PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 27 - 69)

NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2009

Căn cứ tiêu chí về NNNT theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, kết quả điều tra thu thập thông tin về NNNT 2009 (điều tra 03/2010) đến 846 ấp (làng, thôn) trên địa bàn tỉnh, kết hợp với kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế sự nghiệp của của các huyện (thành phố); số liệu về số lượng cơ sở, lao động tiểu thủ công nghiệp cũng như thực trạng phát triển các làng nghề nông thôn năm 2009 của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện có khoảng 07 nhóm ngành nghề chính, với 60 nghề nông thôn khác nhau. Theo hướng dẫn của Thông tư số 116/2006/TT-BNN, kết quả tổng hợp còn lại 40 loại ngành nghề chi tiết với 7 nhóm chính: (xem chi tiết từ phụ lục 5 đến phụ lục 13 )

Bảng 7: HIỆN TRẠNG CÁC NHÓM NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2009 Ngành nghề Số cơ sở (Cơ sở) sản lượng Giá trị

(Triệu đồng) Thu nhập của LĐ /tháng (Triệu đồng) Thu nhập của LĐ/ngày (Ngàn đồng) TỔNG SỐ 15.617 1.997.604 1,312 43,741

I. Nhóm ngành CB, BQ nông, lâm, thuỷ sản 3.759 344.060 1,316 43,850

II. Nhóm ngành SXVLXD, đồ gỗ, gốm sứ, CK nhỏ,.. 8.782 1.301.700 1,229 40,953

III. Nhóm ngành Xử lý, CB NVL phục vụ SX NNNT 74 13.027 1,712 57,051

IV. Nhóm ngành SX hàng thủ công mỹ nghệ 271 4.662 0,521 17,359

V. Nhóm ngành Gây trồng và KD sinh vật cảnh 185 9.234 1,400 46,651

VI. Nhóm XD, VT nội bộ xã, DV phục vụ SX NNNT 2.487 323.171 2,038 67,919

VII. Đào tạo nghề; KD trong lĩnh vực NNNT 59 1.750 0,972 32,406

Nguồn : - Tổng hợp kết quả điều tra NNNT của các Xã, Phường, Thị trấn tỉnh Vĩnh Long (12/2009). - Kết quả điều tra CSKT của các Huyện, Tp. Vĩnh Long (năm 2007) và cập nhật bổ sung năm 2009.

Số cơ sở NNNT toàn tỉnh là 15.617 cơ sở, chiếm 5,77% số hộ và 6,98% số hộ nông thôn trên toàn tỉnh. Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm,…chiếm ưu thế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với 8.782 cơ sở, chiếm 56,24% số cơ sở NNNT trên toàn tỉnh, xếp thứ hai là nhóm ngành chế biến, bảo quản nông sản 3.759 cơ sở (chiếm 24,07%) và nhóm tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực NNNT có tỷ lệ thấp nhất chiếm 0,38% với 59 cơ sở, chủ yếu là dạy và truyền nghề cho lao động hoạt động trong nhóm chế biến bảo quản nông - lâm - thủy sản và nhóm nghề thủ công mỹ nghệ.

Bảng 8: PHÂN BỐ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN THEO HUYỆN - THÀNH PHỐ NĂM 2009

HUYỆN - THÀNH PHỐ Số cơ sở Tỷ lệ Giá trị sản lượng Tỷ lệ Số lao động Tỷ lệ

(Cơ sở) (%) (Triệu đồng) (%) (Lao động) (%)

TỔNG CỘNG 15.617 100,00 1.997.604 100,00 48.306 100,00

1. Tp. Vĩnh Long 1.961 12,55 214.481 10,74 4.536 9,39

2. Huyện Long Hồ 1.927 12,34 221.059 11,07 5.485 11,36

3. Huyện Mang Thít 2.636 16,88 1.013.541 50,74 18.575 38,45

4. Huyện Vũng Liêm 3.299 21,13 149.346 7,48 6.199 12,83

5. Huyện Tam Bình 2.873 18,40 131.142 6,56 6.577 13,62

6. Huyện Trà Ôn 1.324 8,48 96.938 4,85 2.912 6,03

7. Huyện Bình Minh 930 5,95 100.493 5,03 2.072 4,29

8. Huyện Bình Tân 668 4,28 70.604 3,53 1.949 4,04

Nguồn : - Tổng hợp kết quả điều tra NNNT của các Xã, Phường, Thị trấn tỉnh Vĩnh Long (12/2009). - Kết quả điều tra CSKT của các Huyện, Tp. Vĩnh Long (năm 2007) và cập nhật bổ sung năm 2009.

Giá trị sản lượng (GTSL) ngành nghề nông thôn đạt 1.997,604 tỷ đồng, ngành nghề chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm,…GTSL đạt 1.301,7 tỷ đồng, chiếm 65,16% tổng GTSL ngành nghề nông thôn toàn tỉnh; trong đó sản xuất gạch chiếm 37,36% tổng GTSL ngành nghề nông thôn toàn tỉnh và chiếm 57,33% GTSL nhóm ngành nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm. Gốm đất nung là một trong những sản phẩm nổi tiếng của Vĩnh

Long; GTSL năm 2009 đạt 244,316 tỷ đồng chiếm 18,77% GTSL nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gốm, mây tre đan và chiếm 12,23% GTSL ngành nghề nông thôn toàn tỉnh. Qua đó cho thấy nghề sản xuất gạch ngói là thế mạnh của tỉnh, với nguyên liệu sét tại chỗ, có chất lượng tốt, trữ lượng lớn thời gian khai thác dài nếu có biện pháp quy hoạch quản lý hiệu quả. GTSL ngành nghề nông thôn bình quân trên mỗi cơ sở toàn tỉnh là 127,9 triệu đồng/cơ sở.

Số lao động tham gia hoạt động trong NNNT là 48.306 lao động, lao động trong nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, gốm, mây tre đan chiếm tỷ lệ cao nhất 64,59% với 31.200 lao động. Đặc thù NNNT tỉnh Vĩnh Long sử dụng số lượng lớn lao động nữ, lao động gia đình và lao động ngoài độ tuổi cụ thể: lao động gia đình 29.524 lao động (chiếm 61,12%), lao động nữ chiếm (47,99%) với 23.182 lao động, lao động ngoài độ tuổi 3.501 lao động (chiếm 7,25% lao động NNNT và chiếm 12,49% số lao động ngoài độ tuổi nhưng thực tế có tham gia lao động của tỉnh). Qua đó cho thấy NNNT đã giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động nông nhàn, tận dụng lao động gia đình, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân khu vực nông thôn. Số lao động bình quân mỗi cơ sở là 3,1 lao động/cơ sở. GTSL bình quân mỗi lao động đạt 41,4 triệu đồng/lao động.

Bảng 9: HIỆN TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN NĂM 2009

Ngành nghề lao động Tổng số (Người) Lao động ngoài độ tuổi (Người) Lao động nữ (Người) Lao động gia đình (Người) TỔNG SỐ 48.306 3.501 23.182 29.524

I. Nhóm ngành CB, BQ nông, lâm, thủy sản 9.371 682 4.218 7.793

II. Nhóm ngành SXVLXD, đồ gỗ, gốm, CK nhỏ,… 31.200 2.148 17.110 16.644

III. Nhóm ngành Xử lý, CB NVL phục vụ SX NNNT 222 8 63 142

IV. Nhóm ngành SX hàng thủ công mỹ nghệ 373 14 262 354

V. Nhóm ngành Gây trồng và KD sinh vật cảnh 496 346 305 490

VI. Nhóm XD, VT nội bộ xã, DV phục vụ SX NNNT 6.494 303 1.074 3.951

VII. Đào tạo nghề; KD trong lĩnh vực NNNT 150 - 150 150

Nguồn : - Tổng hợp kết quả điều tra NNNT của các Xã, Phường, Thị trấn tỉnh Vĩnh Long (12/2009). - Kết quả điều tra CSKT của các Huyện, Tp. Vĩnh Long (năm 2007) và cập nhật bổ sung năm 2009.

Trình độ chuyên môn của lao động NNNT của tỉnh chưa cao: trình độ thạc sỹ chỉ có 3 lao động chủ yếu hoạt động ngành gốm đất nung và chế biến nông sản, trình độ đại học có 70 lao động, trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp 376 lao động, đã qua các lớp dạy nghề ngắn hạn 170 lao động và lao động chưa qua đào tạo có số lượng lớn nhất 47.687 lao động (chiếm 98,72%). Điều này cho thấy, một số NNNT ở Vĩnh Long đơn giản, dễ làm và dễ truyền nghề cho nhau, tận dụng số lượng lớn lao động nông nhàn. Đặc biệt, lao động chưa qua đào tạo trong ngành gốm còn cao, chiếm 96,98% tổng số lao động hoạt động trong ngành gốm; do vậy cần có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề trong thời gian tới, đặc biệt là lao động trong khâu: in, su, lau phèn,…(xem phụ lục 14)

Trình độ quản lý của chủ cơ sở ngành nghề, cụ thể: sau đại học 1 người, đại học 62 người, cao đẳng 43 người, trung học chuyên nghiệp 231 người, đã qua lớp dạy nghề 229 người, chưa qua đào tạo 15.051 người (chiếm 96,38%). Trình độ chuyên môn chủ cơ sở còn thấp sẽ gây khó khăn trong việc xây dựng quy chế hoạt động cho từng làng nghề, vì vậy trong thời gian tới địa phương cần tuyên truyền vận động, đào tạo trình độ quản lý cho các chủ cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng quy chế tại các làng nghề, có như vậy thì làng nghề mới tồn tại và phát triển bền vững. (xem phụ lục số 15)

Phần lớn các cơ sở NNNT ở tỉnh Vĩnh Long nằm trong đối tượng không phải đăng ký kinh doanh 10.153 cơ sở chiếm 65,01% cơ sở NNNT toàn tỉnh. Tình hình đăng ký kinh doanh trong nhóm các cơ sở phải đăng ký kinh doanh đạt 68,81% với 3.760 cơ sở. (xem phụ lục 16)

Loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh: hộ kinh doanh cá các thể là chủ yếu với 15.492 hộ (chiếm 99,20% số cơ sở hoạt động NNNT), GTSL đạt 1.748,4 tỷ dồng; Doanh nghiệp: 117 doanh nghiệp (chiếm 0,75%) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gạch, ngói, GTSL đạt 271,9 tỷ đồng; Hợp tác xã, Tổ hợp tác là loại hình chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 0,05%) với 8 cơ sở, GTSL đạt thấp nhất 1,5 tỷ đồng. Như vậy, hoạt động NNNT chủ yếu tập trung ở hộ gia đình, đó là một thực tế đặc thù thể hiện sự gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với hoạt động ngành nghề, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ tại địa bàn nông thôn của tỉnh Vĩnh Long.

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng cho đầu vào của sản xuất làng nghề, NNNT. Để nâng cao hiệu quả và chủ động nguồn nguyên liệu sử dụng với chi phí thấp nhất, đa số các cơ sở NNNT tỉnh Vĩnh Long sử dụng nguyên liệu tại chỗ như khai thác đất sét để sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ xuất khẩu, phát triển vùng nguyên liệu lát, các loại dây chuối, lục bình, tre,… để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, các vùng rau đậu và chăn nuôi để chế biến thủy sản và chế biến lương thực - thực phẩm. Có thể nói việc phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ tạo điều kiện cho các ngành nghề trong các làng nghề phát triển ổn định và chủ động với chi phí thấp vì không tốn phí vận chuyển. Đó cũng là một lợi thế quan trọng cho các làng nghề nếu nắm bắt cơ hội và khai thác đúng thời cơ.

- Ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chủ yếu tập trung ở 3 huyện: Vũng Liêm 3.299 cơ sở (21,13%), Tam Bình 2.873 cơ sở (18,40%, Mang Thít 2.636 cơ sở (16,88%).

- Giá trị sản lượng NNNT ở huyện Mang Thít đạt 1.013,541 tỷ đồng chiếm 50,74% giá trị sản lượng NNNT toàn tỉnh, vì nơi đây là thủ phủ gạch - gốm của tỉnh Vĩnh Long có GTSL lớn và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long.

