SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG
II.1. Bối cảnh chung
Việt Nam đã tham gia khối ASEAN, gia nhập AFTA, ký kết các hiệp ước song phương, đa phương AC-FTA, AFTA+3, Hiệp ước Việt Mỹ, Việt Nhật, Việt EU... và đặc biệt đã gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007, tạo ra một môi trường kinh doanh mới, tác động đến toàn bộ nền tinh tế - xã hội cả nước và 63 Tỉnh – thành phố, trong đó vấn đề đầu tư và kinh doanh, xuất nhập khẩu là rất quan trọng.
Việc gia nhập WTO tạo ra lợi thế mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm NNNT, có điều kiện tiếp cận khoa học, công nghệ, cách tổ chức làm ăn mới, nhưng cũng sẽ gặp một số khó khăn thách thức. Khi gia nhập WTO, trợ cấp xuất khẩu bị bãi bỏ ngay, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc xuất khẩu các sản phẩm của ngành nghề nông thôn của Tỉnh. Ngoài ra khi gia nhập WTO, chúng ta thiếu và rất thiếu một đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề, dễ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động không có tay nghề ở nông thôn. Lực lượng lao động này sẽ được giải quyết bởi hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn của tỉnh, nếu chúng ta có giải pháp hợp lý và kịp thời ngay từ bây giờ.
Việt Nam là quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn một số mặt hàng sản xuất ngành nghề nông thôn, song vẫn mang tính sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ, tính cạnh tranh không cao. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng chất kháng sinh trong ngành hàng chế biến – bảo quản nông thủy sản còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm trong thời gian tới.
Trang
a). Trái cây: Đến năm 2010 nhu cầu tiêu thụ trái cây Việt Nam bình quân
140kg/người/năm, mức tiêu dùng cả nước đạt 12,6 triệu tấn, trong đó ĐBSCL 5,5 triệu tấn. Thị trường trong nước đối với trái cây đặc sản giai đoạn 2006 - 2010 cung vẫn thấp hơn cầu và giá vẫn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên khi hội nhập AFTA đối thủ cạnh tranh về cây ăn quả đặc sản với Việt Nam chủ yếu là Thái Lan.
Thị trường xuất khẩu truyền thống hiện nay là Trung Quốc, khả năng tiêu thụ lớn, yêu cầu chất lượng không quá cao. Ngoài ra, nên chú ý thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, đặc biệt khai thác tốt thị trường Nhật, Hà Lan, Mỹ, Nga, Đức. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt với Thái Lan do Trung Quốc không đánh thuế đối với trái cây Thái Lan.
Hiện nay trong 9 loại cây ăn trái đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu đáp ứng tiêu dùng trong nước; một số loại quả xuất khẩu chính là: thanh long, bưởi năm roi, chôm chôm, bưởi xanh,… tuy nhiên số lượng không lớn (khoảng 10% sản lượng).
b). Lúa gạo: Theo dự báo của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) nhu cầu nhập
khẩu gạo của các nước bình quân khoảng 24 triệu tấn/năm. Trong khi nguồn cung cấp gạo các nước trên thế giới khoảng 25 - 26 triệu tấn/năm. Do cung vượt cầu nên giá gạo trong thời gian tới có tăng lên nhưng không đáng kể. Các nước nhập khẩu gạo nhiều nhất là Brasil, Indonesia, Hongkong, Iran, Irắc, Phihppines, Nigeria, A rập Xê út, 15 nước EU,... Các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất là Thái Lan, Việt Nam, Hoa kỳ, Ấn Độ, Pakistan,...
c). Dừa và các sản phẩm từ dừa: Đến năm 2009, có 84 thị trường nhập khẩu dừa
và các loại chế phẩm từ dừa của Việt Nam, tăng thêm 10 thị trường so với năm 2008. Trong đó, 3 thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) với kim ngạch đạt 23,7 triệu USD, chiếm 56,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường nhập khẩu các sản phẩm dừa lớn nhất thế giới là: EU, Mỹ, Canada, các nước châu Á (Nhật, Hàn quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,...).
Các nước xuất khẩu dừa lớn nhất thế giới là: Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan, Malaysia,... là các quốc gia mà chúng ta phải cạnh tranh.
