1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

158 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 MỞ ĐẦU Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, ngành nghề nông thôn (NNNT) giữ vai trò không thể thiếu việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống Đặc biệt, một số vùng nông thôn có làng nghề truyền thống phát triển đã trở nên trù phú, các sản phẩm hàng hóa của làng nghề truyền thống còn thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Trong bối cảnh khoa học - công nghệ liên tục phát triển, sản xuất công nghiệp với công nghệ hiện đại tạo sản phẩm giá thành thấp, sức cạnh tranh cao, đã phần nào làm cho một số ngành nghề nông thôn bị mai một hoặc phải ngừng sản xuất, bởi sản phẩm hàng hóa của ngành nghề nông thôn không đủ sức cạnh tranh, mẫu mã đơn điệu, giá thành cao; nữa, một số ngành nghề còn gây ô nhiễm môi trường Song, cũng có không ít ngành nghề nông thôn ở một số địa phương, đã chủ động vươn lên, khẳng định chỗ đứng vững chắc ở thị trường nước và xuất khẩu Vĩnh Long là một 13 tỉnh thuộc châu thổ Đồng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lịch sử 300 năm khai thác tài nguyên phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền - sông Hậu và ở ví trí địa lý trung tâm ĐBSCL với hệ thống giao thông thủy - bộ thuận lợi kết nối với các tỉnh Nam bộ và cả nước Vĩnh Long được xem là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, nơi sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa cũng sản sinh nhiều người ưu tú làm rạng danh quê hương các cuộc đấu tranh cách mạng, cũng thời kỳ xây dựng đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nhiều nghề truyền thống - làng nghề nông thôn đã được hình thành từ lâu đời và tờn tại, phát triển; đồng thời có xu hướng xuất hiện thêm khá nhiều nghề - làng nghề mới với quy mơ, hình thức tổ chức khác nhau, góp phần tích cực chuyển đổi cấu kinh tế và làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho nông hộ, xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự xã hội nông thôn Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu thời kỳ 2011 - 2015 là bảo tồn, khôi phục, phát triển các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống cũng tiếp tục phát triển du nhập các nghề mới, tỉnh Vĩnh Long xem là vấn đề quan trọng và cấp bách, không chỉ mang lại giá trị về mặt kinh tế - xã hội mà còn có giá trị về văn hóa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và là đặc trưng của Vĩnh Long nói riêng Đồng thời, tiếp tục khai thác có hiệu quả cao tiềm lợi thế của ngành nghề nông thôn và triển khai các chủ trương chính sách mới của Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương (Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Thông tư số 116/2006/TT-BNN, Thông tư số 113/2006/TT-BTC, Công văn số 2382/BNN-CB,…) Tại điều của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, Chính phủ yêu cầu “Ủy ban Nhân dân tỉnh tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn địa bàn” Thực hiện Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ; năm 2003, Sở Nông nghiệp và PTNT đã lập quy hoạch ngành nghề nông thôn đến năm Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 2010 Báo cáo quy hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt tại Quyết định sớ 3133/QĐUB ngày 22/9/2003 Quá trình thực hiện đã đạt một số kết quả, song còn không ít hạn chế cần phân tích đánh giá triển khai thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP phù hợp với các tiêu chí và bối cảnh của Vĩnh Long cũng của cả nước đến năm 2020 Chính vậy, rất cần xây dựng định hướng phát triển mới phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng của tỉnh Vĩnh Long nói riêng Hơn nữa cần gắn kết lồng ghép quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn với thực hiện Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành đợng của Chính phủ thực hiện Nghị qút số 26/2008/NQ-TW, Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới Từ các lý kể cho thấy cần thiết phải lập quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Ngày 11 tháng 06 năm 2010, tại Hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” quan tư vấn đã trình bày dự thảo lần thứ nhất, tiếp thu các góp ý của các đại biểu văn bản và ý kiến phát biểu Tài liệu quy hoạch ngành nghề nông thôn đã được chỉnh lý bổ sung Xin kính trình Hợi đờng thẩm định và UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt tạo sở pháp lý tổ chức triển khai thực hiện Các pháp lý xây dựng quy hoạch Những văn bản pháp lý quy định nội dung lập quy hoạch và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW, ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể KT - XH Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính Phủ về sửa đổi một số điều của Nghị Định 92/2006/NĐ - CP Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT-BNN-BLĐTBXH-BVHTT về hướng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ nhân Chỉ thị số 16/2004/CT-BCN ngày 22/09/2004 về đẩy mạnh hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ 10 Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ 11 Công văn số 2382/BNN-CB ngày 18/09/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn 12 Quyết định số 281/2007/QĐBKH về định mức chi phí lập quy hoạch 13 Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN, ngày 18/04/2007 của Bộ NN-PTNT về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển NNNT và phòng chống ô nhiễm làng nghề 14 Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 1/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ - CP 15 Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 17/06/2009 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công 16 Quyết định số số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009, phê duyệt đề án “đào tạo nghề cho nông thôn đến năm 2020” 17 Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 18 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn cả nước đến năm 2020 19 Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu cả nước đến năm 2020 20 Quyết định số 3133/2003/QĐ-UBND ngày 22/09/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt báo cáo quy hoạch PTNNNT tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010 21 Quyết định số 2388/2007/QĐ-UBND ngày 15/11/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt chương trình phát triển làng nghề tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 22 Chương trình hành đợng sớ 23/2008/CTr/TU, ngày 04/11/2008 của Tỉnh Ủy Vĩnh Long, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương 23 Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND Ban hành Đề án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020 Vĩnh Long, ngày 07 tháng năm 2009 24 Văn bản số 1239/UBND-KTN ngày 20/5/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long về chủ trương lập quy hoạch phát triển NNNT 25 Quyết định số 1295/QĐ- UBND ngày 16/6/2009 về việc phê duyệt phát