QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NNNT TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 99 - 127)

II.1. Xu thế phát triển các loại ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long

- Để phân tích xu thế phát triển các loại ngành nghề nông thôn, dựa trên các tiêu chí chính:

 Mức độ thuận lợi về thị trường.  Nguồn nguyên liệu.

 Khả năng tạo việc làm cho lao động nông thôn.  Khả năng cạnh tranh trên thị trường.

 Mức độ ô nhiễm môi trường và khả năng xử lý.

- Xu thế phát triển các loại ngành nghề nông thôn được phân thành 03 nhóm:  Nhóm ngành nghề phát triển với tốc độ cao: Đây là nhóm có điều kiện thuận

lợi về thị trường, nguồn nguyên liệu tại chỗ với lợi thế cạnh tranh cao, sử dụng nhiều lao động thủ công (lao động nữ và lao động gia đình). Sản phẩm làm ra không bị cạnh tranh bởi hàng công nghiệp, lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng áp dụng tiến bộ công nghệ trong xử lý môi trường.  Nhóm ngành nghề phát triển với tốc độ trung bình: Thị trường tiêu thụ ở

mức độ khá, nguyên liệu tại chỗ đáp ứng tương đối; phát triển theo quan điểm vừa bảo tồn nghề truyền thống vừa gắn kết hỗ trợ loại hình du lịch sinh thái - làng nghề, các cơ sở có khả năng xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường.  Nhóm ngành nghề phát triển với tốc độ thấp: Thị trường đáp ứng theo nhu cầu

Trang trên quan điểm kết hợp du lịch sinh thái làng nghề, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề; thân thiện và ít gây ảnh hưởng môi trường, bị cạnh tranh mạnh từ các sản phẩm cùng loại, cùng công dụng sản xuất bằng công nghiệp. Kết quả phân tích theo phương pháp SWOT (tổng hợp chi tiết ở phụ lục 19), đã tổng hợp các loại ngành nghề theo xu thế phát triển như sau:

Nhóm ngành nghề có khả năng Phát triển với tốc độ cao

Nhóm ngành nghề có khả năng phát triển với tốc độ trung bình

Nhóm ngành nghề có khả năng PT với tốc độ thấp

1 Se lõi lát 1 Bánh, bún 1 Sản xuất nước mắm

2 Dệt chiếu 2 Sơ chế ca cao 2 Sản xuất tương, chao

3 Đan lục bình 3 Chưng cất rượu 3 Sản xuất cốm dẹp

4 Sản xuất gạch ngói 4 Sấy nhãn và đóng giỏ nhãn 4 May mặc

5 Sản xuất gốm đất nung 5 Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 5 Đan đát

6 Gây trồng và KD sinh vật cảnh 6 Cơ khí nhỏ 6 Chằm nón lá

7 Sản xuất bánh tráng nem 7 CB các SP từ thịt (chăn nuôi) 7 Chằm lá lợp nhà

8 Se tơ xơ dừa 8 Dịch vụ mua bán khoai lang 8 Xử lý NL phục vụ NNNT

9 Sản xuất dưa cải chua 9 Xay xát 9 Cưa sẽ gỗ

10 Làm đậu hũ ky 10 Sản xuất nhang

11 Trồng và sơ chế nấm rơm 11 Sản xuất đậu hũ

12 Các dịch vụ nông thôn 12 Sản xuất bột thô

13 Sản xuất bánh tráng giấy 13 Sản xuất đồ gỗ (mộc gia dụng)

14 Xây dựng 14 Cơ khí nhỏ

15 Vận tải 15 Dạy và truyền nghề NNNT

Đây là một trong các cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

II.2. Các phương án quy hoạch phát triển NNNT tỉnh Vĩnh Long

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển, các dự báo có liên quan, kết hợp với quan điểm, mục tiêu phát triển, dự kiến xây dựng 02 phương án phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 như sau:

