấp ra thị trường 120 loại sản phẩm với chất lượng,kiểu dáng , mẫu mã và hương vị khác nhau Sau đây là bảng về tình hình thực hiện
kế hoạch sản xuất một số loại sản phẩm của công ty:
Bảng 1.5 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của một số loại sản phẩm
Trang 212.Bột canh iôt 5022 5379 107,11 5400 5498 101,813.Bột canh ngũ
Kem xốp tuy không phải là sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh của công ty nhưng khôngphải vì thế mà trong hai năm liền việc sản xuất không đạt kế hoạch đề ra
Bột canh và kẹo luôn sản xuất vượt kế hoạch Đây là hai sản phẩm truyềnthống, nhất là bột canh là sản phẩm được người tiêu dùng rất ưa chuộng Sản phẩm
Trang 22sản xuất ra được tiêu thụ hết Công ty cần có kế hoạch sản xuất nhiều hơn trong cácnăm tiếp theo để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thị trường.
1.3.1.2.Tình hình tiêu thụ
1.3.1.2.1.Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm
Trang 2306 so05
07 so06Bánh 8635 49,02 8174 44,83 7685 41,88 6235 34,22 6079 32,05 -5,34 -5,98 -18,87 -2,5
Bảng 1.6 Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm
(Nguồn: P kinh doanh thị trường)
Trang 240 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy sản lượng bánh tiêu thụ giảm liên tục trongnhững năm gần đây đó là do bánh của Trung Quốc tràn vào, giá rất rẻ, chất lượngcũng không kém Mà thị trường truyền thống của Hải Châu là những người có thunhập thấp, có độ nhạy cảm cao về giá Vì thế thị trường bánh của Hải Châu giảmhơn so với trước Bánh của Hải Hà, bánh gia công cũng là đối thủ đang dần chiếmlĩnh thị trường bánh Hải Châu Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến chấtlượng và hạ giá thành sản phẩm, đồng thời cần thâm nhập sâu hơn vào khu vựckhách hàng có thu nhập cao
Việc tiêu thụ kẹo không ổn định, năm 2004 tăng so với 2003 là 14,89%,năm 2005 lại giảm so với 2004 là 7,74 %, năm 2006 lại tăng (18,67 %) nhưng 2007lại giảm (7,48 %) Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ kẹo không ổn định là do kẹo HảiChâu chưa thực sự nhận được sự trung thành từ khách hàng
Bột canh là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm( năm 2004 là11,35%, 2005 là 9,12%, 2006 là 11,16%, 2007 là 10,64%) Đây là mặt hàng rất đượckhách hàng ưa chuộng Ngày nay bột canh được dùng nhiều thay cho muối trước kia.Công ty cần tiếp tuc phát triển sản phẩm ngày càng có chất lượng cao hơn
Nhìn chung tổng sản lượng tiêu thụ của công ty dao động năm tăng, năm giảm dolượng tiêu thụ của một số mặt hàng tăng (bột canh), một số mặt hàng giảm (bánh),một số mặt hàng tiêu thụ không đều (kẹo) Công ty cần có chiến lược mới để cảithiện lượng hàng tiêu thụ trong những năm tiếp theo
1.3.1.2.2 thụ theo khu vực thị tr ư ờng
Trang 25Bảng 1.7 Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường
Sảnlượng(tấn)
Tỷtrọng(%)
Sảnlượng(tấn)
Tỷtrọng(%)
Sảnlượng(tấn)
Tỷtrọng(%)
Sảnlượng(tấn)
Tỷtrọng(%)
03 so04
05 so04
06 so05
07 so06
(Nguồn: P.Kinh doanh thị trường)
Trang 26Nhìn vào bảng trên ta thấy Thị trường miền Bắc tiêu thụ mạnh nhất Đây làthị trường ruột thịt của công ty Nhưng những năm gần đây thị trường tiêu thụkhông ổn định Đây là thị trường đang bị đe doạ bởi các sản phẩm của Kinh Đô,Tràng An, hay các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc
Thị trường miền Trung và Nam có xu hướng tiêu thụ mạnh hơn nhưng cũngkhông ổn định Công ty cần đầu tư nghiên cứu các thị trường này nhiều hơn để tạo
ra sản phẩm phù hợp với khẩu vị của họ Các thị trường này chưa được công tykhai thác nhiều
Thị trường xuất khẩu cũng tương đối tiềm năng nhưng năng lực cạnh tranhcủa công ty tại các thị trường này còn rất yếu, sản phẩm tiêu thụ không ổn định quacác năm Công ty cần có kế hoạch quảng cáo sản phẩm của mình nhiều hơn đểkhách nước ngoài biết đến
1.3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Ta có bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhữngnăm gần đây như sau
Trang 27Bảng 1.8.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