- Lao động tham gia ngành nghề cũng tập trung chủ yếu ở 3 ngành gạch - gốm, đan lục bình, se lõi lát và dệt chiếu, qua đó thấy rõ sự phân bố lao động theo địa bàn huyện như sau: huyện Mang Thít 18.575 lao động (38,45%), huyện Tam Bình 6.577 lao động (13,62%), huyện Vũng Liêm 6.199 lao động (12,83%) và huyện có số lao động tham gia NNNT, thấp nhất là huyện Bình Tân 1.949 lao động (4,04%).

Để thấy rõ đặc trưng trong hoạt động sản xuất NNNT ở tỉnh Vĩnh Long, các nhóm ngành nghề sẽ được phân tích theo thứ tự, nhóm ngành chiếm tỷ trọng từ cao xuống thấp.

III.1. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, cơ khí nhỏ (xem chi tiết từ phụ lục 5 đến phụ lục 13 )

Đây là nhóm ngành chiếm ưu thế nhất về cả ba chỉ tiêu: số cơ sở 8.782 cơ sở, GTSL 1.301,7 tỷ đồng và lao động 31.200 lao động.

Cơ sở sản xuất của nhóm ngành này phân bố đều ở các huyện - thành phố, tuy nhiên chỉ tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Vũng Liêm 2.245 cơ sở (25,56%), Mang Thít 1.816 cơ sở (20,68%), Tam Bình 1.771 cơ sở (20,17%).

GTSL nhóm ngành này phần lớn thuộc nghề sản xuất gạch - gốm, hai nghề này tạo ra GTSL đạt 990,574 tỷ đồng, chiếm 76,10% GTSL của cả nhóm và GTSL tập trung chủ yếu ở huyện Mang Thít 910,309 tỷ đồng, chiếm 69,93% GTSL cả nhóm, bởi đây là vùng gốm đất nung đặc trưng nổi tiếng của Vĩnh Long.

Lao động tham gia nhóm ngành nghề này phần lớn tập trung ở huyện Mang Thít 16.201 lao động (51,93% lao động của cả nhóm) và được phân bố chủ yếu ở nghề gạch - gốm với 16.774 lao động, chiếm (53,76% lao động của cả nhóm).

Bảng 10: HIỆN TRẠNG NHÓM NGÀNH SXVLXD, ĐỒ GỖ, MÂY TRE ĐAN, GỐM SỨ, DỆT MAY, CƠ KHÍ NHỎ NĂM 2009

Ngành nghề Số cơ sở (Cơ sở) Giá trị sản lượng (Triệu đồng) Tổng số lao động (Người) Trong đó GTSL /cơ sở (Triệu đồng) Thu nhập của LĐ /tháng (Triệu đồng) LĐ nữ (Người) LĐ gia đình (Người) TỔNG SỐ 8.782 1.301.700 31.200 17.110 16.644 148,2 1,229

1. Sản xuất gạch ngói 1.393 746.258 13.328 6.500 4.028 535,7 1,913

2. Sản xuất đồ gỗ 545 76.857 1.153 124 831 141,0 1,889

3. Nghề đan đát 401 11.993 895 498 790 29,9 0,670

4. Nghề se lõi lát 1.330 20.879 2.401 1.477 2.398 15,7 0,652

5. Nghề dệt chiếu 135 5.297 335 308 276 39,2 0,725

6. Nghề đan đĩa lục bình 2.207 28.921 4.503 3.730 4.127 13,1 0,723

7. Nghề se xơ tơ dừa 243 1.743 339 278 292 7,2 0,471

8. Nghề chằm lá lợp nhà 205 10.624 690 543 390 51,8 0,770

9. Nghề chằm nón lá 67 857 111 93 105 12,8 0,482

10. Nghề se nhang 74 16.218 175 87 167 219,2 1,622

11. Nghề sản xuất gốm 99 244.316 3.446 1.531 241 2.467,8 2,659

12. May mặc 1.405 40.743 2.227 1.745 1.896 29,0 1,372

13. Cơ khí nhỏ 678 96.994 1.597 196 1.103 143,1 2,025

Nguồn : - Tổng hợp kết quả điều tra NNNT của các Xã, Phường, Thị trấn tỉnh Vĩnh Long (12/2009). - Kết quả điều tra CSKT của các Huyện, Tp. Vĩnh Long (năm 2007) và cập nhật bổ sung năm 2009.

Bảng 11: PHÂN BỐ NHÓM NGÀNH SXVLXD, ĐỒ GỖ, MÂY TRE ĐAN, GỐM SỨ, DỆT MAY, CƠ KHÍ NHỎ PHÂN THEO HUYỆN (TP) NĂM 2009

HUYỆN, THÀNH PHỐ Số cơ sở (Cơ sở) Tỷ lệ (%) Giá trị sản lượng (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số lao động (Lao động) Tỷ lệ (%) TỔNG CỘNG 8.782 100,00 1.301.700 100,00 31.200 100,00 1. Tp. Vĩnh Long 1.180 13,44 104.111 8,00 2.708 8,68

2. Huyện Long Hồ 780 8,88 72.727 5,59 2.606 8,35

3. Huyện Mang Thít 1.816 20,68 930.669 71,50 16.201 51,93

4. Huyện Vũng Liêm 2.245 25,56 53.504 4,11 3.790 12,15

5. Huyện Tam Bình 1.771 20,17 51.341 3,94 3.868 12,40

6. Huyện Trà Ôn 383 4,36 31.020 2,38 690 2,21

7. Huyện Bình Minh 362 4,12 35.613 2,74 724 2,32

8. Huyện Bình Tân 245 2,79 22.716 1,75 613 1,96

Nguồn : - Tổng hợp kết quả điều tra NNNT của các Xã, Phường, Thị trấn tỉnh Vĩnh Long (12/2009). - Kết quả điều tra CSKT của các Huyện, Tp. Vĩnh Long (năm 2007) và cập nhật bổ sung năm 2009.

III.1.1. Nghề sản xuất gạch, ngói

- Lịch sử hình thành: vào đầu Thế kỷ XIX, một nhóm người Hoa từ Trung Quốc sang định cư tại các vùng cặp mạn sông Cổ Chiên như: Tân Hội, Tân Hòa, Sơn Đông, Đông Đức Đông, Hòa Mỹ, Hòa Long,… Nhóm người này đầu tư xây lò sản xuất gạch ngói, quy mô sản xuất thô sơ, chủ yếu sản xuất thủ công. Tổng số lò trong khu vực Nam sông Cổ Chiên trên dưới 10 lò. Vào đầu thế kỷ XX số lượng lò tăng gấp đôi, trên 20 miệng lò. Đến năm 1962, toàn tỉnh có 39 lò hoạt động sản xuất gạch ngói nung, thời kỳ từ năm 1931 - 1975 sản xuất gạch ngói khá hưng thịnh, lao động làm gạch ngói có lúc lên đến 600 - 800 người, dân gian địa phương thường gọi người Minh Hương sản xuất gạch tàu và cái tên gạch tàu gắn với nguồn gốc người Hoa. Hiện nay tỉnh Vĩnh Long là địa phương sản xuất gạch lớn nhất vùng ĐBSCL.

- Kết quả điều tra năm 2009:

+ Số cơ sở: Số cơ sở sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là 1.393 cơ sở, tập trung chủ yếu ở huyện Mang Thít 1.326 cơ sở (chiếm 95,19% số cơ sở gạch ngói toàn tỉnh).

+ Sản lượng gạch: Năm 2000 là 463,53 triệu viên đến năm 2009 đã tăng lên

579,12 triệu viên tăng 115,59 triệu viên, bình quân tăng 1 năm 12,84 triệu viên.

+ Giá trị sản lượng: Đạt 746,258 tỷ đồng, chiếm 37,36% GTSL ngành nghề nông thôn; GTSL bình quân 535,7 triệu đồng/cơ sở.

+ Lao động: Thu hút lực lượng lao động khá lớn 13.328 lao động, chiếm 27,59% lao động tham gia NNNT. Lao động bình quân 9,6 lao động/cơ sở.

+ Thu nhập bình quân và giải quyết việc làm: Giải quyết được số lượng lớn lao động nông thôn, thu nhập của lao động từ 1.500.000 - 2.000.000 đồng/người/tháng.

+ Khả năng gắn kết với du lịch: Cùng với nghề sản xuất gốm tạo nên sản phẩm đặc trưng hỗ trợ cho loại hình du lịch làng nghề phát triển.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 27 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)