Sử dụng hiệu quả lao động nông thôn, phát triển các nghề truyền thống, nguồn nguyên liệu tại chỗ có lợi thế cạnh tranh cả về số lượng và chất lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương án I: Ưu tiên phát triển và bảo tồn một số nghề truyền thống, đang có

thị trường tiêu thụ như: gạch, gốm đất nung, dệt chiếu, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, sản xuất dưa cải chua, sản xuất đậu hũ ky,…. đồng thời phát triển với tốc độ hợp lý cân đối về nguyên liệu đối với một số ngành nghề mới như: trồng và sơ chế nấm rơm, sơ chế hạt ca cao, dịch vụ mua bán chế biến khoai lang, se tơ xơ dừa, se lõi lát, đan lục bình, xay xát.... Đối với một số ngành nghề truyền thống, không có khả năng đột phá thị trường như: chằm nón lá, chằm lá lợp nhà, đan đát, nấu rượu, sản xuất nhang,… sẽ từng bước xây dựng giải pháp bảo tồn, ổn định quy mô sản xuất, chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng gắn kết, hỗ trợ, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch làng nghề của Tỉnh. Phương án II: Trên cơ sở phương án I, sẽ nâng cao hơn nữa tốc độ tăng trưởng

Trang thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu với các sản phẩm chính là gốm đất nung, sản phẩm từ lát, lục bình, nấm rơm muối và trứng vịt muối,...

Kết quả tính toán 02 phương án được thể hiệnở bảng 24, 25 chi tiết từng huyện (thành phố) được thể hiện trong phần phụ lục (xem từ phụ lục 20 đến phụ lục 27)

Bảng 26 : TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NNNT ĐẾN NĂM 2020

Số TT NHÓM NGÀNH NGHỀ Cả giai đoạn 2010 - 2020 Chia ra các thời kỳ TK 2009- 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 PA-I PA-II PA-I PA-II PA-I PA-II

TỔNG CỘNG 5,21 7,14 5,46 5,04 6,47 5,33 6,74

I. Nhóm ngành CB, BQ nông, lâm, thuỷ sản 5,10 6,97 4,85 5,42 6,75 4,84 6,18

1 Xay xát 4,24 6,18 4,76 4,53 5,95 3,85 5,26

2 Sản xuất bột thô 3,46 5,39 4,70 2,97 4,37 3,71 5,13

3 Sản xuất bánh tráng giấy 5,30 7,26 3,56 5,32 6,75 5,64 7,08

4 Sản xuất bánh tráng nem 5,88 7,15 7,19 5,64 6,45 5,87 6,58

5 Sản xuất cốm dẹp 3,51 5,44 5,00 3,37 4,77 3,37 4,77

6 Sản xuất các loại bánh từ bột 4,14 6,08 4,11 4,19 5,61 4,09 5,50

7 Sản xuất mì ống, mì sợi, bún, hủ tiếu 3,79 5,73 4,36 3,49 4,90 3,98 5,40

8 Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu 3,59 5,52 4,60 3,19 4,59 3,79 5,20

9 Sản xuất đậu hũ ky 5,05 7,01 5,98 4,54 5,97 5,37 6,81

10 Sản xuất đậu hũ 3,37 5,30 4,33 2,88 4,28 3,68 5,09

11 Sản xuất tương, chao 3,48 5,41 4,90 2,25 3,64 4,45 5,87

12 Sản xuất dưa cải 5,32 7,28 5,00 5,31 6,74 5,39 6,82

13 Lò sấy nhãn (đóng giỏ nhãn) 5,91 7,88 6,94 5,39 6,82 6,24 7,68

14 Chế biến và bảo quản rau quả khác 4,24 6,18 5,12 3,86 5,28 4,45 5,87

15 Chế biến, BQ thịt và các SP từ thịt 4,18 6,12 3,98 4,32 5,74 4,09 5,51

16 Sản xuất thực phẩm khác 4,75 6,70 4,59 5,21 6,64 4,32 5,74

17 Cưa, xẻ gỗ và bào gỗ 3,51 5,44 4,62 3,03 4,43 3,77 5,19

18 Chế biến và bảo quản nước mắm 3,30 5,22 3,64 2,85 4,25 3,68 5,09

19 Sơ chế ca cao 80,7

4 81,8 5 627,3 3 101, 54 101,5 4 22,6 9 22,6 9

20 Trồng và sơ chế nấm rơm 15,2

7 16,7 5 4,37 27,3 9 27,55 6,39 7,83 II Nhóm ngành SXVLXD, đồ gỗ, gốm sứ,… 5,25 7,21 5,79 4,90 6,32 5,49 6,93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Sản xuất VLXD từ đất sét (gạch, ngói) 5,54 7,50 6,39 5,06 6,49 5,85 7,29

2 Sản xuất đồ gỗ (mộc gia dụng) 3,81 5,74 3,86 3,76 5,17 3,85 5,27

3 Sản xuất SP từ tre, nứa (đan đát rổ,...) 3,29 5,21 4,63 2,79 4,19 3,53 4,94

4 Sản xuất SP từ lát (se lõi lát) 5,64 7,60 5,84 5,86 7,31 5,37 6,81

5 Sản xuất SP từ lát (dệt chiếu lát) 4,18 6,12 5,56 3,87 5,29 4,21 5,63

6 Sản xuất SP từ lục bình (đan đĩa lục bình,…) 4,83 6,78 5,31 4,38 5,80 5,18 6,61

7 Sản xuất SP từ sơ tơ dừa (se lõi sơ tơ dừa,,../) 5,65 7,62 6,09 5,43 6,87 5,77 7,21

8 Sản xuất SP từ cây dừa nước (chằm lá lợp nhà) 3,15 5,07 4,80 2,91 4,32 3,06 4,46

9 Sản xuất SP từ cây mật cật (chằm nón lá) 3,42 5,32 4,94 2,83 4,17 3,71 5,13

10 Sản xuất nhang (se nhang) 3,47 5,39 3,51 3,49 4,90 3,44 4,84

11 Sản xuất SP gốm đất nung (gốm các loại) 5,88 7,83 5,85 5,71 7,10 6,05 7,50

12 May mặc 3,50 5,42 3,82 3,26 4,67 3,67 5,08 13 Cơ khí nhỏ 3,83 5,76 4,14 3,77 5,18 3,83 5,24 III Nhóm ngành XL, CB NVL phục vụ SX NNNT 3,65 5,58 4,79 3,26 4,67 3,81 5,22 IV Nhóm ngành SX hàng thủ công mỹ nghệ 4,05 5,44 5,26 3,10 4,50 4,77 5,00 V Nhóm ngành Gây trồng và KD sinh vật cảnh 4,61 6,56 7,58 4,93 6,36 3,71 5,13 VI Nhóm XD-VT-DV phục vụ SX, đời sống DCNT 5,24 7,17 4,77 5,29 6,91 5,29 6,66

Trang

1 Xây dựng 5,20 7,06 4,33 5,39 6,82 5,19 6,41

2 Vận tải 5,23 7,19 4,46 5,39 6,82 5,23 6,67

3 Các DV khác phục vụ SX, đời sống DCNT 5,40 7,42 6,70 4,70 6,13 5,84 7,42

VII ĐT nghề, tư vấn SXKD trong NNNT 3,47 5,40 5,40 2,84 4,24 3,71 5,13

Phân tích lựa chọn phương án thực hiện:

Hai phương án cơ bản bám sát các quan điểm và đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn. Điểm khác biệt chính giữa 2 phương án là khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm ngành nghề, phương án II được tính toán trên cơ sở thị trường đối với sản phẩm ngành nghề thuận lợi, kinh tế trong nước cũng như thế giới sớm được phục hồi, tốc độ phát triển GTSL các ngành nghề cao hơn phương án I. Một số chỉ tiêu chính của 2 phương án như sau:  Về GTSL: Phương án I đạt 3.491,3tỷ đồng, Phương án II đạt 4.266,7tỷ đồng;  Về khả năng thu hút lao động: Phương án I thu hút 64.841 lao động, Phương án II thu hút 79.187 lao động;  Về khả năng sinh lợi của đồng vốn: Phuơng án II được tính toán trong điều kiện thị trường thuận lợi nên khả năng sinh lợi lớn hơn Phương án I, tuy nhiên cần kiểm soát chặc chẽ vấn đề môi trường khi hoạt động sản xuất gia tăng.