triển bền vững tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 26 Quyết định số 2108/2009/QĐ-UBND ngày 09/09/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 27 Quyết định số 2731/2009/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 10 năm 2009 “Về việc ban hành Quy chế quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống địa bàn tỉnh Vĩnh Long” 28 Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về phê duyệt quy hoạch “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản cát lòng sông địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 29 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (dự thảo) 30 Quy hoạch phát triển CN-TTCN tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (dự thảo) Phạm vi đối tượng nghiên cứu - Phạm vi: Theo đề cương quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long được phê duyệt tại Quyết định số 2108/2009/QĐ-UBND, ngày 09/09/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long, địa bàn nghiên cứu được tiến hành ở tất cả 94 xã; và điều tra mở rộng 13 (phường và thị trấn) thuộc huyện và thành phố của tỉnh Vĩnh Long Đặc biệt tổ chức điều tra NNNT của 846 ấp có sở sản xuất ngành nghề nông thôn - Đối tượng nghiên cứu quy hoạch ngành nghề nơng thơn: - Loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh:  Doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp  Hợp tác xã (HTX) được thành lập theo luật Hợp tác xã  Hộ kinh doanh cá thể đăng ký sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật - Các hoạt động ngành nghề nông thôn:  Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản  Sản xuất VLXD, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, khí nhỏ  Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn  Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ  Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh  Xây dựng, vận tải nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn  Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nơng thơn Mục đích  Điều tra đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long những năm qua, làm sở để luận chứng xây dựng các phương án phát triển những năm tới  Xác định, đánh giá lại các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn địa bàn tỉnh Vĩnh Long  Xây dựng phương án quy hoạch phát triển ngành nghề nơng thơn đến năm 2020 Xây dựng các chương trình bảo tồn và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống và nghề truyền thống… Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020  Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn và tổ chức thực hiện quy hoạch Nội dung nghiên cứu  Đánh giá thực trạng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long  Đánh giá tổng kết các chỉ tiêu của quy hoạch ngành nghề nông thôn xây dựng năm 2001, rút những thuận lợi, khó khăn quá trình thực hiện, làm sở nền tảng xây dựng dựng quy hoạch phát triển thời gian tới  Đánh giá những kết quả đạt được cũng những khó khăn từ có Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ  Phân tích, đánh giá các nguồn lực liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long  Xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020  Đề xuất phương án phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020  Xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn  Xây dựng hệ thống giải pháp và tổ chức phát triển ngành nghề nông thôn Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch - Phương pháp tiếp cận - Kế thừa có chọn lọc tất cả các thông tin tư liệu có liên quan đến ngành nghề nông thôn đã được quan, đơn vị, các nhà khoa học,… tiến hành đến năm 2009 Đặc biệt là địa bàn tỉnh Vĩnh Long - Tiếp cận đa chiều: Phương án quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long được tiếp cận từ nhiều chiều: Từ thị trường, công nghệ, chế chính sách, nguyên liệu, nhân lực Từ xuống: Cả nước → vùng ĐBSCL → tỉnh Vĩnh Long Từ dưới lên: Cơ sở sản xuất - kinh doanh từ ngành nghề → làng nghề → xã → huyện (thành phố) → tỉnh Vĩnh Long Từ Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Long → các ngành có liên quan → đến ngành nghề nông thôn Tiếp cận liên ngành: Ngành nghề nông thôn ↔ du lịch dịch vụ ↔ nông nghiệp ↔,…      - Đặc biệt Quy hoạch ngành nghề nông thôn khác với các quy hoạch khác là hầu không có số liệu thống kê mang tính pháp lý nên phải tổ chức điều tra khảo sát từ thực tế theo biểu mẫu nên:  Áp dụng cách tiếp cận có tham gia của người sản xuất - kinh doanh và hưởng lợi thông qua vấn phiếu và lấy ý kiến qua các cuộc thảo luận và hội thảo  Điều tra chi tiết theo mẫu biểu tại các sở ngành nghề nông thôn: (xem phụ lục phụ lục 2) Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020  Mẫu phiếu số điều tra đến ấp, khóm 107 xã, phường, thị trấn  Mẫu phiếu số điều tra 25 phiếu cho ngành nghề chủ yếu (25  = 175 phiếu)  Tổ chức tập huấn và triển khai công tác điều tra phiếu  Thu thập, kế thừa thông tin và thống nhất định hướng phát triển NNNT đến năm 2020 với lãnh đạo, cán bộ chuyên trách tại các huyện, thành phố toàn tỉnh Vĩnh Long - Áp dụng phương pháp phổ biến lập quy hoạch:  Phương pháp phân tích hệ thống và phân tích kinh tế  Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để xử lý phiếu điều tra, xây dựng và biên hội bản đồ kỹ thuật số hóa  Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hiện trạng và quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phạm vi toàn quốc và các tỉnh vùng có các điều kiện tương tự; tham khảo tài liệu quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành của tỉnh và các huyện - thành phố  Kế thừa quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn cả nước đến năm 2020; Quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với phát triển ngành nghề nông thôn cả nước  Tiến hành điều tra thông tin liên quan đến ngành nghề nông thôn ở tất cả các ấp (khóm) phạm vi toàn tỉnh; kế thừa kết quả tổng điều tra sở hành chính nghiệp địa bàn các huyện tỉnh; điều tra đến các doanh nghiệp, sở và hộ tham gia hoạt động xản xuất ngành nghề nông thôn  Phối hợp với các ngành tỉnh: Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở Công thương; Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên - Môi trường; UBND các huyện và Thành phố Vĩnh Long và các quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: Cục Chế biến Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn  Phương pháp bản đờ (minh họa vị trí - quy mơ ngành nghề nông thôn)  Phương pháp dự báo  Phương pháp chuyên gia  Phương pháp hội thảo Sản phẩm quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long Báo cáo: Báo cáo thuyết minh quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 kèm theo sơ đồ bảng biểu và bản đồ A3 : 10 bộ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 (bản đồ màu, hình ảnh xây dựng, lưu trữ thiết bị kỹ thuật số khai thác - quản lý phần mềm chuyên dùng) - Bản đồ hiện trạng ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2009: 03 bản - Bản