ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 69 - 74)

NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG

V.1. Những kết quả của ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2009

Theo niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2009 và báo cáo số 1233/BC- SCT và, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn tỉnh năm 2009 đạt là 4.693,368 tỷ đồng, trong đó công nghiệp quốc doanh đạt 271,186 tỷ đồng, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.430,820 tỷ đồng, công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.991,362 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá hiện hành) trên địa bàn tỉnh năm 2009 ước đạt là 9.800,545 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng khá cao chiếm 63,53% giá trị sản xuất công nghiệp, với giá trị sản xuất đạt 6.226,718 tỷ đồng; giá trị sản xuất nhóm công nghiệp chế biến là 9.722,810, chiếm 99,21% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

- Theo kết quả điều tra năm 2009, NNNT chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và phần lớn nằm trong nhóm công nghiệp chế biến giá trị sản xuất đạt 1.997,604 tỷ đồng, cụ thể:

 Tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh là 20,38%;

 Tỷ trọng trong giá trị sản xuất nhóm công nghiệp ngoài quốc doanh là 32,08%.  Tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp chế biến là 20,55%.

- Theo số liệu điều tra, số lượng lao động tham gia trong lĩnh vực NNNT là 48.306 người, chiếm 7,18% lao động đang làm việc và 81,85% lao động công nghiệp công nghiệp chế biến của tỉnh. Đặc biệt hoạt động NNNT ở tỉnh Vĩnh Long sử dụng số lượng lớn lao động gia đình, lao động nữ và lao động ngoài độ tuổi, cụ thể:

 Lao động gia đình tham gia NNNT, chiếm 4,40% lao động toàn tỉnh.  Lao động nữ tham gia NNNT, chiếm 3,50% lao động toàn tỉnh.

 Lao động ngoài độ tuổi tham gia NNNT, chiếm 0,54% lao động toàn tỉnh. Như vậy, hoạt động NNNT đã sử dụng lao động đạt hiệu quả khá cao, đặc biệt là tận dụng lao động gia đình, lao động nữ, lao động ngoài độ tuổi, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ và đóng góp rất có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Long.

Trang - Tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ (đất sét, cát sông, lát, dừa, lúa gạo, trái cây,...), tạo ra sản phẩm hàng hóa làm tăng giá trị nguyên liệu, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long.

- Năm 2009 ngành nghề nông thông đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh khoảng 2 4 triệu USD (kể cả sản phẩm của ngành nghề nông thôn trực tiếp và tham gia sản xuất), chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (275,8 triệu USD).

V.2. Hiệu quả và vai trò của NNNT tỉnh Vĩnh Long V.2.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Tuy vẫn còn một số khó khăn nhất định về thị trường, công nghệ, giá cả, nhưng nhìn chung NNNT đã đóng góp vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, góp phần ổn định đời sống của người dân nông thôn.

Các sản phẩm NNNT trong những năm qua phát triển khá ổn định, nếu khắc phục được những hạn chế của một số ngành hàng đang gặp khó khăn (nhất là về thị trường, lao động, ô nhiễm môi trường) và phát triển thêm một số ngành nghề mới có khả năng phát triển ở Vĩnh Long chắc chắn NNNT trong những năm tới sẽ phát triển mạnh và đóng vai trò đáng kể trong nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn.

V.2.2. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập

Nhìn chung trên địa bàn tỉnh, hoặc từng huyện vai trò của phát triển NNNT chưa cao, hiệu quả chưa rõ nét. Nhưng trong phạm vi cụ thể các xã hoặc các thôn, ấp có NNNT phát triển thì hiệu quả giải quyết việc làm gắn với tăng thu nhập là rất lớn.

Theo kết quả điều tra, bình quân mỗi cơ sở (hoặc mỗi hộ) sử dụng hơn 3 lao động, ngoại trừ 1 hợp tác xã dịch vụ mua bán khoai lang 64 lao động, nghề sử dụng lao động nhiều nhất là sản xuất gốm gần 35 lao động/cơ sở, sản xuất gạch trên 9 lao động/cơ sở, sấy và đóng giỏ nhãn hơn 7 lao động/cơ sở, kế đến là sản xuất cải chua 5,7 lao động/cơ sở,…

Một số nghề nghề do tính chất đặc thù tận dụng lao động gia đình nên số lao động trên mỗi cơ sở thấp từ 1 - 4 lao động như các nghề đan lục bình, se lõi lát, se xơ tơ dừa, dệt chiếu, chằm nón lá, kết hạt cườm, chằm lá lợp nhà, nấu rượu, se nhang, làm cốm dẹp, làm đậu hũ ky, cây cảnh (mai vàng),....

Tuy tỷ lệ lao động tham gia trong lĩnh vực NNNT so với tổng lao động xã hội toàn tỉnh không lớn, nhưng có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm cho người dân nông thôn, đối tượng mà không thể tham gia vào các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp khác do hạn chế về trình độ chuyên môn, tuổi tác, điều kiện văn hóa, gia đình,...

Vĩnh Long có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng GTSL ngành nghề nông thôn là rất nhỏ, nhưng nó có đóng góp đáng kể vào kinh tế và đời sống dân cư

Trang nông thôn, đặc biệt là giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Theo số liệu điều tra thu nhập bình quân 1 lao động làm nghề gần tương đương với thu nhập 01 công nhân trong các khu công nghiệp sau khi trừ tất cả các chi phí, bởi lợi thế của lao động NNNT là họ sản xuất ngay tại gia đình không phải tốn các chi phí liên quan, mặt khác còn được tận dụng thời gian làm công việc nội trợ, công việc gia đình.

Qua phân tích kết quả điều tra, thì thu nhập của một hộ nông thôn tham gia NNNT cao hơn giá trị thu nhập từ sản xuất lúa. Chính vì vậy, có thể nói thu nhập do tham gia NNNT là nguồn thu nhập phụ dần dần trở thành nguồn thu nhập chính của nông hộ, do đó nếu giải quyết tốt thị trường, nguyên liệu, vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho sản xuất NNNT thì thu nhập của người làm nghề sẽ được nâng cao, khả năng đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn.

Thu nhập bình quân của lao động ngành nghề từ 1.300.000 đồng/tháng, nghề có thu nhập cao nhất là nghề sấy nhãn thu nhập đạt 3.000.000 đồng/tháng, nghề gốm từ 1.500.000 - 2.700.000 đồng/tháng tùy theo từng công đoạn và trình độ của lao động, nghề sản xuất nước mắm thu nhập khá cao 2.589.000 đồng/tháng, tuy nhiên đòi hỏi lao động phải có kinh nghiệm.

Nhóm ngành có thu nhập lớn hơn 2.000.000 đồng/tháng gồm sản xuất cốm dẹp, làm đậu hũ ky, dịch vụ mua bán khoai lang, xay xát,... Nhóm nghề có thu nhập từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng/tháng gồm: làm dưa cải chua, tương chao, sản xuất nhang, cưa xẻ gỗ, mộc gia dụng, may mặc, nấu rượu, bánh tráng giấy, sản xuất cây cảnh (mai vàng), đan đát. Nhóm nghề có thu nhập từ 1.000.000 trở xuống gồm các nhóm nghề còn lại như se lõi lát, se tơ xơ dừa, đan lục bình, chằm nón lá, chằm lá lợp nhà, kết cườm, tương chao, đậu hũ,...

Mức thu nhập trên chỉ mang tính bình quân, thu nhập bình quân hàng năm của lao động làm nghề còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu. Tuy từng nhóm nghề có mức thu nhập khác nhau nhưng vai trò, khả năng đóng góp tùy vào từng nghề đặc thù, chẳng hạn nghề có thu nhập thấp dưới 1.000.000 đồng/tháng như nghề se lõi lát, dệt chiếu, đan lục bình, se xơ tơ dừa, chằm nón lá, chằm lá lợp nhà,… sử dụng rất nhiều lao động gia đình và lao động nữ, nguồn thu này đóng góp đáng kể vào thu nhập gia đình ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

V.2.3. Sử dụng hợp lý và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên

Phát triển NNNT sẽ giúp sử dụng hợp lý và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên. Vĩnh Long là “thủ phủ” gốm đất nung của vùng ĐBSCL, tận dụng rất hiệu quả nguồn nguyên liệu sét, cát sông của tỉnh và các tỉnh lân cận; việc khai thác sét còn góp phần tăng diện tích tưới tự chảy cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp sau khi khai thác. Một số ngành nghề như se lõi lát, se xơ tơ dừa, đan lục bình, đan đát, sản xuất nấm rơm, gây trồng kinh doanh sinh vật cảnh,… sử dụng các nguyên liệu gần như phụ phẩm từ tre trúc, lục bình, dây chuối, cói lát, rơm,… để tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội. Các ngành nghề chế biến nông sản điển hình nghề làm bánh tráng giấy, bánh tráng nem, sản xuất cốm dẹp, đậu hũ ky, sản xuất dưa cải, tương chao, góp phần nâng cao chất lượng, đa đạng hóa sản phẩm, thể hiện

Trang bản sắc văn hóa vùng miền một cách rõ nét và phong phú. Các ngành nghề đồ gỗ mộc gia dụng, dệt may, cơ khí sửa chữa,... tạo ra các sản phẩm để phục vụ nhu cầu của con người, nâng cao giá trị các nguồn nguyên liệu.

Qua tính toán sơ bộ, giá trị nguyên liệu sau khi chế biến thành phẩm tăng lên so với giá trị nguyên liệu thô, cụ thể như sau: (xem bảng 21 trang sau và phụ lục số 18)

+ Sét sản xuất gạch ống, ngói : 4 lần + Sét sản xuất gạch tàu : 12 lần + Sét sản xuất gốm đất nung : 51 lần + Cát sông trong sản xuất gốm đất nung : 100 lần + Lá dừa nước chằm lá lợp nhà : 2,5 lần + Cải bẹ xanh làm cải chua : 2,5 lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Rơm làm nấm : 4 lần

+ Tre, tầm vông phục vụ đan đát : 3 lần

+ Lát se lõi : 2,3 lần

+ Lát dệt chiếu : 3,1 lần

+ Xơ tơ dừa : 2,2 lần

+ Lục bình, để đan đĩa, thảm lục bình : 2,4 lần + Bột gạo làm bánh tráng, bún - hủ tíu,… : 1,8 - 2 lần + Sấy nhãn thành phẩm giá trị nhãn tăng gấp : 3 lần + Gỗ để sản xuất đồ mộc gia dụng tăng : 5 - 10 lần + Gỗ để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tăng gấp : 40 - 95 lần

V.2.4. Hỗ trợ phát triển dịch vụ du lịch

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đã có bước phát triển rõ rệt trong thời gian qua cả về số lượng và chất lượng các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ trợ trong các cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được nâng cấp, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong ngành cũng được quan tâm hướng tới tính chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế, góp phần tích cực tạo nên sức hấp dẫn chung của du lịch Việt Nam.

Các điểm, tour du lịch thường gắn liền và thổi hồn vào các sản phẩm NNNT, đặc biệt là các mặt hàng gốm - gạch, cốm dẹp, đậu hũ ky, chằm nón lá, chằm lá lợp nhà, đan đát, bánh tráng nem, bánh tráng giấy, cây cảnh mai vàng, đan lục bình, se lõi lát, đóng giỏ nhãn,... Như vậy, NNNT phát triển sẽ làm đa dạng hóa loại hình du lịch, các điểm tham quan sản xuất, phòng trưng bày sản phẩm truyền thống, mở rộng các tour du lịch, tạo sức hút để kêu gọi và giữ chân

Trang khách du lịch. Mặt khác, với những mặt hàng lưu niệm phong phú sẽ làm tăng thêm chất lượng của tour du lịch, đồng thời đó cũng là những cơ hội lớn để quảng bá cho ngành du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề.

Tỉnh Vĩnh Long rất có lợi thế trong phát triển ngành du lịch, do vị trí của tỉnh nằm theo trục giao thông Quốc lộ IA, hệ thống giao thông bộ của tỉnh ngày càng được quan tâm xây dựng, nâng cấp và mở rộng. Đồng thời, ngành du lịch Vĩnh Long đã khai thác điều kiện tự nhiên của địa phương như cảnh quan sông nước của khu vực nông thôn, sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn, các món ăn chế biến dân dã, khai thác hình thức và hoạt động sản xuất của một số làng nghề truyền thống, khai thác về văn hóa lịch sử nhằm thu hút, hấp dẫn du khách để phục vụ cho hoạt động của ngành. Đặc biệt, với loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch sinh thái miệt vườn trong thời gian qua đã thu hút một lượng lớn du khách quốc tế, du khách trong nước đến tham quan, từ đó đã góp phần rất lớn trong việc kích thích các hoạt động dịch vụ khác phát triển (các làng nghề truyền thống với hoạt động sản xuất bánh tráng nem, cốm dẹp, chằm nón lá, dệt chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ,…), cho đến nay tỉnh có hơn 20 điểm du lịch sinh thái vườn được quy hoạch theo chương trình phát triển du lịch, tập trung ở 4 huyện Long Hồ, Bình Minh, Vũng Liêm và Trà Ôn với tổng diện tích là 70ha.

Khu vực chợ nổi trên sông ở Thị trấn Trà Ôn - huyện Trà Ôn, là nét đặc sắc, đặc trưng riêng của tỉnh Vĩnh Long và cũng là nét văn hóa lâu đời của người dân vùng sông nước ĐBSCL nói chung, là một hình thức nhóm chợ trên sông Hậu, ở đây được xem là bến hàng hóa do các tàu thuyền tự neo đậu giữa dòng để tiêu thụ, trung chuyển các loại nông sản của địa phương. Hình thức của chợ nổi còn tạo thành một đặc điểm được ngành du lịch khai thác phục vụ cho loại hình du lịch trên sông, du lịch sinh thái của tỉnh nhà.

Bảng 22: THỐNG KÊ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2005-2009

Hạng mục Năm Tốc độ tăng bình quân

2005 - 2009

2005 2006 2007 2008 2009

Tổng lượt khách 250.000 370.000 455.000 570.000 630.000 1,24

Quốc tế 85.000 100.000 140.000 200.000 180.000 1,16 Nội địa 165.000 270.000 315.000 370.000 450.000 1,28

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, năm 2009

Ghi chú: Tổng lượt khách tăng 24%/năm; khách quốc tế tăng 16%/năm; khách nội địa tăng 28%/năm.

Hoạt động phát triển du lịch tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương… Đó là hệ quả tác động kinh tế - xã hội tích cực của du lịch đến môi trường. Trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy nếu môi trường khu vực có sự suy giảm chất lượng sẽ dẫn đến sức hút của hoạt động du lịch sẽ giảm sút.

Trang Tỉnh Vĩnh Long đã và đang tập trung phát triển du lịch theo hướng kết hợp du lịch sinh thái miệt vườn với du lịch làng nghề, xây dựng các khu du lịch trọng điểm, phát triển các điểm du lịch làng nghề, nghề truyền thống, du lịch vườn sinh thái ở các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản,…Vì vậy, phát triển ngành nghề truyền thống cũng như một số ngành nghề mới chắc chắn sẽ thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 69 - 74)