( Đơn vị: triệu đồng )
TT CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ 148.173 178.471 185.936 203.272 215.863
2 Doanh thu thuần bánhàng, cung cấp dịch vụ 126.021 165.850 180.450 195.188 203.459
4 Lợi nhuận gộp bán hàng,cung cấp dịch vụ 25.726 32.612 34.195 37.269 39.054
5 Doanh thu hoạt động tàichính 13.972 14.342 15.145 15.773 16.350
7 Lợi nhuận từ hoạt độngtài chính 5.070 5.360 5623 4520 4.368
9 Chi phí quản lý doanhnghiệp 14.298 15.968 16.620 16.920 16.965
10 Lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh 1.205 2.352 2.755 3.039 3.547
15 Thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp 437,36 683,76 800,24 883.4 1069,32
16 Lợi nhuận sau thuế 1124,64 1.758,24 2.057,76 2.271,6 2.749,68
(Nguồn: P TCKT)
Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng dần lên hàng năm Đây là điều rấtđáng mừng Đặc biệt là năm 2004 tăng rất cao so với năm 2003 (633,6 triệu đồngtương ứng tăng 56,34%) Có được điều đó là do năm 2004 Công ty áp dụng hệthống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, và đã phát huy tácdụng Cùng với việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, công ty đã từngbước thích nghi và dần đi vào nhịp tăng trưởng Điều này thể hiện qua lợi nhuận sau
Trang 28thuế năm 2005 là 205,76 tăng 17,06% Năm 2006 tốc độ tăng có giảm hơn so vớinăm trước (tăng 10,39 % so với năm 2005), nhưng đến năm 2007 tốc độ tăng lại vọtlên ( 478,08 triệu đồng tương ứng tăng 21,05% so với 2006) Với lợi nhuận nàycông ty hàng năm đóng gốp cho ngân sách hơn 1 tỷ đồng Công ty cần cố gắng pháthuy nhịp độ tăng trưởng như vậy trong các năm tiếp theo.
Trang 29CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001 – 2000 TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 2.1 Sự cần thiết phải áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, các sản phẩm đều sẵn có vàvới nhiều chủng loại khác nhau, người tiêu dùng thoả sức lựa chọn những sản phẩmphù hợp cho mình, sức mạnh của người tiêu dùng là rất lớn Bên cạnh đó, thu nhậpcủa người lao động cũng ngày càng tăng lên, yêu cầu của họ về sản phẩm ngày càngcao Lúc này khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quantâm đến chất lượng dịch vụ Vì vậy yếu tố có thể mang lại sức mạnh cạnh tranh chodoanh nghiệp lúc này không chỉ là chất lượng sản phẩm, giá cả mà còn là chấtlượng dịch vụ (cung cách phục vụ của nhân viên, dịch vụ sau bán hàng …) Muốn
có được những sức mạnh cạnh tranh đó, điều cần thiết trước tiên là phải có một hệthống quản trị có hiệu quả, doanh nghiệp cần lựa chọn và thiết kế cho mình một hệthống quản trị chất lượng phù hợp để áp dụng
Bánh kẹo là một trong những ngành có số lượng doanh nghiệp tham gia rấtlớn, các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau rất quyết liệt để dành lấy từng phầnnhỏ thị trường Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau màcác doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia ngày càng đông Mức độ cạnh tranhngày càng gay gắt hơn Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường nhưvậy, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất, chấtlượng sản phẩm và dịch vụ Muốn làm được thì điều cần thiết hiện nay là phải xâydựng một hệ thống quản trị chất lượng
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu từ lâu đã áp dụng chiến lược về giá.Đây cũng là điểm mạnh của Công ty Có được giá thành hạ là do việc sử Tuy nhiêntrong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì điều đó là chưa đủ Nhu cầu của
Trang 30khách hàng luôn luôn thay đổi, các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới mẫu
mã, chất lượng sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng Việc
áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001 – 2000 sẽ giúp Công ty quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, cải tiến liên tục hệthống theo yêu cầu của tiêu chuẩn, và với việc theo dõi từng thay đổi của kháchhàng sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm Như vậy hệ thống quản trịchất lượng rất cần thiết để Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu cung cấp các sảnphẩm có chất lượng và đáp ứng nhu cầu khách hàng
Công ty nào cũng vậy, dù yếu hay mạnh đều mong muốn sản phẩm củamình được vươn xa tới thị trường các nước trên thế giới Với điều kiện kinh tế mởcửa và hội nhập như hiện nay, hàng rào thuế quan giữa các nước đã bị xoá bỏ, tuynhiên lại có một hàng rào mới được lập lên để bảo vệ người tiêu dùng trong nước đó
là hàng rào phi thuế quan Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu tuy đã hoạt độngđược một thời gian dài nhưng số lượng hàng xuất khẩu là rất nhỏ (chỉ chiếm khoảng0,83% - 1,49% một năm) Trong những năm tới,Công ty rất muốn mở rộng thịtrường của mình xang các nước Chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng phù hợpvới bộ tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 sẽ là tấm vé giúp Công ty xâm nhập vào thịtrường các nước được dễ dàng hơn Đây cũng là bằng chứng khách quan đảm bảovới khách hàng là các sản phẩm mà họ sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng
mà họ đã cam kết Nâng cao uy tín và sức mạnh cạnh tranh cho Công ty
Để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay,cũngnhư nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì việc áp dụng và duy trì hệthống quản trị chất lượng ISO 9001 – 2000 là cần thiết
2.2 Quá trình xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2000 tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
2.2.1 Quá trình xây dựng
2.2.1.1 Lựa chọn đội ngũ lãnh đạo
Công ty coi việc áp dụng và vận hành hệ thống quản trị chất lượng là rấtquan trọng và cần thiết cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, vì thế Công ty đã
Trang 31tập trung hầu hết mọi nguồn lực để triển khai áp dụng có hiệu quả hệ thống Banlãnh đạo công ty đã lựa chọn đội ngũ lãnh đạo để quản lý trong quá trình xây dựng
và vận hành hệ thống quản trị chất lượng Trong đó đồng chí tổng giám đốc trựctiếp làm trưởng ban điều hành, đồng chí phó tổng giám đốc kỹ thuật chịu tráchnhiệm chính về dự án Ngoài ra còn có đại diện của các phòng ban và các bộ phận.Công ty đã xác định quy chế hoạt động của ban chỉ đạo cũng như chức năng, nhiệm
vụ của ban chỉ đạo và của từng thành viên cụ thể
Sơ đồ 2.1: hệ thống quản lý chất lượng của Công ty
(Nguồn:P.Tổ chức)2.2.1.2 Xây dựng chính sách và mục tiêu chất lượng của công ty
Phòng
Kế Hoạch Vật Tư
Phòng
Kế Toán Tài Chính
Trang 32- Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu phấn đấu trở thành một trong nhữngCông ty sản xuất bánh kẹo, sôcôla, bột canh và bánh mềm chất lượng cao của ViệtNam.
- Công ty cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả hệthống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, luôn luôn tìm cơ hội cảitiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm không ngừng thoả mãn yêu cầu củakhách hàng “Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Công ty Cổ phầnBánh kẹo Hải Châu”
- Đảm bảo chính sách chất lượng được truyền đạt đến mọi người trong côngty
- Công ty phấn đấu thực hiện đầy đủ các cam kết trên bằng tất cả uy tín, nhiệttình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty
- Công ty xác định và tiến hành xây dựng các quy trình, các quá trình cầnthiết cho hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô sản xuất, dịch vụ củaCông ty, đồng thời thường xuyên khắc phục, cải tiến hệ thống quản lý chất lượngngày càng hoàn thiện theo mô hình quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
- Các đơn vị kiểm soát việc thực hiện để đảm bảo tính hiệu lực của hệ thốngquản lý chất lượng, thường xuyên tìm kiếm cơ hội cải tiến nâng cao tính hiệu quả,tính thích hợp của hệ thống
- Đảm bảo luôn cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng Luôngiao hàng đúng chất lượng, số lượng, chủng loại và thời hạn yêu cầu của kháchhàng
Trang 33- Phấn đấu giảm lượng phế phẩm trong quá trình sản xuất, giảm định mứctiêu hao nguyên vật liệu.
