0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xác định nhu cầu vốn lưu động

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐT XD SỐ 2 HÀ NỘI (Trang 56 -58 )

- Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ (Economic Odering Quantity)

2. Vốn lưu động

3.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động

Trong kế hoạch của Công ty, nhu cầu vốn lưu động được xác định như sau:

- Bước 1: Công ty tính toán các chỉ giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng đã ký kết cho năm tới. Như vậy, các xác định những chỉ tiêu này là tương đối chính xác và hợp lý. - Bước 2: Công ty dự kiến vòng quay vốn lưu động trong năm tới trên cơ sở hoạt động của

các năm trước và triển vọng phát triển của Công ty.

- Bước 3: Vốn lưu động bình quân được xác định bằng công thức:

Ta có thể thấy điều này trong bảng tính toán vốn lưu động: do công ty xác định vòng quay vốn lưu động là 4 vòng nên khối lượng vốn lưu động bình quân dự kiến là 98,5 tỷ đồng. So sánh con số này với lượng vốn lưu động thực tế của Công ty vào năm 2007 (217 tỷ đồng) thì con số dự kiến là hơi thấp, chưa thực sự hợp lý, nguyên nhân là do Công ty xác định vòng quay vốn lưu động cao. Ưu điểm của phương pháp trên là cách tính đơn giản, nhanh gọn.

Để đảm bảo tính chính xác trong xác định nhu cầu vốn lưu động, Công ty nên phân công việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng xí nghiệp và tổng hợp lại từng xí nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho toàn bộ Công ty. Phương pháp được sử dụng để tính nhu cầu vốn lưu động ở các xí nghiệp là phương pháp trực tiếp. Nội dung của phương pháp này là dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó tổng hợp sẽ được nhu cầu toàn bộ vốn lưu động trong kỳ.

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được lượng vốn cần thiết của từng khâu do đó bảo đảm độ chính xác cao và tiết kiệm, giúp cho việc quản lý sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn.

+. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho dự trữ vật tư sản xuất

Vốn lưu động trong khâu dự trữ vật tư bao gồm toàn bộ giá trị của các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…Vì vậy để tính toán chính xác, tiết kiệm nhu cầu vốn cần phải tính toán riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính (dùng nhiều và dùng thường xuyên), còn các nguyên vật liệu phụ (dùng ít, không thường xuyên, giá rẻ) có thể tính theo nhóm sau đó tổng hợp.

Đối với nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính tính theo:

(

ci ci

)

vc

M N

V = ×

Trong đó:

- Vvc: Nhu cầu vốn lưu động dự trữ nguyên liệu chính;

- Mci: Mức tiêu dùng bình quân một ngày loại nguyên vật liệu chính thứ i; - Nci: Số ngày dự trữ hợp lý cho loại nguyên vật liệu chính thứ i.

Mức tiêu dùng bình quân một ngày kỳ kế hoạch của một loại nguyên vật liệu chính nào đó được tính theo:

Trong đó:

- Tmi: Tổng chi phí nguyên vật liệu chính thứ i cho cả năm kế hoạch; - Spj: Khối lượng hạm mục công trình j cần cần xây lắp;

- mij: Định mức hao phí loại nguyên vật liệu chính i để xây dựng một công trình j;

- Gij: Đơn giá một đơn vị nguyên vật liệu i.

Việc tính toán định mức hao phí nguyên vật liệu, mức tiêu dùng bình quân một ngày của nguyên vật liệu chính được thực hiện bởi phòng kỹ thuật, phòng vật tư. Thông qua đánh giá năng lực xây lắp của Công ty và những yêu cầu về kỹ thuật của từng công trình, phòng kỹ thuật, phòng vật tư sẽ đánh giá, ước lượng định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ đó tính toán mức tiêu dùng bình quân một ngày của nguyên vật liệu.

Số ngày dự trữ hợp lý cho loại nguyên vật liệu chính thứ i (Nci) là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa vật liệu vào sản xuất. Số ngày dự trữ hợp lý bao gồm:

- Số ngày đi trên đường.

- Số ngày thu mua cách nhau (khoảng cách giữa 2 lần mua vật liệu). - Số ngày kiểm nhận nhập kho vật tư.

- Số ngày gia công chế biến, chuẩn bị vật tư để đưa vào sản xuất.

- Số ngày dự trữ bảo hiểm đề phòng sự bất trắc xảy ra do những nguyên nhân khách quan không lường trước được.

Số ngày dự trữ hợp lý cho nguyên vật liệu phụ thuộc rất lớn vào điều kiện xây lắp đối với từng công trình: địa điểm mua nguyên vật liệu; điều kiện giao thông, vận chuyển; điều kiện thời tiết, khí hậu…

Đối với các nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế nếu sử dụng nhiều và thường xuyên thì có thể áp dụng cách tính nhu cầu vốn lưu động dự trữ như đối với vật liệu chính.

Đối với các nguyên, nhiên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế…sử dụng không thường xuyên, giá rẻ thì có thể phân theo nhóm để tính toán theo công thức sau:

360T

T


M

mi

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY ĐT XD SỐ 2 HÀ NỘI (Trang 56 -58 )

×