Dự báo tình hình xuất nhập khẩu sản phẩm dừa trong thời gian tới :
- Dầu dừa: nhu cầu cả thế giới khoảng 1,4 triệu tấn/năm. Trong đó các nước Châu Âu tiêu thụ khoảng 750 ngàn tấn; Châu Mỹ tiêu thụ khoảng 360 ngàn tấn (Mỹ nhập khoảng 330 ngàn tấn); Châu Á tiêu thụ khoảng 250 ngàn tấn; Châu Phi, Châu Đại Dương tiêu thụ khoảng 40 ngàn tấn. Nguồn cung cấp dầu dừa chủ yếu là các nước: Philippines, Indonesia, Papua New Guinea, ấn Độ, Srilanka, Thái Lan,...
- Cơm dừa nạo sấy: nhu cầu thế giới khoảng 200 ngàn tấn trong đó: các nước Châu Âu tiêu thụ khoảng 85 ngàn tấn. Châu Mỹ tiêu thụ khoảng 46 ngàn tấn, trong đó Mỹ nhập khoảng 330 ngàn tấn; Châu Á tiêu thụ khoảng 45 ngàn tấn; Châu Phi, Châu Đại Dương tiêu thụ khoảng 24 ngàn tấn. Nguồn cung cấp cơm dừa nạo sấy chủ yếu là các nước: Phihppines, Srilanka, Indonesia, Malaysia (khoảng 193 ngàn tấn),…
- Kem sữa dừa: nhu cầu cả thế giới khoảng 16 ngàn tấn trong đó các nước tiêu thụ nhiều nhất là: Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan,
Trang Singapore, Mỹ, Canada,... Nguồn cung cấp kem sữa dừa chủ yếu là các nước: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Srilanka (khoảng 12,5 ngàn tấn),…
- Bột sữa dừa: nhu cầu cả thế giới khoảng 10 ngàn tấn trong đó các nước tiêu thụ nhiều nhất là: Bỉ, Italia, Anh, Đức, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Australia, New Zealand,... Nguồn cung cấp bột sữa dừa chủ yếu là các nước: Srilanka, Malaysia, Philippines (khoảng 8 ngàn tấn), còn lại là các nước khác,...
- Than hoạt tính: nhu cầu cả thế giới khoảng 80 ngàn tấn trong đó các nước tiêu thụ nhiều nhất là: Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Brasil... Nguồn cung cấp than hoạt tính chủ yếu là các nước: Srilanka, Indonesia, Malaysia, Thái Lan (khoảng 78 ngàn tấn), còn lại là các nước khác,...
- Than gáo dừa (than thiêu kết): nhu cầu cả thế giới khoảng 100 ngàn tấn trong đó các nước tiêu thụ nhiều nhất là : Bỉ, Hà Lan, Italia, Pháp, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Mỹ... Nguồn cung cấp than gáo dừa chủ yếu là các nước: Philippines (40 ngàn tấn), Indonesia (30 ngàn tấn), Việt Nam (khoảng 10 ngàn tấn), còn lại là các nước khác,...
- Chỉ xơ dừa: nhu cầu cả thế giới khoảng 40 ngàn tấn trong đó các nước tiêu thụ nhiều nhất là : Hà Lan, Italia, Nhật, Trung Quốc, Pakistan, Mỹ... Nguồn cung cấp chỉ xơ dừa chủ yếu là các nước : Ấn Độ (50 ngàn tấn), Srilanka (50 ngàn tấn), Việt Nam (khoảng 20 ngàn tấn), còn lại là các nước khác,...
Trên đây là những dự báo và nhu cầu tiêu thụ cũng như nguồn cung ứng các sản phẩm từ dừa của Thế giới. Là căn cứ cơ sở cho hoạt động sản xuất NNNT Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, có các sản phẩm tham giam thị trường xuất khẩu, xác định chiến lược, định hướng phát triển hợp lý trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ của Vĩnh Long”, có lợi thế cạnh tranh cao, mang lại giá trị xuất khẩu lớn.
d). Ca cao: Theo số liệu của tổ chức ca cao thế giới (ICCO) cho thấy mức tiêu
thụ ca cao bình quân đầu người trên thế giới vào khoảng 0,525kg/người; riêng các nước Châu âu mức tiêu thụ bình quân là l,729 kg/người, Châu Mỹ là 1,299kg/người, Châu Phi là 0,146 kg/người, Châu Á và Châu Đại Dương là 0,093 kg/người.
Diện tích ca cao trên thế giới hiện nay trên 3 triệu ha, sản lượng đạt trên 3 triệu tấn/năm. Những quốc gia Châu Phi có sản lượng ca cao lớn nhất khoảng 2.161.000 tấn (70%); châu Mỹ 390.000 tấn (13%) và Châu Á, Châu Đại Dương 522.000 tấn (17%). Các nước có sản lượng ca cao hàng đầu trên thế giới có ảnh hưởng đến lượng lượng cung cầu của thị trường là: Bờ Biển Ngà, Ghana, Indonesia, Nigeria, Cameroon, Brasil, Ecuador, Colombia, Malaysia, Ấn Độ,...
Tuy nhiên, diện tích và sản lượng cung ứng ca cao trên thế giới có chiều hướng giảm và dự báo về sản lượng sản xuất hàng năm rất bấp bênh, biến động về sản lượng ở Bờ Biển Ngà và Ghana (±15% trong ba niên vụ gần nhất) do sự bất ổn về chính trị, thiên tai và dịch bệnh; Indonesia giảm khoảng 12% do thoái hóa giống; sản lượng thấp hơn 36.000 tấn. Cung nguyên liệu và chế biến chỉ đáp ứng 49,6% trên toàn cầu, dự báo nhu cầu tiêu thụ ca cao trên thế giới cần thêm 700.000 - 1.000.000 tấn từ nay đến năm 2020.
Trang Dự báo nhu cầu tiêu thụ ca cao trên thế giới có xu hướng tăng từ 2 - 3%/năm, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ ca cao tại khu vực Châu Á đang có xu hướng tăng mạnh từ 8 - 12%/năm; trong đó nhu cầu tiêu thụ ca cao tại Trung Quốc ước tính tăng 40%/năm và Nhật Bản tiêu thụ khoảng 152.000 tấn/năm.
Giá ca cao trên thế giới có triển vọng tăng mạnh do nguồn cung toàn cầu giảm mạnh trong thời gian tới, cụ thể: tại thị trường New York mức giá khoảng 3.370 - 3.390 USD/tấn; tại Lon Don 2.190 - 2.230 Bảng Anh £/tấn. Nhu cầu ca cao vượt sản lượng sản xuất từ 28.000 - 73.000 tấn và dự báo mức sản lượng ca cao toàn cầu tăng lên 3,52 triệu tấn (theo ICCO).
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang triển khai đề án phát triển 10.000 ha ca cao phục vụ cho xuất khẩu, tạo cơ hội cho tỉnh Vĩnh Long đưa ca cao trở thành một nông sản hàng hóa xuất khẩu. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, nâng cao giá trị ca cao hàng hóa, ngành nghề lên men - sơ chế hạt ca cao đã và sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới.
e). Hoa cây kiểng: Trong thời gian sắp tới nhu cầu hoa kiểng lại tăng lên. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu sang Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc thông qua hệ thống các công ty, đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh.
f). Sản phẩm chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ
các nước phát triển sang các nước đang phát triển; từ các nước phương tây sang các nước Châu Á Thái Bình Dương. Nhu cầu tiêu thụ thịt, ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, ước tính tiêu thụ thực phẩm tăng 7,8%/năm, đồng thời nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi như: ngô, ngũ cốc sẽ tăng cao ảnh hướng đến giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ thịt của Việt Nam tăng 7,8%/năm. Đồng thời công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh đòi hỏi phải có khối lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao.
- Theo tổ chức FAO, hiện nay trên thế giới bình quân 4,7 người thì có một con bò (bình quân đầu người 5,5kg). Tại Việt Nam bình quân 15,5 người mới có một con bò và thịt bò hơi bình quân đầu người là 1,7 kg/năm, tổng sản lượng thịt bò chỉ chiếm chiếm 5% tổng sản lượng thịt của cả nước, hàng năm nước ta phải nhập thịt bò chất lượng cao từ nước ngoài về đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và du lịch. Trong thời gian tới thịt bò có thị trường tiêu thụ ngày càng cao.
- Hiện nay chăn nuôi gà và gia cầm nói chung chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trên khu vực và trên Thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng mới đạt 3,8 - 4,2kg, sản lượng trứng đạt 48 - 50 quả/người/năm (tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4kg thịt, Hoa Kỳ 28kg thịt/người/năm). Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ... Đó là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp tới.
Trang - Sản phẩm thịt trứng vịt chủ yếu tiêu thụ trong nước. Trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm ở nước ta, hàng năm ta xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch một khối lượng nhỏ trứng vịt muối và lông vũ sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan.