TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 143 - 148)

Sau khi quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 được UBND Tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện như sau:

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Cơ quan chủ trì dự án lập quy hoạch ngành nghề cũng sẽ là cơ quan được UBND tỉnh Vĩnh Long giao tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó Chi cục Phát triển Nông thôn có chức năng thường trực theo phân cấp quản lý ngành dọc.

− Trên cơ sở nội dung của phương án được duyệt tiến hành xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm theo tiến độ thực hiện với từng ngành nghề, cụ thể hóa chỉ tiêu kế hoạch cho các huyện, thị.

− Tiến hành xây dựng và đề xuất với UBND Tỉnh việc áp dụng chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo chương II Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư 113/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính sát với thực tế ngành nghề nông thôn Vĩnh Long, chính sách của UBND Tỉnh ban hành tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.

− Chủ động phối hợp với Sở Công thương, UBND các huyện - thị xã tiến hành lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ làng nghề kịp thời đúng tiến độ.

− Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất dành cho hoạt động ngành nghề nông thôn.

− Xây dựng kế hoạch chi tiết về: truyền nghề, dạy nghề, bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lý ngành nghề nông thôn cho các cơ sở và HTX, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng là ngành nghề nông thôn ưu tiên phát triển ở tỉnh Vĩnh Long. Hướng dẫn cơ sở ngành nghề đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa, tổ chức tham gia hội chợ triển lãm cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

− Chi cục Phát triển Nông thôn phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản tiến hành xây dựng một số mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - công nghệ về chế biến nông thủy sản, đan đát, đan kết tết bện, sơ chế bảo quản rau quả theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

− Chi cục PTNT phối hợp với UBND các huyện, thành phố tuyên truyền vận động và hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng các tổ chức kinh tế, tổ hợp tác đối với phát triển NNNT. − Sở Nông nghiệp - PTNT chủ động giao cho các cơ quan trực thuộc sở cũng

như phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho ngành nghề nông thôn.

− Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Công thương và UBND huyện, xã lập thủ tục công nhận nghề - làng nghề truyền thống và làng nghề nông thôn trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.

Trang − Hàng năm phải cập nhật các thông tin và kết quả thực hiện quy hoạch, từ đó kịp

thời đề xuất với UBND tỉnh những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung sát với thực tế, đồng thời xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết khi UBND tỉnh có yêu cầu.

Các sở ngành có liên quan đến tổ chức thực hiện quy hoạch NNNT:

Sở Công thương: mà trực tiếp là Trung tâm Khuyến công theo đúng chức năng

tổ chức thật tốt các hợp phần khuyến công theo Chỉ thị số 16/2004/CT-BCN và Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT-BTC-BCT. Triển khai thực hiện chương trình khuyến công quốc gia 2008 - 2012.

− Trung tâm Khuyến công phối hợp với Chi cục Phát triển Nông thôn và các địa phương xây dựng, trình duyệt và triển khai chương trình, đề án hỗ trợ phát triển làng nghề.

− Khuyến khích tạo điều kiện cho Trung tâm khuyến công làm tốt chức năng cầu nối giữa chủ trương với thực tiễn sản xuất, giữa sản xuất với nơi tiêu thụ.

− Dành kinh phí nghiên cứu khoa học thỏa đáng cho Trung tâm Khuyến công nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài cần thiết cho phát triển ngành nghề nông thôn (về đổi mới công nghệ, thiết kế mẫu mã, xúc tiến thương mại....). − Sở Khoa học và Công nghệ: Khẩn trương hướng dẫn các cơ sở xây dựng

thương hiệu cho các sản phẩm truyền thống qua đó làm thương hiệu cho các sản phẩm ngành nghề khác. Đồng thời hướng dẫn các cơ sở, HTX, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn nhất là nghề truyền thống lập hồ sơ đăng ký công nhận xuất xứ hàng hóa trình với các cơ quan chức năng.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Bố trí đủ quỹ đất cho phát triển ngành nghề nông

thôn, đồng thời hướng dẫn và giám sát việc xây dựng hệ thống công trình xử lý môi trường. Tiến hành những biện pháp cần thiết khi phát hiện vi phạm nhằm thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn một cách bền vững. Chỉ đạo, hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn lập hồ sơ để được hưởng chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước đối với một số mô hình xử lý môi trường theo quy định. − Sở Lao động và Thương binh Xã hội: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT,

UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và chỉ đạo các cơ sở dạy nghề do Sở quản lý tiếp nhận đào tạo nghề cho số lao động cần được đào tạo theo các dự án với chất lượng cao.

Liên minh HTX tỉnh Vĩnh Long: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và

PTNT, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn trong việc tham gia hội chợ triển lãm, tham gia học tập và xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo chức năng nhiệm vụ được giao với Liên minh HTX Việt Nam và UBND tỉnh Vĩnh Long.

UBND các huyện, thành phố và hệ thống chính trị tại địa phương:

− UBND huyện, thành phố phải nhận thức và hiểu biết sâu sắc về các văn bản phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định 66/2006/NĐ-CP, Thông tư số 116/2006/TT-BNN, Thông tư số 113/2006/TT-BTC, Thông tư liên tịch số

Trang 125/2009/TTLT-BTC-BCT,...) để chủ động thực hiện một cách đúng đắn, nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

− Trên cơ sở quy hoạch cấp tỉnh, các huyện tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện

− UBND huyện, thành phố phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh, trước hết là Sở Nông nghiệp - PTNT, sở Công thương, Liên minh HTX,.... cùng thực hiện hợp phần do các cơ quan kể trên phụ trách về phát triển ngành nghề nông thôn triển khai trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Phối hợp với Trung tâm Khuyến công chọn, xây dựng dự án và tổ chức các mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất.

− Phối hợp với Chi cục PTNT tuyên truyền vận động xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, đồng thời UBND huyện (thành phố) ban hành quyết định thành lập HTX theo đúng luật HTX, cũng như giám sát, hỗ trợ HTX phát triển bền vững. − Chủ động hướng dẫn ấp, xã tiến hành lập hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận

nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống.

− Có kế hoạch cụ thể khôi phục và phát triển nghề - nghề truyền thống, làng nghề - làng nghề truyền thống.

− UBND xã, ấp có làng nghề chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển ngành nghề theo chỉ đạo của UBND huyện (thành phố), các sở - ngành cấp tỉnh. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn đăng ký kinh doanh và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn đúng theo quy hoạch.

− Lồng ghép các chương trình triển khai thực hiện trên địa bàn (huyện, xã...) nhằm hỗ trợ cho ngành nghề nông thôn như: xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân lực và tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,...

Các cơ sở ngành nghề nông thôn:

− Tiếp tục triển khai phát triển sản xuất những ngành nghề có những lợi thế, ưu tiên phát triển trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 đúng theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Vĩnh Long.

− Tiến hành xây dựng những hồ sơ cần thiết để được hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, xử lý môi trường, đăng ký nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, tham gia chương trình xúc tiến thương mại (tham gia hội chợ, triển lãm,...).

− Chủ động tìm hiểu và tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn các văn bản pháp quy có liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn, qua tìm hiểu mới có thể thực hiện các cơ chế chính sách một cách hiệu quả cao hơn.

− Phối hợp với các cơ quan thuộc Tỉnh, huyện - xã mà cơ sở ngành nghề đã và đang hoạt động sản xuất triển khai các dự án hoặc các hợp phần trong nội dung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

Trang − Đặc biệt các cơ sở sản xuất kinh doanh NNNT nên phát huy nội lực, mở

rộng liên kết, xây dựng mô hình kinh tế hợp tác, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tiếp cận với khoa học - công nghệ mới, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới cơ chế quản lý để sản phẩm hàng hóa của cơ sở có sức cạnh tranh cao trên thị trường, sản xuất kinh doanh của cơ sở phát triển bền vững.

Trang Phần thứ sáu

KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ SƠ BỘ XEM XÉT HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

I. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN I.1. Khái toán vốn đầu tư

− Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và các thông tư liên quan như: Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BTC-BLĐTBXH về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS về hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông; Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công; theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương pháp khái toán sơ bộ vốn đầu tư, trong khuôn khổ báo cáo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, sơ bộ khái toán vốn đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, là 860,0 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 60,0 tỷ đồng (được tính toán chi tiết ở phụ lục số 38; 39; 40 và

được tổng hợp ở bảng 65 trang sau), vốn vay và vốn tự có là 800 tỷ đồng. Phân

ra theo từng giai đoạn: giai đoạn 2011 - 2015 là 545,00 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 315,00 tỷ đồng (xem bảng 65 và bảng 66 trang sau ).

− Vốn hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách tuy không lớn nhưng có vai trò vô cùng quan trọng để tạo tiền đề cho phát triển các cơ sở ngành nghề, nhất là các làng nghề và các nhóm nghề đang có nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, mở mang thị trường và đổi mới công nghệ.

I.2. Giải pháp huy động vốn

- Vốn đầu tư cho phát triển ngành nghề nông thôn dự kiến sẽ được huy động từ nhiều nguồn: vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn tự có, vốn lồng ghép các chương trình (chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo việc làm theo quyết định số 120/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chương trình điện khí hóa nông thôn, chương trình khuyến công theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn số 113/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính,...); trong đó:

Trang − Nguồn vốn ngân sách tập trung hỗ trợ: Chương trình bảo tồn, phát triển làng

nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, hỗ trợ một phần hệ thống xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển vùng nguyên liệu.... Ngoài ra còn sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển nông thôn.

− Trong cơ cấu kinh phí ngân sách hỗ trợ theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngân sách trung ương hỗ trợ 1 phần trong dự toán hàng năm. Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ 70% chi phí chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống và phát triển ngành nghề mới, hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề truyền thống, 50% chi phí khoa học - công nghệ nhất là các mô hình khuyến công, 30% chi phí đào tạo nguồn nhân lực; còn lại là ngân sách địa phương đảm nhận.

− Nguồn vốn vay tín dụng: Là những khoản vốn vay để phát triển mở rộng sản xuất, đầu tư cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, thành lập cơ sở sản xuất mới,...Cần ban hành những chính sách thông thoáng về tín dụng để đảm bảo các cơ sở ngành nghề nông thôn tiếp cận được các nguồn vốn kích cầu của Chính phủ thông qua các ngân hàng. Ngoài ra, cần thiết phải thành lập quỹ tín dụng trợ giúp cho phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn của Tỉnh.

− Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn dân: Đây là nguồn vốn tự có của người sản xuất, vốn đầu tư trực tiếp để mở rộng phát triển sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc,... − Kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, đầu tư

trực tiếp của các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh vào sản xuất NNNT trên địa bàn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 143 - 148)