Xét bối cảnh hiện nay, khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra và chưa có dấu hiệu hồi phục thực sự, ảnh hưởng với mức độ nhất định của biến đổi khí hậu đối với phát triển toàn cầu, sản xuất ngành nghề ở Vĩnh Long còn nhỏ lẻ, thị trường còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và ở Vĩnh Long chưa có các doanh nghiệp đủ mạnh để đứng ra tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm NNNT cả trong và ngoài nước. Các cơ sở ngành nghề, chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước, vai trò Hiệp hội, hợp tác xã và tổ hợp tác đã hoạt động tích cực song hiệu quả chưa thật cao. Các sản phẩm NNNT ngày càng bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước cũng như nước ngoài, nên dự kiến trong những năm tới sản xuất ngành nghề ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Long nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Vì vậy trong giai đoạn trước mắt đề nghị chọn Phương án I làm phương án

thực hiện, phương án II là phương án bổ sung phương án I khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn có điều kiện thuận lợi.

II.3. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 II.3.1. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, cơ khí nhỏ (xem chi tiết từ phụ lục 28 đến phụ lục 36)

Bảng 27: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÓM NGÀNH SXVLXD, ĐỒ GỖ, MÂY TRE ĐAN, GỐM SỨ, THUỶ TINH, DỆT MAY, CƠ KHÍ NHỎ TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

Ngành nghề Số cơ sở (Cơ sở) Giá trị sản lượng (Triệu đồng) Tổng số lao động (Người) Trong đó GTSL /cơ sở (Triệu đồng) Thu nhập của LĐ /tháng (Triệu đồng) LĐ nữ (Người) LĐ gia đình (Người) TỔNG SỐ 10.773 2.285.377 41.037 22.939 22.131 212,1 1,734

1. Sản xuất gạch ngói 1.646 1.350.149 18.009 8.884 5.550 820,5 2,593

2. Sản xuất đồ gỗ 635 115.953 1.517 164 1.101 182,6 2,197

3. Nghề đan đát 450 17.122 1.160 664 1.061 38,0 0,799

4. Nghề se lõi lát 1.697 38.175 3.202 1.954 3.110 22,5 1,490

5. Nghề dệt chiếu 173 8.309 449 412 360 48,2 1,527 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nghề đan đĩa lục bình 2.797 48.578 5.775 4.988 5.452 17,4 1,332

