Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay (Trang 32 - 33)

II KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO

1. Nhận xét, đánh giá chung

Mặt tích cực

Đánh giá khách quan về chính sách tiền lương nói chung, tiền lương tối thiểu, tiền lương vùng, ngành nói riêng từ năm 1993 đến nay cho thấy một số mặt tích cực sau:

− Đã hình thành hệ thống quan điểm, nguyên tắc làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách tiền lương. Việc tiền tệ hoá tiền lương và thay đổi cơ cấu tiền lương đã cơ bản xoá bỏ chế độ bao cấp, đảm bảo sụ công bằng hơn về phân phối và thu nhập.

− Kết hợp việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo mức độ trượt giá với biện pháp mở rộng bội số tiền lương đã phần nào bổ sung được thu nhập cho người lao động và khắc phục được một bước có tính bình quân trong chế độ tiền lương. Cơ chế quản lý tiền lương đã có bước thay đổi phù hợp hơn: Bước đầu gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất –kinh doanh và tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Mối quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao động, lợi nhuận được giải quyết hợp lý hơn. Yếu tố bảo hiểm xã hội và ưu đãi đã tách khỏi chính sách tiền lương và hình thành chính sách bảo hiểm xã hội và chính sách đối với người có công.

Mặt hạn chế

− Tiền lương ngay từ khi mới ban hành đã quá thấp, việc tăng lương không đủ bù đắp so với mức trượt giá.

− Quan hệ tiền lương giữa khu vực hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, hệ thống thanh bảng lương, mức lương, phụ cấp lương còn nhiều bất hợp lý. Cơ chế tiền lương đối với ngành hành chính sự nghiệp vẫn chưa thích hợp. Việc cải cách chính sách tiền lương chưa gắn với cải cách các chính sách khác có liên quan.

Từ đó cho thấy, mức lương hiện nay chưa đủ để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, chưa bù đắp được các chi phí thiết yếu cho bản thân người lao động, chưa kể đến con cái và gia đình họ. Tiền lương thấp dẫn đến hiện tượng khá phổ biến là số đông người lao động không sống bằng lương, các cơ quan đơn vị phải xoay sở để tăng thu nhập cho người lao động, phần nào làm mất đi ý nghĩa của tiền lương. Sự gia tăng thu nhập ngoài tiền lương chính là nguyên nhân dẫn đến định hướng sai lầm của người lao động, làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, một số cán bộ công chức nhà nước không nhiệt tinh với công việc, lạm dụng giờ hành chính để làm công việc ngoài, thậm chí một số bộ phận còn có biểu hiện tham nhũng, là mầm mống mất ổn định xã hội và giảm uy tín của bộ máy công quyền.

Một phần của tài liệu Bàn về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w