2.2.1.3 Công tác văn bản hoá
Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản trị chất lượng được trình bày dưới dạng văn bản như các hướng dẫn, biểu mẫu, các quy trình, quá trình…Các phiên bản của tài liệu luôn sẵn có ở nơi cần sử dụng
2.2.1.3.1 Hướng dẫn kiểm tra vật tư nguyên vật liệu (HD03)
Chất lượng nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định đến chất lượng sảnphẩm Vì vậy việc kiểm tra vật tư nguyên vật liệu là rất quan trọng Hướng dẫnkiểm tra vật tư nguyên vật liệu qui định nội dung việc kiểm tra vật tư nguyên vậtliệu phục vụ sản xuất các loại bánh, kẹo, bột canh, sôcôla nhằm đảm bảo chất lượngvật tư nguyên vật liệu mua vào đáp ứng yêu cầu chất lượng của Công ty
Người kiểm tra vật tư phải nắm vững được phương pháp lấy mẫu, phươngpháp kiểm tra và được phòng Kỹ thuật phân công Khi tiến hành kiểm tra phải cóđại diện nhà cung ứng, đại diện phòng kế hoạch vật tư, phòng kinh doanh - thịtrường và thủ kho công ty Người kiểm tra vật tư nguyên liệu phải ghi vào phiếukiểm tra vật tư nguyên liệu theo mẫu: HĐ03.F01
Nguyên tắc kiểm tra:
- Lấy mẫu: nguyên liệu, bao bì…Lấy mẫu đại diện cho lô hàng, bao bì…Kếtquả kiểm tra của mẫu đại diện là kết quả của chung lô hàng
- Kiểm tra:
Nếu trong hợp đồng không có qui định nào khác thì việc kiểm tra sẽ dựa trên :
Kí, mã hiệu thông tin về chỉ tiêu chất lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng intrên bao bì
Thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng vật tư, nguyên vật liệu quy địnhtại TC01 của Công ty
Giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm, chứng nhận về chất lượng do nhàcung cấp gửi
Trang 34 Đánh giá cảm quan: theo phương pháp mẫu đối chứng, phương pháp chođiểm…
Trường hợp nghi ngờ về chất lượng tiến hành kiểm tra theo phương pháphoá lý, các chỉ tiêu Công ty không kiểm tra được thì gửi mẫu đến các cơ quan ngoài
để kiểm tra
Trong trường hợp nếu nhà cung cấp không chấp nhận kết quả kiểm tra củaCông ty thì hai bên sẽ thoả thuận chọn cơ quan kiểm tra, nếu hai bên không thoảthuận được cơ quan kiểm tra thì mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm được côngnhận
Khi tiến hành kiểm tra không đạt thì tiến hành lấy mẫu lại với lượng mẫugấp đôi, kết quả kiểm tra lại là kết quả cuối cùng áp dụng cho cả lô hàng
Chỉ có vật tư nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu chất lượng của Công ty mớiđược nhập kho
Có các loại hồ sơ sau:
Bảng 2.1 Các loại hồ sơ trong hướng dẫn kiểm tra vật tư nguyên vật liệu
Tên tài liệu / hồ sơ Ký mã hiệu Nơi lưu Thời gian lưuPhiếu báo kiểm tra vật tư /
Sổ nhật ký kiểm tra vật tư HD03.F04 Phòng Kỹ thuật 2 năm
Sổ nhật ký kiểm tra nguyên
liệu
HD03.F05 Phòng Kỹ thuật 2 năm
Phiếu báo kiểm tra vật tư nguyên vật liệu có mẫu như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
Phòng KHVT(KD-TT)
Trang 35PHIẾU BÁO KIỂM TRA VẬT TƯ NGUYÊN VẬT LIỆU
HD03.F01-Kính gửi: Phòng Kỹ thuật, thủ kho
-Số hoá đơn / hợp đồng: -Đơn vị cung cấp: -Thời gian kiểm: Nơi kiểm:
TT Tên vật tư/nguyên liệu Đơn vị Số lượng Ghi chú
Hà Nội, ngày tháng năm 200
Cán bộ KHVT (KD-TT)
(Ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn: P.Kinh doanh thị trường)
2.2.1.3.2.Qui trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất (QT05)
Để bảo đảm kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty được thực hiện cócăn cứ, có hệ thống và đúng tiến độ thì Công ty cần lập qui trình xây dựng và tổchức thực hiện kế hoạch sản xuất
Nguyên tắc xây dựng