Trang 8. Nghề chằm lá lợp nhà 200 14.945 912 722 512 74,7 0,888

9. Nghề chằm nón lá 72 1.241 151 127 143 17,3 0,602

10. Nghề se nhang 100 23.594 235 117 224 235,4 1,795

11. Nghề sản xuất gốm 124 458.048 4.439 1.984 303 3.689,6 3,956

12. May mặc 1.742 59.461 2.800 2.297 2.499 34,1 1,768

13. Cơ khí nhỏ 824 146.614 1.934 257 1.438 177,9 2,906

1. Nghề sản xuất gạch, ngói

Vĩnh Long là một trong số ít các tỉnh ở ĐBSCL có tài nguyên sét có chất lượng khá cao làm gạch ngói, gốm đất nung. Đây được xem là nguồn nguyên liệu tại chỗ rất quý đối với Vĩnh Long trong điều kiện nhu cầu gạch - gốm xây dựng, trang trí nội thất tăng cao nên cần tận dụng tiếp tục phát triển. Vấn đề hiện nay là các lò gạch, sử dụng nguồn nguyên liệu trấu để đốt nên gây ô nhiễm môi trường nhưng ở mức thấp, vùng khai thác sét nguyên liệu còn chưa được quy hoạch sử dụng tiết kiệm - hiệu quả,… các hạn chế trên đều có thể khắc phục bằng các giải pháp: Di dời các lò gạch vào tuyến sản xuất tập trung và chuyển đổi công nghệ đốt lò, xây dựng lò Tuynel, lò Hoffman, quy hoạch các điểm khai thác nguyên liệu sét,…Tuy nhiên cũng cần phải có lộ trình để các cơ sở sản xuất gạch hiện tại có khả năng thu hồi vốn trước khi di dời và chuyển đổi công nghệ, riêng các cơ sở dự kiến sẽ phát triển trong những năm tới thì bắt buộc phải đi vào các khu, cụm tập trung và phải có giải pháp về giảm ô nhiễm môi trường.

Sản phẩm gạch ngói nung phục vụ cho nhu cầu thị trường xây dựng tăng ở mức cao, thị trường chính là thành phố Cần Thơ, các tỉnh trong vùng ĐBSCL và các tỉnh Đông Nam bộ,…Dự kiến nghề này sẽ phát triển ở tốc độ 5,54%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, giá trị sản lượng đạt được khoảng 1.350,15 tỷ đồng, tăng 1,81 lần so với năm 2009. Chủ yếu ở huyện Mang Thít với GTSL 1.323,92 tỷ đồng. Đến năm 2020 công nhận thêm 4 làng nghề truyền thống sản xuất gạch, ngói.

Bảng 28: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGHỀ SX GẠCH - NGÓI TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị

Hiện trạng năm 2009 Kế hoạch 2015 Quy hoạch 2020 Cơ sở LĐ GTSL Cơ sở GTSL Cơ sở LĐ GTSL

(Cơ sở) (Người) (Tr. đồng) (Cơ sở) (Người) (Tr. đồng) (Cơ sở) (Người) (Tr. đồng)

TOÀN TỈNH 1.393 13.328 746.258 1.485 15.408 1.015.949 1.646 18.009 1.350.149 1. Tp Vĩnh Long 17 183 19.676 - - - - - - 2. Long Hồ 7 75 2.148 8 89 3.074 10 102 3.997 3. Mang Thít 1.326 12.691 710.887 1.427 14.876 995.427 1.580 17.405 1.323.918 4. Vũng Liêm 20 170 6.961 23 201 9.445 26 227 12.467 5. Tam Bình 9 113 3.880 10 131 4.663 11 148 5.595 6. Trà Ôn 2 16 399 2 19 482 3 21 602 7. Bình Minh 1 4 130 1 5 162 1 5 199 8. Bình Tân 11 76 2.177 13 89 2.697 14 101 3.371 2. Nghề gốm đất nung (gốm các loại)

Sản phẩm gốm phục vụ cho trang trí nội ngoại thất, trang trí quảng trường,… nên nhu cầu sử dụng khá lớn, sản phẩm gốm mỹ nghệ được tiêu thụ chủ yếu là ở thị

Trang trường nước ngoài. Dự báo nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế thế giới phục hồi vào năm 2011, mặt khác tiến hành đa dạng hóa, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Dự kiến tốc độ tăng GTSL khoảng 5,88%/năm, GTSL đạt 458,048 tỷ đồng, thu hút khoảng 4.439 lao động từ nay đến năm 2020. Chủ yếu ở huyện Mang Thít với GTSL 385,764 tỷ đồng. Đến năm 2020 công nhận thêm 1 làng nghề truyền thống sản xuất gốm đất nung.

Trong thời gian tới, ngoài việc cải tiến công nghệ trong việc đa dạng hóa sản phẩm, kỹ thuật đun,... xây dựng khu trưng bày và bảo tồn sản phẩm nghề gốm tại xã Mỹ An huyện Mang Thít, đáp ứng nhu cầu tham quan cho du khách trong và ngoài nước là một việc mà chúng ta cần sớm triển khai trong năm 2010. Qua đó, quảng bá những nét đặc trưng, độc đáo của sản phẩm gốm đỏ và gốm trắng Vĩnh

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 (Trang 99 - 127)