SƠ BỘ XEM XÉT HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 148 - 158)

ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

II.1. Hiệu quả kinh tế

− Thực hiện theo phương án chọn, đến năm 2015 tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đạt khoảng 2.693,3 tỷ đồng, tăng 695,7 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng bình quân đạt 5,04%/năm. Đến năm 2020, GTSL đạt 3.491,3 tỷ đồng, tăng 797,9 tỷ đồng so với năm 2015 và tăng 1,75 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng giai đoạn 2016 - 2020 là 5,33%/năm và tốc độ tăng cả giai đoạn 2010 - 2020 là 5,21%/năm. Giúp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

− Thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề nông thôn năm 2015 đạt khoảng 18 - 20 triệu đồng (khoảng 1.637.000 đồng/tháng), tăng gấp 1,25 lần so với năm 2009; năm 2020 đạt khoảng 20 - 22 triệu đồng (khoảng 1.881.000 đồng/tháng), tăng gấp 1,38 lần so với năm 2009.

Trang − Bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của

từng địa phương nói riêng và đặc thù của tỉnh Vĩnh Long nói chung. Góp phần nâng cao giá trị các nguồn tài nguyên, nguyên liệu trên địa bàn Tỉnh. Tạo ra nhiều sản phẩm thúc đẩy ngành du lịch phát triển.

II.2. Hiệu quả xã hội

− Phát triển ngành nghề nông thôn theo phương án chọn sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 16.500 lao động, nâng tổng số lao động tham gia vào lĩnh vực ngành nghề nông thôn lên khoảng 57.000 lao động vào năm 2015 và khoảng 65.000 lao động vào năm 2020. Góp phần phân công và sử dụng lao động nông thôn hợp lý hơn.

− Thu nhập từ sản xuất ngành nghề sẽ bổ sung đáng kể vào thu nhập cho đời sống người dân ở nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo. Ổn định đời sống, an ninh chính trị khu vực nông thôn.

− Đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn góp phần thực hiện chủ trương xây dựng xã hội công bằng, văn minh, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn mà xã hội ta đang hướng đến. Sản phẩm ngành nghề phục vụ đời sống đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giúp người dân bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng tránh các bệnh tật.

− Phát triển ngành nghề nông thôn thành công sẽ hỗ trợ ngành du lịch phát triển, lưu giữ các giá trị truyền thống, thông qua các sản phẩm mang đậm nét văn hóa vùng miền, sẽ góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đất và người Vĩnh Long. Việc quản lý chặt chẽ phát triển ngành nghề theo hướng CNH - HĐH sẽ tạo tác phong công nghiệp, nâng cao dân trí nông thôn.

− Những giải pháp chính để thực hiện phương án quy hoạch ngành nghề nông thôn ở Vĩnh Long là xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học - công nghệ, hoàn thiện loại hình tổ chức sản xuất,... là một trong những nội dung cơ bản trong xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần thực hiện tốt các chủ trương - đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, cụ thể là thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW ngày 05/8/2008 của hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

II.3. Tác động môi trường

II.3.1. Một số tác động xấu đến môi trường

− Mặc dù phần lớn các ngành nghề nông thôn ở Vĩnh Long ít gây ô nhiễm môi trường và sức tải môi trường ở Vĩnh Long còn lớn nhưng khi gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn ít nhiều sẽ tác động đến môi trường, đặc biệt là lượng chất thải, nước thải và hàm lượng khói bụi trong không khí sẽ gia tăng.

− Nhóm ngành chế biến nông lâm sản: sẽ gây ô nhiễm môi trường ở các lĩnh vực như tiếng ồn, khói bụi trong xay xát gạo và cưa xẻ gỗ; chất thải, nước

Trang thải, mùi hôi trong sản xuất nước mắm, đậu hũ ky, bánh bún, chế biến sản phẩm từ thịt, chế biến bảo quản rau quả,....

− Nhóm ngành sản xuất đồ gỗ, dệt may, hàng mây tre, cơ khí: trong nhóm này thì ngành sản xuất gạch, gốm, gây tác hại nhất định đến môi trường do khói bụi và ngành sản xuất đồ gỗ, cơ khí gây tiếng ồn, bụi trong không khí ảnh hưởng đến các khu dân cư lân cận.