Dựa vào chiến lược phát triển của Công ty và các chỉ tiêu trong giai đoạn 5năm, phòng kế hoạch vật tư xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệpcũng như chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra
- Kế hoạch năm
Hàng năm vào tháng 7 phòng Kế hoạch vật tư xây dựng kế hoạch sản xuấtkinh doanh cho năm sau gồm các chỉ tiêu như: sản lượng sản phẩm (bao gồm sốlượng và chủng loại) và giá trị tổng sản lượng
Sau khi được Tổng giám đốc duyệt chỉ tiêu “sản lượng sản phẩm”, phòng
kế hoạch vật tư gửi các đơn vị liên quan để xây dựng các chỉ tiêu, biểu mẫu theo
Trang 36biểu mẫu về phòng kế hoạch vật tư tổng hợp thành kế hoạch cho năm sau trên tất cảcác lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trình Tổng giám đốc công
ty ký và gửi Hội đồng quản trị phê duyệt
Trên cơ sở bản đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã đượcHội đồng quản trị phê duyệt, Tổng công ty Mía đường I cân đối với các đơn vịthuộc thành viên Tổng công tyvà nhiệm vụ nhà nước giao, vào quý 4 hàng năm Hộiđồng quản trị mía đường I phê duyệt tạm giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nămsau cho Công ty gồm các chỉ tiêu chủ yếu: sản lượng sản phẩm (bao gồm số lượng
và chủng loại), giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách
Trên cơ sở các chỉ tiêu hội đồng quản trị giao, phòng kế hoạch vật tư triểnkhai thực hiện kế hoạch năm cho các đơn vị trong Công ty, cụ thể theo kế hoạchtừng quí, tháng, tuần
Hàng năm trên cơ sở kế hoạch Hội đồng quản trị đã giao, các xí nghiệp cùngphòng ban căn cứ năng lực máy móc thiết bị, khả năng tiêu thụ, rà soát xây dựng chỉtiêu phấn đấu vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh Hội đồng quản trị kinh doanh đãgiao, báo cáo và thông qua trước Đại hội cổ đông các chỉ tiêu phấn đấu Chỉ tiêu đạihội cổ đông được ký là căn cứ để các phòng ban, xí nghiệp thực hiện
- Kế hoạch quý, tháng, tuần:
Căn cứ vào: tình hình thực hiện kế hoạch của kỳ trước, số lượng tồn kho;
dự báo tình hình tiêu thụ của kỳ tới và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cả năm; kếhoạch đưa các dây truyền mới đầu tư vào khai thác; căn cứ vào năng lực sản xuấthiện có và sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty để xây dựng
kế hoạch quý, tháng, tuần
Các kế hoạch quý, tháng, tuần sẽ lập thành văn bản được Tổng giám đốcduyệt gồm các chỉ tiêu: giá trị tổng sản lượng, sản lượng sản phẩm chủ yếu (củatừng phân xưởng), huy động năng lực sản xuất (số ca, năng suất máy/ca, năng suấtbao gói/ca, năng suất lao động)
Kế hoạch quý, tháng, tuần được giao cho các phòng ban theo dõi còn phânxưởng làm cơ sở thực hiện Dựa vào kế hoạch được giao xí nghiệp tự bố trí máy
Trang 37móc thiết bị, lao động, chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, vật tư để hoàn thành nhiệm vụsản xuất Nếu có thay đổi kế hoạch sản xuất trong tháng cho các xí nghiệp phải cólệnh điều chỉnh kế hoạch sản xuất do Tổng giám đốc ký Hàng ngày thống kê các xínghiệp phải báo cáo tình hình sản xuất (lao động, năng suất ca, sản lượng, tình hìnhhoạt động máy móc thiết bị các ca) cho phòng kế hoạch vật tư tổng hợp báo cáo banTổng giám đốc Báo cáo 10 ngày và cuối tháng tổng hợp báo cáo thực hiện kếhoạch sản xuất tiêu thụ cho ban Giám đốc, trưởng phòng kế hoạch vật tư, cán bộđiều độ phòng kế hoạch vật tư Đầu tháng tiến hành đánh giá tình hình thực hiệntheo kế hoạch tháng đã được Tổng giám đốc Công ty giao về các chỉ tiêu chính sảnxuất, từ đó làm cơ sở tính hệ số lương và hiệu chỉnh cho kế hoạch sản xuất thángsau.