đồ quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (phương án chọn) : 03 bản Đĩa CD copy báo cáo chính và các bảng biểu tính toán, bản đồ : 02 bộ Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Phần thứ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG I PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NNNT TỈNH VĨNH LONG I.1 Vị trí địa lý kinh tế Vĩnh Long thuộc hạ lưu sông Mêkông, kẹp giữa sông Tiền - sông Hậu, và ở vị trí địa lý gần trung tâm của ĐBSCL Tọa độ địa lý của tỉnh từ 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ 104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông, vị trí giáp giới sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ Tỉnh có đơn vị hành chính gờm hụn (Bình Minh, Bình Tân, Long Hờ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ơn, Vũng Liêm) và thành phố Vĩnh Long Tổng diện tích tự nhiên: 147.912,74 ha, chiếm 0,4% diện tích cả nước; 3,6% diện tích ĐBSCL, là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ và đứng hàng thứ 12/13 tỉnh vùng ĐBSCL (lớn Thành phố Cần Thơ) Vị trí địa lý gắn với hạ tầng (giao thông, điện,…) và các nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nghề nông thôn Vĩnh Long phát triển - Tỉnh Vĩnh Long nằm tuyến giao thông đường thủy Quốc gia và Quốc tế (sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít, sông Cổ Chiên) và đường bộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57), gắn với cầu Mỹ Thuận - Cần Thơ, cho phép vật tư - hàng hóa,… giao thương rất tiện lợi - Tỉnh Vĩnh Long nằm giáp thành phố Cần Thơ (là đô thị loại I - trung tâm kinh tế, khoa học, đào tạo,… và là một cực tăng trưởng của Nam bộ - Tỉnh Vĩnh Long với sản phẩm thành tạo nên đất phù sa phì nhiêu, nước ngọt chủ động, ít ảnh hưởng của lũ, khí hậu ôn hòa nên có thể canh tác nông nghiệp quanh năm, tạo nguyên liệu cho ngành nghề nông thôn phát triển - Sông nước kết hợp với kinh tế miệt vườn,…tạo cho du lịch phát triển, đó các tour - tuyến và sản phẩm du lịch có thể gắn bó với nghề - làng nghề truyền thống một cách thuận lợi I.2 Khí hậu - thời tiết, nguồn nước chế độ thủy văn - Khí hậu - thời tiết: Vĩnh Long nằm vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào Kết quả thống kê về khí tượng thủy văn tỉnh Vĩnh Long qua các năm sau: Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020  Nhiệt độ: Dao động từ 27,3 - 27,70C, nhiên qua các tháng năm 2009 cho thấy nền nhiệt của toàn tỉnh xuống khá thấp, nhiệt đợ trung bình từ tháng đến tháng năm 2009 xấp xỉ và cao trung bình nhiều năm từ 0,40,80C Tổng lượng bốc các tháng đầu năm 2009 cao trung bình (so cùng kỳ) nhiều năm 100mm  Nhiệt độ cao nhất là 36,90C, thấp nhất là 17,70C và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân là 7,300C  Bức xạ địa bàn tỉnh tương đới cao, bình qn sớ giờ nắng một ngày là 7,5 giờ Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2 Thời gian chiếu sáng bình qn năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm  Đợ ẩm khơng khí bình qn 80 - 83%, tháng 9, đợ ẩm đạt cao nhất là 88% và tháng thấp nhất là 77% (vào tháng 3) Đợ ẩm trung bình các tháng năm 2009 ở mức khá cao, được ghi nhận là 84%, xấp xỉ và cao 01-07% so với cùng kỳ nhiều năm  Lượng mưa: Số ngày mưa bình quân năm là 100 - 115 ngày với lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504mm/năm Bảng 1: DIỄN BIẾN KHÍ HẬU THỜI TIẾT TỈNH VĨNH LONG NĂM 2005 - 2008 Thông số Nhiệt độ Lượng mưa Độ ẩm tương đối TB ĐVT C mm % 2005 27,6 1552 81 2006 27,7 1563 82 2007 27,5 1518 83 2008 27,3 1650 83 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long - Trạm khí tượng thuỷ văn Bức xạ dồi dào nền nhiệt cao là điều kiện cho trồng sinh trưởng và phát triển tốt, kết hợp với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh nên khả đa dạng hóa trồng sản xuất nông nghiệp còn nhiều tiềm năng, đặc biệt đưa màu luân canh ruộng lúa, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho hoạt động ngành nghề nông thôn như: lúa, rơm, khoai lang, cói (lát), dừa, ăn quả các loại,… Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan thời gian gần một vài nơi có xuất hiện lốc xoáy, ngập lũ, sét đánh, thay đổi thời tiết nóng lạnh thất thường vài ngày hoặc mưa trái mùa xuất hiện với tần suất nhiều so với thập kỷ trước đây, điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu cho hoạt động ngành nghề như: phơi và bảo quản lúa, rơm, khai thác nguyên liệu sét phục vụ cho ngành sản xuất gạch, gốm - Thủy văn: Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua sông lớn là sông Tiền và sông Hậu với sông Mang Thít nối liền giữa sông này Mực nước và biên độ triều khá cao, cường độ truyền triều mạnh, biên độ triều về mùa lũ khoảng 70 - 90cm và vào mùa khô dao động từ 114 - 140cm Đặc điểm thủy văn này, góp phần tăng khả tận dụng tiềm tưới tự chảy cho trồng khá lớn, khả tiêu rút nước tốt so với các tỉnh của vùng ĐBSCL, tạo lợi thế khá lớn cho SXNN, khả trao đổi nước mặt tốt, làm tăng khả tự làm sạch của dòng sông, làm giảm thiểu tính ảnh hưởng bất lợi của các nguồn gây ô nhiễm đối với nước, tạo mạng lưới giao thông dày đặc, khối lượng vận Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 chuyển lớn là đặc thù của giao thông đường thủy, góp phần quan trọng việc vận chuyển và lưu thông các sản phẩm hàng hóa của ngành nghề nông thôn, đặc biệt là ngành gạch gốm, xay xát, dưa cải, khoai lang,… Tóm lại, yếu tố khí hậu, thuỷ văn của tỉnh nhìn chung qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ và thích hợp cho đa dạng sinh học tự nhiên phát triển Tuy nhiên, lượng mưa chỉ tập trung vào tháng mùa mưa cùng với nguồn nước lũ từ thượng nguồn của sông Mêkông tạo nên những khu vực bị ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân, môi trường sinh thái khu vực, cũng các hoạt động sản xuất của làng nghề nông thôn địa bàn tỉnh Đồng thời dưới tác động ban đầu của BĐKH thời gian gần đây, kết hợp với việc khai thác nguồn nước của các nước thượng nguồn sông Mêkông (xây dựng đập thuỷ điện, khai thác nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt,…) làm tăng cường tính cực đoan của khí hậu, diễn biến bất thường của mực nước sông Mêkông, khả xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền gây cho tỉnh Vĩnh Long giảm dần các yếu tố thuận lợi về mặt khí hậu - thời tiết, điều kiện thuỷ văn - nguồn nước và tăng các nguy tiềm ẩn tác động của BĐKH những thập kỷ tới I.3 Nguồn tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên khống sản sét: Theo sớ liệu điều tra bản năm 2000, tài nguyên sét của tỉnh có tổng trữ lượng là 200 triệu m3 có chất lượng khá tốt, nhiên trữ lượng có khả khai thác cho sử dụng sản xuất gạch, gốm là 100 triệu m3 Ngoài sét làm gốm đỏ, tỉnh Vĩnh Long còn có loại sét chứa sunfat nhôm tạo sản phẩm gốm có màu đặc trưng của nhôm, tương tự các sản phẩm gốm đã từng được sản xuất tại làng gốm Bavaria, Italia vốn rất nổi tiếng ở Châu Âu Theo báo cáo Quy hoạch phát triển gạch gốm xây dựng năm 2000, cấu sét sử dụng cho sản xuất gạch ngói chiếm 65%, sét sản xuất gốm đỏ khoảng 20% và còn lại 15% sét cho sản xuất gốm trắng Năm 2006 và 2007, quy hoạch chi tiết về khai thác, sử dụng khoáng sản sét ở huyện Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình và Trà Ôn đã được duyệt, kết quả điều tra và khoanh định được 58 thân sét với tổng trữ lượng tài nguyên khoáng sản là 176,97 triệu m3 Sét được phân bố dưới lớp canh tác nông nghiệp với chiều dày tầng sét từ 0,4 - 1,2m và phân bố ở hầu hết các huyện địa bàn tỉnh Qua kết quả khảo sát, chất lượng sét thích hợp cho sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu tập trung xã Tân Mỹ huyện Trà Ôn và xã Ngãi Tứ huyện Tam Bình; xã Tân Quới huyện Bình Tân, chiếm từ 30-40% và chất lượng sét thích hợp cho sản xuất gạch ngói - vật liệu xây dựng, tập trung ở rải rác các huyện tỉnh Vì tài liệu bản về tài nguyên sét không đồng bộ ở các huyện, tài liệu điều tra trữ lượng sét xây dựng năm 2000, được xem là số liệu bản phục vụ công tác đánh giá trữ lượng nguyên liệu sét quy hoạch này (theo kế hoạch năm 2010 tỉnh tiến hành điều tra quy hoạch tài nguyên sét toàn tỉnh) Tài liệu quy hoạch chi tiết ở huyện mới xây dựng và được duyệt (năm 2006, năm 2007), chúng xem là nguồn nguyên liệu bổ sung cho giai đoạn sau năm 2020 Theo kết quả điều tra về hoạt động khai thác, sử dụng nguyên liệu sét, địa bàn tỉnh không có khai thác sét với qui mô công nghiệp mà chủ yếu là khai thác Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 thủ công tận thu, kết hợp cải tạo mặt đất nông nghiệp Do các sở nhỏ, cá thể thực hiện để cung cấp nguyên liệu sét cho các sở sản xuất gạch ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu ở các huyện Mang Thít, Long Hồ và Vũng Liêm, đã góp phần tăng cường điều kiện tưới tiêu, mở rộng diện tích tưới tiêu tự chảy, giảm bớt chi phí bơm tưới Do đó hoạt động khai thác không làm mất diện tích đất, không làm thay đổi mục đích sử dụng đất, cũng ít có khả ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường sinh thái và ĐDSH nông nghiệp ở địa phương - Tài ngun cát lịng sơng: Tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long chủ yếu tập trung ở các tuyến sông lớn: sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Pang Tra Kết quả quy hoạch năm 2009 cho thấy tỉnh Vĩnh Long hiện có 18 thân cát, tổng tài nguyên trữ lượng là 129.833.822 m Trữ lượng có thể huy động vào khai thác sau đã loại trừ khu vực cấm khai thác là 125.297.690 m Tài nguyên trữ lượng cát thay đổi không nhiều so với thời kỳ quy hoạch năm 2000 (133.903.808m3) Điều này cho thấy tốc độ bồi lắng của cát khá nhanh, mặc dù sản lượng khai thác hàng năm địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2000 đến công suất từ 0,6 - 3,0 triệu m3 Đồng thời nói lên quản lý về hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản cát lòng sông của các cấp quản lý tỉnh từ năm 2000 đến năm 2009 được thực hiện có hiệu quả Khai thác, sử dụng cát lòng sông với mục đích chủ yếu là khơi thông dòng chảy của các sông và phục vụ cho nhu cầu san lấp mặt xây dựng Hiện sở kết quả điều tra khảo sát địa hình đáy sơng để khoanh định vị trí mỏ, đánh giá trữ lượng, chất lượng các mỏ cát để cấp phép hoạt động khai thác, địa bàn tỉnh tính đến đã có 19 doanh nghiệp được cấp phép tham gia hoạt động khai thác cát lòng sông đáp ứng phần nào nhu cầu về xây dựng sở hạ tầng kỹ thuật các tuyến dân cư vượt lũ, các KCN, đường giao thơng và các cơng trình xây dựng khác Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên & MT, năm 2009 toàn tỉnh đã cấp 19 giấy phép khai thác cát với tổng công suất cấp phép đạt 2,998 triệu mét khối - Nước mặt ngầm: Vĩnh Long có nguồn nước mặt dồi dào, nước ngọt quanh năm rất thuận lợi cho việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất và ngành vận tải giao thông thủy Tuy nhiên mức độ ô nhiễm của nước mặt hiện có chiều hướng tăng và có dấu hiệu tồn lưu của hóa chất bảo vệ thực vật Nguồn nước ngầm của tỉnh cũng được đánh giá là phong phú, song việc khoanh định phạm vi phân bố và xác định trữ lượng, chất lượng nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt còn hạn chế Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp - PTNT các huyện đến năm 2009 toàn tỉnh đã có 143 trạm khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ dân sinh I.4 Hiện trạng sử dụng đất Đất đai ở tỉnh Vĩnh Long đã đưa vào sử dụng cho các ngành kinh tế ở mức độ cao đạt 99,9% diện tích tự nhiên, chỉ còn bãi bồi ven sông (105ha) là chưa đưa vào sử dụng Sự chuyển dịch cấu sử dụng đất địa bàn tỉnh thời gian qua biến động phù hợp quá trình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cấu Báo cáo tổng hợp Trang 10 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 − Hàng năm phải cập nhật các thông tin và kết quả thực hiện quy hoạch, từ đó kịp thời đề xuất với UBND tỉnh những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung sát với thực tế, đồng thời xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết UBND tỉnh có yêu cầu Các sở ngành có liên quan đến tổ chức thực quy hoạch NNNT: − Sở Công thương: mà trực tiếp là Trung tâm Khuyến công theo đúng chức tổ chức thật tốt các hợp phần khuyến công theo Chỉ thị số 16/2004/CT-BCN và Thông tư liên tịch sớ 125/2009/TTLT-BTC-BCT Triển khai thực hiện chương trình khún cơng quốc gia 2008 - 2012 − Trung tâm Khuyến công phối hợp với Chi cục Phát triển Nông thôn và các địa phương xây dựng, trình duyệt và triển khai chương trình, đề án hỡ trợ phát triển làng nghề − Khuyến khích tạo điều kiện cho Trung tâm khuyến công làm tốt chức cầu nối giữa chủ trương với thực tiễn sản xuất, giữa sản xuất với nơi tiêu thụ − Dành kinh phí nghiên cứu khoa học thỏa đáng cho Trung tâm Khuyến công nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài cần thiết cho phát triển ngành nghề nông thôn (về đổi mới công nghệ, thiết kế mẫu mã, xúc tiến thương mại ) − Sở Khoa học Công nghệ: Khẩn trương hướng dẫn các sở xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống qua đó làm thương hiệu cho các sản phẩm ngành nghề khác Đồng thời hướng dẫn các sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn nhất là nghề truyền thống lập hồ sơ đăng ký cơng nhận x́t xứ hàng hóa trình với các quan chức − Sở Tài nguyên Môi trường: Bố trí đủ quỹ đất cho phát triển ngành nghề nông thôn, đồng thời hướng dẫn và giám sát việc xây dựng hệ thớng cơng trình xử lý môi trường Tiến hành những biện pháp cần thiết phát hiện vi phạm nhằm thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn một cách bền vững Chỉ đạo, hỗ trợ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn lập hồ sơ để được hưởng chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước đối với một số mơ hình xử lý mơi trường theo quy định − Sở Lao động Thương binh Xã hội: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và chỉ đạo các sở dạy nghề Sở quản lý tiếp nhận đào tạo nghề cho số lao động cần được đào tạo theo các dự án với chất lượng cao − Liên minh HTX tỉnh Vĩnh Long: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ các sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn việc tham gia hội chợ triển lãm, tham gia học tập và xây dựng mơ hình kinh tế hợp tác, đề x́t chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo chức nhiệm vụ được giao với Liên minh HTX Việt Nam và UBND tỉnh Vĩnh Long UBND huyện, thành phố hệ thống trị địa phương: − UBND huyện, thành phố phải nhận thức và hiểu biết sâu sắc về các văn bản phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định 66/2006/NĐ-CP, Thông tư số 116/2006/TT-BNN, Thông tư số 113/2006/TT-BTC, Thông tư liên tịch số Báo cáo tổng hợp Trang 144 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 125/2009/TTLT-BTC-BCT, ) để chủ động thực hiện một cách đúng đắn, nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước − Trên sở quy hoạch cấp tỉnh, các huyện tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngành nghề nông thôn địa bàn huyện − UBND huyện, thành phố phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh, trước hết là Sở Nông nghiệp - PTNT, sở Công thương, Liên minh HTX, cùng thực hiện hợp phần các quan kể phụ trách về phát triển ngành nghề nông thôn triển khai địa bàn − Phối hợp với Trung tâm Khuyến công chọn, xây dựng dự án và tở chức các mơ hình trình diễn chủn giao tiến bợ kỹ tḥt - cơng nghệ vào sản xuất − Phối hợp với Chi cục PTNT tun trùn vận đợng xây dựng các mơ hình kinh tế hợp tác, đồng thời UBND huyện (thành phố) ban hành quyết định thành lập HTX theo đúng luật HTX, cũng giám sát, hỗ trợ HTX phát triển bền vững − Chủ động hướng dẫn ấp, xã tiến hành lập hờ sơ trình UBND tỉnh cơng nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống − Có kế hoạch cụ thể khôi phục và phát triển nghề - nghề truyền thống, làng nghề làng nghề truyền thống − UBND xã, ấp có làng nghề chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển ngành nghề theo chỉ đạo của UBND huyện (thành phố), các sở - ngành cấp tỉnh Hướng dẫn các sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn đăng ký kinh doanh và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đúng theo quy hoạch − Lờng ghép các chương trình triển khai thực hiện địa bàn (huyện, xã ) nhằm hỗ trợ cho ngành nghề nông thôn như: xây dựng sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân lực và tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, Các sở ngành nghề nông thôn: − Tiếp tục triển khai phát triển sản xuất những ngành nghề có những lợi thế, ưu tiên phát triển thời kỳ từ đến năm 2020 đúng theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Vĩnh Long − Tiến hành xây dựng những hồ sơ cần thiết để được hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường, đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, tham gia chương trình xúc tiến thương mại (tham gia hợi chợ, triển lãm, ) − Chủ đợng tìm hiểu và tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn các văn bản pháp quy có liên quan đến phát triển ngành nghề nơng thơn, qua tìm hiểu mới có thể thực hiện các chế chính sách một cách hiệu quả cao − Phối hợp với các quan thuộc Tỉnh, huyện - xã mà sở ngành nghề đã và hoạt động sản xuất triển khai các dự án hoặc các hợp phần nội dung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Báo cáo tổng hợp Trang 145 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 − Đặc biệt các sở sản xuất kinh doanh NNNT nên phát huy nội lực, mở rộng liên kết, xây dựng mơ hình kinh tế hợp tác, đào tạo ng̀n nhân lực, xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tiếp cận với khoa học công nghệ mới, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới chế quản lý để sản phẩm hàng hóa của sở có sức cạnh tranh cao thị trường, sản xuất kinh doanh của sở phát triển bền vững Báo cáo tổng hợp Trang 146 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Phần thứ sáu KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ SƠ BỘ XEM XÉT HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 I KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN I.1 Khái toán vốn đầu tư − Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và các thông tư liên quan như: Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BTC-BLĐTBXH về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS về hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông; Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT về quản lý và sử dụng kinh phí nghiệp kinh tế đới với chương trình khún cơng; theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương pháp khái toán sơ bộ vốn đầu tư, khuôn khổ báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, sơ bộ khái toán vốn đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, là 860,0 tỷ đồng, đó vốn ngân sách là 60,0 tỷ đờng (được tính tốn chi tiết phụ lục số 38; 39; 40 tổng hợp bảng 65 trang sau), vốn vay và vốn tự có là 800 tỷ đồng Phân theo từng giai đoạn: giai đoạn 2011 - 2015 là 545,00 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 315,00 tỷ đồng (xem bảng 65 bảng 66 trang sau ) − Vốn hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách không lớn có vai trò vô cùng quan trọng để tạo tiền đề cho phát triển các sở ngành nghề, nhất là các làng nghề và các nhóm nghề có nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, mở mang thị trường và đổi mới công nghệ I.2 Giải pháp huy động vốn - Vốn đầu tư cho phát triển ngành nghề nông thôn dự kiến được huy động từ nhiều nguồn: vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn tự có, vốn lồng ghép các chương trình (chương trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo việc làm theo quyết định sớ 120/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chương trình điện khí hóa nơng thơn, chương trình khún cơng theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 113/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính, ); đó: Báo cáo tổng hợp Trang 147 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 − Nguồn vốn ngân sách tập trung hỗ trợ: Chương trình bảo tờn, phát triển làng nghề, nghề trùn thống và làng nghề truyền thống, mặt sản xuất, đầu tư tín dụng, hỗ trợ một phần hệ thống xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển vùng nguyên liệu Ngoài còn sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển nơng thơn − Trong cấu kinh phí ngân sách hỗ trợ theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngân sách trung ương hỗ trợ phần dự toán hàng năm Ngân sách trung ương tập trung hỡ trợ 70% chi phí chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống và phát triển ngành nghề mới, hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng mặt sản xuất, sở hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề truyền thống, 50% chi phí khoa học - công nghệ nhất là các mơ hình khún cơng, 30% chi phí đào tạo nguồn nhân lực; còn lại là ngân sách địa phương đảm nhận − Nguồn vốn vay tín dụng: Là những khoản vốn vay để phát triển mở rộng sản xuất, đầu tư giới hóa, chuyển đổi cấu sản phẩm, thành lập sở sản xuất mới, Cần ban hành những chính sách thông thoáng về tín dụng để đảm bảo các sở ngành nghề nông thôn tiếp cận được các nguồn vốn kích cầu của Chính phủ thông qua các ngân hàng Ngoài ra, cần thiết phải thành lập quỹ tín dụng trợ giúp cho phát triển ngành nghề nông thôn địa bàn của Tỉnh − Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn dân: Đây là nguồn vốn tự có của người sản xuất, vốn đầu tư trực tiếp để mở rộng phát triển sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc, − Kêu gọi vớn đầu tư từ bên ngoài các hình thức liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh vào sản xuất NNNT địa bàn II SƠ BỘ XEM XÉT HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH II.1 Hiệu kinh tế − Thực hiện theo phương án chọn, đến năm 2015 tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn địa bàn tỉnh Vĩnh Long đạt khoảng 2.693,3 tỷ đồng, tăng 695,7 tỷ đồng so với năm 2009, tốc đợ tăng bình qn đạt 5,04%/năm Đến năm 2020, GTSL đạt 3.491,3 tỷ đồng, tăng 797,9 tỷ đồng so với năm 2015 và tăng 1,75 lần so với năm 2009 Tốc độ tăng giai đoạn 2016 - 2020 là 5,33%/năm và tốc độ tăng cả giai đoạn 2010 - 2020 là 5,21%/năm Giúp đẩy nhanh chuyển dịch cấu kinh tế nông thôn địa bàn Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa − Thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề nông thôn năm 2015 đạt khoảng 18 - 20 triệu đồng (khoảng 1.637.000 đồng/tháng), tăng gấp 1,25 lần so với năm 2009; năm 2020 đạt khoảng 20 - 22 triệu đồng (khoảng 1.881.000 đồng/tháng), tăng gấp 1,38 lần so với năm 2009 − Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của NNNT ước đạt khoảng 40 triệu USD Báo cáo tổng hợp Trang 148 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 − Bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của từng địa phương nói riêng và đặc thù của tỉnh Vĩnh Long nói chung Góp phần nâng cao giá trị các nguồn tài nguyên, nguyên liệu địa bàn Tỉnh Tạo nhiều sản phẩm thúc đẩy ngành du lịch phát triển II.2 Hiệu xã hội − Phát triển ngành nghề nông thôn theo phương án chọn tạo thêm việc làm cho khoảng 16.500 lao động, nâng tổng số lao động tham gia vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn lên khoảng 57.000 lao động vào năm 2015 và khoảng 65.000 lao động vào năm 2020 Góp phần phân công và sử dụng lao động nông thôn hợp lý − Thu nhập từ sản xuất ngành nghề bổ sung đáng kể vào thu nhập cho đời sống người dân ở nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo Ổn định đời sống, an ninh chính trị khu vực nông thôn − Đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn góp phần thực hiện chủ trương xây dựng xã hội công bằng, văn minh, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn mà xã hội ta hướng đến Sản phẩm ngành nghề phục vụ đời sống đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giúp người dân bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng tránh các bệnh tật − Phát triển ngành nghề nông thôn thành công hỗ trợ ngành du lịch phát triển, lưu giữ các giá trị truyền thống, thông qua các sản phẩm mang đậm nét văn hóa vùng miền, góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đất và người Vĩnh Long Việc quản lý chặt chẽ phát triển ngành nghề theo hướng CNH - HĐH tạo tác phong công nghiệp, nâng cao dân trí nông thôn − Những giải pháp chính để thực hiện phương án quy hoạch ngành nghề nông thôn ở Vĩnh Long là xây dựng hoàn chỉnh sở hạ tầng, chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học - cơng nghệ, hoàn thiện loại hình tổ chức sản xuất, là một những nội dung bản xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần thực hiện tốt các chủ trương - đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, cụ thể là thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW ngày 05/8/2008 của hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn II.3 Tác động môi trường II.3.1 Một số tác động xấu đến môi trường − Mặc dù phần lớn các ngành nghề nông thôn ở Vĩnh Long ít gây ô nhiễm môi trường và sức tải môi trường ở Vĩnh Long còn lớn gia tăng số lượng và quy mô các sở sản xuất ngành nghề nông thôn ít nhiều tác động đến môi trường, đặc biệt là lượng chất thải, nước thải và hàm lượng khói bụi không khí gia tăng − Nhóm ngành chế biến nông lâm sản: gây ô nhiễm môi trường ở các lĩnh vực tiếng ồn, khói bụi xay xát gạo và cưa xẻ gỗ; chất thải, nước Báo cáo tổng hợp Trang 149 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 thải, mùi hôi sản xuất nước mắm, đậu hũ ky, bánh bún, chế biến sản phẩm từ thịt, chế biến bảo quản rau quả, − Nhóm ngành sản xuất đồ gỗ, dệt may, hàng mây tre, khí: nhóm này ngành sản xuất gạch, gốm, gây tác hại nhất định đến môi trường khói bụi và ngành sản xuất đồ gỗ, khí gây tiếng ồn, bụi không khí ảnh hưởng đến các khu dân cư lân cận − Các nhóm ngành nghề còn lại ít gây tác động xấu và khá thân thiện với môi trường − Nhìn chung, qua điều tra thực trạng các sở ngành nghề ở Vĩnh Long cho thấy ngành nghề gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý kiên quyết là sản xuất gạch, gốm; các ngành nghề có sử dụng hóa chất như: đan lát tết bện lục bình (sử dụng lưu huỳnh để xử lý nguyên liệu), nghề sản xuất đồ gỗ (phun sơn PU) cũng gây ảnh hưởng nhất định đến người lao động và môi trường, cần phải có các giải pháp khắc phục để phát triển; các ngành nghề còn lại có ảnh hưởng đến môi trường ở mức độ thấp, nếu quan tâm xử lý có thể khắc phục được II.3.2 Tác động tích cực biện pháp hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường − Triển khai thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư 113/2006/TTBTC, đều có danh mục hỗ trợ vốn từ ngân sách cho việc xây dựng cơng trình xử lý mơi trường ở các cụm NNNT, làng nghề nông thôn, nên tính toán vốn đầu tư đã tính lượng vốn đầu tư cho xử lý môi trường ở từng ngành nghề cụ thể − Phát triển NNNT sở tiếp tục đổi mới công nghệ - thiết bị nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các chủ sở giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường − Trong phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng một lượng lớn nguyên liệu phụ phẩm từ nông lâm nghiệp nên giảm áp lực gây ô nhiễm môi trường − Các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường sản xuất gạch, gốm, xay xát, khí, từng bước được di dời vào các khu sản xuất tập trung nằm xa khu dân cư và được đầu tư hệ thống xử lý môi trường nên giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường − Trong hoạt động khuyến công chọn xây dựng các mơ hình trình diễn cơng nghệ và hệ thống xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từ đó khuyến cáo nhân rộng và áp dụng cho các sở ngành nghề nông thôn − Gắn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với việc đánh giá tình hình nhiễm mơi trường tại các sở ngành nghề nông thôn hoạt động lĩnh vực chế biến bảo quản lương thực - thực phẩm − Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động để các sở NNNT hiểu và thực hiện đúng Luật bảo vệ môi trường − Khi xét cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp hoặc thẩm định dự án, quan có thẩm quyền cần phải tuân thủ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh Báo cáo tổng hợp Trang 150 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 − Các chủ sở phải làm cam kết bảo vệ môi trường xin cấp phép hoạt động Cơ quan có trách nhiệm về môi trường thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm xử lý đúng quy định hiện hành về bảo vệ môi trường Báo cáo tổng hợp Trang 151 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN Tính đến tháng 12 năm 2009 tỉnh Vĩnh Long có 15.617 sở thuộc nhóm ngành nghề nông thôn (theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ), tạo việc làm cho 48.306 lao động, giá trị sản lượng đạt 1.997,6 tỷ đồng, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 24 triệu USD Những số nêu đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của ngành nghề nông thơn quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, theo tinh thần Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW, ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Qua nghiên cứu thực trạng NNNT vùng ĐBSCL cho thấy, tỉnh Vĩnh Long là địa phương có NNNT phát triển, đặc biệt UBND tỉnh đã công nhận 17 làng nghề đó có làng nghề truyền thống, một số sản phẩm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất vùng ĐBSCL là gạch ngói, dệt chiếu, se lõi lát, riêng nghề gốm chỉ nhất có ở Vĩnh Long Qua năm (2001 - 2009) triển khai Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ, phần lớn ngành nghề nông thôn kể cả nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đều có bước phát triển được quan tâm lãnh đạo - chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, các cấp chính quyền Huyện (Thành phố), xã, Sở Ban ngành chức năng, nhất là nỗ lực phấn đấu vươn lên của chính các chủ sở Nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được xem một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề bao hàm nó cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Mỗi sản phẩm NNNT tỉnh Vĩnh Long là một tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của người thợ vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao Sản phẩm của làng nghề không những mang tính đơn chiếc là ghi dấu ấn đơi bàn tay, cái nhìn thẩm mỹ, tinh tế và tính sáng tạo của nghệ nhân, đồng thời cũng mang nét đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương (ấp, thôn) Các kết quả mà NNNT tỉnh Vĩnh Long đạt được là đáng nghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế và chưa tương xứng với tiềm - lợi thế Thời kỳ 2011 - 2020 các nghề thuộc NNNT tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện, song tập trung tạo bước đột phá đối với một số nghề tạo sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao là gạch, ngói, dệt chiếu - se lõi lát, gốm đất nung, sơ chế nấm rơm, sơ chế ca cao, nghề trồng mai vàng, se xơ tơ dừa, đồng thời bảo tồn các nghề truyền thống - làng nghề truyền thống gắn với phát triển dịch vụ du lịch giàu bản sắc văn hóa dân tộc Để thực hiện mục tiêu và phương án Quy hoạch phát triển NNNT Vĩnh Long đến năm 2020 đạt kết quả, đòi hỏi lãnh đạo, chỉ đạo sát thực của cả hệ thống chính trị và tổ chức thực hiện của các Sở Ban ngành, cộng với sáng tạo lao động đạt suất chất lượng cao của lao động trực tiếp sản xuất và chủ sở NNNT thông qua một số giải pháp chính sau đây: − Cụ thể hóa chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và lồng ghép các chương trình hỡ trợ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn sát với thực tế hơn, để người làm nghề được thụ hưởng Báo cáo tổng hợp Trang 152 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 − Đào tạo nguồn nhân lực gồm: lao động trực tiếp sản xuất, chủ sở, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa − Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới sở hạ tầng nông thôn, nhất là ở các làng nghề − Hỗ trợ xử lý ô nhiễm và giảm thiểu tác hại đến môi trường II KIẾN NGHỊ Để triển khai và thực hiện hiệu quả công tác công nhận và bảo tồn làng nghề truyền thống Đề nghị Bộ Nông nghiệp - PTNT, cho phép UBND tỉnh Vĩnh Long áp dụng linh hoạt chỉ tiêu số hộ làm nghề so với số hộ của thôn (ấp) có nghề cho phù hợp với đặc thù của địa phương Bởi dân cư nông thôn Vĩnh Long sinh sống và sản xuất mảnh đất của chính họ, một số nghề truyền thống khó có thể đáp ứng đủ chỉ tiêu tỷ lệ 30% số hộ tham gia nghề theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN Quy hoạch phát triển NNNT tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 sau được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp - PTNT phối hợp với Sở Công thương, tham mưu cho UBND Tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phớ, UBND các xã lập hờ sơ trình UBND Tỉnh xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước quy định tại chương II điều Nghị định 66/2006/NĐ-CP Đồng thời xem xét lập hồ sơ công nhận nghệ nhân cho cá nhân đủ tiêu chuẩn theo Thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT Bộ văn hóa thể thao và du lịch kết hợp với Bộ Nông nghiệp - PTNT cần có chính sách tôn vinh đãi ngộ thích đáng đối với các nghệ nhân, thành lập tổ chức nghệ nhân và đầu tư hợp lý cho chương trình đào tạo nghệ nhân tương lai Hàng năm các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp - PTNT và UBND tỉnh Vĩnh Long nên bố trí một số vốn ngân sách, để tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại, cũng tiến hành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển NNNT Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 đạt kết quả cần có phối hợp, tham gia tích cực giữa đơn vị chủ trì là Sở Nơng nghiệp - PTNT với các quan liên quan như: Trung tâm khuyến công, Liên minh HTX, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, được xem là “nhà nước” liên kết nhà phát triển ngành nghề nông thôn Phát triển NNNT cần được gắn với Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ), quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành ở địa phương mới thực đem lại kết quả Hệ thống thông tin tư liệu về ngành nghề nông thôn ở Tỉnh còn rất thiếu, quan cán bộ quản lý nhà nước về ngành nghề còn rất hạn chế Vì vậy đề nghị cần tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ngành nghề nông thôn từ cấp tỉnh đến cấp xã Báo cáo tổng hợp Trang 153 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và liên tục cập nhật theo hệ thống qua các năm làm cứ quan trọng đánh giá và điều chỉnh quy hoạch sau các năm thực hiện Báo cáo tổng hợp Trang 154 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) Các cứ pháp lý xây dựng quy hoạch Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 Mục đích Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch Sản phẩm của quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long Phần thứ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG I PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NNNT TỈNH VĨNH LONG I.1 Vị trí địa lý kinh tế I.2 Khí hậu - thời tiết, nguồn nước và chế độ thủy văn I.3 Nguồn tài nguyên khoáng sản I.4 Hiện trạng sử dụng đất 10 II KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 12 II.1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long 12 II.2 Khái quát đặc điểm kinh tế nông thôn của tỉnh Vĩnh Long 14 II.2.4 Hiện trạng dân sớ, lao đợng và tình hình hợ nghèo 16 Phần thứ hai THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG I KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN CẢ NƯỚC VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 18 I.1 Thực trạng phát triển làng nghề nông thôn của cả nước 18 I.2 Tóm tắt thực trạng phát triển làng nghề nông thôn vùng ĐBSCL 21 II LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH VĨNH LONG 24 III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2009 27 III.1 Nhóm ngành sản xuất VLXD, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, khí nhỏ 31 III.2 Nhóm ngành Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản 45 III.3 Nhóm ngành xây dựng, vận tải và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn 60 III.4 Nhóm ngành xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất NNNT 61 III.5 Nhóm ngành gây trồng và KD sinh vật cảnh 62 III.6 Nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 64 III.7 Nhóm ngành tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh lĩnh vực NNNT 64 Báo cáo tổng hợp Trang 155 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 IV THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH VĨNH LONG 65 IV.1 Các tiêu chí về làng nghề và nghề truyền thống 65 IV.2 Những làng nghề và nghề truyền thống tỉnh Vĩnh Long 66 IV.2.1 Làng nghề nông thôn 66 IV.2.2 Nghề truyền thống và làng nghề truyền thống 68 V ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ VÀ VAI TRỊ CỦA NGÀNH NGHỀ NƠNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 69 V.1 Những kết quả của ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2009 69 V.2 Hiệu quả và vai trò của NNNT tỉnh Vĩnh Long 70 VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NĂM (2008-2009) THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2006/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN NNNT Ở TỈNH VĨNH LONG 74 VII ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2010 76 VIII ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NNNT TỈNH VĨNH LONG 78 VIII.1 Thuận lợi 78 VIII.2 Khó khăn - thách thức 79 VIII.3 Vấn đề cần quan tâm phát triển NNNT ở Vĩnh Long 79 Phần thứ ba MỘT SỐ DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG I ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT- XH TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 82 I.1 Các chỉ tiêu kinh tế -xã hội chính đến năm 2020 82 I.2 Định hướng phát triển đô thị 83 I.3 Định hướng phát triển nông nghiệp 83 I.4 Định hướng phát triển công nghiệp 84 I.5 Định hướng phát triển du lịch 86 II DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG 88 III DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NNNT TỈNH VĨNH LONG 92 III.1 Dự báo thị trường nước 92 III.2 Thị trường xuất khẩu 92 IV DỰ BÁO VỀ CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG VÀO SẢN XUẤT NNNT 93 V DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG (NBD) ĐẾN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VĨNH LONG 94 Phần thứ tư QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 I QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU 97 I.1 Quan điểm phát triển 97 I.2 Mục tiêu phát triển 98 II QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NNNT TỈNH VĨNH LONG 99 II.1 Xu thế phát triển các loại ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long 99 II.2 Các phương án quy hoạch phát triển NNNT tỉnh Vĩnh Long 100 Báo cáo tổng hợp Trang 156 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 II.3 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 102 II.3.1 Nhóm ngành SX VLXD, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, khí nhỏ 102 II.3.2 Quy hoạch nhóm ngành nghề chế biến nông - lâm - thủy sản tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 110 II.3.3 Nhóm ngành xây dựng, vận tải và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn 121 II.3.4 Nhóm ngành xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất NNNT 123 II.3.5 Nhóm ngành gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh 124 II.3.6 Nhóm ngành SX hàng thủ công mỹ nghệ 125 II.3.7 Nhóm ngành tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn 126 III CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 127 Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống 128 Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống 129 Phát triển các làng nghề nông thôn 129 Phát triển nghề gắn với du lịch 130 Phát triển nghề mới 130 IV ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PT LÀNG NGHỀ 130 Phần thứ năm MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 I CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 133 I.1 Giải pháp về chính sách 133 I.2 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 135 I.3 Giải pháp về thị trường 136 I.4 Giải pháp về quản lý nhà nước, quản lý SX - KD đối với ngành nghề nông thôn 138 I.5 Giải pháp về đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công 139 I.6 Xây dựng sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn 140 I.7 Giải pháp khoa học công nghệ 140 I.8 Giải pháp về nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề nông thôn 141 I.9 Giải pháp về bảo vệ môi trường 142 II TỔ CHỨC THỰC HIỆN 143 Phần thứ sáu KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ SƠ BỘ XEM XÉT HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 I KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN 147 I.1 Khái toán vốn đầu tư 147 I.2 Giải pháp huy động vốn 147 II SƠ BỘ XEM XÉT HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH 148 II.1 Hiệu quả kinh tế 148 II.2 Hiệu quả xã hội 149 II.3 Tác động môi trường 149 Báo cáo tổng hợp Trang 157 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN 152 II KIẾN NGHỊ 153 Báo cáo tổng hợp Trang 158 ... nung đến năm 2020 18 Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn cả nước đến năm 2020 19 Quy hoạch các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu cả nước đến năm 2020 20 Quy? ?́t định... năm 2020 Báo cáo tổng hợp Trang Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 27 Quy? ?́t định số 2731/2009/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 10 năm 2009 “Về việc ban hành Quy. .. tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 29 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (dự thảo) 30 Quy hoạch phát triển CN-TTCN tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (dự thảo) Phạm vi

Ngày đăng: 23/03/2022, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w