− Các nhóm ngành nghề còn lại ít gây tác động xấu và khá thân thiện với môi trường. − Nhìn chung, qua điều tra thực trạng các cơ sở ngành nghề ở Vĩnh Long cho thấy

ngành nghề gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý kiên quyết là sản xuất gạch, gốm; các ngành nghề có sử dụng hóa chất như: đan lát tết bện lục bình (sử dụng lưu huỳnh để xử lý nguyên liệu), nghề sản xuất đồ gỗ (phun sơn PU) cũng gây ảnh hưởng nhất định đến người lao động và môi trường, cần phải có các giải pháp khắc phục để phát triển; các ngành nghề còn lại tuy có ảnh hưởng đến môi trường nhưng ở mức độ thấp, nếu quan tâm xử lý có thể khắc phục được.

II.3.2. Tác động tích cực và biện pháp hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường

− Triển khai thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư 113/2006/TT- BTC,... đều có danh mục hỗ trợ vốn từ ngân sách cho việc xây dựng công trình xử lý môi trường ở các cụm NNNT, làng nghề nông thôn, nên trong tính toán vốn đầu tư đã tính lượng vốn đầu tư cho xử lý môi trường ở từng ngành nghề cụ thể. − Phát triển NNNT trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ - thiết bị nhằm giảm

thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sẽ giúp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. − Trong phát triển ngành nghề nông thôn sẽ sử dụng một lượng lớn nguyên liệu

phụ phẩm từ nông lâm nghiệp nên sẽ giảm áp lực gây ô nhiễm môi trường. − Các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường như sản xuất gạch, gốm, xay xát, cơ khí,

từng bước được di dời vào các khu sản xuất tập trung nằm xa khu dân cư và được đầu tư hệ thống xử lý môi trường nên sẽ giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. − Trong hoạt động khuyến công sẽ chọn xây dựng các mô hình trình diễn công

nghệ và hệ thống xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từ đó khuyến cáo nhân rộng và áp dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.

− Gắn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với việc đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường tại các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động trong lĩnh vực chế biến bảo quản lương thực - thực phẩm.

− Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động để các cơ sở NNNT hiểu và thực hiện đúng Luật bảo vệ môi trường.

− Khi xét cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp hoặc thẩm định dự án, cơ quan có thẩm quyền cần phải tuân thủ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.

Trang − Các chủ cơ sở phải làm cam kết bảo vệ môi trường khi xin cấp phép hoạt động.

Cơ quan có trách nhiệm về môi trường thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm xử lý đúng quy định hiện hành về bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Tính đến tháng 12 năm 2009 tỉnh Vĩnh Long có 15.617 cơ sở thuộc 7 nhóm ngành nghề nông thôn (theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ), tạo việc làm cho 48.306 lao động, giá trị sản lượng đạt 1.997,6 tỷ đồng, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 24 triệu USD. Những con số nêu trên đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của ngành nghề nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, theo tinh thần Nghị quyết số 26/2008/NQ-TW, ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2. Qua nghiên cứu thực trạng NNNT vùng ĐBSCL cho thấy, tỉnh Vĩnh Long là địa

phương có NNNT phát triển, đặc biệt UBND tỉnh đã công nhận 17 làng nghề trong đó có 4 làng nghề truyền thống, một số sản phẩm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất vùng ĐBSCL là gạch ngói, dệt chiếu, se lõi lát, riêng nghề gốm chỉ duy nhất có ở Vĩnh Long. Qua 9 năm (2001 - 2009) triển khai Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ, phần lớn ngành nghề nông thôn kể cả nghề truyền thống, làng nghề truyền thống đều có bước phát triển do được sự quan tâm lãnh đạo - chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, các cấp chính quyền Huyện (Thành phố), xã, Sở Ban ngành chức năng, nhất là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của chính các chủ cơ sở.

3. Nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Mỗi sản phẩm NNNT tỉnh Vĩnh Long là một tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của người thợ vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Sản phẩm của làng nghề không những mang tính đơn chiếc là sự ghi dấu ấn đôi bàn tay, cái nhìn thẩm mỹ, tinh tế và tính sáng tạo của nghệ nhân, đồng thời cũng mang nét đặc trưng văn hóa của mỗi địa phương (ấp, thôn). 4. Các kết quả mà NNNT tỉnh Vĩnh Long đạt được là đáng nghi nhận, nhưng vẫn

còn không ít hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng - lợi thế. Thời kỳ 2011 - 2020 các nghề thuộc NNNT tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện, song tập trung tạo bước đột phá đối với một số nghề tạo ra sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao là gạch, ngói, dệt chiếu - se lõi lát, gốm đất nung, sơ chế nấm rơm, sơ chế ca cao, nghề trồng mai vàng, se xơ tơ dừa,... đồng thời bảo tồn các nghề truyền thống - làng nghề truyền thống gắn với phát triển dịch vụ du lịch giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

5. Để thực hiện mục tiêu và phương án Quy hoạch phát triển NNNT Vĩnh Long đến năm 2020 đạt kết quả, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo sát thực của cả hệ thống chính trị và tổ chức thực hiện của các Sở Ban ngành, cộng với sự sáng tạo lao động đạt năng suất chất lượng cao của lao động trực tiếp sản xuất và chủ cơ sở NNNT thông qua một số giải pháp chính sau đây:

− Cụ thể hóa cơ chế chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và lồng ghép các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn sát với thực tế hơn, để người làm nghề được thụ hưởng.

Trang − Đào tạo nguồn nhân lực gồm: lao động trực tiếp sản xuất, chủ cơ sở, cán bộ

kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

− Tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là ở các làng nghề.

− Hỗ trợ xử lý ô nhiễm và giảm thiểu tác hại đến môi trường.

II. KIẾN NGHỊ

1. Để triển khai và thực hiện hiệu quả công tác công nhận và bảo tồn làng nghề truyền thống. Đề nghị Bộ Nông nghiệp - PTNT, cho phép UBND tỉnh Vĩnh Long áp dụng linh hoạt chỉ tiêu số hộ làm nghề so với số hộ của thôn (ấp) có nghề sao cho phù hợp với đặc thù của địa phương. Bởi dân cư nông thôn Vĩnh Long sinh sống và sản xuất ngay trên mảnh đất của chính họ, một số nghề truyền thống khó có thể đáp ứng đủ chỉ tiêu tỷ lệ 30% số hộ tham gia nghề theo hướng dẫn tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN.

2. Quy hoạch phát triển NNNT tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp - PTNT phối hợp với Sở Công thương, tham mưu cho UBND Tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, UBND các xã lập hồ sơ trình UBND Tỉnh xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước quy định tại chương II điều 6 Nghị định 66/2006/NĐ-CP. Đồng thời xem xét lập hồ sơ công nhận nghệ nhân cho cá nhân đủ tiêu chuẩn theo Thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT. 3. Bộ văn hóa thể thao và du lịch kết hợp với Bộ Nông nghiệp - PTNT cần có

chính sách tôn vinh đãi ngộ thích đáng đối với các nghệ nhân, thành lập tổ chức nghệ nhân và đầu tư hợp lý cho chương trình đào tạo nghệ nhân tương lai.

4. Hàng năm các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp - PTNT và UBND tỉnh Vĩnh Long nên bố trí một số vốn ngân sách, để tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại,... cũng như tiến hành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển NNNT. 5. Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long

đến năm 2020 đạt kết quả cần có sự phối hợp, tham gia tích cực giữa đơn vị chủ trì là Sở Nông nghiệp - PTNT với các cơ quan liên quan như: Trung tâm khuyến công, Liên minh HTX, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, được xem là “nhà nước” trong liên kết 4 nhà phát triển ngành nghề nông thôn.

6. Phát triển NNNT cần được gắn với Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ), quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành ở địa phương mới thực sự đem lại kết quả. 7. Hệ thống thông tin tư liệu về ngành nghề nông thôn ở Tỉnh còn rất thiếu, cơ quan -

cán bộ quản lý nhà nước về ngành nghề còn rất hạn chế. Vì vậy đề nghị cần tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ngành nghề nông thôn từ cấp tỉnh đến cấp xã

Trang và liên tục cập nhật theo hệ thống qua các năm làm căn cứ quan trọng khi đánh giá và điều chỉnh quy hoạch sau các năm thực hiện.

Trang

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn (NNNT) ... 1

2. Các căn cứ pháp lý xây dựng quy hoạch ... 2

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ... 4

4. Mục đích ... 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Nội dung nghiên cứu ... 5

6. Phương pháp nghiên cứu lập quy hoạch ... 5

7. Sản phẩm của quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long ... 6

Phần thứ nhất ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NNNT TỈNH VĨNH LONG ... 7

I.1. Vị trí địa lý kinh tế ... 7

I.2. Khí hậu - thời tiết, nguồn nước và chế độ thủy văn ... 7

I.3. Nguồn tài nguyên khoáng sản ... 9

I.4. Hiện trạng sử dụng đất ... 10

II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NÔNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 148 - 158)