Có các tài liệu, hồ sơ sau:
Bảng 2.2 Các loại hồ sơ trong quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản
2 Kế hoạch hiệu chuẩn
kiểm định thiết bị dụng
cụ đo lường thử nghiệm
Phòng Kỹthuật
3 Sổ theo dõi hiệu chuẩn
nội bộ thiết bị/dụng cụ
đo lường thử nghiệm
Phòng Kỹthuật, Xínghiệp
4 Giấy đề nghị sửa chữa
Phòng Kỹthuật
5 Sổ theo dõi sửa chữa
thiết bị/dụng cụ đo
lường thử nghịêm
thuật, Xínghiệp6
Tem hiệu chuẩn nội bộ QT07.F06 2 năm
Phòng Kỹthuật, Xí
Trang 38(Nguồn: P.KDTT) 2.2.1.3.3 Hướng dẫn kiểm tra thành phẩm
Quy định thủ tục và nội dung việc kiểm tra thành phẩm bánh, kẹo, bột canh,sôcôla, nhằm kiểm soát chất lượng thành phẩm theo quy định
Quy định chung:
- Người kiểm tra phải nắm vững phương pháp lấy mẫu, nội dung kiểm tra vàđược phòng Kỹ thuật phân công
- Trong quá trình kiểm tra phải đảm bảo ánh sang
- Các sản phẩm chưa được kiểm tra và đã được kiểm tra phải để riêng, khicần thiết phải có dấu hiệu nhận biết
- Nguyên tắc kiểm tra: lấy mẫu đại diện Khi kết quả kiểm tra không đạt thìlấy mẫu lại với lượng mẫu gấp đôi Kết quả kiểm tra áp dụng cho cả lô
- Định kỳ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu hoá lý 12 tháng một lần, các chỉ tiêu
vệ sinh an toàn thực phẩm 6 tháng một lần cho mỗi dòng sản phẩm (bánh, kẹo,sôcôla, bột canh)
Có các loại hồ sơ sau:
Trang 39Bảng 2.3 Các loại hồ sơ trong hướng dẫn kiểm tra thành phẩm
STT Tên hồ sơ/tài liệu Ký mã hiệu Thời gian lưu Nơi lưu
1 Phiếu kết quả kiểm tra
Quy định chung:
Khi phát hiện có sự không phù hợp, người phát hiện báo cáo trưởng bộphận nơi có sự không phù hợp và kết hợp cùng tìm nguyên nhân và biện pháp khắcphục Sau khi tìm ra nguyên nhân, tiến hành hành động khắc phục nhưng sản phẩmvẫn không phù hợp thì Trưởng bộ phận có sự không phù hợp lập phiếu yêu cầuhành động khắc phục phòng ngừa” theo mẫu QT.09.F01 ghi vào phần 1 của phiếunày và gửi cho Trưởng phòng Kỹ thuật
Trưởng bộ phận nơi có sự không phù hợp kết hợp tìm nguyên nhân và biệnpháp hành động khắc phục phòng ngừa, ghi vào phần 2 và phần 3 của “Phiếu yêu cầuhành động khắc phục phòng ngừa” theo mẫu QT.09.F01, gửi QMR phê duyệt vàchuyển cho bộ phận/ người thực hiện đã được chỉ định Trường hợp liên quan đếnnhiều bộ phận cần thành lập nhóm khảo sát gồm đại diện các bộ phận liên quan
Bộ phận/người được chỉ định khắc phục phòng ngừa theo biện pháp và thờigian được quy định trong phần 3 của “Phiếu yêu cầu hành động khắc phục phòng
Trang 40ngừa” theo mẫu QT.09.F01 Khi hoàn thành, bộ phận/người thực hiện chuyển phiếutrên cho Trưởng phòng Kỹ thuật để kiểm tra.
Trưởng phòng Kỹ thuật kiểm tra kết quả hành động khắc phục phòng ngừaghi vào phần 4 của “Phiếu yêu cầu hành động khắc phục phòng ngừa” Nếu đạt yêucầu thì ký xác nhận để kết thúc hành động khắc phục phòng ngừa Nếu chưa đạt thìlập phiếu yêu cầu hành động khắc phục phòng ngừa mới
Có các hồ sơ sau:
Bảng 2.4 Các loại hồ sơ trong quy trình hành động khắc phục phòng ngừa
1 Phiếu yêu cầu hành
động khắc phục phòng
ngừa
QT09.F01 Phòng KT
Đơn vị có sựkhông phù hợp
Mẫu phiếu yêu cầu hành động khắc phục phòng ngừa
CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1 Kính gửi: Trưởng phòng Kỹ thuật
Nơi khắc phục: Thời gian khắc phục: Nguyên nhân: Biện pháp khắc phục:
Ngày tháng năm 200Đơn vị đề nghị
2 Kính gửi: Ban đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR)